Điều 28 Thông tư 12/2012/TT-BYT về Quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và trong ống nghiệm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Điều 28. Quy trình giảm thiểu phôi chọn lọc
1. Đại cương: giảm thiểu phôi chọn lọc là thủ thuật sử dụng kim chọc hút qua đường âm đạo dưới hướng dẫn siêu âm để hủy bớt thai trong trường hợp đa thai.
2. Chỉ định:
a) Các trường hợp có từ 03 thai trở lên sau chuyển phôi, số lượng phôi để lại thường là 02 phôi hoặc một phôi tùy từng trường hợp cụ thể;
b) Đối với các trường hợp song thai, giảm thiểu một thai tùy từng trường hợp cụ thể.
3. Thời điểm giảm thiểu phôi: thời điểm giảm thiểu lý tưởng nhất là 07 tuần + 03 ngày.
4. Tư vấn:
a) Lý do giảm thiểu phôi;
b) Quy trình giảm thiểu phôi;
c) Tai biến có thể có.
5. Phương pháp giảm đau: gây mê toàn thân hoặc gây tê tại chỗ, có thể kết hợp tiền mê.
6. Chuẩn bị:
a) Chuẩn bị thai phụ: xét nghiệm công thức máu, nhóm máu và các yếu tố đông máu; thai phụ nhịn ăn, đi tiểu trước khi làm thủ thuật;
b) Chuẩn bị phương tiện dụng cụ: kẹp sát trùng, máy siêu âm;
c) Chuẩn bị vật tư tiêu hao; cốc đựng dung dịch sát trùng, dung dịch sát trùng, kim chọc hút, bơm tiêm.
7. Quy trình:
a) Khám trước khi làm thủ thuật và gây mê;
b) Lau sạch âm hộ, âm đạo, cổ tử cung bằng nước muối sinh lý;
c) Trải săng vô trùng che chân và bụng thai phụ;
d) Siêu âm đánh giá lại số lượng thai, tình trạng phôi thai và phôi sẽ giảm thiểu. Phôi giảm thiểu là phôi nằm gần đường kim chọc và nằm gần cổ tử cung;
đ) Tiến hành chọc kim vào đúng vị trí phôi sẽ giảm thiểu dưới sự hướng dẫn của siêu âm, sau khi mũi kim chạm vào phôi thì tiến hành hút phôi;
e) Đối với phôi nhỏ có thể hút hết được phôi, đối với phôi lớn không hút hết được cần kiểm tra bảo đảm tim thai đã ngừng đập;
g) Trong trường hợp thai lớn có thể dùng kali clorua bơm vào buồng tim thai;
h) Kháng sinh dự phòng trong thủ thuật.
8. Theo dõi sau giảm thiểu phôi:
a) Thai phụ nằm nghỉ tại giường;
b) Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, đau bụng, chảy máu âm đạo 2 giờ sau chọc hút;
c) Hẹn khám lại sau 02 ngày.
9. Tai biến:
a) Chảy máu;
b) Chọc vào mạch máu, bàng quang;
c) Nhiễm trùng;
d) Sảy thai, thai chết lưu.
Thông tư 12/2012/TT-BYT về Quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và trong ống nghiệm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 12/2012/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 05/07/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Viết Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 459 đến số 460
- Ngày hiệu lực: 20/08/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Khám và các xét nghiệm thăm dò vô sinh cho các cặp vợ chồng
- Điều 4. Khám và các xét nghiệm thăm dò vô sinh cho phụ nữ độc thân
- Điều 5. Tư vấn cho các trường hợp vô sinh điều trị bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo
- Điều 6. Quy trình kỹ thuật lọc rửa tinh trùng để bơm tinh trùng vào buồng tử cung
- Điều 7. Quy trình kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung
- Điều 8. Tư vấn cho một cặp vợ chồng thụ tinh trong ống nghiệm
- Điều 9. Tư vấn các trường hợp đặc biệt
- Điều 10. Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
- Điều 11. Quy trình lọc rửa tinh trùng để thụ tinh trong ống nghiệm
- Điều 12. Quy trình chọc hút noãn làm thụ tinh trong ống nghiệm
- Điều 13. Quy trình chuyển phôi
- Điều 14. Quy trình tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI)
- Điều 15. Quy trình lấy tinh trùng bằng thủ thuật
- Điều 16. Quy trình trữ lạnh tinh trùng
- Điều 17. Quy trình rã đông tinh trùng
- Điều 18. Quy trình trữ lạnh mô tinh hoàn
- Điều 19. Quy trình rã đông mô tinh hoàn
- Điều 20. Quy trình trữ lạnh noãn
- Điều 21. Quy trình rã đông noãn
- Điều 22. Quy trình trữ lạnh phôi
- Điều 23. Quy trình rã đông phôi
- Điều 24. Quy trình chuyển phôi đông lạnh (FET)
- Điều 25. Quy trình trưởng thành noãn non trong thụ tinh trong ống nghiệm (IVM-Invitro Maturation)
- Điều 26. Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm xin noãn
- Điều 27. Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm xin tinh trùng
- Điều 28. Quy trình giảm thiểu phôi chọn lọc
- Điều 29. Hiệu lực thi hành
- Điều 30. Trách nhiệm tổ chức thực hiện