Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14 TCN 135:2005

ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI -

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH KHÔ LỚN NHẤT VÀ ĐỘ ẨM ĐẦM NÉN TỐT NHẤT CỦA VẬT LIỆU ĐẤT DÍNH TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Soils. Laboratory methods for compaction characteristics of cohesive soils

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định khối lượng thể tích khô lớn nhất và độ ẩm đầm nén tốt nhất của vật liệu đất dính trong phòng thí nghiệm, dùng cho xây dựng công trình thuỷ lợi.

1.2. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này được áp dụng cho các vật liệu đất dính, có thành phần 90-100% hạt lọt sàng 20mm, gồm các loại đất sau;

1.2.1. Vật liệu đất dính có thành phần hạt lọt sàng 5mm chiếm 95-100%, gồm:

1.2.1.1. Đất bụi nhẹ, có thể có chứa sỏi sạn hạt nhỏ (hạt từ 2-5mm);

Đất cát có lượng chứa hạt bụi và hạt sét hơn hoặc 10%, có thể có chứa sỏi sạn hạt nhỏ;

1.2.1.2. Đất bụi nặng và đất sét, có thể có chứa sỏi sạn hạt nhỏ;

1.2.2. Vật liệu đất dính có thành phần hạt lọt sàng 20mm chiềm 95-100%, gồm:

1.2.2.1. Đất bụi nhẹ chứa sỏi sạn hạt nhỏ đến hạt trung (hạt từ 2-20mm);

Đất cát có lượng chứa hạt bụi và hạt sét hơn hoặc 10%, chứa sỏi sạn hạt nhỏ đến hạt trung;

1.2.2.2. Đất bụi nặng và đất sét chứa sỏi sạn hạt nhỏ đến hạt trung.

Ghi chú:

1. Đất được phân loại theo tiêu chuẩn 14 TCN 123 - 2002. Đất xây dựng công trình thủy lợi - Phân loại.

2. Đất dính được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các đất hạt mịn, các đất hạt thô có lượng chứa hạt bụi và hạt sét hơn hoặc 10% (theo tiêu chuẩn 14TCN123 - 2002)

3. Đối với các vật liệu đất dính các loại đất sét, đất bụi và đất cát có sỏi sạn cỡ hạt lớn hơn 20mm (20-60mm), có thể tham khảo áp dụng phương pháp xác định khối lượng thể tích khô tốt nhất và độ ẩm đầm nén tốt nhất được nói ở phụ lục C của tiêu chuẩn này.

1.3. Thuật ngữ:

- Khối lượng thể tích khô lớn nhất của đất ký hiệu gc.max, là khối lượng thể tích khô lớn nhất của đất do đầm chặt theo một phương pháp nhất định, tính bằng g/cm3;

- Độ ẩm đầm nén tốt nhất của đất (thường gọi tắt là độ ẩm tốt nhất) ký hiệu WOP , là độ ẩm của đất tương ứng với khi đầm chặt đất đạt khối lượng thể tích khô lớn nhất, tính bằng % khối lượng.

1.4. Các phương pháp thí nghiệm

- Phương pháp thí nghiệm đầm chặt vật liệu đất dính áp dụng công đầm tiêu chuẩn (gọi tắt là phương pháp đầm chặt Proctor tiêu chuẩn) - phương pháp chỉ định.

- Phương pháp thí nghiệm đầm chặt vật liệu đất dính áp dụng công đầm cải tiến (gọi tắt là phương pháp đầm chặt Proctor cải tiến) - khuyến khích áp dụng khi khảo sát, nghiên cứu vật liệu đất, nhất là các vật liệu đất có chứa sỏi sạn, dùng đắp các bộ phận quan trọng của đê, đập hoặc các đập đất hồ chứa quy mô vừa đến lớn.

Ghi chú: Công đầm chặt đất ký hiệu A, được hiểu là công năng đầm chặt một đơn vị thể tích đất, biểu thị bằng kilôjun trên mét khối (KJ / m3), tính theo công thức:

Trong đó:

P - khối lượng búa đầ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 135:2005 về đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định khối lượng thể tích khô lớn nhất và độ ẩm đầm nén tốt nhất của vật liệu đất dính trong phòng thí nghiệm

  • Số hiệu: 14TCN135:2005
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 01/01/2005
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản