Điều 26 Thông tư 169/2021/TT-BQP quy định về đăng ký, quản lý, sử dụng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng
Điều 26. Sử dụng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng
1. Đối với người điều khiển xe cơ giới:
a) Phải có giấy phép lái xe quân sự phù hợp với loại xe theo quy định;
b) Trường hợp điều khiển xe mang biển số quân sự phục vụ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước được phép sử dụng giấy phép lái xe dân sự;
c) Phải chấp hành nghiêm quy định của pháp luật và quy định của Bộ Quốc phòng.
2. Đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng:
a) Nếu chưa có giấy phép lái xe ô tô, phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
c) Phải chấp hành nghiêm quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.
3. Trường hợp xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn, xe bánh xích; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ trong điều kiện bình thường phải thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; trường hợp làm nhiệm vụ khẩn cấp thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng và phải có các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp xe chở hàng trái phép bị tạm giữ hàng hóa, phương tiện và chuyển giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật. Người điều khiển xe nếu vi phạm các quy định khi tham gia giao thông thì tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật theo Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
5. Lực lượng kiểm tra xe quân sự, kiểm soát quân sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, kiểm tra các hoạt động của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; xe mang biển số dân sự của các doanh nghiệp Quân đội tham gia giao thông. Khi phát hiện hành vi vi phạm thì chấn chỉnh kịp thời, xử lý theo quy định của Quân đội và quy định của pháp luật.
6. Chỉ huy cơ quan, đơn vị các cấp, chịu trách nhiệm về việc sử dụng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng do cơ quan, đơn vị mình quản lý.
Thông tư 169/2021/TT-BQP quy định về đăng ký, quản lý, sử dụng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Biển số đăng ký xe cơ giới, xe máy chuyên dùng
- Điều 5. Chứng nhận đăng ký xe cơ giới, xe máy chuyên dùng
- Điều 6. Chứng từ nguồn gốc xe cơ giới, xe máy chuyên dùng
- Điều 7. Giải quyết các trường hợp cụ thể về số khung, số máy
- Điều 8. Những hành vi nghiêm cấm
- Điều 9. Nguyên tắc đăng ký, quản lý, sử dụng
- Điều 10. Hình thức đăng ký
- Điều 11. Cơ quan quản lý đăng ký
- Điều 12. Hồ sơ đăng ký đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có nguồn gốc viện trợ trước ngày 31 tháng 12 năm 1989
- Điều 13. Hồ sơ đăng ký đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng do Bộ Quốc phòng trang bị
- Điều 14. Hồ sơ đăng ký đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng do đơn vị tự mua
- Điều 15. Hồ sơ đăng ký đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng điều động giữa các cơ quan, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng
- Điều 16. Hồ sơ đăng ký đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng điều động nội bộ của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng
- Điều 17. Hồ sơ đăng ký đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được cho, tặng; viện trợ; nhập khẩu phi mậu dịch, nhập khẩu là tài sản di chuyển
- Điều 18. Hồ sơ đăng ký đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được cải tạo
- Điều 19. Hồ sơ đăng ký đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thay thế động cơ cùng loại
- Điều 20. Hồ sơ đăng ký, cấp thêm biển số xe cơ giới đối với xe phục vụ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; xe nghiệp vụ của Quân đội đã đăng ký biển số dân sự
- Điều 21. Hồ sơ giới thiệu đăng ký, cấp biển số dân sự xe cơ giới, xe máy chuyên dùng của các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị Quân đội
- Điều 22. Cấp biển số tạm thời cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng
- Điều 23. Trình tự đăng ký
- Điều 24. Cấp lại, cấp đổi, thu hồi biển số, chứng nhận đăng ký xe cơ giới, xe máy chuyên dùng
- Điều 25. Quản lý xe cơ giới, xe máy chuyên dùng
- Điều 26. Sử dụng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng
- Điều 27. Điều kiện xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông