Chương 6 Thông tư 03/2005/TT-BKH xây dựng Điều lệ Tổng Công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập Điều lệ công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Điều 46.Tăng, giảm, điều chỉnh vốn Điều lệ của Tổng công ty
1. Vốn điều lệ của Tổng công ty ghi tại Điều 5 của Điều lệ này là vốn của chủ sở hữu đầu tư tại Tổng công ty ở thời điểm... [ghi thời điểm cụ thể].
2. Trong quá trình hoạt động, vốn điều lệ có thể tăng lên từ các nguồn sau:
a) Lợi nhuận sau thuế bổ sung vào vốn điều lệ, kể cả lợi nhuận sau thuế của các đơn vị thành viên 100% vốn của Tổng công ty và cổ tức được chia từ các doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Tổng công ty;
b) Vốn do chủ sở hữu bổ sung cho Tổng công ty từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn khác;
c) Chủ sở hữu giao, ủy quyền cho Tổng công ty thực hiện chức năng chủ sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của một doanh nghiệp khác tham gia làm đơn vị thành viên của Tổng công ty.
3. Việc điều chỉnh tăng hay giảm vốn điều lệ của Tổng công ty do Đại diện chủ sở hữu quyết định sau khi thỏa thuận với Bộ Tài chính.
4. Trong mọi trường hợp tăng hay giảm vốn điều lệ, Tổng công ty phải tiến hành điều chỉnh kịp thời trong bảng cân đối kế toán, công bố vốn điều lệ và làm các thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ trong Điều lệ này.
5. Chủ sở hữu chỉ được rút vốn đã đầu tư vào Tổng công ty trong trường hợp điều chỉnh giảm vốn điều lệ nhưng phải đảm bảo khả năng thanh toán của Tổng công ty. Trường hợp không điều chỉnh vốn điều lệ thì chủ sở hữu chỉ được rút vốn thông qua hình thức chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn cho các tổ chức, cá nhân khác.
6. Đối với vốn chủ sở hữu đã cam kết bổ sung cho Tổng công ty thì chủ sở hữu có trách nhiệm đầu tư đủ vốn theo đúng thời hạn đã cam kết. Trường hợp sau 2 năm chủ sở hữu không đầu tư đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì chủ sở hữu phải điều chỉnh vốn điều lệ của Tổng công ty.
Điều 47.Nguyên tắc quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí, giá thành và phân phối lợi nhuận của Tổng công ty
1. Việc quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí, giá thành của Tổng công ty thực hiện theo Quy chế quản lý tài chính đối với Tổng công ty do Hội đồng quản trị ban hành.
2. Nội dung Quy chế quản lý tài chính đối với Tổng công ty được xây dựng dựa trên các nguyên tắc quản lý tài chính công ty nhà nước theo Nghị định 199/2004/NĐ-CP và các quy định pháp luật có liên quan. Quy chế quản lý tài chính tối thiểu phải gồm những nội đung sau:
a) Cơ chế quản lý vốn và tài sản của Tổng công ty;
b) Cơ chế quản lý doanh thu, chi phí, giá thành của Tổng công ty, trong đó quy định cụ thể thẩm quyền Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc quyết định giá mua, giá bán sản phẩm, dịch vụ của Tổng công ty; quyết định việc mua trái phiếu, tín phiếu; quyết định mức chi phí giao dịch, môi giới, quảng cáo, tiếp khách, hội họp, mức trích khấu hao tài sản cố định không thấp hơn mức tối thiểu do Chính phủ quy định;
c) Cơ chế quản lý kết quả hoạt động kinh doanh, phân phối lợi nhuận, các quỹ và mục đích sử dụng các quỹ của Tổng công ty;
d) Mối quan hệ về tài chính giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên.
Điều 48.Kế hoạch tài chính, kế toán, kiểm toán
1. Năm tài chính của Tổng công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 dương lịch hàng năm.
2. Trước thời hạn [ghi thời điểm cụ thể hàng năm] hàng năm, Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị phê duyệt kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính hàng năm của Tổng công ty. Hội đồng quản trị có trách nhiệm báo cáo Đại diện chủ sở hữu kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính hàng năm của Tổng công ty làm căn cứ để giám sát và đánh giá kết quả quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc.
3. Trong thời hạn... ngày [ghi thời hạn cụ thể] sau khi kết thúc... kỳ kế hoạch [tùy thuộc yêu cầu quản lý là năm hoặc quý], Tổng giám đốc phải trình Hội đồng quản trị báo cáo tài chính trong kỳ báo cáo của Công ty và toàn bộ tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ thẩm tra các báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu báo cáo tài chính. Sau khi thẩm tra, Công ty trình chủ sở hữu phê duyệt báo cho tài chính [tùy thuộc yêu cầu quản lý là loại báo cáo năm hoặc quý] và gửi đến các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.
4. Tổng công ty thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật. Mục tiêu kiểm toán nội bộ nhằm phục vụ cho công tác điều hành của Tổng giám đốc và công tác giám sát, kiểm tra của Hội đồng quản trị.
5. Tổng công ty thực hiện công khai tài chính theo quy chế dân chủ ở cơ sở và quy định của Nhà nước.
Thông tư 03/2005/TT-BKH xây dựng Điều lệ Tổng Công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập Điều lệ công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- Số hiệu: 03/2005/TT-BKH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 18/07/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Võ Hồng Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 33 đến số 34
- Ngày hiệu lực: 11/08/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Giải thích từ ngữ
- Điều 2. Tên và trụ sở của Tổng công
- Điều 3. Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân
- Điều 4. Mục tiêu và ngành, nghề kinh
- Điều 5. Vốn điều lệ của Tổng công ty
- Điều 6. Đại diện chủ sở hữu Tổng công ty
- Điều 7. Đại diện theo pháp luật
- Điều 8. Quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước
- Điều 9. Tổ chức Đảng và tổ chức chính trị - xã hội trong Tổng công ty
- Điều 10. Quyền của Tổng công ty trong hoạt động kinh doanh
- Điều 11. Nghĩa vụ của Tổng công ty trong hoạt động kinh doanh
- Điều 12. Nghĩa vụ và trách nhiệm của Tổng công ty đối với các đơn vị thành viên
- Điều 13. Quyền của Đại diện chủ sở
- Điều 14. Nghĩa vụ của Đại diện chủ sở hữu đối với Tổng công ty
- Điều 15. Quan hệ của Tổng công ty với Chính phủ và Bộ Tài chính
- Điều 16. Cơ cấu tổ chức quản lý
- Điều 17. Chức năng và cơ cấu của HĐQT
- Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị
- Điều 19. Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên Hội đồng quản trị
- Điều 20. Miễn nhiệm, thay thế thành viên Hội đồng quản trị
- Điều 21. Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Điều 22. Chế độ làm việc của Hội đồng quản trị
- Điều 23. Chế độ lương, phụ cấp, thưởng của thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên trách của Hội đồng quản trị
- Điều 24. Ban Kiểm soát
- Điều 25. Chức năng của Tổng giám đốc
- Điều 26. Tuyển chọn, bổ nhiệm, ký hợp đồng với Tổng giám đốc
- Điều 27. Thay thế, miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc
- Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc
- Điều 29. Quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành
- Điều 30. Nghĩa vụ, trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
- Điều 31. Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng
- Điều 32. Bộ máy giúp việc
- Điều 33. Hình thức tham gia quản lý Tổng công ty của người lao động.
- Điều 34. Nội dung tham gia quản lý của người lao động
- Điều 35. Các đơn vị thành viên của Tổng công ty
- Điều 36. Đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp
- Điều 37. Công ty thành viên hạch toán độc lập
- Điều 38. Vốn và tài sản của công ty thành viên hạch toán độc lập
- Điều 39. Quan hệ giữa Công ty thành viên hạch toán độc lập và Tổng công ty
- Điều 40. Đơn vị thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Điều 41. Đơn vị thành viên là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty liên doanh
- Điều 42. Doanh nghiệp có vốn góp dưới mức chi phối của Tổng công ty
- Điều 43. Quan hệ Tổng công ty với các doanh nghiệp có vốn góp dưới mức chi phối của Tổng công ty
- Điều 44. Tiêu chuẩn và điều kiện của người trực tiếp quản lý phần vốn góp của Tổng công ty
- Điều 45. Quyền, nghĩa vụ, quyền lợi của người trực tiếp quản lý phần vốn góp của Tổng công ty
- Điều 46. Tăng, giảm, điều chỉnh vốn Điều lệ của Tổng công ty
- Điều 47. Nguyên tắc quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí, giá thành và phân phối lợi nhuận của Tổng công ty
- Điều 48. Kế hoạch tài chính, kế toán, kiểm toán