Điều 9 Thông tư 13/2014/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 9. Thủ tục thông báo hợp đồng gia công
1. Trách nhiệm của thương nhân:
Chậm nhất 01 ngày làm việc đối với trường hợp không phải kiểm tra cơ sở sản xuất, 08 ngày làm việc đối với trường hợp phải kiểm tra cơ sở sản xuất trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên của hợp đồng gia công, thương nhân thông báo hợp đồng gia công với cơ quan hải quan. Hồ sơ gồm:
a) Hợp đồng gia công và các phụ lục hợp đồng (nếu có): nộp 02 bản chính (01 bản Hải quan lưu và 01 bản trả lại cho thương nhân sau khi tiếp nhận hợp đồng) và 01 bản dịch tiếng Việt (áp dụng đối với tiếng nước ngoài, trừ tiếng Anh).
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài (áp dụng đối với trường hợp làm thủ tục thông báo hợp đồng gia công lần đầu): nộp 01 bản chụp có xác nhận của chính thương nhân.
c) Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (áp dụng đối với trường hợp làm thủ tục đăng ký lần đầu): nộp 01 bản chụp có xác nhận của chính thương nhân.
d) Giấy phép của Bộ Công Thương đối với sản phẩm gia công thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép: nộp 01 bản chụp có xác nhận của chính thương nhân, xuất trình bản chính để đối chiếu.
đ) Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu (đối với trường hợp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu gia công) theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chụp có xác nhận của chính thương nhân, xuất trình bản chính để đối chiếu.
e) Văn bản thông báo cơ sở sản xuất đối với thương nhân nhận gia công lần đầu: nêu rõ địa chỉ trụ sở của thương nhân, địa chỉ cơ sở sản xuất, mặt hàng sản xuất, dây chuyền trang thiết bị (gồm chủng loại, số lượng máy móc, thiết bị hiện có), công suất hoạt động của dây chuyền máy móc, thiết bị, năng lực sản xuất (số lượng sản phẩm tối đa có thể sản xuất trong tháng/quý/năm; tình hình nhân lực...(áp dụng cả trường hợp thuê gia công lại); số tài khoản và tên ngân hàng thương nhân giao dịch với nước ngoài: nộp 01 bản chính.
Thương nhân chỉ thông báo một lần và thông báo bổ sung khi có sự thay đổi về các nội dung đã thông báo. Trường hợp có sự thay đổi về pháp nhân, địa chỉ trụ sở làm việc, địa chỉ cơ sở sản xuất (từ khi thông báo hợp đồng gia công đến khi thanh khoản xong hợp đồng gia công) thì trước thời điểm hoạt động theo pháp nhân mới hoặc trước thời điểm chuyển về hoạt động tại địa chỉ trụ sở làm việc, địa chỉ trụ sở sản xuất mới, thương nhân có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công biết.
g) Hợp đồng thuê gia công lại (đối với trường hợp thuê gia công lại một phần hoặc toàn bộ sản phẩm gia công): nộp 01 bản chụp có xác nhận của chính thương nhân, xuất trình bản chính để đối chiếu.
h) Hợp đồng thuê nhà xưởng, mặt bằng sản xuất đối với trường hợp thuê nhà xưởng, mặt bằng sản xuất: nộp 01 bản chụp có xác nhận của chính thương nhân, xuất trình bản chính để đối chiếu.
2. Nhiệm vụ của cơ quan hải quan khi làm thủ tục tiếp nhận hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công:
2.1. Đối với tiếp nhận hợp đồng gia công:
a) Trường hợp không kiểm tra cơ sở sản xuất trước khi tiếp nhận hợp đồng gia công:
a1) Kiểm tra điều kiện được nhận hợp đồng gia công;
a2) Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ, hợp lệ của hợp đồng gia công;
a3) Nhập các thông tin liên quan đến hợp đồng gia công vào hệ thống máy tính; trả lại cho thương nhân 01 bản chính hợp đồng gia công, các chứng từ bản chính đã xuất trình;
a4) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan hải quan thông báo ngay cho thương nhân bằng Phiếu yêu cầu nghiệp vụ để hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp có nhiều hồ sơ tiếp nhận cùng một thời điểm, không thể thông báo ngay cho thương nhân thì chậm nhất 02 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận, cơ quan hải quan thông báo cho thương nhân bằng Phiếu yêu cầu nghiệp vụ để hoàn thiện hồ sơ.
a5) Chậm nhất 08 giờ làm việc kể từ khi thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan hải quan hoàn thành thủ tục tiếp nhận hợp đồng gia công.
b) Trường hợp kiểm tra cơ sở sản xuất trước khi tiếp nhận hợp đồng gia công:
b1) Thực hiện các công việc nêu tại điểm a1, a2, a3, a4 khoản 2 Điều này;
b2) Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan hải quan tiến hành xong kiểm tra cơ sở sản xuất và hoàn thành việc tiếp nhận hợp đồng gia công (hoặc từ chối tiếp nhận bằng Phiếu yêu cầu nghiệp vụ nếu không đủ điều kiện).
Đối với trường hợp thương nhân có cơ sở sản xuất ở tỉnh, thành phố khác với nơi thông báo hợp đồng gia công thì chậm nhất là 08 ngày làm việc kể từ khi thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan hải quan tiến hành xong kiểm tra cơ sở sản xuất và hoàn thành việc tiếp nhận hợp đồng gia công (hoặc từ chối tiếp nhận bằng Phiếu yêu cầu nghiệp vụ nếu không đủ điều kiện).
Việc kiểm tra cơ sở sản xuất thực hiện theo quy định tại
c) Trường hợp cơ quan hải quan không có ý kiến phản hồi trong thời gian quy định tại điểm 2.1, khoản 2 Điều này thì thương nhân mặc nhiên được phép thực hiện hợp đồng gia công.
2.2. Đối với tiếp nhận phụ lục hợp đồng gia công:
Khi tiếp nhận phụ lục hợp đồng gia công, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung phụ lục hợp đồng với hợp đồng gia công. Trường hợp các điều khoản của phụ lục phù hợp với nội dung các điều khoản của hợp đồng thì thực hiện tiếp nhận phụ lục hợp đồng gia công.
Nhập các thông tin được thông báo tại phụ lục vào hệ thống máy tính; trả lại cho thương nhân 01 bản chính phụ lục hợp đồng gia công, các chứng từ bản chính đã xuất trình (nếu có).
2.3. Cấp số tiếp nhận hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công:
Sau khi tiếp nhận, kiểm tra các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này, công chức hải quan cấp số tiếp nhận, ghi rõ ngày, tháng, năm tiếp nhận, ký tên, đóng dấu số hiệu công chức lên trang đầu tiên của hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công và các chứng từ kèm theo (nếu có); nhập số tiếp nhận hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công vào hệ thống để theo dõi, quản lý.
Thông tư 13/2014/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Hình thức hợp đồng gia công
- Điều 5. Nội dung hợp đồng gia công
- Điều 6. Phụ lục hợp đồng gia công
- Điều 7. Địa điểm làm thủ tục hải quan
- Điều 8. Trách nhiệm của thương nhân, cơ quan hải quan
- Điều 9. Thủ tục thông báo hợp đồng gia công
- Điều 10. Kiểm tra cơ sở sản xuất
- Điều 11. Thủ tục thông báo định mức
- Điều 12. Thủ tục điều chỉnh định mức
- Điều 13. Thủ tục kiểm tra định mức
- Điều 14. Thông báo mã nguyên liệu, vật tư
- Điều 15. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư gia công
- Điều 16. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công tự cung ứng cho hợp đồng gia công
- Điều 17. Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công
- Điều 18. Thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu để làm mẫu gia công (hàng mẫu không thanh toán)
- Điều 19. Thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công ra nước ngoài
- Điều 20. Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ đối với sản phẩm gia công
- Điều 21. Thủ tục hải quan đối với trường hợp thuê gia công lại
- Điều 22. Thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp
- Điều 23. Thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư; máy móc, thiết bị thuê, mượn theo chỉ định của bên đặt gia công sang hợp đồng gia công khác trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công
- Điều 24. Thủ tục xuất trả nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tạm nhập gia công ra nước ngoài trong thời gian thực hiện hợp đồng gia công
- Điều 25. Thanh khoản hợp đồng gia công
- Điều 26. Xử lý quá hạn nộp hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công và quá thời hạn làm thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn:
- Điều 27. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm (nằm ngoài định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt), phế thải; máy móc, thiết bị thuê, mượn
- Điều 28. Xử lý đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; sản phẩm gia công không xuất trả được do bên đặt gia công từ bỏ
- Điều 29. Thủ tục thông báo hợp đồng gia công
- Điều 30. Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa đặt gia công ở nước ngoài
- Điều 31. Thủ tục thông báo, điều chỉnh và kiểm tra định mức
- Điều 32. Thủ tục nhập khẩu sản phẩm đặt gia công ở nước ngoài
- Điều 33. Thủ tục tạm xuất sản phẩm gia công ra nước ngoài để tái chế sau đó tái nhập khẩu trở lại Việt Nam
- Điều 34. Thủ tục gia công chuyển tiếp ở nước ngoài
- Điều 35. Thanh khoản hợp đồng gia công
- Điều 36. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm, phế thải; máy móc, thiết bị tạm xuất phục vụ gia công
- Điều 37. Hiệu lực thi hành
- Điều 38. Trách nhiệm thực hiện