Điều 12 Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Điều 12. Cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:
1. Trường hợp người yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn mà không nộp lại được Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đây, thì người yêu cầu phải trình bày rõ lý do không nộp lại được Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản trao đổi với nơi dự định đăng ký kết hôn trước đây để xác minh. Trường hợp không xác minh được hoặc không nhận được kết quả xác minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho phép người yêu cầu lập văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân theo quy định tại
2. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị đến thời điểm thay đổi tình trạng hôn nhân hoặc 06 tháng kể từ ngày cấp, tùy theo thời điểm nào đến trước.
Ví dụ: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp ngày 03/02/2020 nhưng ngày 10/02/2020, người được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã đăng ký kết hôn thì Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chỉ có giá trị sử dụng đến ngày 10/02/2020.
3. Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích kết hôn thì cơ quan đăng ký hộ tịch chỉ cấp một (01) bản cho người yêu cầu. Trong Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi rõ họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ tùy thân của người dự định kết hôn, nơi dự định đăng ký kết hôn.
Ví dụ: Giấy này được cấp để làm thủ tục kết hôn với anh Nguyễn Việt K, sinh năm 1962, công dân Việt Nam, Hộ chiếu số: B123456 do Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức cấp ngày 01/02/2020; tại UBND huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
Giấy này được cấp để làm thủ tục đăng ký kết hôn với anh KIM JONG DOEK, sinh năm 1970, quốc tịch Hàn Quốc, Hộ chiếu số HQ12345 do cơ quan có thẩm quyền Hàn Quốc cấp ngày 02/02/2020; tại cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc, tại Hàn Quốc.
4. Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác, không phải để đăng ký kết hôn, thì người yêu cầu không phải đáp ứng điều kiện kết hôn; trong Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi rõ mục đích sử dụng, không có giá trị sử dụng để đăng ký kết hôn. Số lượng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp theo yêu cầu.
Ví dụ: Giấy này được cấp để làm thủ tục mua bán nhà, không có giá trị sử dụng để đăng ký kết hôn.
5. Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn với người cùng giới tính hoặc kết hôn với người nước ngoài tại Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết.
Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 04/2020/TT-BTP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/05/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Thành Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 679 đến số 680
- Ngày hiệu lực: 16/07/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Việc ủy quyền đăng ký hộ tịch
- Điều 3. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đăng ký hộ tịch
- Điều 4. Giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch khi không nhận được kết quả xác minh
- Điều 5. Trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật
- Điều 6. Nội dung khai sinh
- Điều 7. Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài
- Điều 8. Đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân
- Điều 9. Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh
- Điều 10. Xác định nội dung đăng ký lại khai sinh
- Điều 13. Đăng ký khai tử
- Điều 14. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
- Điều 15. Kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con
- Điều 16. Đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt
- Điều 17. Cải chính hộ tịch
- Điều 18. Bổ sung thông tin hộ tịch
- Điều 19. Thay đổi, bổ sung thông tin hộ tịch của con nuôi
- Điều 20. Thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc trong một số trường hợp đặc biệt
- Điều 21. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Điều 22. Ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
- Điều 23. Cấp bản sao trích lục hộ tịch
- Điều 24. Các trường hợp đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn lưu động
- Điều 25. Thủ tục đăng ký khai sinh, khai tử lưu động
- Điều 26. Thủ tục đăng ký kết hôn lưu động
- Điều 29. Cách ghi Sổ, giấy tờ hộ tịch
- Điều 30. Cách ghi địa danh hành chính trên giấy tờ hộ tịch, Sổ hộ tịch khi có sự thay đổi
- Điều 31. Cách ghi Giấy khai sinh, Sổ đăng ký khai sinh
- Điều 32. Cách ghi Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn
- Điều 33. Cách ghi Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, Sổ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Điều 34. Cách ghi Trích lục khai tử, Sổ đăng ký khai tử
- Điều 35. Sửa chữa sai sót khi ghi Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch
- Điều 36. Mở, khóa Sổ hộ tịch
- Điều 37. Lưu trữ Sổ hộ tịch, hồ sơ đăng ký hộ tịch