Chương 2 Thông tư 28/2014/TT-BCA về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA HÌNH SỰ
Mục 1. CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA VÀ CÁC ĐƠN VỊ THUỘC CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA BỘ CÔNG AN
Điều 6. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an trong hoạt động điều tra hình sự:
a) Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, phân loại và chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết; trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an;
b) Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều địa phương hoặc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra;
c) Thực hiện kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác điều tra, xử lý tội phạm đối với các cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện; hướng dẫn các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện hoạt động điều tra;
d) Kiến nghị với các ngành chủ quản, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội áp dụng các biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tội phạm;
đ) Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác điều tra, xử lý tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân;
e) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tố tụng hình sự trong quản lý giam, giữ tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ (trừ các trại tạm giam thuộc Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an);
g) Giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng hoặc kết luận nội dung tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Điều tra viên, Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
2. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an:
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm là Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an;
b) Một Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm là Phó thủ trưởng thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an;
c) Một Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm phụ trách Cơ quan đại diện Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm tại thành phố Hồ Chí Minh là Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an;
d) Chánh Văn phòng và một Phó chánh văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (phụ trách Cơ quan đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh) là Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an;
đ) Cục trưởng các cục: Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ, Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng là Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
1. Tổ chức trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, phân loại và chuyển ngay cho các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết; trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì xây dựng kế hoạch giải quyết báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Trong trường hợp cấp bách, cần ngăn chặn ngay hành vi phạm tội, thu thập tài liệu, chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì phải có biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.
2. Tiến hành điều tra các vụ án hình sự đã rõ đối tượng phạm tội về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều địa phương hoặc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh (trừ các tội phạm về ma túy) nhưng Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xét thấy cần trực tiếp điều tra; các vụ án hình sự đã rõ đối tượng phạm tội quy định tại Chương XVII, các điều 224, 225, 226, 226a, 226b, 244 của Bộ luật Hình sự năm 1999 thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an do các cơ quan, đơn vị khác chuyển đến.
3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thẩm định vụ án hình sự theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
4. Theo dõi, chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan chỉ đạo giải quyết các vụ án hình sự đã rõ đối tượng phạm tội (trừ các vụ án về ma túy) do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh xin ý kiến.
5. Giúp Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an:
a) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác bắt, giam giữ, điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an các cấp;
b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tố tụng hình sự trong quản lý giam, giữ tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ (trừ các trại tạm giam thuộc Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an);
c) Hướng dẫn các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện hoạt động điều tra;
d) Tổ chức sơ kết, tổng kết; theo dõi, thống kê định kỳ theo tháng, ba tháng, sáu tháng, một năm công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác bắt, giam giữ, điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân.
đ) Giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng hoặc kết luận nội dung tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Điều tra viên, Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
6. Theo dõi, đề xuất, trực tiếp thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự, dẫn độ thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thực hiện hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.
7. Quản lý con dấu của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an và một con dấu in sao của cơ quan đại diện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tại thành phố Hồ Chí Minh.
1. Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì xây dựng kế hoạch giải quyết báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết thì sau khi tiếp nhận chuyển ngay cho cơ quan, đơn vị điều tra có thẩm quyền kèm theo các tài liệu có liên quan (nếu có). Trong trường hợp cấp bách, cần ngăn chặn ngay hành vi phạm tội, thu thập tài liệu, chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì phải có biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.
Định kỳ hàng tháng, báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (qua Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an) về công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
2. Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương XII, XIII, XIV, XV, XIX, XX, XXII của Bộ luật Hình sự năm 1999 thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ) do trực tiếp phát hiện thông qua đấu tranh chuyên án hoặc trong các chuyên án của phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh chuyển lên do gặp khó khăn trong việc phá án.
3. Phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định vụ án hình sự theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
4. Theo dõi, chỉ đạo giải quyết các chuyên án, vụ án hình sự chưa rõ đối tượng phạm tội do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh (phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội) xin ý kiến.
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ
1. Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì xây dựng kế hoạch giải quyết báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết thì sau khi tiếp nhận chuyển ngay cho cơ quan, đơn vị điều tra có thẩm quyền kèm theo các tài liệu có liên quan (nếu có). Trong trường hợp cấp bách, cần ngăn chặn ngay hành vi phạm tội, thu thập tài liệu, chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì phải có biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.
Định kỳ hàng tháng, báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (qua Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an) về công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
2. Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XVI, Mục B Chương XXI, các điều 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145 Chương XIV (trong trường hợp đối tượng lợi dụng tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ký kết hợp đồng kinh tế để phạm tội) và Điều 251 Bộ luật Hình sự năm 1999 thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an do trực tiếp phát hiện thông qua đấu tranh chuyên án hoặc trong các chuyên án của phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an cấp tỉnh chuyển lên do gặp khó khăn trong việc phá án.
3. Phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định vụ án hình sự theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
4. Theo dõi, chỉ đạo giải quyết các chuyên án, vụ án hình sự chưa rõ đối tượng phạm tội do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh (phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ) xin ý kiến.
1. Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì xây dựng kế hoạch giải quyết báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết thì sau khi tiếp nhận chuyển ngay cho cơ quan, đơn vị điều tra có thẩm quyền kèm theo các tài liệu có liên quan (nếu có). Trong trường hợp cấp bách, cần ngăn chặn ngay hành vi phạm tội, thu thập tài liệu, chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì phải có biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.
Định kỳ hàng tháng, báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (qua Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an) về công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
2. Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, những vụ án liên quan đến nhiều địa phương hoặc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh quy định tại Chương XVIII Bộ luật Hình sự năm 1999 nhưng Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xét thấy cần trực tiếp điều tra.
3. Phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định vụ án hình sự theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
4. Theo dõi, chỉ đạo giải quyết các chuyên án, vụ án do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh (phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy) xin ý kiến.
1. Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì xây dựng kế hoạch giải quyết báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết thì sau khi tiếp nhận chuyển ngay cho cơ quan, đơn vị điều tra có thẩm quyền kèm theo các tài liệu có liên quan (nếu có). Trong trường hợp cấp bách, cần ngăn chặn ngay hành vi phạm tội, thu thập chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì phải có biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.
Định kỳ hàng tháng, báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (qua Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an) về công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
2. Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Mục A Chương XXI của Bộ luật Hình sự năm 1999 do trực tiếp phát hiện; các vụ tham nhũng do Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành chuyển đến thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
Mục 2. CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA VÀ CÁC ĐƠN VỊ THUỘC CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA CÔNG AN CẤP TỈNH
Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh trong hoạt động điều tra hình sự:
a) Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; phân loại và chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết; trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh;
b) Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định từ Chương XII đến Chương XXII của Bộ luật Hình sự năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân); các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra;
c) Thực hiện kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác điều tra, xử lý tội phạm đối với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện; hướng dẫn các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân Công an cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện hoạt động điều tra;
d) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tố tụng hình sự trong quản lý giam, giữ tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ ở Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện;
đ) Kiến nghị với các ngành chủ quản, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội áp dụng các biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tội phạm;
e) Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác điều tra, xử lý tội phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Công an cấp tỉnh;
g) Giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng hoặc kết luận nội dung tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Điều tra viên, Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
2. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh:
a) Phó Giám đốc phụ trách hệ lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm là Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh;
b) Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra là Phó thủ trưởng thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh; một Phó chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra là Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh;
c) Trưởng phòng và một Phó trưởng phòng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (phụ trách tố tụng) là Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.
Riêng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh bổ nhiệm Trưởng phòng và hai phó trưởng phòng (phụ trách tố tụng và trọng án) là Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh;
d) Trưởng phòng các phòng: Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ, Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy là Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.
1. Tổ chức trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, phân loại và chuyển ngay cho các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết; trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì xây dựng kế hoạch giải quyết báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh ra quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Trong trường hợp cấp bách, cần ngăn chặn ngay hành vi phạm tội, thu thập tài liệu, chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì phải có biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.
2. Tiến hành điều tra các vụ án hình sự đã rõ đối tượng phạm tội thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh do tự phát hiện và do các cơ quan, đơn vị khác chuyển đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh (trừ các tội phạm về ma túy và các vụ trọng án); các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện (đội Điều tra tổng hợp) nhưng Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh xét thấy cần trực tiếp điều tra.
3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thẩm định vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.
4. Theo dõi, chỉ đạo giải quyết các vụ án hình sự đã rõ đối tượng phạm tội (trừ các tội phạm về ma túy) do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện xin ý kiến.
5. Giúp Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh:
a) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác bắt, giam giữ, điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện;
b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tố tụng hình sự trong quản lý giam, giữ tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ thuộc Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện;
c) Hướng dẫn các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện hoạt động điều tra;
d) Tổ chức sơ kết, tổng kết; theo dõi, thống kê định kỳ theo tháng, ba tháng, sáu tháng, một năm công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác bắt, giam giữ, điều tra, xử lý tội phạm của lực lượng Cảnh sát nhân dân thuộc Công an cấp tỉnh, báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (qua Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an);
đ) Giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng hoặc kết luận nội dung tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Điều tra viên, Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
6. Quản lý con dấu của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.
1. Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì xây dựng kế hoạch giải quyết báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh ra quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết thì sau khi tiếp nhận chuyển ngay cho cơ quan, đơn vị điều tra có thẩm quyền kèm theo các tài liệu có liên quan (nếu có). Trong trường hợp cấp bách, cần ngăn chặn ngay hành vi phạm tội, thu thập tài liệu, chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì phải có biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.
Định kỳ hàng tháng, báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh (qua Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh) về công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
2. Tiến hành điều tra các vụ trọng án; các vụ án hình sự chưa rõ đối tượng phạm tội và các vụ án hình sự đã rõ đối tượng phạm tội do tự phát hiện về các tội phạm quy định tại các chương XII, XIII, XIV, XV, XIX, XX, XXII của Bộ luật Hình sự năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ); các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện (đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội) nhưng Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh xét thấy cần trực tiếp điều tra.
3. Phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định vụ án hình sự theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.
4. Theo dõi, chỉ đạo giải quyết các chuyên án, vụ án chưa rõ đối tượng phạm tội do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện (đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội) xin ý kiến.
1. Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì xây dựng kế hoạch giải quyết báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh ra quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết thì sau khi tiếp nhận chuyển ngay cho cơ quan, đơn vị điều tra có thẩm quyền kèm theo các tài liệu có liên quan (nếu có). Trong trường hợp cấp bách, cần ngăn chặn ngay hành vi phạm tội, thu thập tài liệu, chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì phải có biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.
Định kỳ hàng tháng, báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh (qua Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh) về công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
2. Tiến hành điều tra các vụ án hình sự chưa rõ đối tượng phạm tội và các vụ án hình sự đã rõ đối tượng phạm tội do tự phát hiện về các tội phạm quy định tại Chương XVI, Chương XXI, các điều 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145 Chương XIV (trong trường hợp đối tượng phạm tội lợi dụng tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp lợi dụng việc ký kết hợp đồng kinh tế để phạm tội) của Bộ luật Hình sự năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh; các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện (đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ) nhưng Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh xét thấy cần trực tiếp điều tra.
3. Phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định vụ án hình sự theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.
4. Theo dõi, chỉ đạo giải quyết các chuyên án, vụ án chưa rõ đối tượng phạm tội do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện (đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ) xin ý kiến.
1. Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì xây dựng kế hoạch giải quyết báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh ra quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết thì sau khi tiếp nhận chuyển ngay cho cơ quan, đơn vị điều tra có thẩm quyền kèm theo các tài liệu có liên quan (nếu có). Trong trường hợp cấp bách, cần ngăn chặn ngay hành vi phạm tội, thu thập tài liệu, chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì phải có biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.
Định kỳ hàng tháng, báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh (qua Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh) về công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
2. Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XVIII của Bộ luật Hình sự năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện (đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy) nhưng Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh xét thấy cần trực tiếp điều tra.
3. Phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định vụ án hình sự theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.
4. Theo dõi, chỉ đạo giải quyết các chuyên án, vụ án do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện (đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy) xin ý kiến.
Mục 3. CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA VÀ CÁC ĐƠN VỊ THUỘC CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA CÔNG AN CẤP HUYỆN
Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện trong hoạt động điều tra hình sự:
a) Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; phân loại và chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết; trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện;
b) Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXII của Bộ luật Hình sự năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân);
c) Kiến nghị với các ngành chủ quản, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội áp dụng các biện pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tội phạm;
d) Kiểm tra, hướng dẫn Công an cấp xã, đồn, trạm Công an thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, phân loại tố giác, tin báo về tội phạm;
đ) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tố tụng hình sự trong quản lý giam, giữ tại Nhà tạm giữ thuộc Công an cấp huyện;
e) Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện;
g) Giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng hoặc kết luận nội dung tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của Điều tra viên, Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
2. Tổ chức Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện:
Giám đốc Công an cấp tỉnh căn cứ tình hình tội phạm, cơ sở vật chất, số lượng cán bộ, số lượng điều tra viên của địa phương, đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an (qua Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân) xem xét, quyết định tổ chức bộ máy Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện cho phù hợp. Việc tổ chức Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Mỗi đội điều tra thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện tối thiểu phải có 03 (ba) điều tra viên. Khi chưa đủ 03 (ba) điều tra viên thì chưa thành lập đội mới;
b) Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện chỉ tổ chức 01 (một) đội điều tra thì lấy tên chung là đội Cảnh sát điều tra. Đội này thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện, trong đó có một tổ chuyên trách thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đội Điều tra tổng hợp;
c) Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện tổ chức 02 (hai) đội điều tra thì thành lập đội Điều tra tổng hợp; sáp nhập đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và lấy tên gọi là đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế và ma túy;
d) Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện tổ chức 03 (ba) đội điều tra thì thành lập đội Điều tra tổng hợp, đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, sáp nhập đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và lấy tên gọi là đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma túy;
đ) Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện tổ chức 04 (bốn) đội điều tra thì thành lập đội Điều tra tổng hợp, đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy.
3. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện:
a) Trưởng Công an cấp huyện là Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện;
b) Một Phó trưởng Công an cấp huyện phụ trách hệ lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm là Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện. Đối với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an các quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh hàng năm thụ lý điều tra trên 200 (hai trăm) vụ án thì có thể bố trí 02 (hai) Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện.
Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của đội Điều tra tổng hợp trong hoạt động điều tra hình sự
1. Tổ chức trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; phân loại và chuyển ngay cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết; trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì xây dựng kế hoạch giải quyết báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện ra quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Trong trường hợp cấp bách, cần ngăn chặn ngay hành vi phạm tội, thu thập tài liệu, chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì phải có biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.
2. Tiến hành điều tra các vụ án hình sự đã rõ đối tượng phạm tội thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện (trừ các tội phạm về ma túy) do tự phát hiện và do các cơ quan, đơn vị khác chuyển đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện.
3. Chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan thẩm định vụ án hình sự theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện.
4. Giúp Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện:
a) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác bắt, giam giữ, điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện;
b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tố tụng hình sự trong quản lý giam, giữ tại Nhà tạm giữ ở Công an cấp huyện;
c) Kiểm tra, hướng dẫn Công an cấp xã, đồn, trạm Công an thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, phân loại tố giác, tin báo về tội phạm;
d) Tổ chức sơ kết, tổng kết; theo dõi, thống kê định kỳ theo tuần, tháng, ba tháng, sáu tháng, một năm công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác bắt, giam giữ, điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện, báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh (qua Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh).
đ) Giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng hoặc kết luận nội dung tố cáo hành vi về vi phạm pháp luật của Điều tra viên, Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự;
5. Quản lý con dấu của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện.
1. Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì xây dựng kế hoạch giải quyết báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện ra quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết thì sau khi tiếp nhận chuyển ngay cho cơ quan, đơn vị điều tra có thẩm quyền kèm theo các tài liệu có liên quan (nếu có). Trong trường hợp cấp bách, cần ngăn chặn ngay hành vi phạm tội, thu thập tài liệu, chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì phải có biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.
Định kỳ hàng tuần, báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện (qua đội Điều tra tổng hợp) về công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
2. Tiến hành điều tra các vụ án hình sự chưa rõ đối tượng phạm tội và các vụ án hình sự đã rõ đối tượng phạm tội do tự phát hiện về các tội phạm quy định tại các chương XII, XIII, XIV, XV, XIX, XX, XXII của Bộ luật Hình sự năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân, đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an cấp huyện).
3. Phối hợp với đội Điều tra tổng hợp thẩm định vụ án hình sự theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện.
1. Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì xây dựng kế hoạch giải quyết báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện ra quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết thì sau khi tiếp nhận chuyển ngay cho cơ quan, đơn vị điều tra có thẩm quyền kèm theo các tài liệu có liên quan (nếu có). Trong trường hợp cấp bách, cần ngăn chặn ngay hành vi phạm tội, thu thập chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì phải có biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.
Định kỳ hàng tuần, báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện (qua đội Điều tra tổng hợp) về công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
2. Tiến hành điều tra các vụ án hình sự chưa rõ đối tượng phạm tội và các vụ án hình sự đã rõ đối tượng phạm tội do tự phát hiện về các tội phạm quy định tại Chương XVI, Chương XXI, các điều 139, 140, 141, 142, 143, 144, 145 Chương XIV (trong trường hợp đối tượng phạm tội lợi dụng tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, lợi dụng việc ký kết hợp đồng kinh tế để phạm tội) của Bộ luật Hình sự năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện.
3. Phối hợp với đội Điều tra tổng hợp thẩm định vụ án hình sự theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện.
1. Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì xây dựng kế hoạch giải quyết báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện ra quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết thì sau khi tiếp nhận chuyển ngay cho cơ quan, đơn vị điều tra có thẩm quyền kèm theo các tài liệu có liên quan (nếu có). Trong trường hợp cấp bách, cần ngăn chặn ngay hành vi phạm tội, thu thập tài liệu, chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì phải có biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.
Định kỳ hàng tuần, báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện (qua đội Điều tra tổng hợp) về công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
2. Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương XVIII của Bộ luật Hình sự năm 1999 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện.
3. Phối hợp với đội Điều tra tổng hợp thẩm định vụ án hình sự theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện.
Thông tư 28/2014/TT-BCA về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- Số hiệu: 28/2014/TT-BCA
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 07/07/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Đại Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 711 đến số 712
- Ngày hiệu lực: 25/08/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động điều tra trong Công an nhân dân
- Điều 5. Thẩm định vụ án hình sự
- Điều 6. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an
- Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an trong hoạt động điều tra hình sự
- Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong hoạt động điều tra hình sự
- Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ
- Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý trong hoạt động điều tra hình sự
- Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng trong hoạt động điều tra hình sự
- Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh
- Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh trong hoạt động điều tra hình sự
- Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong hoạt động điều tra hình sự
- Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ trong hoạt động điều tra hình sự
- Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý trong hoạt động điều tra hình sự
- Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện
- Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của đội Điều tra tổng hợp trong hoạt động điều tra hình sự
- Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong hoạt động điều tra hình sự
- Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ trong hoạt động điều tra hình sự
- Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý trong hoạt động điều tra hình sự
- Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an
- Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh
- Điều 24. Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
- Điều 25. Quyền hạn điều tra của các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
- Điều 26. Quyền hạn điều tra của các cơ quan khác của lực lượng An ninh nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
- Điều 27. Trách nhiệm trong tiếp nhận, phân loại tố giác, tin báo về tội phạm
- Điều 28. Trách nhiệm của Công an cấp xã, đồn, trạm Công an trong giải quyết một số trường hợp cụ thể
- Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, cán bộ điều tra
- Điều 30. Trách nhiệm giữ bí mật tin tức, tài liệu điều tra của Điều tra viên, cán bộ điều tra
- Điều 31. Những việc Điều tra viên, cán bộ điều tra không được làm
- Điều 32. Xây dựng và thực hiện kế hoạch
- Điều 33. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra
- Điều 34. Thực hiện các quyết định, lệnh về tố tụng hình sự của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra và tiến hành các biện pháp điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự
- Điều 35. Triệu tập những người tham gia tố tụng
- Điều 36. Quan hệ của Điều tra viên với Viện kiểm sát, Kiểm sát viên trong hoạt động điều tra hình sự
- Điều 37. Trách nhiệm của Điều tra viên đối với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng hình sự
- Điều 38. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc xử lý vi phạm đối với người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc trợ giúp viên pháp lý
- Điều 39. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc xây dựng báo cáo kết thúc điều tra và bản kết luận điều tra vụ án hình sự
- Điều 40. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc thực hiện các yêu cầu điều tra bổ sung, điều tra lại vụ án hình sự
- Điều 41. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc sử dụng các biểu mẫu tố tụng hình sự và con dấu của Cơ quan điều tra
- Điều 42. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc phối hợp theo dõi người bị tạm giữ, tạm giam
- Điều 43. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc theo dõi quá trình xét xử vụ án hình sự của Toà án
- Điều 44. Trách nhiệm của Điều tra viên trong việc đăng ký và quản lý hồ sơ vụ án hình sự