Điều 19 Thông tư 22/2009/TT-BTNMT về thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ đá sét do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 19. Yêu cầu về công tác lấy và gia công mẫu
1. Yêu cầu về công tác lấy mẫu
a) Tất cả các công trình thăm dò, công trình khai thác ở mỏ gặp đá sét phải được lấp mẫu để nghiên cứu chất lượng. Kết quả lấy mẫu phải được đưa vào tài liệu nguyên thủy và phải được kiểm tra đối chiếu với mô tả địa chất;
b) Phương pháp lấy mẫu, tiết diện và chiều dài mẫu, khối lượng và khoảng cách lấy mẫu được xác định tùy thuộc vào các dạng thạch học, hình thái và cấu tạo bên trong, đặc điểm ranh giới địa chất, mức độ biến đổi của các thành phần chính và sự phân bố của các dạng thạch học, các loại đá sét;
c) Mẫu phải lấy theo lớp và lấy riêng cho các dạng thạch học của đá sét và đá vây quanh. Chiều dài mẫu từ 1m đến 2m, được xác định trên cơ sở xem xét chiều dày thân đá sét và chiều dày lớp đá kẹp không đạt chỉ tiêu quy định trong chỉ tiêu tính trữ lượng. Khi tầng sản phẩm và chất lượng đá sét đồng nhất, chiều dài mẫu tăng lên đến 3m hoặc 4m. Đối với các loại đá sét có giá trị cao (đá sét chịu lửa, bentonit …), chiều dài mẫu 0,5m, trường hợp phải khai thác lựa chọn từng loại đá sét thì chiều dài mẫu giảm xuống còn 0,3m đến 0,4m. Phải lấy mẫu riêng cho các lớp đá sét không đạt chỉ tiêu hoặc đá không quặng nằm trong thân đá sét. Khi không có khả năng khai thác lựa chọn thì các lớp này phải tham gia vào thành phần của mẫu;
d) Trong các lỗ khoan, mẫu được lấy liên tục toàn bộ các dạng thạch học của đá sét. Các khoảnh có tỷ lệ lấy mẫu lõi khoan khác nhau được lấy mẫu riêng. Mẫu lấy toàn bộ hoặc 1/2 lõi khoan, sau đó gia công, rút gọn đến khối lượng cần cho nghiên cứu;
đ) Trong các công trình khai đào, mẫu được lấy theo các rãnh có tiết diện 3cm x 5cm hoặc 5cm x 10cm;
e) Mẫu thử nghiệm công nghệ phải mang tính đại diện, phải có thành phần hóa học, khoáng vật, tính chất cơ lý, độ hạt, độ cứng và những tính chất khác phù hợp với thành phần trung bình của từng loại, từng kiểu đá sét hoặc của toàn mỏ. Khối lượng mẫu được thống nhất với cơ quan tiến hành thử nghiệm;
g) Mẫu thể trọng lớn lấy với số lượng 3 – 5 mẫu. Kèm theo mỗi mẫu thể trọng lớn phải lấy thêm 4 – 5 mẫu thể trọng và độ ẩm trong phòng để kiểm tra, đối chiếu. Đối với sét gạch ngói, số lượng mẫu thể trọng có thể ít hơn hoặc không lấy loại mẫu này. Thể tích của mẫu thể trọng lớn phụ thuộc vào cấu tạo của tầng đá sét và thường dao động từ 1 đến 3m3.
2. Yêu cầu về công tác gia công mẫu
Việc gia công và rút gọn mẫu nghiên cứu thành phần hóa học được thực hiện theo sơ đồ gia công xác lập cho từng mỏ. Tính đúng đắn của sơ đồ gia công và hệ số rút gọn K phải được kiểm tra bằng các số liệu của các mỏ tương tự hoặc bằng các tài liệu khai thác. Sơ đồ gia công mẫu được lập theo công thức Q = Kd2, trong đó: hệ số K lấy bằng 0,05 khi chất lượng đá sét ổn định và bằng 0,1 khi chất lượng đá sét không ổn định hoặc hàm lượng tạp chất có hại trong đá sét xấp xỉ giới hạn cho phép của chỉ tiêu tính trữ lượng. Tất cả mẫu nghiên cứu thành phần hóa học trước khi phân tích đều phải gia công đến cỡ hạt 0,074mm.
Thông tư 22/2009/TT-BTNMT về thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ đá sét do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 22/2009/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 11/11/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phạm Khôi Nguyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 541 đến số 542
- Ngày hiệu lực: 01/01/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Phân nhóm trữ lượng và tài nguyên các mỏ đá sét
- Điều 5. Phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ đá sét
- Điều 6. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu và khoanh nối cấp trữ lượng 111
- Điều 7. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu và khoanh nối cấp trữ lượng 121
- Điều 8. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu và khoanh nối cấp trữ lượng 122
- Điều 9. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu và khoanh nối cấp tài nguyên 211, 221 và 331
- Điều 10. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu và khoanh nối cấp tài nguyên 222 và 332
- Điều 11. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu và khoanh nối cấp tài nguyên 333
- Điều 12. Yêu cầu về mức độ nghiên cứu và khoanh nối cấp tài nguyên 334
- Điều 13. Cơ sở phân chia nhóm mỏ thăm dò
- Điều 14. Phân chia nhóm mỏ thăm dò
- Điều 15. Điều kiện xếp nhóm mỏ thăm dò
- Điều 16. Những yêu cầu chung về công tác thăm dò các mỏ đá sét
- Điều 17. Yêu cầu về cơ sở địa hình và công tác trắc địa
- Điều 18. Yêu cầu về kỹ thuật thăm dò
- Điều 19. Yêu cầu về công tác lấy và gia công mẫu
- Điều 20. Yêu cầu về công tác phân tích và kiểm tra mẫu
- Điều 21. Yêu cầu về đánh giá các khoáng sản và thành phần có ích đi kèm
- Điều 22. Yêu cầu về nghiên cứu chất lượng đá sét
- Điều 23. Yêu cầu về công tác nghiên cứu địa chất thủy văn và địa chất công trình
- Điều 24. Yêu cầu về đánh giá mức độ ô nhiễm và tác động môi trường
- Điều 25. Yêu cầu về công tác nghiên cứu điều kiện kỹ thuật khai thác mỏ
- Điều 26. Công tác tính trữ lượng và tài nguyên đá sét
- Điều 27. Yêu cầu về cấp trữ lượng cao nhất và tỷ lệ các cấp trữ lượng
- Điều 28. Nội dung, hình thức trình bày các tài liệu của báo cáo thăm dò các mỏ đá sét