Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5102:1990

(ISO 874-1980)

RAU QUẢ TƯƠI

LẤY MẪU

Fresh fruits and vegetables

Sampling  

Cơ quan biên soạn và đề nghị ban hành: Trung tâm Tiêu chuẩn - Chất lượng

Cơ quan trình duyệt: Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng

Cơ quan xét duyệt và ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước.

Quyết định ban hành số 643/QĐ ngày    tháng     năm 1990

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu rau quả tươi dùng trong thương mại quốc tế để xác định chất lượng hay những tính chất đặc trưng của hàng hóa.

Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với ISO 874-1980.

1. Định nghĩa

1.1. Lô hàng giao nhận: Số lượng hàng hóa gửi đi hay nhận được vào cùng một thời điểm và được bảo đảm bằng một hợp đồng riêng hay tài liệu chở hàng. Nó có thể, gồm một hay nhiều lô.

1.2. Lô: Một lượng xác định hàng hóa coi như có cùng đặc điểm đồng nhất (cùng “thứ”, cùng độ chín, cùng loại bao gói) được lấy từ lô hàng giao nhận và cho phép đánh giá được chất lượng của lô hàng giao nhận.

1.3. Mẫu ban đầu: một lượng nhỏ hàng hóa lấy từ một vị trí trong lô.

Một loạt mẫu ban đầu có cỡ xấp xỉ bằng nhau phải được lấy từ các vị trí khác nhau trong lô.

1.4. Mẫu chung: Lượng hàng hóa nhận được bằng cách tập hợp các mẫu ban đầu được lấy từ lô riêng biệt và nếu sản phẩm là thích hợp thì bằng cách trộn lẫn chúng với nhau.

1.5. Mẫu rút gọn: Một lượng mẫu thu được bằng cách làm rút gọn mẫu chung nếu cần và là mẫu đại diện cho lô.

1.6. Mẫu thí nghiệm: lượng hàng hóa lấy từ mẫu chung hay mẫu rút gọn và dùng để phân tích hay cho các thí nghiệm khác.

2. Quy định chung

2.1. Lấy mẫu có thể được tiến hành để kiểm tra thường ngày sản phẩm ngay tại chỗ hay cho thử nghiệm những đặc tính riêng biệt của sản phẩm trong phòng thí nghiệm. Trong cả hai trường hợp mẫu phải được lấy một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, ví dụ để xác định sự có mặt của một “thứ” khác hay sự lẫn loại nào đó, thì phải tiến hành lấy mẫu chọn lọc. Khi có việc lấy mẫu không thể tiến hành ngẫu nhiên. Vì thế trước khi lấy mẫu mục đích phải được xác định, nghĩa là các đặc tính cần thử nghiệm phải được chỉ rõ.

2.2. Việc lấy mẫu phải được tiến hành sao cho các mẫu sơ cấp đại diện cho tất cả các đặc tính của lô. Sau khi cách ly các phần bị hư hỏng khỏi lô (thùng, túi…) các mẫu riêng rẽ sẽ được lấy từ các phần nguyên lành và các phần bị hư hỏng.

2.3. Biên bản lấy mẫu cần được soạn thảo khi công việc lấy mẫu đã hoàn thành. (xem điều 5).

3. Phương pháp lấy mẫu

3.1. Chuẩn bị lô để lấy mẫu:

Lô để lấy mẫu phải được chuẩn bị sao cho các mẫu có thể lấy dễ dàng và không chậm trễ. Các mẫu được lấy do các bên liên quan hay đại diện có thẩm quyền.

Một lô cần phải được lấy mẫu riêng biệt, nhưng nếu lô đó có biểu hiện hư hỏng do vận chuyển thì các phần hư hỏng của lô (thùng, túi…) phải được cách ly và tiến hành lấy mẫu riêng biệt từ các phần không bị hư hỏng. Tương tự như vậy nếu người nhận không coi lô hàng giao nhận là đồng nhất - thậm chí nếu người gửi không nhận thấy như vậy - khi ấy phải chia lô hàng giao nhận thành các lô đồng nhất và mỗi lô sẽ được lấy mẫu theo sự thỏa thuận giữa người bán và người mua, trừ khi họ có quyết định khác đi.

3.2. Mẫu ban đầu     

Mẫu ban đầu cần phải lấy ngẫu nhiên từ các vị trí khác nhau trong lô.

3.2.1. Sản phẩm được bao gói.

Trong trường hợp sản phẩm được bao gói (bao gói bằng gỗ, các tông, túi…) khi các mẫu sẽ được lấy ngẫu nhiên theo như bảng 1.

Bảng 1

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5102:1990 (ISO 874-1980)

  • Số hiệu: TCVN5102:1990
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1990
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản