Điều 12 Thông tư 13/2014/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 12. Thủ tục điều chỉnh định mức
1. Các trường hợp điều chỉnh định mức:
a) Do nhầm lẫn trong tính toán (nhầm lẫn về phương pháp tính; đơn vị tính; về dấu chấm, dấu phẩy; nhầm lẫn kết quả tính).
b) Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công trường hợp do thay đổi tính chất nguyên liệu, điều kiện gia công, yêu cầu của từng đơn hàng xuất khẩu dẫn đến thay đổi định mức thực tế (được thỏa thuận trong phụ lục hợp đồng gia công) thì thương nhân nộp bảng điều chỉnh định mức mới của mã hàng kèm văn bản nêu rõ lý do gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công xem xét, quyết định cụ thể cho từng trường hợp.
2. Thời điểm điều chỉnh định mức:
a) Đối với mã hàng xuất khẩu 01 lần hết lượng hàng của mã hàng đó trong hợp đồng/phụ lục hợp đồng: chậm nhất 02 ngày trước khi làm thủ tục đăng ký tờ khai xuất khẩu.
b) Đối với mã hàng xuất khẩu nhiều lần hết lượng hàng của mã hàng đó trong hợp đồng/phụ lục hợp đồng: chậm nhất 02 ngày trước khi làm thủ tục đăng ký tờ khai xuất khẩu lần cuối cùng của mã hàng (trường hợp điều chỉnh định mức do nhầm lẫn trong tính toán) hoặc chậm nhất 02 ngày trước khi làm thủ tục đăng ký tờ khai xuất khẩu sản phẩm có điều chỉnh định mức (trường hợp điều chỉnh với lý do nêu tại
c) Thời điểm thông báo định mức bình quân đã tính lại theo quy định tại
3. Điều chỉnh định mức sau khi xuất khẩu sản phẩm:
a) Các trường hợp điều chỉnh định mức: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Điều kiện điều chỉnh định mức:
b1) Thương nhân còn lưu định mức thực tế sử dụng kèm thông số kỹ thuật, sơ đồ thiết kế mẫu sản phẩm hoặc quy trình sản xuất (nếu có), sơ đồ giác mẫu hoặc mẫu rập (đối với lĩnh vực dệt may và da giày);
b2) Thương nhân có đủ cơ sở để chứng minh (còn phế liệu, phế phẩm hoặc hóa đơn, chứng từ, tài liệu kỹ thuật) và cơ quan hải quan có đủ cơ sở, điều kiện kiểm tra, xác định tính trung thực, chính xác và hợp pháp của việc đề nghị điều chỉnh định mức;
c) Thời điểm điều chỉnh định mức: trước khi thương nhân nộp hồ sơ thanh khoản hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công.
d) Trách nhiệm của thương nhân:
d1) Có văn bản đề nghị được điều chỉnh định mức gửi cơ quan hải quan, trong đó giải trình rõ lý do được điều chỉnh.
d2) Xuất trình đầy đủ cơ sở để chứng minh nêu tại điểm b2, khoản 3 Điều này để cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu.
d3) Định mức điều chỉnh thực hiện theo kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan.
đ) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
đ1) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị điều chỉnh định mức;
đ2) Kiểm tra điều kiện điều chỉnh định mức;
đ3) Chấp nhận định mức điều chỉnh của thương nhân trong trường hợp đáp ứng đầy đủ điều kiện điều chỉnh định mức sau khi xuất khẩu sản phẩm.
đ4) Kiểm tra định mức: kiểm tra toàn bộ các trường hợp khai tăng định mức so với định mức đã thông báo với cơ quan hải quan; kiểm tra khi có nghi vấn đối với trường hợp khai giảm định mức so với định mức đã thông báo với cơ quan hải quan. Trường hợp cơ quan hải quan không xác định được định mức thì đề nghị trưng cầu giám định tại tổ chức giám định chuyên ngành.
Thông tư 13/2014/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Hình thức hợp đồng gia công
- Điều 5. Nội dung hợp đồng gia công
- Điều 6. Phụ lục hợp đồng gia công
- Điều 7. Địa điểm làm thủ tục hải quan
- Điều 8. Trách nhiệm của thương nhân, cơ quan hải quan
- Điều 9. Thủ tục thông báo hợp đồng gia công
- Điều 10. Kiểm tra cơ sở sản xuất
- Điều 11. Thủ tục thông báo định mức
- Điều 12. Thủ tục điều chỉnh định mức
- Điều 13. Thủ tục kiểm tra định mức
- Điều 14. Thông báo mã nguyên liệu, vật tư
- Điều 15. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư gia công
- Điều 16. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công tự cung ứng cho hợp đồng gia công
- Điều 17. Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công
- Điều 18. Thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu để làm mẫu gia công (hàng mẫu không thanh toán)
- Điều 19. Thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công ra nước ngoài
- Điều 20. Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ đối với sản phẩm gia công
- Điều 21. Thủ tục hải quan đối với trường hợp thuê gia công lại
- Điều 22. Thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp
- Điều 23. Thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư; máy móc, thiết bị thuê, mượn theo chỉ định của bên đặt gia công sang hợp đồng gia công khác trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công
- Điều 24. Thủ tục xuất trả nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tạm nhập gia công ra nước ngoài trong thời gian thực hiện hợp đồng gia công
- Điều 25. Thanh khoản hợp đồng gia công
- Điều 26. Xử lý quá hạn nộp hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công và quá thời hạn làm thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn:
- Điều 27. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm (nằm ngoài định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt), phế thải; máy móc, thiết bị thuê, mượn
- Điều 28. Xử lý đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; sản phẩm gia công không xuất trả được do bên đặt gia công từ bỏ
- Điều 29. Thủ tục thông báo hợp đồng gia công
- Điều 30. Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa đặt gia công ở nước ngoài
- Điều 31. Thủ tục thông báo, điều chỉnh và kiểm tra định mức
- Điều 32. Thủ tục nhập khẩu sản phẩm đặt gia công ở nước ngoài
- Điều 33. Thủ tục tạm xuất sản phẩm gia công ra nước ngoài để tái chế sau đó tái nhập khẩu trở lại Việt Nam
- Điều 34. Thủ tục gia công chuyển tiếp ở nước ngoài
- Điều 35. Thanh khoản hợp đồng gia công
- Điều 36. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm, phế thải; máy móc, thiết bị tạm xuất phục vụ gia công
- Điều 37. Hiệu lực thi hành
- Điều 38. Trách nhiệm thực hiện