Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN 777:2006

TIÊU CHUẨN RAU QUẢ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT RẮN KHÔNG TAN TRONG NƯỚC

Tiêu chuẩn này hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn ISO 715:1998

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng chất rắn không tan trong nước của phần ăn được trong các sản phẩm rau quả.

2. Nguyên lý

Hòa tan mẫu thử vào nước, sau đó lọc, sấy khô phần không tan còn lại và cân.

3. Dụng cụ

Dụng cụ phân tích thông thường và đặc biệt sau:

3.1. Cốc có mỏ, dung tích 250ml hoặc 400ml

3.2. Phễu Bucher

3.3. Giấy lọc trung bình

3.4. Giấy chỉ thị

3.5. Hộp cân

3.6. Bình hút ẩm, có chứa hạt hút ẩm

3.7. Tủ sấy, có thể ổn định nhiệt độ ở 1030C ± 20C

3.8. Máy li tâm

3.9. Cân phân tích, có độ chính xác 0,001g.

4. Lấy mẫu

Mẫu phòng thí nghiệm nhận được phải thực sự mang tính đại diện và không bị hư hỏng hoặc biến đổi thành phần trong quá trình vận chuyển, bảo quản.

Phương pháp lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Hiện nay chưa có tiêu chuẩn riêng về việc lấy mẫu đối với các sản phẩm rau quả, nên việc lấy mẫu phải được thỏa thuận bởi các bên liên quan.

5. Chuẩn bị mẫu thử và dụng cụ

5.1. Chuẩn bị mẫu thử

Loại bỏ thân cành, sạn đá, vỏ cứng của hạt và hạt (nếu có thể) trong mẫu thí nghiệm (sau khi rã đông trong trường hợp mẫu là sản phẩm lạnh đông hoặc lạnh đông sâu). Trộn mẫu thật đều.

Với sản phẩm lạnh đông hoặc lạnh đông sâu, để rã đông trong hộp có nắp và cho phần dịch lỏng sau khi rã đông vào sản phẩm trước khi trộn đều.

Nếu có yêu cầu biểu thị kết quả dạng mẫu, cân mẫu trước khi loại bỏ thân cây, đá… Cân mẫu sau khi đã rửa sạch và sấy khô và tính toán (xem 8.2).

5.2. Chuẩn bị dụng cụ

Đặt một tờ giấy lọc (3.3) vào cốc cân (3.5), sấy khô trong tủ sấy (3.7) ở 1030C trong 30 phút. Làm nguội trong bình hút ẩm (3.6) và cân với độ chính xác 0,001g.

6. Tiến hành

CHÚ Ý: Nếu có yêu cầu kiểm tra độ lặp lại (xem mục 9), tiến hành xác định trên 2 mẫu song song theo như mô tả từ 6.1 tới 6.2.

6.1. Mẫu thử

Cân khoảng 10-100g mẫu thử (5.1) với độ chính xác 0,01g vào cốc 250ml (3.1) (hoặc vào cốc 400ml nếu sản phẩm kiểm tra là mẫu có độ ngọt cao) tùy theo độ đồng nhất và hàm lượng chất rắn không hòa tan. Ví dụ:

- Cà chua cô đặc: 10g

- Mứt quả bảo quản: 25g

- Sản phẩm dạng sệt: 50g

- Nước hoa quả và nước rau: 100g

CHÚ Ý: Đối với sản phẩm lỏng, có thể lấy mẫu theo thể tích

6.2. Xác định

Thêm khoảng 100ml tới 150ml nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương vào cốc thủy tinh có chứa mẫu (6.1). Khuấy đến đồng nhất bằng đũa thủy tin

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 10TCN 777:2006 về tiêu chuẩn rau quả - Phương pháp xác định hàm lượng chất rắn không tan trong nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 10TCN777:2006
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 26/10/2006
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản