Điều 18 Thông tư 37/2015/TT-NHNN quy định về quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Điều 18. Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Thống đốc NHNN quyết định thành lập Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên cơ sở đề xuất của Viện Chiến lược Ngân hàng (tại Điều này gọi tắt là Hội đồng).
a) Hội đồng có từ 07 đến 11 thành viên, gồm: 01 Chủ tịch, 01 Phó chủ tịch, 02 ủy viên phản biện, 01 ủy viên thư ký và các ủy viên. Thành phần Hội đồng bao gồm các nhà quản lý, đại diện cơ quan, tổ chức đề xuất đặt hàng, đại diện các đơn vị thuộc NHNN, nhà khoa học, nhà kinh doanh có năng lực và chuyên môn phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
b) Hội đồng có thể có 01 ủy viên thuộc tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhưng ủy viên này không được làm Chủ tịch, Phó chủ tịch, ủy viên phản biện hoặc thư ký khoa học của Hội đồng. Cá nhân đăng ký tham gia thực hiện nhiệm vụ không được làm ủy viên Hội đồng;
c) Các chuyên gia, ủy viên phản biện đã tham gia Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ được ưu tiên mời tham gia Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ tương ứng.
2. Viện Chiến lược Ngân hàng cử 01 chuyên viên làm thư ký hành chính giúp việc cho Hội đồng. Thư ký hành chính không là thành viên của Hội đồng.
3. Ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày họp Hội đồng, Viện Chiến lược Ngân hàng có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho các ủy viên Hội đồng. Mỗi ủy viên viết Phiếu nhận xét theo mẫu (Phụ lục 3k (i), (ii), (iii) tương ứng với từng loại nhiệm vụ khoa học và công nghệ) ban hành kèm theo Thông tư này và gửi về Viện Chiến lược Ngân hàng ít nhất 01 ngày làm việc trước ngày họp.
4. Hội đồng chỉ họp khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng, 02 ủy viên phản biện và ủy viên thư ký. Trong trường hợp cần thiết, tùy theo từng trường hợp cụ thể, Hội đồng có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhân sự của cá nhân đăng ký chủ trì nhiệm vụ, cơ quan đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ, cơ quan dự kiến sử dụng kết quả nghiên cứu và các đơn vị liên quan dự phiên họp của Hội đồng; các ý kiến của đại biểu được mời dự họp chỉ mang tính tham khảo cho Hội đồng.
5. Phiên họp Hội đồng:
a) Thư ký Hội đồng đọc quyết định thành lập Hội đồng, biên bản mở hồ sơ, giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu tham dự cuộc họp;
b) Chủ tịch Hội đồng điều hành cuộc họp. Trong trường hợp Chủ tịch vắng mặt, Phó Chủ tịch sẽ điều hành cuộc họp;
c) Cá nhân đăng ký chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ trình bày tóm tắt trước Hội đồng về đề cương nghiên cứu, đề xuất phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần, trả lời các câu hỏi của Hội đồng (nếu có). Sau khi trình bày xong các cá nhân đăng ký chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ không tiếp tục tham dự phiên họp của Hội đồng;
d) Đại diện cơ quan dự kiến sử dụng kết quả nghiên cứu (nếu có) phát biểu ý kiến về sự cần thiết và những yêu cầu về kết quả nghiên cứu;
đ) Các thành viên của Hội đồng nhận xét, đánh giá từng hồ sơ và so sánh các hồ sơ đăng ký tuyển chọn cùng một nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
e) Hội đồng thảo luận, phản biện các ý kiến nhận xét giữa các thành viên Hội đồng (nếu có) trước khi cho điểm độc lập vào phiếu đánh giá theo mẫu (Phụ lục 31 (i), (ii), (iii) tương ứng với từng loại nhiệm vụ khoa học và công nghệ) ban hành kèm theo Thông tư này;
g) Hội đồng cử Ban kiểm phiếu gồm hai thành viên thuộc Hội đồng để tổng hợp kết quả theo mẫu (Phụ lục 3m) ban hành kèm theo Thông tư này. Đối với hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, kết quả được tổng hợp theo tổng số điểm trung bình từ cao xuống thấp;
h) Hội đồng công bố công khai kết quả chấm điểm, đánh giá và thông qua biên bản làm việc của Hội đồng theo mẫu (Phụ lục 3n) ban hành kèm theo Thông tư này; kiến nghị danh sách các tổ chức, cá nhân trúng tuyển hoặc giao trực tiếp chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Tổ chức, cá nhân được Hội đồng đề nghị trúng tuyển là tổ chức, cá nhân có hồ sơ xếp hạng với tổng số điểm trung bình cao nhất và phải đạt từ 70/100 điểm trở lên. Trong đó không có tiêu chí nào có quá 1/3 số thành viên Hội đồng có mặt cho điểm không (điểm 0). Đối với các hồ sơ có điểm trung bình bằng nhau thì hồ sơ có điểm cao hơn của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp được ưu tiên xếp hạng;
i) Hội đồng biểu quyết xác định kết quả phiên họp với các thông tin cơ bản:
(i) Tên tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm đề nghị trúng tuyển, giao trực tiếp;
(ii) Những điểm cần bổ sung, sửa đổi trong thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ của hồ sơ được Hội đồng lựa chọn trúng tuyển hoặc giao trực tiếp.
6. Kết quả họp Hội đồng được thông báo cho các tổ chức, cá nhân đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngay sau khi kết thúc phiên họp.
Tổ chức, cá nhân được đề nghị trúng tuyển, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến của Hội đồng trong thời hạn 07 ngày làm việc sau khi họp Hội đồng, có xác nhận của Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên phản biện theo mẫu (Phụ lục 3p) ban hành kèm theo Thông tư này gửi về Viện Chiến lược Ngân hàng.
Thông tư 37/2015/TT-NHNN quy định về quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Số hiệu: 37/2015/TT-NHNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/12/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Kim Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/02/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Phân loại nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ và cấp cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của NHNN
- Điều 5. Mã số của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ và cấp cơ sở
- Điều 6. Phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 7. Quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của NHNN
- Điều 8. Yêu cầu đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ
- Điều 9. Căn cứ để xây dựng đề xuất
- Điều 10. Trình tự đề xuất
- Điều 11. Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 12. Phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng
- Điều 13. Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ đột xuất
- Điều 14. Điều kiện tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 15. Thông báo tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 16. Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 17. Mở và kiểm tra xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 18. Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 19. Tổ thẩm định kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 20. Lấy ý kiến tư vấn của chuyên gia độc lập về việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 21. Phê duyệt nhiệm vụ và ký hợp đồng khoa học và công nghệ
- Điều 22. Điều chỉnh Hợp đồng
- Điều 23. Kiểm tra, đánh giá giữa kỳ việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 24. Giao nộp kết quả nghiên cứu nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 25. Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 26. Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 27. Xử lý kết quả nghiệm thu cấp Bộ
- Điều 28. Đăng ký và lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ cấp Bộ
- Điều 29. Công nhận kết quả, thanh lý Hợp đồng và chuyển giao kết quả nghiên cứu
- Điều 30. Nguyên tắc quản lý và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở
- Điều 31. Yêu cầu đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 32. Đơn vị, cá nhân chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 33. Điều kiện tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 34. Cơ sở đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 35. Trình tự đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 36. Xác định và phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 37. Tuyển chọn, giao trực tiếp đơn vị, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Điều 38. Tổ thẩm định kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở
- Điều 39. Kiểm tra, giám sát, điều chỉnh thực hiện hợp đồng
- Điều 40. Đánh giá, nghiệm thu, đăng ký, lưu giữ, công bố và ứng dụng kết quả nghiên cứu
- Điều 41. Công nhận kết quả và thanh lý hợp đồng