Điều 25 Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường thủy nội địa của lực lượng Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
1. Khi xảy ra vụ tai nạn giao thông liên quan đến người và phương tiện thủy nội địa của nước ngoài thì thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan Công an khi tiến hành các hoạt động điều tra, xác minh, giải quyết ban đầu vụ tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật, của Thông tư này phải xác định tư cách pháp lý của người nước ngoài, quy chế pháp lý của phương tiện gây tai nạn, người bị nạn và tổn hại về sức khỏe hoặc gây thiệt hại về tài sản cho người khác thì có quyền yêu cầu người gây tai nạn phải xuất trình các giấy tờ tùy thân cần thiết và yêu cầu họ ký vào các biên bản điều tra tại hiện trường, trường hợp họ không ký thì ghi vào biên bản và có người chứng kiến; đồng thời tiếp tục tiến hành các biện pháp điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông:
a) Người có thân phận ngoại giao được quy định tại Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam thì việc tiếp nhận lời khai của họ với tư cách là nhân chứng chỉ được tiến hành với sự đồng ý rõ ràng của người đó. Nếu những yêu cầu nói trên bị từ chối thì cũng phải ghi rõ vào biên bản;
b) Đối với người nước ngoài không có thân phận ngoại giao (chuyên gia, các nhà kinh doanh, học sinh, thực tập sinh, khách du lịch tại Việt Nam, người nước ngoài tham gia hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam) có liên quan đến vụ tai nạn giao thông thì việc điều tra, giải quyết như đối với công dân Việt Nam. Tuy nhiên, nếu thuộc trường hợp tạm giữ người thì phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định tạm giữ theo quy định tại Điều 123 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 để trao đổi với cơ quan ngoại vụ thống nhất giải quyết;
Việc xác minh lời khai người nước ngoài được tiến hành theo các thủ tục thông thường tại trụ sở cơ quan Công an. Người nước ngoài có thể tự chọn phiên dịch hoặc Cơ quan Công an có thể mời người phiên dịch. Trong trường hợp viên chức ngoại giao hoặc Lãnh sự chấp thuận làm nhân chứng thì việc tiếp nhận bản khai hoặc xác minh lời khai của họ có thể được tiến hành tại nơi thuận tiện cho họ và họ đồng ý.
Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường thủy nội địa của lực lượng Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- Số hiệu: 64/2020/TT-BCA
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 19/06/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Tô Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 879 đến số 880
- Ngày hiệu lực: 01/01/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Nguyên tắc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông
- Điều 4. Tiêu chuẩn của cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông
- Điều 5. Tổ chức tiếp nhận tin báo
- Điều 6. Xử lý tin báo
- Điều 7. Giải quyết ban đầu vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm phát hiện hoặc được phân công đến hiện trường vụ tai nạn giao thông
- Điều 8. Nội dung điều tra, xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông
- Điều 9. Khám nghiệm hiện trường
- Điều 10. Tạm giữ, xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn và thuyền viên, người điều khiển phương tiện theo thủ tục hành chính
- Điều 11. Khám nghiệm phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn giao thông
- Điều 12. Khám nghiệm công trình có liên quan đến vụ tai nạn giao thông
- Điều 13. Ghi lời khai của thuyền viên, người lái phương tiện, người bị nạn, người làm chứng và người biết việc
- Điều 14. Giám định chuyên môn
- Điều 15. Một số hoạt động khác để thu thập tài liệu liên quan đến vụ tai nạn giao thông
- Điều 16. Dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông
- Điều 17. Xem xét kết quả điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông
- Điều 18. Thời hạn điều tra, xác minh giải quyết vụ tai nạn giao thông
- Điều 19. Giải quyết vụ tai nạn giao thông theo thủ tục hành chính
- Điều 20. Giải quyết vụ tai nạn giao thông phát hiện có dấu hiệu tội phạm theo chức năng của Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
- Điều 21. Hồ sơ cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 22. Cập nhật thông tin các vụ tai nạn vào hệ thống Cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông
- Điều 23. Kiểm tra công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông
- Điều 24. Các biểu mẫu, ký hiệu trong sơ đồ hiện trường sử dụng trong công tác điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông
- Điều 25. Trường hợp tai nạn giao thông liên quan đến người và phương tiện thủy nội địa của nước ngoài
- Điều 26. Tai nạn giao thông liên quan đến người, phương tiện của Quân đội nhân dân
- Điều 27. Tai nạn cháy, nổ phương tiện giao thông đường thủy nội địa
- Điều 28. Đối với vụ tai nạn giao thông liên quan trực tiếp đến phương tiện chở hàng nguy hiểm
- Điều 29. Đối với những vụ tai nạn giao thông xảy ra ở địa bàn giáp ranh
- Điều 30. Đối với vụ tai nạn giao thông có xảy ra gây rối trật tự công cộng