Hệ thống pháp luật

Mục 1 Chương 2 Thông tư 08/2010/TT-NHNN quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

MỤC 1. KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Điều 6. Điều kiện đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt

Tổ chức tín dụng có thể bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi lâm vào một hoặc những trường hợp sau đây:

1. Có nguy cơ mất khả năng chi trả, được biểu hiện: 03 (ba) lần liên tiếp không đảm bảo tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày tiếp theo và tổng tài sản “Nợ” phải thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày tiếp theo đối với từng loại đồng tiền, vàng.

2. Nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ mất khả năng thanh toán, được biểu hiện: Nợ xấu chiếm từ 10% trở lên so với tổng dư nợ cho vay hoặc từ 100% tổng vốn tự có trở lên trong vòng 03 tháng liên tiếp.

3. Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% tổng số vốn điều lệ thực có và các quỹ.

Điều 7. Giám sát đặc biệt tổ chức tín dụng

1. Trong quá trình quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động hoặc qua báo cáo của các tổ chức tín dụng, xét thấy tổ chức tín dụng có nguy cơ lâm vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng hoặc các trường hợp khác dẫn đến tình trạng tổ chức tín dụng hoạt động không an toàn, mất ổn định, Thống đốc có thể áp dụng các biện pháp giám sát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.

2. Ngân hàng Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp giám sát đặc biệt sau:

a) Cử cán bộ của Ngân hàng Nhà nước đến trực tiếp tại tổ chức tín dụng, giám sát hoạt động hàng ngày của tổ chức tín dụng.

b) Chỉ đạo tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành để khắc phục tình trạng hoạt động yếu kém, không an toàn hoặc mất ổn định của tổ chức tín dụng.

c) Yêu cầu tổ chức tín dụng báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về việc thực hiện các nội dung chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

3. Thống đốc quyết định thời hạn chấm dứt áp dụng biện pháp giám sát đặc biệt.

Điều 8. Quyết định kiểm soát đặc biệt

1. Thống đốc xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt khi tổ chức tín dụng có một trong các dấu hiệu nêu tại Điều 6 Thông tư này.

2. Quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt bao gồm những nội dung sau:

a) Tên tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

b) Lý do kiểm soát đặc biệt;

c) Họ, tên, nhiệm vụ cụ thể của các thành viên trong Ban kiểm soát đặc biệt

d) Thời hạn kiểm soát đặc biệt.

3. Quyết định kiểm soát đặc biệt được thông báo tới tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các trường hợp cụ thể khác do Thống đốc quyết định.

4. Không công bố công khai Quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, trừ trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều này.

Điều 9. Phương án củng cố tổ chức và hoạt động

Phương án củng cố tổ chức và hoạt động phải bao gồm tối thiểu những nội dung sau:

1. Tên, địa chỉ, website của tổ chức tín dụng;

2. Tên, địa chỉ, số điện thoại của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng hoặc người đại diện tổ chức tín dụng;

3. Tóm tắt thực trạng tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng;

4. Nguyên nhân tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;

5. Các biện pháp xử lý để khắc phục tình trạng kiểm soát đặc biệt và kế hoạch triển khai thực hiện các biện pháp này.

Điều 10. Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt

Khi thuộc một trong các trường hợp nêu tại Điều 6 Thông tư này, tổ chức tín dụng phải báo cáo bằng văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước, qua Cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Cơ quan Thanh tra, Giám sát) trong đó nêu rõ thực trạng tài chính, nguyên nhân và các biện pháp đã áp dụng hoặc dự kiến áp dụng để khắc phục.

2. Thiết lập kênh thông tin chính xác, đầy đủ, cập nhật, đảm bảo hoạt động thông suốt đối với Ban kiểm soát đặc biệt trong thời gian kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.

3. Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc người đại diện tổ chức tín dụng theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư này, có trách nhiệm:

a) Xây dựng Phương án củng cố tổ chức và hoạt động trình Ban kiểm soát đặc biệt thông qua; tổ chức triển khai thực hiện Phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được Thống đốc phê duyệt.

b) Tiếp tục quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động và bảo đảm an toàn tài sản của tổ chức tín dụng theo đúng quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước, trừ trường hợp bị tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng.

c) Làm việc thường xuyên tại tổ chức tín dụng để triển khai thực hiện Phương án củng cố tổ chức và hoạt động.

d) Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động tổ chức tín dụng trước, trong và sau giai đoạn kiểm soát đặc biệt.

đ) Chấp hành nghiêm túc các yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt liên quan đến tổ chức, quản trị, kiểm soát, điều hành tổ chức tín dụng.

e) Báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện các biện pháp kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt.

g) Tiết kiệm chi phí để hạn chế tổn thất về tài chính.

h) Bố trí địa điểm, phương tiện làm việc cho Ban kiểm soát đặc biệt.

4. Trong thời gian được kiểm soát đặc biệt, khi chưa có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, nghiêm cấm tổ chức tín dụng:

a) Cho phép Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban và các thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) chuyển nhượng cổ phần (đối với tổ chức tín dụng cổ phần).

b) Chia cổ tức (nếu có).

c) Cất dấu, tẩu tán, cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng hoặc có bất cứ giao dịch nào có liên quan đối với tài sản và các tài liệu, hồ sơ liên quan.

d) Từ chối hoặc giảm bớt quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với khách hàng.

Thông tư 08/2010/TT-NHNN quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

  • Số hiệu: 08/2010/TT-NHNN
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 22/03/2010
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Trần Minh Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 143 đến số 144
  • Ngày hiệu lực: 06/05/2010
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH