Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14 TCN 124:2002

ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI -

YÊU CẦU CHUNG VỀ LẤY MẪU, ĐÓNG GÓI, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN MẪU ĐẤT DÙNG CHO CÁC THÍ NGHIỆM Ở TRONG PHÒNG

Subsoils. Sampling, packing transportation and keeping of samples for laboratory tests

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung về lấy mẫu, đóng gói, vận chuyển và bảo quản mẫu đất dùng cho các thí nghiệm ở trong phòng nhằm đảm bảo đến mức cao nhất tính nguyên trạng và đại biểu của mẫu đất được lấy về phòng thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất.

1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng cho công tác khảo sát đất để sử dụng trong xây dựng công trình thủy lợi.

1.3. Lấy mẫu đất phải đảm bảo chất lượng yêu cầu và đủ số lượng cần thiết cho việc thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đất theo yêu cầu, đồng thời phải đủ lư­ợng mẫu dự phòng để thí nghiệm bổ sung khi cần thiết.

1.4. Bọc, gói bảo vệ mẫu phải đảm bảo chất lượng mẫu đất không bị giảm đi trong các thời gian chờ đợi vận chuyển, vận chuyển và đợi thí nghiệm.

1.5. Vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm phải đảm bảo cho mẫu không bị phá hỏng hoặc ảnh hưởng đáng kể của thời tiết trong quá trình vận chuyển.

1.6. Bảo quản mẫu phải đảm bảo không làm giảm chất lượng của mẫu trong thời gian chờ đợi thí nghiệm, kể cả phần mẫu dự phòng để thí nghiệm bổ sung trong trường hợp cần thiết.

Ghi chú:

1. Mẫu đất đ­ược lấy từ hố khoan, hoặc từ hố đào hoặc từ các vết lộ tự­ nhiên theo mục đích yêu cầu và khả năng của phương tiện khảo sát;

2. Mẫu đất được xem là nguyên trạng, khi việc tách mẫu khỏi tầng đất, đóng gói và vận chuyển về phòng thí nghiệm không làm thay đổi đáng kể kết cấu và trạng thái tự nhiên của đất. Mẫu đất không đảm bảo được kết cấu tự nhiên của đất, được xem là mẫu đất không nguyên trạng.

2. LẤY MẪU

2.1. Lấy mẫu đất nguyên trạng

2.1.1. Lấy mẫu đất nguyên trạng từ hố khoan

2.1.1.1. Khi dùng khoan để lấy mẫu đất, đáy hố khoan phải được vét sạch hết các mùn khoan trước khi lấy mẫu. Phải dùng ống lấy mẫu, bên trong ống đặt hộp đựng mẫu, đầu vát của ống lấy mẫu có bề dày thành đảm bảo tốt nhất cho việc lấy mẫu và đoạn đầu vát không nhỏ hơn đường kính ống lấy mẫu. Nếu dùng ống lấy mẫu thành mỏng, được dùng ống lấy mẫu làm hộp đựng mẫu.

2.1.1.2. Đư­ờng kính mẫu đất: Được lấy phải lớn hơn đường kính của dao vòng thí nghiệm. Đường kính mẫu đất dùng thí nghiệm nén, cắt và thấm phụ thuộc vào cỡ hạt lớn có trong đất. Đối với đất chứa sỏi sạn, đường kính mẫu phải lớn hơn 12 lần đường kính hạt to nhất lẫn trong đất; Với đất không chứa hạt lớn hơn 2mm, đường kính mẫu khoảng 90 đến 100mm.

Ghi chú: Sau khi thí nghiệm xuyên trong hố khoan, nếu có yêu cầu lấy mẫu, thì phải khoan qua đoạn đã thí nghiệm xuyên không ít hơn 20 cm đối với xuyên tĩnh (CPT) và 50 cm đối với xuyên động (SPT).

2.1.1.3. Chiều dài mẫu đất: Tuỳ thuộc vào yêu cầu thí nghiệm, thiết bị lấy mẫu và đối tư­ợng được lấy mẫu. Chiều dài ít nhất của mẫu thường từ 1,5 đến 2 lần đường kính ống lấy mẫu, dài nhất không nên vượt quá 70 cm - đối với đất mềm dính, 50 cm - đối với đất sỏi sạn chứa nhiều bụi và sét và đất bụi, sét chứa sỏi sạn.

2.1.1.4. Lấy mẫu đất chứa hòn to ở trạng thái cứng: Nên dùng ống lấy mẫu hai lòng, khoan xoay, áp lực khoan không vượt quá 1 tấn và tốc độ vòng quay mũi khoan không vượt quá 1 vòng/giây.

- Lấy mẫu đất không chứa sỏi sạn có trạng thá

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 14 TCN 124:2002 về đất xây dựng công trình thuỷ lợi - Yêu cầu chung về lấy mẫu, đóng gói, vận chuyển và bảo quản mẫu đất dùng cho các thí nghiệm ở trong phòng

  • Số hiệu: 14TCN124:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 01/01/2002
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 02/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản