Chương 5 Thông tư 03/2014/TT-BGTVT về bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát và bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị trong lĩnh vực hàng không dân dụng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn và bay đánh giá IFP thuộc ngành Hàng không dân dụng Việt Nam có trách nhiệm:
a) Đảm bảo thực hiện cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống thiết bị dẫn đường, giám sát và bay đánh giá IFP trong ngành Hàng không dân dụng Việt Nam theo quy định tại Thông tư này và các văn bản hướng dẫn có liên quan của Cục Hàng không Việt Nam;
b) Giám sát và đảm bảo tình trạng kiểm định, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị theo chỉ định của Cục Hàng không Việt Nam;
c) Căn cứ yêu cầu của các tổ chức cung cấp dịch vụ dẫn đường, giám sát và điều kiện địa hình trong từng khu vực, xây dựng phương thức (bài) bay kiểm tra, hiệu chuẩn cho từng hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát cho từng hình thức bay, đợt bay;
d) Tổng hợp trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt cho từng đợt bay: Danh mục hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát tham gia bay kiểm tra, hiệu chuẩn; nội dung kỹ thuật bay kiểm tra, hiệu chuẩn cho từng hệ thống, thiết bị; phương thức (bài) bay kiểm tra, hiệu chuẩn cho từng hệ thống, thiết bị; lịch bay kiểm tra, hiệu chuẩn và bay đánh giá IFP;
đ) Xin phép bay kiểm tra, hiệu chuẩn và bay đánh giá IFP, giấy phép ra vào các khu vực sân bay;
e) Thông báo cho tổ chức cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không thông tin liên quan bay kiểm tra, hiệu chuẩn và bay đánh giá IFP, để phát thông báo NOTAM kịp thời;
g) Trong quá trình thực hiện bay kiểm tra, hiệu chuẩn và bay đánh giá IFP, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và tuân thủ sự chỉ đạo của Cục Hàng không Việt Nam, chỉ đạo, giám sát trực tiếp của cán bộ thực hiện nhiệm vụ thuộc Cục Hàng không Việt Nam;
h) Trình Cục Hàng không Việt Nam xem xét, phê duyệt kết quả đợt bay kiểm tra, hiệu chuẩn và bay đánh giá IFP (trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày kết thúc đợt bay). Trường hợp cần đưa hệ thống, thiết bị cụ thể vào hoạt động ngay sau khi bay xong, thực hiện báo cáo theo yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam.
2. Tổ chức cung cấp dịch vụ của nước ngoài có trách nhiệm tuân thủ sự hướng dẫn và giám sát của Cục Hàng không Việt Nam trong quá trình thực hiện tại Việt Nam.
Điều 64. Trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ dẫn đường, giám sát
1. Đảm bảo hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát của tổ chức mình được bay kiểm tra, hiệu chuẩn theo quy định tại Thông tư này và tại các hướng dẫn có liên quan của Cục Hàng không Việt Nam.
2. Tổ chức thực hiện bay đánh giá các IFP thuộc phạm vi trách nhiệm của mình khi được Cục Hàng không Việt Nam chỉ định, trước khi công bố đưa vào khai thác, phục vụ hoạt động bay.
3. Phối hợp với tổ chức cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn và bay đánh giá IFP và các cơ quan, đơn vị có liên quan, triển khai thực hiện kế hoạch bay kiểm tra, hiệu chuẩn và bay đánh giá IFP, thuộc khu vực trách nhiệm của tổ chức mình, bao gồm:
a) Phối hợp với đơn vị bay kiểm tra, hiệu chuẩn để kiểm tra, hiệu chỉnh hệ thống, thiết bị; giải quyết các nội dung công việc có liên quan trong quá trình chuẩn bị và trong thời gian bay kiểm tra, hiệu chuẩn;
b) Phối hợp với tổ chức bay đánh giá IFP để theo dõi kết quả bay đánh giá IFP; giải quyết các nội dung công việc có liên quan trong quá trình chuẩn bị và trong thời gian bay đánh giá IFP;
c) Thực hiện các công việc để bảo đảm khai thác đối với các hệ thống thiết bị và IFP của tổ chức mình do Cục Hàng không Việt Nam giao sau mỗi đợt bay kiểm tra, hiệu chuẩn và hoặc bay đánh giá IFP.
Điều 65. Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ không lưu
Tổ chức cung cấp dịch vụ không lưu hàng không dân dụng có trách nhiệm điều hành các hoạt động bay kiểm tra, hiệu chuẩn và bay đánh giá IFP và đảm bảo an toàn cho các hoạt động bay liên quan.
Điều 66. Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không
Tổ chức cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không có trách nhiệm thông báo NOTAM một cách đầy đủ, chi tiết và kịp thời về các thông tin liên quan đến các hoạt động bay kiểm tra, hiệu chuẩn và bay đánh giá IFP.
Điều 67. Trách nhiệm của các hãng hàng không Việt Nam
Tổ chức thực hiện đánh giá các IFP trên thiết bị bay giả định (Flight Simulator) của mình theo đề nghị của Cục Hàng không Việt Nam.
Điều 68. Trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam
1. Chỉ đạo, giám sát công tác bay kiểm tra, hiệu chuẩn và bay đánh giá IFP.
2. Cấp các giấy phép:
a) Tổ chức cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn;
b) Tổ chức cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn và bay đánh giá IFP;
c) Chứng nhận tàu bay đủ điều kiện bay kiểm tra, hiệu chuẩn;
d) Chứng nhận tàu bay đủ điều kiện bay kiểm tra, hiệu chuẩn và bay đánh giá IFP;
đ) Nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn;
e) Nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn và bay đánh giá IFP;
g) Hệ thống, thiết bị bay kiểm tra, hiệu chuẩn;
h) Hệ thống, thiết bị bay kiểm tra, hiệu chuẩn và bay đánh giá IFP;
i) Người lái tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn;
k) Người lái tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn và bay đánh giá IFP;
l) Người lái FVP.
3. Chấp thuận cải tiến tàu bay phục vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn và bay đánh giá IFP (nếu có).
4. Công nhận giấy phép của các tổ chức cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn và bay đánh giá IFP của nước ngoài (nếu có).
5. Hướng dẫn, chỉ đạo và giám sát tổ chức cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn và bay đánh giá IFP của nước ngoài trong quá trình thực hiện tại Việt Nam (nếu có).
6. Xem xét quyết định IFP cần phải bay đánh giá và bay đánh giá lại.
7. Hỗ trợ tổ chức cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn và bay đánh giá IFP trong việc xin phép, bay với cơ quan quân sự Việt Nam và với cơ quan nước ngoài có liên quan (khi cần).
8. Phê duyệt cho từng đợt bay kiểm tra, hiệu chuẩn và bay đánh giá IFP, bao gồm: Danh mục hệ thống, thiết bị tham gia bay kiểm tra, hiệu chuẩn; nội dung kỹ thuật bay kiểm tra, hiệu chuẩn; các phương thức (bài) bay kiểm tra, hiệu chuẩn; lịch bay chi tiết; kết quả bay kiểm tra, hiệu chuẩn và bay đánh giá IFP.
9. Hướng dẫn việc bay kiểm tra vùng phủ sóng trạm liên lạc thoại VHF AM không - địa và trạm ADS-B, trên cơ sở nhu cầu thực tiễn, tiêu chuẩn và khuyến cáo thực hành có liên quan của ICAO.
10. Chỉ đạo các tổ chức cung cấp dịch vụ dẫn đường, giám sát, không lưu thực hiện các biện pháp giải quyết, khắc phục sau mỗi đợt bay.
Thông tư 03/2014/TT-BGTVT về bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát và bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị trong lĩnh vực hàng không dân dụng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 03/2014/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 10/03/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 415 đến số 416
- Ngày hiệu lực: 01/05/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Mục đích bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát
- Điều 5. Hệ thống, thiết bị dẫn đường phải bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ
- Điều 6. Hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát phải bay kiểm tra, hiệu chuẩn nghiệm thu
- Điều 7. Tổ chức cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát
- Điều 8. Tổ bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 9. Nhiệm vụ của nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 10. Nhiệm vụ của người lái tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 11. Yêu cầu cơ bản đối với tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 12. Yêu cầu cơ bản đối với hệ thống, thiết bị bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 13. Hệ thống quy chiếu vị trí chuẩn
- Điều 14. Kiểm định, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 15. Thứ tự ưu tiên bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 16. Kiểm tra hệ thống, thiết bị mặt đất trước khi bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 17. Thời gian bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ hệ thống, thiết bị dẫn đường
- Điều 18. Điều chỉnh thời gian bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ hệ thống, thiết bị dẫn đường
- Điều 19. Bay kiểm tra, hiệu chuẩn vào thời gian ban đêm
- Điều 20. Bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống đèn phụ trợ dẫn đường hàng không
- Điều 21. Hệ tọa độ sử dụng cho bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 22. Dữ liệu cho bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 23. Phối hợp giữa bay kiểm tra, hiệu chuẩn và kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị mặt đất
- Điều 24. Xác định tình trạng khai thác của hệ thống, thiết bị sau khi bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 25. Thẩm quyền xác định tình trạng khai thác của hệ thống, thiết bị sau khi bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 26. Thông báo thay đổi tình trạng hệ thống, thiết bị
- Điều 27. Duy trì dữ liệu và báo cáo kết quả bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 28. Phân loại các hình thức bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị dẫn đường truyền thống
- Điều 29. Yêu cầu nội dung kỹ thuật bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị dẫn đường truyền thống
- Điều 30. Phương thức (bài) bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị dẫn đường truyền thống
- Điều 31. Bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị dẫn đường vô tuyến dựa vào vệ tinh
- Điều 32. Yêu cầu nội dung kỹ thuật bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống GBAS
- Điều 33. Phương thức (bài) bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống GBAS
- Điều 34. Đánh giá chất lượng PSR, SSR mặt đất
- Điều 35. Vai trò của tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn khi bay kiểm tra hiệu chuẩn PSR, SSR
- Điều 36. Đánh giá chất lượng PSR, SSR trong khi bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 38. Công bố giản đồ vùng phủ sóng của PSR, SSR
- Điều 39. Yêu cầu nội dung kỹ thuật bay kiểm tra, hiệu chuẩn PSR, SSR
- Điều 40. Phương thức (bài) bay kiểm tra, hiệu chuẩn PSR, SSR
- Điều 41. Phương thức bay bằng thiết bị
- Điều 42. Quy trình đánh giá phương thức bay bằng thiết bị
- Điều 43. Sự cần thiết bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị
- Điều 44. Bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị
- Điều 45. Tổ chức cung cấp dịch vụ bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị
- Điều 46. Người lái, thực hiện bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị
- Điều 47. Điều kiện tàu bay và thiết bị bay đánh giá IFP theo PBN
- Điều 48. Nhiệm vụ của người lái và FVP
- Điều 49. Bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị, sử dụng GNSS
- Điều 50. Dữ liệu cho bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị.
- Điều 51. Cấp, cấp lại giấy phép tổ chức cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 52. Cấp giấy chứng nhận tàu bay đủ điều kiện bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 53. Cấp năng định lái tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 54. Cấp giấy phép, năng định nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 55. Cấp giấy phép hệ thống, thiết bị bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 56. Cấp, cấp lại giấy phép tổ chức cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn và bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị
- Điều 57. Cấp, cấp lại giấy phép tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn và bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị
- Điều 58. Cấp năng định lái tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn và bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị
- Điều 59. Cấp năng định người lái thực hiện bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị
- Điều 60. Cấp, cấp lại giấy phép nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn và bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị
- Điều 61. Cấp, cấp lại giấy phép hệ thống, thiết bị bay kiểm tra hiệu chuẩn và bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị
- Điều 62. Công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ của nước ngoài.
- Điều 63. Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn và bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị
- Điều 64. Trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ dẫn đường, giám sát
- Điều 65. Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ không lưu
- Điều 66. Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không
- Điều 67. Trách nhiệm của các hãng hàng không Việt Nam
- Điều 68. Trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam