Điều 16 Thông tư 205/2010/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 40/2007/NĐ-CP quy định về xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
Điều 16. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự
1) Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp hướng dẫn tại
Trường hợp không tìm được lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng điều kiện mua bán với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự khác về điều kiện mua bán, nhưng phải được điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán.
2. Điều kiện lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự:
Lô hàng nhập khẩu tương tự được lựa chọn nếu đảm bảo các điều kiện sau:
2.1) Điều kiện về thời gian xuất khẩu:
Lô hàng nhập khẩu tương tự phải được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu với hàng hoá nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế.
2.2) Điều kiện mua bán:
2.2.1) Điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng:
2.2.1.1) Lô hàng nhập khẩu tương tự phải có cùng điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế;
2.2.1.2) Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu tại điểm 2.2.1.1 thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu có cùng cấp độ thương mại nhưng khác nhau về số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự về cùng số lượng với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế;
2.2.1.3) Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu tại điểm 2.2.1.1 và 2.2.1.2 thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau về cấp độ thương mại nhưng cùng số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế;
2.2.1.4) Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu tại điểm 2.2.1.1, 2.2.1.2, 2.2.1.3 thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau cả về cấp độ thương mại và số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại và số lượng với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.
2.2.2) Điều kiện về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm:
Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng quãng đường và phương thức vận tải, hoặc đã được điều chỉnh về cùng quãng đường và phương thức vận tải với lô hàng đang xác định trị giá.
Nếu có sự chênh lệch đáng kể về phí bảo hiểm thì điều chỉnh về cùng điều kiện bảo hiểm với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.
2.3) Khi áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự, nếu không tìm được hàng hoá nhập khẩu tương tự được sản xuất bởi cùng một người sản xuất hoặc người sản xuất khác được uỷ quyền thì mới xét đến hàng hoá được sản xuất bởi người sản xuất khác và phải có cùng xuất xứ.
2.4) Khi xác định trị giá tính thuế theo phương pháp này mà xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự trở lên thì sau khi đã điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế, trị giá tính thuế là trị giá giao dịch thấp nhất.
Nếu trong thời gian làm thủ tục hải quan mà không đủ thông tin lựa chọn hàng nhập khẩu giống hệt hoặc tương tự với hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế thì không xác định trị giá tính thuế cho hàng hoá nhập khẩu theo hướng dẫn tại Điều 15 hoặc
3) Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá tính thuế theo phương pháp này bao gồm:
3.1) Tờ khai hải quan và tờ khai trị giá của hàng hoá nhập khẩu tương tự;
3.2) Hợp đồng vận tải của hàng hoá nhập khẩu tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);
3.3) Hợp đồng bảo hiểm của hàng hoá nhập khẩu tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);
3.4) Bảng giá bán hàng xuất khẩu của nhà sản xuất hoặc người bán hàng ở nước ngoài (nếu có sự điều chỉnh về số lượng, cấp độ thương mại);
3.5) Các hồ sơ, chứng từ hợp pháp khác cần thiết và liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế.
Thông tư 205/2010/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 40/2007/NĐ-CP quy định về xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc xác định trị giá hải quan
- Điều 4. Thời điểm xác định trị giá hải quan và thời hạn nộp thuế
- Điều 5. Quyền của người khai hải quan
- Điều 6. Nghĩa vụ của người khai hải quan
- Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan hải quan
- Điều 8. Quyền hạn của cơ quan hải quan
- Điều 9. Chứng từ, tài liệu phải nộp
- Điều 10. Nguyên tắc, phương pháp xác định
- Điều 11. Trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan
- Điều 12. Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế
- Điều 13. Phương pháp trị giá giao dịch
- Điều 14. Các khoản điều chỉnh
- Điều 15. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt
- Điều 16. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự
- Điều 17. Phương pháp trị giá khấu trừ
- Điều 18. Phương pháp trị giá tính toán
- Điều 19. Phương pháp suy luận
- Điều 20. Trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trong một số trường hợp đặc biệt
- Điều 21. Đối tượng, nguyên tắc kiểm tra, thẩm quyền, tiêu chí xây dựng Danh mục quản lý rủi ro hàng hoá xuất khẩu về giá cấp Cục và nguồn thông tin xây dựng mức giá kiểm tra
- Điều 22. Kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra trị giá tính thuế
- Điều 23. Đối tượng, nguyên tắc, thẩm quyền, tiêu chí xây dựng Danh mục quản lý rủi ro hàng nhập khẩu về giá cấp Tổng cục, Danh mục quản lý rủi ro hàng hoá nhập khẩu về giá cấp Cục và nguồn thông tin xây dựng mức giá kiểm tra
- Điều 24. Kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra trị giá tính thuế
- Điều 25. Trì hoãn xác định trị giá tính thuế
- Điều 26. Tham vấn