Điều 15 Thông tư 04/2023/TT-BTP hướng dẫn thực hiện thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
1. Tên loại biên lai điện tử, ký hiệu biên lai điện tử được thực hiện theo quy định tại
Ký hiệu mẫu biên lai điện tử là các thông tin thể hiện tên loại biên lai điện tử và số thứ tự mẫu trong một loại biên lai điện tử (một loại biên lai có thể có nhiều mẫu).
Số biên lai điện tử bắt đầu từ số 1 vào ngày 01 tháng 01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng biên lai điện tử và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Phần tên đơn vị phát hành biên lai phải thể hiện tên đơn vị cấp trên quản lý trực tiếp và tên đơn vị thu tiền.
2. Định dạng biên lai điện tử được thực hiện theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 33 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ.
3. Đăng ký, thông báo sử dụng biên lai điện tử
Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự thông báo các loại biên lai sử dụng trên Trang/Cổng thông tin điện tử Thi hành án dân sự.
Đối với biên lai dùng để thu tiền phí, lệ phí trong thi hành án dân sự theo Mẫu số 03b1 Phụ lục V Thông tư này trước khi sử dụng, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện đăng ký sử dụng qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Nội dung thông tin đăng ký theo Mẫu số 01/ĐKTĐ-BL Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ.
4. Báo cáo tình hình sử dụng biên lai điện tử
Định kỳ hàng tháng, người sử dụng biên lai thực hiện báo cáo tình hình sử dụng biên lai theo Mẫu số B01/BLĐT Phụ lục VIII Thông tư này.
Định kỳ hàng quý, Cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm tổng hợp tình hình sử dụng biên lai tại Cục và các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc theo Mẫu số B02/BLĐT Phụ lục VIII Thông tư này. Chi cục Thi hành án dân sự gửi báo cáo tình hình sử dụng biên lai về Cục Thi hành án dân sự cùng thời điểm nộp báo cáo kế toán nghiệp vụ thi hành án. Riêng báo cáo tình hình sử dụng biên lai dùng để thu tiền phí, lệ phí trong thi hành án dân sự thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ.
5. Tiêu hủy biên lai điện tử
Tiêu hủy biên lai điện tử là biện pháp làm cho biên lai điện tử không còn tồn tại trên hệ thống thông tin, không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong biên lai điện tử.
Biên lai điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật Kế toán nếu không có quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được phép tiêu hủy. Việc tiêu hủy biên lai điện tử không được làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các biên lai điện tử chưa hủy và phải đảm bảo sự hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.
Trình tự, thủ tục tiêu hủy biên lai điện tử thực hiện theo quy định tại
6. Xây dựng biên lai điện tử
Nội dung trên biên lai điện tử được nhập đầy đủ thông tin theo mẫu dựa trên các thông tin mà người nộp tiền cung cấp, thông tin từ các cơ quan khác gửi đến cơ quan thi hành án dân sự có liên quan đến biên lai điện tử.
Việc lập biên lai điện tử do Chấp hành viên, công chức cơ quan thi hành án dân sự được phân công thực hiện.
7. Cung cấp, sử dụng biên lai điện tử
a) Đối tượng sử dụng biên lai điện tử
Đối tượng sử dụng biên lai điện tử bao gồm: Các cơ quan thi hành án dân sự là người sử dụng biên lai điện tử để thu tiền; các tổ chức, cá nhân là đối tượng phải nộp tiền; các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng thông tin biên lai điện tử để thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật.
b) Hình thức cung cấp, sử dụng biên lai điện tử
Cơ quan thi hành án dân sự cung cấp cho các tổ chức, cá nhân là người nộp tiền, người phải thi hành án mã tra cứu, thông tin địa chỉ truy cập để tra cứu biên lai điện tử.
Các cơ quan, tổ chức khác muốn sử dụng biên lai điện tử để thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật thì gửi đề nghị bằng văn bản đến cơ quan thi hành án dân sự.
Kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự in bản thể hiện của biên lai điện tử để làm cơ sở hạch toán kế toán, lưu chứng từ kế toán; Chấp hành viên in bản thể hiện của biên lai điện tử để lưu hồ sơ thi hành án.
c) Tra cứu biên lai điện tử
Biên lai điện tử trên nền tảng ứng dụng số được tra cứu theo mã tra cứu do cơ quan thi hành án dân sự cung cấp.
8. Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí tòa án trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia
Tên loại biên lai: Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí tòa án.
Ký hiệu mẫu biên lai: Mẫu số C21-THADS-DVC Phụ lục V Thông tư này.
Số Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí tòa án trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Hình thức cung cấp, sử dụng biên lai: Các tổ chức, cá nhân nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí tòa án trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia được in biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí tòa án trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự thực hiện đối chiếu với Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan thi hành án dân sự mở tài khoản để lập biên lai, cung cấp biên lai điện tử lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, in bản thể hiện của biên lai điện tử để hạch toán, lưu hồ sơ kế toán và cung cấp cho Chấp hành viên khi có quyết định thi hành án.
Báo cáo tình hình sử dụng biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí tòa án trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia: Định kỳ hàng quý, Cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm tổng hợp tình hình sử dụng biên lai tại Cục Thi hành án dân sự và các Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc theo Mẫu số B03/DVC Phụ lục VIII Thông tư này. Thời hạn nộp báo cáo thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.
Thông tư 04/2023/TT-BTP hướng dẫn thực hiện thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 04/2023/TT-BTP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 14/08/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Mai Lương Khôi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/10/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Nguyên tắc công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án
- Điều 4. Nội dung, hình thức công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án
- Điều 5. Trình tự, thủ tục công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án
- Điều 6. Trình tự thay đổi, chấm dứt công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án
- Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thi hành án dân sự
- Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự
- Điều 9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án
- Điều 10. Giao nhận vật chứng, tài sản
- Điều 11. Bảo quản vật chứng, tài sản
- Điều 12. Xử lý đối với vật chứng, tài sản và một số vấn đề liên quan đến án phí, tiền phạt
- Điều 13. Biên lai thu tiền thi hành án dân sự
- Điều 14. Biên lai giấy
- Điều 15. Biên lai điện tử
- Điều 16. Cách ghi, nhập thông tin biên lai thu tiền thi hành án dân sự
- Điều 17. Nộp tiền thi hành án vào quỹ cơ quan thi hành án dân sự
- Điều 18. Thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án
- Điều 19. Nộp tiền vào ngân sách Nhà nước
- Điều 20. Nguyên tắc kiểm tra
- Điều 21. Căn cứ xây dựng Kế hoạch kiểm tra
- Điều 22. Xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm tra
- Điều 23. Nội dung kiểm tra
- Điều 24. Phương thức kiểm tra
- Điều 25. Trình tự, thủ tục kiểm tra, kết luận kiểm tra
- Điều 26. Nguyên tắc báo cáo về thi hành án
- Điều 27. Các loại báo cáo trong thi hành án dân sự
- Điều 28. Nội dung, phạm vi, thời hạn, phương thức báo cáo
- Điều 29. Trách nhiệm thực hiện báo cáo, thẩm tra báo cáo về thi hành án
- Điều 30. Lập, sử dụng và bảo quản các loại sổ thi hành án
- Điều 31. Lập và bảo quản hồ sơ thi hành án
- Điều 32. Lưu trữ sổ, hồ sơ thi hành án