Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9990 : 2013

ISO 7563 : 1998

RAU, QUẢ TƯƠI - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Fresh fruits and vegetables - Vocabulary

Lời nói đầu

TCVN 9990: 2013 hoàn toàn tương đương với ISO 7563: 1998;

TCVN 9990: 2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

RAU, QUẢ TƯƠI - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Fresh fruits and vegetables - Vocabulary

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các thuật ngữ và định nghĩa thường được sử dụng rộng rãi liên quan đến rau quả tươi.

CHÚ THÍCH: Các thuật ngữ này được lập thành hai nhóm và xếp theo thứ tự chữ cái tiếng Anh.

1. Các thuật ngữ chung

1.1. Độ ẩm bên ngoài bất thường (abnormal external moisture)

Lượng nước dư trên bề mặt của rau quả, do tác nhân tự nhiên (ví dụ: mưa) hoặc do xử lý nhân tạo (ví dụ: rửa).

CHÚ THÍCH: Phần ngưng tụ xuất hiện trên bề mặt của sản phẩm khi lấy ra khỏi kho bảo quản lạnh không được coi là độ ẩm bên ngoài bất thường.

1.2. Trầy xước (abrasion)

Tổn thương do ma sát trên bề mặt của rau quả, đôi khi xuất hiện trong thời gian sinh trưởng nhưng hầu hết là sau thu hoạch và thường do sự tiếp xúc với các bộ phận khác của cây hoặc với các vật khác.

1.3. Chất bám (adherent)

Những chất ngoại lai bám chặt vào rau quả.

1.4. Đắng (vị) [bitter (taste)]

Vị cơ bản được tạo ra bằng cách pha loãng các dung dịch của một số chất như quinin và cafein.

1.5. Hố đắng (bitter pit)

Các đốm màu nâu nhỏ trên thịt quả, thể hiện qua vỏ quả là các vùng kém chất lượng có màu nâu hoặc màu xanh.

CHÚ THÍCH: Sự rối loạn này được phân biệt với bị nâu (1.47). Đối với táo, có thể là vì sự thiếu hụt bo hoặc canxi

1.6. Phấn (bloom)

Lớp bột mỏng hơi giống sáp, do cây tiết ra và có trên bề mặt của một số loại quả (ví dụ: mận hoặc nho).

CHÚ THÍCH: Phấn chỉ bám nhẹ và làm thay đổi màu sắc quả. Sự có mặt của phấn là một tiêu chí về độ tươi.

1.7. Lõi nâu (brown core/brown heart)

Màu nâu ở vùng lõi của quả (chủ yếu là ở táo và lê) do môi trường, làm lạnh không đúng cách với một vài giống táo (Mclntosh) hoặc do quả bị già hóa.

1.8. Sượng (brusque)

Thuật ngữ thường sử dụng để mô tả atiso bị tổn thương do tác động của sương giá lên lớp biểu bì của lá bắc dẫn đến bong tróc và tạo màu nâu (bề mặt rộp).

1.9. Tổn thương do lạnh (chilling damage)

Loại tổn thương lạnh xảy ra ở nhiệt độ trên điểm đóng băng trên một số loại rau quả.

CHÚ THÍCH: Tác động chủ yếu đến rau quả nhiệt đới và cận nhiệt đới nhưng đôi khi cũng có ảnh hưởng đến một số loại rau vùng ôn đới (ví dụ, cà chua, ớt ngọt, dưa chuột, đậu cove).

1.10. Sạch (clean)

Không có dấu hiệu của tạp chất, vết bẩn hoặc các chất ngoại lai khác như đất, giun, cát hoặc dư lượng nhìn thấy được sau việc xử lý sản phẩm.

1.11. Phủ sáp (covered with wax)

Có màng sáp mỏng do rau quả tự tiết ra hoặc là chất phủ ngoài nhân tạo.

1.12. Giống trồng (cultivar)

Giống (variety)

Nhóm cây trồng có thể xác định được rõ ràng bằng hình thái, vật lý, tế bào học, hóa học hoặc các đặc điểm khác và sinh sản hữu tính hoặc sinh sản vô tính vẫn giữ lại được đặc tính riêng.

CHÚ THÍCH 1: Khái niệm "giống" khác

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9990:2013 (ISO 7563 : 1998) về Rau, quả tươi – Thuật ngữ và định nghĩa

  • Số hiệu: TCVN9990:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản