Chương 2 Thông tư 23/2012/TT-BKHCN hướng dẫn vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
PHÂN LOẠI VẬT LIỆU PHÓNG XẠ VÀ KIỆN HÀNG PHÓNG XẠ
MỤC 1. PHÂN LOẠI VẬT LIỆU PHÓNG XẠ
Điều 8. Vật liệu phóng xạ hoạt độ riêng thấp
Vật liệu phóng xạ hoạt độ riêng thấp gồm: LSA-I, LSA-II và LSA-III.
1. LSA-I gồm:
a) Quặng urani, quặng thori hoặc tinh quặng của chúng và các quặng khác chứa nhân phóng xạ tự nhiên được sử dụng để sản xuất các nhân phóng xạ này;
b) Urani tự nhiên, urani nghèo, thori tự nhiên, hợp chất hoặc hỗn hợp của chúng với điều kiện chưa được chiếu xạ và ở dạng rắn hoặc dạng lỏng;
c) Vật liệu phóng xạ mà giá trị A2 không bị giới hạn trừ vật liệu phân hạch không được miễn trừ như quy định tại
d) Vật liệu phóng xạ khác mà hoạt độ được phân bố đều và hoạt độ riêng trung bình không vượt quá 30 lần giá trị nồng độ hoạt độ quy định tại Cột 4 Bảng 1 và Cột 4 Bảng 2 TCVN 6867-1:2001 trừ vật liệu phân hạch không được miễn trừ như quy định tại
2. LSA-II gồm:
a) Nước với nồng độ triti đến 0,8 (TBq/L);
b) Vật liệu phóng xạ khác mà hoạt độ được phân bố đều và hoạt độ riêng trung bình không vượt 10-4 A2 (TBq/g) đối với chất rắn, chất khí và 10-5 A2 (TBq/g) đối với chất lỏng.
3. LSA-III gồm:
a) Vật liệu phóng xạ được phân bố trong chất rắn hoặc vật liệu phóng xạ được phân bố trong tác nhân đóng rắn (như bêtông, nhựa đường, sứ v.v..);
b) Vật liệu phóng xạ ít tan hoặc vật liệu phóng xạ được chứa trong bao bì ít tan mà trong trường hợp mất bao bì thì vật liệu phóng xạ bị hao hụt do tan khi ngâm vào nước trong 7 ngày không vượt 0,1 A2 (TBq);
c) Vật liệu phóng xạ ở dạng rắn có hoạt độ riêng trung bình (không kể vật liệu che chắn) không vượt 2 x 10-3 A2 (TBq/g).
Vật nhiễm bẩn bề mặt gồm: SCO-I và SCO-II.
1. SCO-I là vật rắn có đặc trưng sau:
a) Bẩn phóng xạ không bám chắc trên bề mặt có thể tiếp cận được, lấy trung bình trên diện tích 300 (cm2) (hoặc toàn bộ diện tích bề mặt nếu nhỏ hơn 300 (cm2)) không lớn hơn 4 (Bq/cm2) đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp hoặc không lớn hơn 0,4 (Bq/cm2) đối với các chất phát anpha khác;
b) Bẩn phóng xạ bám chắc trên bề mặt có thể tiếp cận được, lấy trung bình trên diện tích 300 (cm2) (hoặc toàn bộ diện tích bề mặt nếu nhỏ hơn 300 (cm2)) không lớn hơn 4 x 104 (Bq/cm2) đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp hoặc không lớn hơn 4 x 103 (Bq/cm2) đối với các chất phát anpha khác;
c) Bẩn phóng xạ không bám chắc cộng thêm bẩn phóng xạ bám chắc trên bề mặt không tiếp cận được, lấy trung bình trên diện tích 300 (cm2) (hoặc toàn bộ diện tích bề mặt nếu nhỏ hơn 300 (cm2)) không lớn hơn 4 x 104 (Bq/cm2) đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp, hoặc 4 x 103 (Bq/cm2) đối với các chất phát anpha khác.
2. SCO-II là vật rắn có thể là bẩn phóng xạ bám chắc hoặc không bám chắc trên bề mặt lớn hơn các giới hạn quy định cho SCO-I và có thêm đặc tính sau:
a) Bẩn phóng xạ không bám chắc trên bề mặt tiếp cận được, lấy trung bình trên diện tích 300 (cm2) (hoặc toàn bộ diện tích bề mặt nếu nhỏ hơn 300 (cm2)) không lớn hơn 400 (Bq/cm2) đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp hoặc 40 (Bq/cm2) đối với các chất phát anpha khác;
b) Bẩn phóng xạ bám chắc trên bề mặt tiếp cận được, lấy trung bình trên diện tích 300 (cm2) (hoặc toàn bộ diện tích bề mặt nếu nhỏ hơn 300 (cm2)) không lớn hơn 8 x 105 (Bq/cm2) đối với các chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp hoặc không lớn hơn 8 x 104 (Bq/cm2) đối với các chất phát anpha khác;
c) Bẩn phóng xạ không bám chắc cộng với bẩn phóng xạ bám chắc trên bề mặt không tiếp cận được, lấy trung bình trên diện tích 300 (cm2) (hoặc toàn bộ diện tích bề mặt nếu nhỏ hơn 300 (cm2)) không lớn hơn 8 x 105 (Bq/cm2) đối với chất phát beta, chất phát gama và chất phát anpha độc tính thấp hoặc không lớn hơn 8 x 104 (Bq/cm2) đối với chất phát anpha khác.
Điều 10. Vật liệu phóng xạ dạng đặc biệt
1. Vật liệu phóng xạ dạng đặc biệt là vật liệu phóng xạ dạng rắn hoặc được chứa trong vỏ kín không phát tán phóng xạ ra môi trường xung quanh. Vỏ kín cấu thành vật liệu phóng xạ dạng đặc biệt được chế tạo chỉ có thể mở bằng cách phá hủy nó. Vật liệu phóng xạ dạng đặc biệt có ít nhất một kích thước không nhỏ hơn 5 (mm).
2. Thiết kế (nếu có) của vật liệu phóng xạ dạng đặc biệt phải được cơ quan có thẩm quyền quốc gia có thiết kế đó phê duyệt.
Điều 11. Vật liệu phóng xạ phát tán thấp
1. Vật liệu phóng xạ phát tán thấp nếu tổng lượng vật liệu phóng xạ này trong kiện có suất liều bức xạ tại khoảng cách 3 (m) từ vật liệu phóng xạ không che chắn không vượt quá 10 (mSv/h);
2. Thiết kế (nếu có) của vật liệu phóng xạ phát tán thấp phải được cơ quan thẩm quyền quốc gia có thiết kế đó và quốc gia vật liệu vận chuyển đến, đi qua phê duyệt.
1. Kiện chứa vật liệu phân hạch được phân loại như Bảng 7, Phụ lục I trừ trường hợp thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
a) Giới hạn về khối lượng vật liệu phân hạch trong một lô hàng có kích thước bên ngoài nhỏ nhất của mỗi kiện không nhỏ hơn 10 (cm):
M1 là khối lượng urani 235 (g);
M2 là khối lượng vật liệu phân hạch khác (g);
X và Y là giá trị được xác định trong Bảng 2, Phụ lục I;
và đáp ứng một trong các điều kiện sau: Mỗi kiện chứa không quá 15 (g) vật liệu phân hạch; Vật liệu phân hạch là dung dịch chứa hyđrô đồng nhất hoặc hỗn hợp có tỉ lệ về khối lượng nhân phân hạch và hyđrô nhỏ hơn 5%; Có không quá 5 (g) vật liệu phân hạch trong bất kỳ 10 (L) thể tích;
b) Urani 235 được làm giàu tối đa 1% về khối lượng và với tổng khối lượng plutoni và urani 233 không vượt quá 1% khối lượng của urani 235 với quy định rằng nhân phân hạch được phân bố hầu như đồng nhất. Yêu cầu không được xếp chồng lên nhau nếu urani 235 ở dạng tấm, dạng oxit hoặc dạng cacbua;
c) Dung dịch uranyl nitrat mà trong đó urani 235 được làm giàu tối đa 2% về khối lượng với tổng khối lượng plutoni và urani 233 không vượt quá 0,002% khối lượng urani và tỉ lệ nguyên tử nitơ trên urani nhỏ nhất là 2;
d) Trong một chuyến hàng, khối lượng plutoni không lớn hơn 20% khối lượng các nhân phân hạch và khối lượng plutoni tối đa là 1 (kg). Trường hợp khác với Điểm này, vận chuyển phải sử dụng độc quyền.
2. Kiện chứa vật liệu phân hạch không được phép chứa:
a) Khối lượng vật liệu phân hạch khác với giá trị được phê duyệt cho thiết kế kiện;
b) Nhân phóng xạ hoặc vật liệu phân hạch khác với phê duyệt cho thiết kế kiện;
c) Vật liệu phân hạch có hình dạng, trạng thái vật lý, hóa học hoặc sự sắp xếp về mặt không gian khác với phê duyệt cho thiết kế kiện.
3. Thiết kế kiện chứa vật liệu phân hạch phải được cơ quan thẩm quyền quốc gia có thiết kế đó và quốc gia mà kiện vận chuyển đến, đi qua phê duyệt.
Điều 13. Urani hexa florua (UF6)
1. Urani hexa florua được phân loại như Bảng 7, Phụ lục I và kiện chứa urani hexa florua không được phép chứa:
a) Khối lượng UF6 khác với giá trị được cơ quan thẩm quyền phê duyệt cho thiết kế kiện;
b) Khối lượng UF6 lớn hơn giá trị dẫn đến hao hụt lượng nhỏ hơn 5% ở nhiệt độ tối đa cho phép của kiện;
c) UF6 không ở dạng rắn hoặc áp suất bên trong kiện lớn hơn áp suất khí quyển khi bắt đầu vận chuyển.
2. Thiết kế kiện chứa khối lượng lớn hơn hoặc bằng 0,1 (kg) UF6 phải được cơ quan thẩm quyền quốc gia có thiết kế đó phê duyệt. Thiết kế kiện chứa khối lượng lớn hơn hoặc bằng 9.000 (kg) UF6 phải được cơ quan thẩm quyền quốc gia có thiết kế đó và quốc gia mà kiện vận chuyển đến, đi qua phê duyệt.
MỤC 2. PHÂN LOẠI KIỆN HÀNG PHÓNG XẠ
1. Bao bì rỗng đã chứa vật liệu phóng xạ.
2. Kiện chứa dụng cụ, vật phẩm hoặc vật liệu phóng xạ có hoạt độ phóng xạ không lớn hơn giá trị quy định tại Bảng 1 Phụ lục I Thông tư này.
3. Kiện chứa vật phẩm sản xuất từ urani tự nhiên, urani nghèo hoặc thori tự nhiên.
4. Thiết kế của kiện miễn trừ không yêu cầu cơ quan thẩm quyền quốc gia có thiết kế đó và quốc gia mà kiện vận chuyển đến, đi qua phê duyệt.
Kiện công nghiệp là kiện chứa LSA và SCO. Lượng vật liệu phóng xạ trong kiện được hạn chế sao cho hoạt độ đối với phương tiện vận chuyển không được lớn hơn giá trị quy định tại Bảng 4 Phụ lục I Thông tư này. Kiện công nghiệp gồm:
1. Kiện công nghiệp loại 1 (ký hiệu IP-1) chứa:
a) LSA-I dạng rắn;
b) LSA-I dạng lỏng, vận chuyển sử dụng độc quyền;
c) SCO-I.
2. Kiện công nghiệp loại 2 (ký hiệu IP-2) chứa:
a) LSA-I dạng lỏng, vận chuyển không sử dụng độc quyền;
b) LSA-II dạng rắn;
c) LSA-II dạng lỏng và khí vận chuyển sử dụng độc quyền;
d) LSA-III vận chuyển sử dụng độc quyền;
đ) SCO-II.
3. Kiện công nghiệp loại 3 (ký hiệu IP-3) chứa:
a) LSA-II dạng khí và lỏng vận chuyển không sử dụng độc quyền;
b) LSA-III vận chuyển không sử dụng độc quyền.
4. Thiết kế của kiện công nghiệp không yêu cầu cơ quan thẩm quyền quốc gia có thiết kế đó và quốc gia mà kiện vận chuyển đến, đi qua phê duyệt.
1. Kiện chứa vật liệu phóng xạ dạng đặc biệt hoạt độ không lớn hơn A1 (TBq).
2. Kiện chứa vật liệu phóng xạ khác hoạt độ không lớn hơn A2 (TBq).
3. Kiện chứa hỗn hợp các nhân phóng xạ đã xác định được tên và hoạt độ phóng xạ, hoạt độ của các nhân này phải thỏa mãn:
Trong đó:
A1(i) là giá trị A1 của nhân phóng xạ i;
A2(j) là giá trị A2 của nhân phóng xạ j;
B(i) là hoạt độ nhân phóng xạ i trong vật liệu phóng xạ dạng đặc biệt;
C(j) là hoạt độ nhân phóng xạ j trong vật liệu phóng xạ không phải dạng đặc biệt.
4. Thiết kế của kiện loại A không yêu cầu cơ quan thẩm quyền quốc gia có thiết kế đó và quốc gia mà kiện vận chuyển đến, đi qua phê duyệt.
1. Kiện loại B không được chứa:
a) Vật liệu phóng xạ có hoạt độ lớn hơn giá trị được phê duyệt cho thiết kế kiện;
b) Nhân phóng xạ khác với phê duyệt cho thiết kế kiện;
c) Vật liệu phóng xạ có hình dạng, trạng thái vật lý hoặc hóa học khác với phê duyệt cho thiết kế kiện.
2. Nếu kiện loại B được vận chuyển bằng máy bay thì phải theo quy định tại Khoản 1 Điều này và các điều kiện sau:
a) Kiện chứa vật liệu phóng xạ dạng đặc biệt: hoạt độ không được lớn hơn 3.000A1 (TBq) hoặc 100.000A2 (TBq);
b) Kiện chứa vật liệu phóng xạ khác: hoạt độ không lớn hơn 3.000A2 (TBq).
3. Kiện loại B gồm 2 loại B(U) và B(M):
a) Thiết kế kiện loại B(U) phải được phê duyệt bởi cơ quan thẩm quyền quốc gia có thiết kế đó. Trường hợp kiện loại B(U) chứa vật liệu phân hạch hoặc vật liệu phóng xạ phát tán thấp thì thiết kế phải được phê duyệt bởi cơ quan thẩm quyền quốc gia có thiết kế đó và quốc gia mà kiện vận chuyển đến, đi qua.
b) Thiết kế kiện loại B(M) phải được phê duyệt bởi cơ quan thẩm quyền quốc gia có thiết kế đó và quốc gia mà kiện vận chuyển đến, đi qua.
1. Kiện loại C không được chứa:
a) Vật liệu phóng xạ có hoạt độ lớn hơn giá trị được phê duyệt cho thiết kế kiện;
b) Nhân phóng xạ khác với phê duyệt cho thiết kế kiện;
c) Vật liệu phóng xạ có hình dạng, trạng thái vật lý hoặc hóa học khác với phê duyệt cho thiết kế kiện.
2. Thiết kế kiện loại C phải được cơ quan thẩm quyền quốc gia có thiết kế đó phê duyệt. Trường hợp kiện loại C chứa vật liệu phân hạch thì thiết kế kiện phải được cơ quan thẩm quyền quốc gia có thiết kế đó và quốc gia mà kiện vận chuyển đến, đi qua phê duyệt.
Thông tư 23/2012/TT-BKHCN hướng dẫn vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 23/2012/TT-BKHCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 23/11/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Đình Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 735 đến số 736
- Ngày hiệu lực: 07/01/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Kế hoạch bảo đảm an toàn
- Điều 5. Kế hoạch bảo đảm an ninh
- Điều 6. Kế hoạch ứng phó sự cố khi vận chuyển
- Điều 7. Bảo đảm chất lượng
- Điều 8. Vật liệu phóng xạ hoạt độ riêng thấp
- Điều 9. Vật nhiễm bẩn bề mặt
- Điều 10. Vật liệu phóng xạ dạng đặc biệt
- Điều 11. Vật liệu phóng xạ phát tán thấp
- Điều 12. Vật liệu phân hạch
- Điều 13. Urani hexa florua (UF6)
- Điều 14. Kiện miễn trừ
- Điều 15. Kiện công nghiệp
- Điều 16. Kiện loại A
- Điều 17. Kiện loại B
- Điều 18. Kiện loại C
- Điều 19. Yêu cầu trước khi vận chuyển
- Điều 20. Vận chuyển với hàng hóa khác
- Điều 21. Kiểm soát nhiễm bẩn phóng xạ
- Điều 22. Điều kiện về suất liều bức xạ trong vận chuyển
- Điều 23. Xác định chỉ số vận chuyển (TI) và TI được phép
- Điều 24. Xác định chỉ số an toàn tới hạn (CSI) và CSI được phép vận chuyển
- Điều 25. Đánh dấu kiện
- Điều 26. Dán nhãn trên kiện
- Điều 27. Gắn nhãn cảnh báo trên côngtenơ, phương tiện vận chuyển
- Điều 28. Cách ly khi vận chuyển và lưu kho trung chuyển
- Điều 29. Sắp xếp kiện khi vận chuyển và lưu kho trung chuyển
- Điều 30. Quy định đối với vận chuyển bao bì rỗng
- Điều 31. Quy định đối với vận chuyển bằng đường bộ
- Điều 32. Quy định đối với vận chuyển bằng đường sắt
- Điều 33. Quy định đối với vận chuyển bằng đường không
- Điều 34. Trách nhiệm bên gửi
- Điều 35. Trách nhiệm của bên vận chuyển
- Điều 36. Trách nhiệm của bên nhận
- Điều 37. Trách nhiệm của bên lưu giữ kiện phóng xạ tại kho trung chuyển
- Điều 38. Công tác kiểm tra, giám sát và quản Iý của cơ quan hải quan
- Điều 39. Giải quyết sự cố, tai nạn trong vận chuyển vật liệu phóng xạ