Hệ thống pháp luật

Điều 34 Thông tư 28/2014/TT-BCA về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

Điều 34. Thực hiện các quyết định, lệnh về tố tụng hình sự của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra và tiến hành các biện pháp điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

1. Điều tra viên có trách nhiệm tổ chức, thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định, lệnh về tố tụng hình sự của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

2. Khi đề xuất Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định về tố tụng hình sự đối với các đối tượng có nhân thân đặc biệt, Điều tra viên phải thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2006/TT-BCA(C11) ngày 12/01/2006 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Điều 35 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (Thông tư số 01/2006/TT-BCA(C11) ngày 12/01/2006) và Quyết định số 1044/2007/QĐ-BCA(C11) ngày 05/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quy định về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong hoạt động điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an các cấp.

3. Khi thi hành lệnh bắt, khám xét, kê biên tài sản, thu giữ, tạm giữ tài sản, vật chứng trong quá trình điều tra vụ án hình sự theo sự phân công của Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên có trách nhiệm:

a) Xây dựng và thực hiện theo kế hoạch đã được Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra duyệt, khi tiến hành phải tuân thủ quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

b) Sau khi thi hành lệnh bắt, khám xét, việc thu giữ, bảo quản vật chứng, xử lý vật chứng phải thực hiện đúng theo quy định tại các điều 75, 76 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003;

c) Nghiêm cấm Điều tra viên tự bảo quản tài sản hoặc vật chứng của vụ án (trừ trường hợp vật chứng được đưa vào bảo quản trong hồ sơ vụ án); trường hợp Điều tra viên cần sử dụng vật chứng vào công tác đấu tranh, khai thác đối với người bị tạm giữ hoặc bị can để làm rõ hành vi phạm tội của họ thì phải được Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra duyệt, sau khi sử dụng xong phải nhập kho vật chứng theo quy định.

4. Trong quá trình thi hành lệnh bắt, khám xét, kê biên, thu giữ, tạm giữ, chuyển giao tài liệu, vật chứng, Điều tra viên không được để hư hỏng, mất, nhầm lẫn, không được đổi, tráo tài liệu, vật chứng, tài sản, đồ vật đã thu giữ; phải làm đầy đủ thủ tục giao, nhận vật chứng, tài sản, đồ vật theo quy định của pháp luật, biên bản phải được đưa ngay vào hồ sơ vụ án.

5. Việc trích xuất, áp giải người bị bắt, bị can, dẫn giải người làm chứng phải được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật tố tụng và quy định của Bộ Công an về trích xuất, áp giải, dẫn giải và kế hoạch đã được Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra duyệt. Quá trình áp giải không được cho người bị bắt, bị can gặp người thân, người không có trách nhiệm hoặc cho về thăm gia đình nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng, sức khoẻ và không để người bị bắt, bị can bỏ trốn, thông cung hoặc tự sát.

6. Khi thực hiện các biện pháp điều tra như: khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, khám xét, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại; trưng cầu giám định, hỏi cung bị can, nhận dạng, đối chất… Điều tra viên phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định và kế hoạch đã được Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra duyệt; lập biên bản theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự, không được tuỳ tiện sửa chữa, ghi thêm hoặc bớt nội dung vào các biên bản hoạt động điều tra.

Thông tư 28/2014/TT-BCA về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

  • Số hiệu: 28/2014/TT-BCA
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 07/07/2014
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Trần Đại Quang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 711 đến số 712
  • Ngày hiệu lực: 25/08/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH