Điều 13 Thông tư 13/2014/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 13. Thủ tục kiểm tra định mức
1. Các trường hợp kiểm tra định mức:
a) Thương nhân thông báo điều chỉnh tăng định mức;
b) Có dấu hiệu nghi vấn gian lận định mức;
c) Thương nhân đã bị xử phạt gian lận định mức trong thời hạn 365 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Quá thời gian này thì thực hiện kiểm tra định mức theo hướng dẫn tại điểm a, b khoản này.
2. Thẩm quyền quyết định kiểm tra định mức: Lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công, Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Kiểm tra sau thông quan.
3. Địa điểm kiểm tra định mức:
a) Kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan và/hoặc
b) Kiểm tra tại cơ sở sản xuất của thương nhân.
4. Phương pháp kiểm tra định mức:
a) Cơ quan hải quan, trực tiếp kiểm tra;
b) Kiểm tra thông qua tổ chức giám định chuyên ngành.
5. Thời điểm kiểm tra định mức:
a) Sau khi thương nhân nộp Bảng thông báo định mức hoặc bảng thông báo điều chỉnh định mức, hoặc
b) Khi thanh khoản hợp đồng gia công, hoặc
c) Khi kiểm tra sau thông quan.
6. Nguyên tắc kiểm tra định mức:
Nguyên tắc kiểm tra thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ (dưới đây viết tắt là Nghị định số 154/2005/NĐ-CP), việc kiểm tra được giới hạn ở mức phù hợp với kết quả phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan.
4. Trách nhiệm của thương nhân trong quá trình kiểm tra định mức:
a) Giải trình cụ thể, chi tiết về cơ sở, phương pháp xây dựng định mức của mã hàng đã thông báo với cơ quan hải quan và kèm mẫu sản phẩm (nếu có), tài liệu thiết kế kỹ thuật của sản phẩm (ví dụ như sơ đồ cắt, sơ đồ giác mẫu hoặc mẫu rập đối với hàng may mặc và da giày) hoặc quy trình sản xuất (nếu có).
b) Xuất trình sổ, chứng từ kế toán khi cơ quan hải quan yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan hải quan kiểm tra định mức được nhanh chóng, chính xác.
c) Thực hiện quyết định của cơ quan hải quan liên quan đến việc kiểm tra định mức.
8. Nhiệm vụ của công chức Hải quan khi kiểm tra định mức:
a) Kiểm tra đúng quy trình, không gây phiền hà, cản trở quá trình sản xuất của thương nhân;
b) Thực hiện đúng thời gian kiểm tra:
b1) Đối với trường hợp kiểm tra trên hồ sơ tại trụ sở cơ quan hải quan: chậm nhất 08 giờ làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm tra phải thực hiện xong việc kiểm tra định mức.
Trường hợp một hợp đồng/phụ lục hợp đồng có trên 20 mã hàng cần kiểm tra định mức hoặc một mã hàng có trên 20 nguyên phụ liệu cấu thành nên sản phẩm thì thời gian kiểm tra do Chi cục trưởng xem xét, quyết định phù hợp với số lượng mã hàng và số lượng nguyên phụ liệu cấu thành sản phẩm trong bảng định mức đã thông báo của thương nhân.
b2) Đối với trường hợp kiểm tra hồ sơ kết hợp với kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân: chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm tra phải thực hiện xong việc kiểm tra định mức. Trường hợp sản phẩm sản xuất có tính đặc thù cần phối hợp với các tổ chức giám định chuyên ngành thì thời gian kiểm tra không quá 02 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được kết quả của tổ chức giám định chuyên ngành;
c) Niêm phong mẫu sản phẩm đã thực hiện kiểm tra định mức (trong trường hợp còn mẫu sản phẩm) và giao thương nhân tự bảo quản, ghi rõ số niêm phong trên Biên bản kiểm tra định mức;
d) Lập Biên bản xác nhận kết quả kiểm tra khi kết thúc kiểm tra. Nội dung Biên bản phản ánh đầy đủ, trung thực với thực tế kiểm tra, có chữ ký của công chức hải quan thực hiện kiểm tra và người đại diện theo pháp luật của thương nhân được kiểm tra. Mẫu Biên bản kiểm tra định mức do Tổng cục Hải quan hướng dẫn.
đ) Trên cơ sở Biên bản kiểm tra định mức, lập Kết luận kiểm tra định mức (02 bản). Kết luận kiểm tra định mức do lãnh đạo Chi cục ký và gửi 01 bản cho thương nhân để thực hiện. Mẫu Kết luận kiểm tra định mức do Tổng cục Hải quan hướng dẫn.
e) Biện pháp xử lý trong trường hợp kết luận định mức thương nhân thông báo, điều chỉnh không đúng so với thực tế:
e1) Lập Biên bản vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định;
e2) Trường hợp hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công chưa thanh khoản: định mức kiểm tra là định mức để làm cơ sở thanh khoản.
e3) Trường hợp hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công đã thanh khoản: định mức kiểm tra là định mức để làm cơ sở ấn định thuế, truy thu thuế.
Thông tư 13/2014/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Hình thức hợp đồng gia công
- Điều 5. Nội dung hợp đồng gia công
- Điều 6. Phụ lục hợp đồng gia công
- Điều 7. Địa điểm làm thủ tục hải quan
- Điều 8. Trách nhiệm của thương nhân, cơ quan hải quan
- Điều 9. Thủ tục thông báo hợp đồng gia công
- Điều 10. Kiểm tra cơ sở sản xuất
- Điều 11. Thủ tục thông báo định mức
- Điều 12. Thủ tục điều chỉnh định mức
- Điều 13. Thủ tục kiểm tra định mức
- Điều 14. Thông báo mã nguyên liệu, vật tư
- Điều 15. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư gia công
- Điều 16. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công tự cung ứng cho hợp đồng gia công
- Điều 17. Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công
- Điều 18. Thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu để làm mẫu gia công (hàng mẫu không thanh toán)
- Điều 19. Thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công ra nước ngoài
- Điều 20. Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ đối với sản phẩm gia công
- Điều 21. Thủ tục hải quan đối với trường hợp thuê gia công lại
- Điều 22. Thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp
- Điều 23. Thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư; máy móc, thiết bị thuê, mượn theo chỉ định của bên đặt gia công sang hợp đồng gia công khác trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công
- Điều 24. Thủ tục xuất trả nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tạm nhập gia công ra nước ngoài trong thời gian thực hiện hợp đồng gia công
- Điều 25. Thanh khoản hợp đồng gia công
- Điều 26. Xử lý quá hạn nộp hồ sơ thanh khoản hợp đồng gia công và quá thời hạn làm thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn:
- Điều 27. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm (nằm ngoài định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt), phế thải; máy móc, thiết bị thuê, mượn
- Điều 28. Xử lý đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; sản phẩm gia công không xuất trả được do bên đặt gia công từ bỏ
- Điều 29. Thủ tục thông báo hợp đồng gia công
- Điều 30. Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa đặt gia công ở nước ngoài
- Điều 31. Thủ tục thông báo, điều chỉnh và kiểm tra định mức
- Điều 32. Thủ tục nhập khẩu sản phẩm đặt gia công ở nước ngoài
- Điều 33. Thủ tục tạm xuất sản phẩm gia công ra nước ngoài để tái chế sau đó tái nhập khẩu trở lại Việt Nam
- Điều 34. Thủ tục gia công chuyển tiếp ở nước ngoài
- Điều 35. Thanh khoản hợp đồng gia công
- Điều 36. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm, phế thải; máy móc, thiết bị tạm xuất phục vụ gia công
- Điều 37. Hiệu lực thi hành
- Điều 38. Trách nhiệm thực hiện