Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 848:2006

TIÊU CHUẨN NÔNG SẢN THỰC PHẨM PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TRO THÔ

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng tro thô trong nông sản thực phẩm.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 5102- 90. Rau quả tươi- Lấy mẫu.

ISO 542: 1990. Oilseeds- Sampling. (Hạt có dầu - Lấy mẫu).

TCN 847:2006. Ngũ cốc, đậu đỗ và các sản phẩm nghiền- Lấy mẫu từ lô hàng tĩnh  (ISO 13690: 1999.Cereals, pulses and  milled products- Sampling of static batches).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

Tro thô (Crude ash) là phần vật chất còn lại của mẫu sau khi nung theo các điều kiện quy định theo tiêu chuẩn này.

4. Nguyên tắc

Đốt và nung mẫu thử, sau đó xác định hàm lượng phần còn lại.

5. Dụng cụ và hoá chất

5.1. Cân phân tích có độ chính xác đến 0,001g.

5.2. Cân kĩ thuật có độ chính xác 0,01g.

5.3. Máy nghiền phòng thí nghiệm.

5.4. Sàng có đường kính lỗ 1,0mm và 3,0mm, làm bằng lưới kim loại.

5.5. Dụng cụ chia mẫu: ví dụ như thiết bị chia tư hình nón, thiết bị chia nhiều ngăn có hệ thống phân hạt hoặc các thiết bị chia khác đảm bảo phân chia mẫu thí nghiệm thành mẫu thử đồng nhất.

5.6. Máy cắt có tấm cắt 4mm.

5.7. Chén nung bằng bạch kim hoặc thạch anh có nắp, có diện tích bề mặt khoảng 20cm2, chiều cao  2,5cm, hoặc đối với mẫu thử có khả năng cacbonnat hoá cao thì dùng chén có diện tích bề mặt khoảng 30cm2 và chiều cao 3cm.

5.8. Bếp điện.

5.9. Lò nung có khả năng điều chỉnh nhiệt độ từ 5000C– 5500C với độ chính xác ±100C

5.10. Bình hút ẩm có chứa chất hút ẩm hiệu quả.

5.11. Tủ sấy điện có hệ thống thông gió tốt và có khả năng duy trì ở nhiệt độ 103 ± 20C.

5.12. Khay nhôm phù hợp để sấy mẫu sơ bộ, ví dụ: kích thước 20cmx12cmx2cm.

5.13. Hộp đựng mẫu có nắp đậy kín.

5.14. Cặp sắt cán dài.

5.15. Axit nitric đậm đặc (d=1,40mg/ml).

5.16. Nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.

6. Lấy mẫu

Mẫu gửi đến phòng thí nghiệm phải thực sự đại diện cho mẫu, không bị hư hỏng hoặc biến đổi thành phần trong quá trình vận chuyển và bảo quản.

Phương pháp lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu thử theo TCVN, ISO và/hoặc các tiêu chuẩn riêng thích hợp với sản phẩm có liên quan, ví dụ như TCN 847:2006 (ISO 13790:1999) đối với hạt ngũ cốc, đậu đỗ và sản phẩm bột nghiền; ISO 644 đối với hạt có dầu; TCVN 5102 đối với rau quả tươi…

Nếu không có tiêu chuẩn nào phù hợp, các bên liên quan sẽ phải thoả thuận với nhau về phương pháp quy định lấy mẫu cụ thể.

7. Chuẩn bị mẫu thử

7.1. Đối với ngũ cốc, hạt các loại khác, thức ăn dạng bột, mảnh

7.1.1. Mẫu dạng bột mịn

Trường hợp bột có kích thước lọt hoàn toàn qua sàng 1,0mm. Lấy khoảng 50g mẫu thí nghiệm đã được chuẩn bị (mục 6), làm vụn tất cả nh

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 848:2006 về tiêu chuẩn nông sản thực phẩm - Phương pháp xác định hàm lượng tro thô

  • Số hiệu: 10TCN848:2006
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 01/01/2006
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản