Điều 13 Thông tư 205/2010/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 40/2007/NĐ-CP quy định về xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
Điều 13. Phương pháp trị giá giao dịch
Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu trước hết phải được xác định theo trị giá giao dịch.
Trị giá giao dịch là giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán để mua hàng hoá nhập khẩu, sau khi đã được điều chỉnh theo quy định tại
Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán được xác định bằng tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hoá nhập khẩu.
1) Trị giá giao dịch được áp dụng nếu thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau:
1.1) Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá sau khi nhập khẩu, trừ các hạn chế dưới đây:
1.1.1) Hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định, như: Các quy định về việc hàng hoá nhập khẩu phải dán nhãn mác bằng tiếng Việt, hàng hoá nhập khẩu có điều kiện, hoặc hàng hoá nhập khẩu phải chịu một hình thức kiểm tra trước khi được thông quan;
1.1.2) Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hoá;
1.1.3) Hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá của hàng hoá.
Những hạn chế này là một hoặc nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hàng hoá nhập khẩu, nhưng không làm tăng hoặc giảm giá thực thanh toán cho hàng hoá đó.
Ví dụ: Người bán ô tô yêu cầu người mua ô tô không được bán hoặc trưng bày ô tô nhập khẩu trước thời điểm giới thiệu mẫu ô tô này ra thị trường.
1.2) Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế.
Ví dụ:
- Người bán định giá bán hàng hoá nhập khẩu với điều kiện là người mua cũng sẽ mua một số lượng nhất định các hàng hoá khác nữa.
- Giá cả của hàng hoá nhập khẩu phụ thuộc vào giá của hàng hoá khác mà người nhập khẩu sẽ bán lại cho người xuất khẩu.
Trường hợp việc mua bán hàng hoá hay giá cả của hàng hoá phụ thuộc vào một hay một số điều kiện, nhưng người mua có tài liệu khách quan để xác định mức độ ảnh hưởng bằng tiền của sự phụ thuộc đó thì vẫn được xem là đã đáp ứng điều kiện này; khi xác định trị giá tính thuế phải cộng khoản tiền được giảm do ảnh hưởng của sự phụ thuộc đó vào trị giá giao dịch.
1.3) Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hoá nhập khẩu, trừ khoản phải cộng quy định tại điểm 1.2.6
1.4) Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.
1.4.1) Trong trường hợp người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt nhưng không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thì người khai hải quan phải khai báo về việc này.
1.4.2) Trên cơ sở những thông tin có sẵn, trường hợp cơ quan hải quan có nghi vấn cho rằng mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thì phải thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này cho người khai hải quan biết căn cứ nghi vấn ngay trong ngày đăng ký tờ khai hoặc ngày làm việc liền kề.
1.4.3) Cơ quan hải quan phải tạo điều kiện để người khai hải quan thực hiện quyền tham vấn, giải trình và cung cấp thêm thông tin có liên quan nhằm làm rõ mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu nêu tại điểm 1.4.4 khoản này.
1.4.4) Mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch nếu thoả mãn một trong hai điều kiện sau:
1.4.4.1) Mặc dù có mối quan hệ đặc biệt nhưng giao dịch mua bán đó được tiến hành như giao dịch mua bán với những người mua không có quan hệ đặc biệt:
- Ví dụ:
Giá mua bán hàng hoá nhập khẩu được đàm phán và thống nhất trong hợp đồng thương mại theo cách thức phù hợp với thông lệ đàm phán, thoả thuận giá cả thông thường của ngành hàng đó hoặc theo cách mà người bán đưa ra giá mua bán hàng hoá cho những người mua không có quan hệ đặc biệt khác.
Giá mua bán hàng hoá nhập khẩu bao gồm cả chi phí và lợi nhuận chung, tương ứng với chi phí và lợi nhuận chung của việc bán hàng hoá cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại.
Cơ quan hải quan phải tiến hành kiểm tra cách thức mà người mua và người bán thiết lập mối quan hệ mua bán và cách thức đàm phán để đạt được mức giá khai báo, từ đó đưa ra kết luận là trị giá khai báo có bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ đặc biệt hay không.
1.4.4.2) Hoặc trị giá giao dịch đó xấp xỉ với một trong những trị giá dưới đây của lô hàng được xuất khẩu đến Việt Nam trong cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu lô hàng đang chứng minh:
- Trị giá tính thuế được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được bán cho người nhập khẩu khác không có mối quan hệ đặc biệt với người xuất khẩu (người bán);
- Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ quy định tại
- Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được xác định theo phương pháp trị giá tính toán quy định tại
1.4.4.3) Những trị giá tính thuế quy định tại điểm 1.4.4.2 khoản này chỉ nhằm mục đích so sánh và phải điều chỉnh trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt, hàng hoá nhập khẩu tương tự về cùng điều kiện mua bán với hàng hoá nhập khẩu đang chứng minh:
a) Điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán: Việc điều chỉnh trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt, tương tự về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang chứng minh được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 2.2
b) Điều chỉnh các khoản phải cộng, phải trừ theo hướng dẫn tại
2) Trị giá giao dịch bao gồm các khoản sau đây:
2.1) Giá mua ghi trên hoá đơn thương mại;
2.2) Các khoản điều chỉnh theo hướng dẫn tại
2.3) Các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hoá đơn thương mại, bao gồm:
2.3.1) Tiền trả trước, tiền ứng trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận tải, bảo hiểm hàng hoá.
2.3.2) Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán như khoản tiền mà người mua trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán; khoản tiền được thanh toán bằng cách cấn trừ nợ.
3) Xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá có chứa phần mềm nhập khẩu:
3.1) Trị giá tính thuế là trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hoá nhập khẩu là phương tiện trung gian, không bao gồm trị giá của phần mềm dùng cho các thiết bị xử lý dữ liệu mà nó chứa đựng, với điều kiện trên hoá đơn thương mại trị giá của phần mềm được tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian;
3.2) Trị giá tính thuế là trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hoá nhập khẩu bao gồm cả trị giá phần mềm và chi phí để ghi hoặc cài đặt phần mềm vào hàng hoá nhập khẩu, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
3.2.1) Trên hoá đơn thương mại, trị giá của phần mềm không được tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian;
3.2.2) Trị giá thực thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho phần mềm có liên quan đến các khoản điều chỉnh cộng theo quy định tại
3.2.3) Phần mềm được ghi, cài đặt hoặc tích hợp trong các hàng hoá nhập khẩu không phải là phương tiện trung gian.
4) Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá theo phương pháp này bao gồm:
4.1) Chứng từ, tài liệu chứng minh mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch (nếu có);
4.2) Chứng từ, tài liệu có liên quan đến các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hoá đơn thương mại (nếu có);
4.3) Chứng từ, tài liệu có liên quan đến các khoản điều chỉnh cộng (nếu có khoản điều chỉnh cộng);
4.4) Chứng từ, tài liệu có liên quan đến các khoản điều chỉnh trừ (nếu có khoản điều chỉnh trừ);
4.5) Chứng từ, tài liệu khác có liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch do người khai hải quan khai báo.
Thông tư 205/2010/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 40/2007/NĐ-CP quy định về xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc xác định trị giá hải quan
- Điều 4. Thời điểm xác định trị giá hải quan và thời hạn nộp thuế
- Điều 5. Quyền của người khai hải quan
- Điều 6. Nghĩa vụ của người khai hải quan
- Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan hải quan
- Điều 8. Quyền hạn của cơ quan hải quan
- Điều 9. Chứng từ, tài liệu phải nộp
- Điều 10. Nguyên tắc, phương pháp xác định
- Điều 11. Trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan
- Điều 12. Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế
- Điều 13. Phương pháp trị giá giao dịch
- Điều 14. Các khoản điều chỉnh
- Điều 15. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt
- Điều 16. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự
- Điều 17. Phương pháp trị giá khấu trừ
- Điều 18. Phương pháp trị giá tính toán
- Điều 19. Phương pháp suy luận
- Điều 20. Trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trong một số trường hợp đặc biệt
- Điều 21. Đối tượng, nguyên tắc kiểm tra, thẩm quyền, tiêu chí xây dựng Danh mục quản lý rủi ro hàng hoá xuất khẩu về giá cấp Cục và nguồn thông tin xây dựng mức giá kiểm tra
- Điều 22. Kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra trị giá tính thuế
- Điều 23. Đối tượng, nguyên tắc, thẩm quyền, tiêu chí xây dựng Danh mục quản lý rủi ro hàng nhập khẩu về giá cấp Tổng cục, Danh mục quản lý rủi ro hàng hoá nhập khẩu về giá cấp Cục và nguồn thông tin xây dựng mức giá kiểm tra
- Điều 24. Kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra trị giá tính thuế
- Điều 25. Trì hoãn xác định trị giá tính thuế
- Điều 26. Tham vấn