Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

22TCN 211:1993

QUY TRÌNH THIẾT KẾ ÁO ĐƯỜNG MỀM

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

(Ban hành theo Quyết định số 1293/KHKT ngày 29/6/1993)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi áp dụng của quy trình

 – Quy trình này bao gồm các quy định về cấu tạo và tính toán cường độ áo đường mềm trong trường hợp đường cũ nâng cấp, cải tạo, cho các loại đường ô tô cấp kỹ thuật khác nhau, các đường công nghiệp, đường đô thị và cả đường xe đạp (khi làm xe đạp được tách riêng với đường ô tô).

- Quy trình cũng được dùng để làm cơ sở tính toán đánh giá khả năng làm việc của áo đường mềm trên các tuyến đường hiện có nhằm phục vụ cho việc tổ chức khai thác, sửa chữa chúng (khống chế điều chỉnh lượng xe và loại xe cho phép đi lại trên những tuyến đó sao cho phù hợp với cường độ của áo đường …).

1.2. Quy trình này thay thế cho quy trình thiết kế, mặt đường mềm 22 TCN 292-90

1.3. Một số thuật ngữ nói trong quy trình này được khái niệm như sau:

1.3.1. Áo đường mềm là loại áo đường có khả năng chống biến dạng không lớn, có độ cứng nhỏ (nên cường độ chịu uốn thấp). Trừ mặt đường bằng bê tông ximăng thuộc loại áo đường cứng, tất cả các áo đường làm bằng vật liệu hỗn hợp đá –nhựa (bê tông nhựa …) bằng sỏi đá, đất hoặc đá, đất gia cố chất liên kết vô cơ (xi măng, vôi …) hay chất liên kết hữu cơ (bi-tum, gu-đơ-rông …) đều được xem là thuộc loại áo đường mềm.

Kết cấu áo đường mềm được hiểu là bao gồm các lớp móng và các lớp mặt làm phần áo đường bằng các vật liệu nói trên và gồm cả lớp đất trên cùng của nền đường chịu lực thẳng đứng do xe truyền xuống, hơn nữa, khi chịu lực, biến dạng của lớp đất này còn chiếm tỷ lệ đáng kể trong biến dạng toàn bộ (độ võng chung) của cả kết cấu áo đường, do vậy, khi thiết kế áo đường mềm cần đặc biệt chú ý có các biện pháp tăng cường độ (khả năng chống biến dạng) và tăng sự ổn định cường độ của lớp đất dưới đáy áo đường.

1.3.2. Cấu tạo áo đường mềm hoàn chỉnh gồm có tầng mặt và tầng móng, mỗi tầng lại có thể gồm nhiều lớp.

Tầng mặt ở trên, chịu tác dụng trực tiếp của xe (lực thẳng đứng và lực ngang) và tác dụng của các nhân tố thiên nhiên (mưa, nắng, nhiệt độ …) Tầng mặt phải đủ bền trong suốt thời kỳ sử dụng, phải bằng phẳng, có đủ độ nhám, chống nước thấm, chống được biến dạng dẻo ở nhiệt độ cao, chống được nứt, phải có khả năng chịu bào mòn tốt và không bụi, chống được bong bật

Để đạt được yêu cầu trên tầng mặt thường cấu tạo gồm lớp chịu lực chủ yếu (chịu nén, uốn và cắt) và lớp mặt (chống thấm, chống bong bật, chống bào mòn, tạo nhám để chống trượt, tạo bằng phẳng); đôi khi còn có lớp bảo vệ (rải trên lớp mặt hoặc thay thế lớp mặt); lớp mặt và lớp bảo vệ (nếu có). Là các lớp được định kỳ khôi phục lại trong quá trình khai thác đường.

Tầng móng ở dưới, có tác dụng phân bổ ứng suất do tải trọng xe xuống nền đường. Vật liệu tầng móng có thể dùng loại rời rạc nhưng phải bảo đảm có độ cứng nhất định và có thể có cường độ giảm dần theo chiều sâu do vậy tầng móng có thể bố trí vài lớp vật liệu khác nhau với loại có cường độ thấp hơn ở dưới và có thể tận dụng vật liệu tại chỗ.

Hình 1.1. Áo đường tầng mặt

1/ Lớp bảo vệ (đối với AĐ bê tông nhựa và AĐ có xử lý nhựa thì không có lớp này).

2/ Lớp hao mòn (đối với AĐ BTN thì đó là BTN mịn có bột khoáng).

3/ Lớp chịu lực chủ yếu.

4/ Lớp móng trên.

5/ Lớp móng dưới.

Đối với đường cấp 5 trở xuống, áo đường có thể chỉ gồm tầng mặt (tầng mặt kiêm chức năng của tầng móng) và tầng mặt này có thể chỉ có lớp bảo vệ rời rạc mà không có lớp hao mòn.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 22TCN 211:1993 về quy trình thiết kế áo đường mềm do Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 22TCN211:1993
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 29/06/1993
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản