Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

22TCN 333:06

QUY TRÌNH ĐẦM NÉN ĐẤT, ĐÁ DĂM TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2006/QĐ-BGTVT ngày 20/02/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải )

1. Quy định chung

1.1. Quy trình này quy định trình tự thí nghiệm đầm nén mẫu vật liệu (đất, đất gia cố, cấp phối đá dăm, cấp phối thiên nhiên…) trong phòng thí nghiệm nhằm xác định giá trị độ ẩm đầm nén tốt nhất và khối lượng thể tích khô lớn nhất của vật liệu sử dụng làm nền, móng công trình giao thông.

1.2. Tùy thuộc vào công đầm, loại chầy đầm, việc đầm nén được theo hai phương pháp:

- Đầm nén tiêu chuẩn (phương pháp I);

- Đầm nén cải tiến (phương pháp II);

1.2.1. Đầm nén tiêu chuẩn: sử dụng chầy đầm 2,5kg với chiều cao rơi là 305 mm để đầm mẫu.

1.2.2. Đầm nén cải tiến: sử dụng chầy đầm 4,54kg với chiều cao rơi là 457mm để đầm mẫu.

1.3. Tùy thuộc vào cỡ hạt lớn nhất khi thí nghiệm và loại cối sử dụng khi đầm mẫu, mỗi phương pháp đầm nén (đầm nén tiêu chuẩn và đầm nén cải tiến) lại được chia thành 2 kiểu đầm nén, ký hiệu là A và D. Tổng cộng có 4 phương pháp đầm nén khác nhau được ký hiệu là I-A, I-D; II-A và II-D. Các thông số kỹ thuật tương ứng với 4 phương pháp đầm nén được quy định chi tiết tại Bảng 1.

1.3.1. Phương pháp I-A và II-A áp dụng cho các loại vật liệu có không quá 40% lượng hạt nằm trên sàng 4,75mm. Trong các phương pháp đầm nén này, các hạt trên sàng 4,75mm được gọi là hạt quá cỡ, hạt lọt sàng 4,75 mm được gọi là hạt tiêu chuẩn.

1.3.2. Phương pháp I-D và II-D áp dụng cho các loại vật liệu có không quá 30% lượng hạt nằm trên sàng 19,0mm. Trong phương pháp đầm nén này, các hạt trên sàng 19,0mm được gọi là hạt quá cỡ, hạt lọt sàng 19,0mm được gọi là hạt tiêu chuẩn.

1.4. Với mỗi loại vật liệu cụ thể, việc thí nghiệm đầm nén trong phòng được tiến hành theo 1 trong 4 phương pháp nêu trên và được quy định trong quy trình thi công nghiệm thu hoặc chỉ dẫn kỹ thuật của công trình (dự án).

Ghi chú 1: Việc lựa chọn phương pháp thí nghiệm đầm nén trong phòng phục vụ cho quy trình thi công nghiệm thu hoặc chỉ dẫn kỹ thuật của công trình được căn cứ vào loại vật liệu, phạm vi áp dụng của vật liệu (nền, móng đường) tham khảo ở Phụ lục A.

1.5. Hiệu chỉnh kết quả đầm nén trong phòng thí nghiệm phục vụ cho công tác thi công và nghiệm thu: trong thực tế, vật liệu được sử dụng ngoài hiện trường thường có chứa một lượng hạt quá cỡ nhất định nên giá trị khối lượng thể tích khô lớn nhất (và độ ẩm tốt nhất) theo kết quả đầm nén trong phòng sẽ khác với giá trị khối lượng thể tích khô lớn nhất (và độ ẩm tốt nhất) ở hiện trường; do đó phải tiến hành hiệu chỉnh kết quả đầm nén trong phòng để đưa ra các thông số đầm nén hiện trường (giá trị khối lượng thể tích khô lớn nhất, độ ẩm tốt nhất đã hiệu chỉnh) cho phù hợp.

1.5.1. Trường hợp mẫu vật liệu ở hiện trường có tỷ lệ hạt quá cỡ nhỏ hơn hoặc bằng 5% thì không cần hiệu chỉnh, có thể sử dụng ngay kết quả thí nghiệm đầm nén trong phòng phục vụ cho công tác thi công và nghiệm thu.

1.5.2. Trường hợp mẫu vật liệu ở hiện trường có tỷ lệ hạt quá cỡ lớn hơn 5% (nhưng nhỏ hơn giá trị giới hạn quy định tại khoản 1.3.1 và 1.3.2 tương ứng với phương pháp đầm nén), thì phải tiến hành hiệu chỉnh theo hướng dẫn chi tiết ở Phụ lục B.

Bảng 1. Các thông số kỹ thuật tương ứng với 4 phương pháp đầm nén

TT

Thông số kỹ thuật

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 333:2006 về quy trình đầm nén đất, đá dăm trong phòng thí nghiệm do Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 22TCN333:2006
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 20/02/2006
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản