Chương 5 Thông tư 03/2005/TT-BKH xây dựng Điều lệ Tổng Công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập Điều lệ công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Điều 35.Các đơn vị thành viên của Tổng công ty
Tổng công ty có các đơn vị thành viên đó Tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ và các doanh nghiệp có vốn góp chi phối của Tổng công ty.
Danh sách các đơn vị thành viên tại thời điểm phê duyệt điều lệ ghi tại Phụ lục.... [ghi tên hoặc số phụ lục] của Điều lệ này.
MỤC I. ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC VÀ ĐƠN VÍ SỰ NGHIỆP
Điều 36.Đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp
1. Đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ phân cấp hạch toán do Tổng công ty quy định; được tạo nguồn thu từ việc thực hiện các hợp đồng cung cấp dịch vụ, nghiên cứu khoa học và đào tạo chuyển giao công nghệ với các đơn vị trong và ngoài Tổng công ty. Đơn vị sự nghiệp hoạt động theo.... [ghi rõ là điều lệ hay quy chế] do Tổng giám đốc xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt.
2. Đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty được ký kết các hợp đồng kinh tế, thực hiện các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, tổ chức và nhân sự theo phân cấp của Tổng công ty quy định trong... [Điều lệ cụ thể của Tổng công ty ghi rõ là điều lệ hay quy chế] của đơn vị hạch toán phụ thuộc do Tổng giám đốc xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt. Tổng công ty chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính phát sinh đối với các cam kết của các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
3. Công ty tài chính của Tổng công ty [chỉ ghi trong trường hợp Tổng công ty có công ty tài chuẩn; nếu chưa có thì không ghi] tổ chức, hoạt động và quan hệ với Tổng công ty theo Điều lệ hoạt động do Hội đồng quản trị Tổng công ty thông qua và được Thống đốc Ngân hàng nhà nước chuẩn y. Điều lệ hoạt động của Công ty tài chính do Tổng giám đốc xây dựng và trình Hội đồng quản trị căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước và Điều lệ Tổng công ty.
MỤC II. CÔNG TY THÀNH VIÊN HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP
Điều 37.Công ty thành viên hạch toán độc lập
Công ty thành viên hạch toán độc lập là đơn vị thành viên của Tổng công ty, cc tư cách pháp nhân, có vốn và tài sản riêng, hoạt động theo điều lệ riêng không trái với các quy định của Điều lệ Tổng công ty; thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên Tổng công ty theo quy định của Điều lệ này.
Điều 38.Vốn và tài sản của công ty thành viên hạch toán độc lập
1. Vốn của công ty thành viên hạch toán độc lập bao gồm vốn do Tổng công ty đầu tư tại công ty, vốn do công ty tự huy động và các nguồn vấn khác theo quy định pháp luật.
2. Trường hợp doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 chuyển sang hình thức công ty thành viên hạch toán độc lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003, thì phần vốn nhà nước tại công ty được chuyển thành vốn do Tổng công ty đầu tư tại công ty thành viên hạch toán độc lập. Tổng công ty là chủ sở hữu đối với công ty.
3. Công ty thành viên hạch toán độc lập có các quyền sau đây đối với vốn và tài sản của công ty: Quản lý và chủ động sử dụng số vốn của công ty và vốn của Tổng công ty đầu tư; chiếm hữu, sử dụng vốn, tài sản của công ty để kinh doanh, thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của công ty; định đoạt đối với vốn, tài sản của công ty theo quy định của pháp luật và Điều lệ này; sử đụng và quản lý các tài sản được giao, cho thuê là đất đai, tài nguyên theo quy định của pháp luật về đất đai, tài nguyên.
Tổng công ty không điều chuyển vốn của mình đầu tư tại công ty thành viên hạch toán độc lập và vốn, tài sản của công ty thành viên này theo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp quyết định tổ chức lại công ty thành viên hạch toán độc lập hoặc điều chuyển để thực hiện mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
4. Khi được Nhà nước yêu cầu, đặt hàng hoặc tham gia đấu thầu thực hiện hoạt động công ích, công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 19 của Luật Doanh nghiệp nhà nước và theo yêu cầu, đặt hàng hoặc hợp đồng giao thầu của Nhà nước.
Điều 39.Quan hệ giữa Công ty thành viên hạch toán độc lập và Tổng công ty
1. Công ty có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch kinh doanh chung của Tổng công ty;' thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giao trên cơ sở hợp đồng kinh tế với Tổng công ty; chịu trách nhiệm về hiệu quả các hoạt động kinh doanh phối hợp với Tổng công ty, được tự chủ ký kết các hợp đồng kinh tế và thực hiện các hợp đồng kinh tế do Tổng công ty ký kết và giao lại.
2. Công ty được quyết định các dự án đầu tư tại công ty và đầu tư, góp vốn vào công ty khác theo phân cấp của Tổng công ty [các phân cấp quy định cụ thể trong điều lệ của công ty thành viên hạch toán độc lập do Hội đồng quản trị Tổng công ty phê duyệt].
3. Công ty được tham gia các hình thức đầu tư cùng Tổng công ty hoặc được Tổng công ty giao tổ chức thực hiện các dự án đầu tư theo kế hoạch của Tổng công ty trên cơ sở hợp đồng ký kết với Tổng công ty.
4. Công ty chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực do Tổng công ty đầu tư; bảo toàn và phát triển vốn Tổng công ty đầu tư và vốn do Công ty tự huy động; chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về việc sử dụng vốn đề đầu tư thành lập doanh nghiệp khác; tự chịu trách nhiệm dân sự bằng toàn bộ tài sản của mình; định kỳ đánh giá lại tài sản của Công ty theo quy định của Chính phủ và Điều lệ này.
5. Tổng công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty thành viên hạch toán độc lập trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
6. Có quyền đề nghị Tổng công ty quyết định hoặc được Tổng công ty ủy quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, sáp nhập các đơn vị hạch toán phụ thuộc và quyết định bộ máy quản lý của các đơn vị hạch toán phụ thuộc.0
7. Xây dựng, áp đụng các định mức lao động, vật tư, đơn giá tiền lương và chi phí khác trên cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh doanh của công ty, phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ này.
8. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, chuyển lỗ theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, trích lập quỹ dự phòng tài chính, phần lợi nhuận còn lại được phân chia theo vốn Tổng công ty đầu tư và vốn của công ty tự huy động. Phần lợi nhuận phân chia theo vốn Tổng công ty đầu tư được dùng để tái đầu tư tăng vốn Tổng công ty tại công ty hoặc hình thành quỹ tập trung của Tổng công ty theo quy định của Chính phủ. Phần lợi nhuận phân chia theo vốn công ty tự huy động được trích một phần vào quỹ đầu tư phát triển của công ty theo tỷ lệ do Chính phủ quy định; phần còn lại do công ty tự quyết định việc phân phối vào quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.
9. Công ty có nghĩa vụ kinh doanh có lãi, đảm bảo chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn Tổng công ty đầu tư do Tổng công ty giao; đăng ký, kê khai và nộp đủ thuế, thực hiện nghĩa vụ đối với Tổng công ty và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của Tổng công ty; chịu sự giám sát, kiểm tra của Tổng công ty; định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về công ty và báo cáo tài chính của công ty với Tổng công ty; tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
[Điều lệ cụ thể từng Tổng công ty có thể quy định những nội dung khác].
MỤC III. CÁC ĐƠN VỈ THÀNH VIÊN KHÁC
Điều 40.Đơn vị thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, quy định của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Hội đồng quản trị Tổng công ty là đại diện chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thực hiện các quyền và nghĩa vụ sau đây đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
a) Quyết định chiến lược phát triển; phê duyệt Điều lệ khi thành lập; quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty theo đề nghị của Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty;
b) Quyết định điều chỉnh vốn điều lệ theo đề nghị của Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty;
c) Quyết định chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ công ty cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Quyết định mô hình tổ chức quản lý, cơ cấu quản lý; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, quyết định mức tiền lương, tiền thưởng và các lợi ích khác của Chủ tịch, ủy viên Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; phân cấp cho Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, quyết định mức tiền lương, tiền thưởng và các lợi ích khác của Tổng giám đốc công ty đó [cụ thể hóa phân cấp];
đ) Quyết định các dự án đầu tư, hợp đồng mua, bán, vay, cho vay có giá trị lớn hơn... % [ghi mức tỷ lệ % mà từ mức độ trở xuống Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định phân cấp cho Hội đồng quản trị (Chủ tịch công ty) công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được quyền quyết định các dự án đầu tư, hợp đồng mua, bán, vay, cho vay theo quy định của Nghị định số 63/2001/NĐ-CP] tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
e) Tổ chức giám sát, theo dõi và đánh giá hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý theo điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
g) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm và quyết định phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo đệ trình của công ty đó;
h) Quyết định các hình thức và biện pháp tổ chức lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định tại Điều lệ của công ty đó;
i) Các quyền khác quy định tại Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Điều 41.Đơn vị thành viên là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty liên doanh
Đơn vị thành viên là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, công ty lên doanh, công ty ở nước ngoài (sau đây gọi chung là doanh nghiệp bị chi phối) thành lập, tổ chức và hoạt động theo pháp luật về loại hình công ty đó.
2. Tổng công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cổ đông hoặc thành viên, bên liên doanh, bên góp vốn chi phối tại doanh nghiệp bị chi phối theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp đó.
3. Tổng công ty trực tiếp quản lý cổ phần, vốn góp chi phối ở doanh nghiệp bị chi phối thông qua người trực tiếp quản lý phần vốn của Tổng công ty tại các doanh nghiệp bị chi phối (sau đây gọi là người trực tiếp quản lý phần vốn góp chi phối).
4. Tổng công ty có quyền và nghĩa vụ chủ yếu sau:
a) Cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật, quyết đỉnh phụ cấp và lợi ích của người trực tiếp quản lý phần vốn góp chi phối;
b) Yêu cầu người trực tiếp quản lý phần vốn góp chi phối báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và các nội dung khác của doanh nghiệp bị chi phối;
c) Giao nhiệm vụ và yêu cầu người trực tiếp quản lý phần vốn góp chi phối xin ý kiến về những vấn đề quan trọng [những vấn đề quan trọng có thể được ghi cụ thể trong điều lệ Tổng công ty hoặc trong quy chế quản lý vốn góp của Tổng công ty ở doanh nghiệp khác] trước khi biểu quyết tại doanh nghiệp bị chỉ phối; báo cáo việc sử dụng cổ phần, vốn góp chi phối để phục vụ định hướng phát triển và mục tiêu của Tổng công ty;
d) Thu lợi tức và chịu rủi ro từ phần vốn góp của mình ở các doanh nghiệp bị chi phối;
đ) Giám sát, kiểm tra việc sử dụng phần vốn đã góp vào doanh nghiệp bị chỉ phối;
e) Chiu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển phần vốn đã góp vào các doanh nghiệp bị chi phối
MỤC IV. Q UAN HỆ TỔNG CÔNG TY VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN GÓP DƯỚI MỨC CHI PHỐI CỦA TỔNG CÔNG TY
Điều 42.Doanh nghiệp có vốn góp dưới mức chi phối của Tổng công ty
Doanh nghiệp có vốn góp dưới mức chi phối không là đơn vị thành viên của Tổng công ty.
Điều 43.Quan hệ Tổng công ty với các doanh nghiệp có vốn góp dưới mức chi phối của Tổng công ty
1. Doanh nghiệp có vốn góp không chi phối của Tổng công ty được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của doanh nghiệp đó.
2. Tổng công ty cử người đại diện để thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ của cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh theo điều lệ của doanh nghiệp đó hoặc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo hợp đồng liên kết.
MỤC V. NGƯỜI TRỰC TIẾP QUẢN LÝ VỐN GÓP CỦA TỔNG CÔNG TY Ở DOANH NGHIỆP KHÁC
Điều 44.Tiêu chuẩn và điều kiện của người trực tiếp quản lý phần vốn góp của Tổng công ty
1. Người trực tiếp quản lý phần vốn góp của Tổng công ty phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
a) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam; Là người của Tổng công ty;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ;
c) Hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật;
d) Có trình độ chuyên môn về tài chính doanh nghiệp hoặc lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng công ty; có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp, người trực tiếp quản lý phần vốn góp chi phối của Tổng công ty ở các công ty liên doanh với nước ngoài phải có thêm trình độ ngoại ngữ đủ để làm việc với người nước ngoài trong liên doanh không cần phiên dịch;
đ) Không là bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị em ruột của những người là đại diện chủ sở hữu, người trong Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Tổng giám đốc của doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng công ty mà người đó được giao trực tiếp quản lý phần vốn góp;
e) Không có quan hệ góp vốn thành lập doanh nghiệp, cho vay vốn, ký kết hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng công ty mà người đó được giao trực tiếp quản lý phần vốn góp, trừ trường hợp có cổ phần tại doanh nghiệp được cổ phần hóa.
2. Người đại diện tham gia ứng cử vào Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Tổng giám đốc của doanh nghiệp có vốn đầu tư của Tổng công ty mà người đó được giao trực tiếp quản lý phần vốn góp phải có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định pháp luật, điều lệ của doanh nghiệp đó.
[Điều lệ cụ thể của Tổng công ty có thể quy định cụ thể thêm hoặc bổ sung thêm các tiêu chuẩn và điều kiện khác về người trực tiếp quản lý phần vốn góp chi phối của Tổng công ty tại doanh nghiệp có vốn góp chì phối, căn cứ theo đặc điểm ngành nghề và đặc thù của Tổng công ty, doanh nghiệp có vốn góp chi phối].
Điều 45.Quyền, nghĩa vụ, quyền lợi của người trực tiếp quản lý phần vốn góp của Tổng công ty
1. Người trực tiếp quản lý phần vốn góp của Tổng công ty có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Đại diện cho Tổng công ty thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh tại doanh nghiệp có vốn góp. Sử dụng quyền cổ phần chi phối hoặc vốn góp chi phối để định hướng doanh nghiệp bị chi phối thực hiện chiến lược, mục tiêu của Tổng công ty;
b) Trực tiếp tham gia ứng cử vào bộ máy quản lý, điều hành của doanh nghiệp có vốn góp theo quy định của Điều lệ doanh nghiệp đó;
c) Theo dõi và giám sát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vốn góp;
d) Thực hiện chế độ báo cáo Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc về hiệu quả sử dụng phần vốn góp chi phối;
đ) Xin ý kiến Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trước khi tham gia biểu quyết tại Đại hội cổ đông,tại cuộc họp Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bị chi phối về: phương hướng chiến lược, kế hoạch kinh doanh; sửa đổi, bổ sung Điều lệ; tăng, giảm vốn điều lệ; chia lợi tức; bán tài sản có giá trị lớn;
e) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về quản lý phần vốn góp, hiệu quả sử dụng vốn góp của Công ty ở công ty được giao trực tiếp quản lý phần vốn góp. Trường hợp không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định, lợi dụng quyền đại diện phần vốn góp, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại cho Tổng công ty và đại điện chủ sở hữu thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và Quy chế tài chính của Tổng công ty.
[Căn cứ vào các điểm từ a đến e nêu tại khoản 1 Điều này và Nghị định 199/2004/NĐ-CP để quy định chi tiết trong Điều lệ của Công ty].
2. Người trực tiếp quản lý phần vốn góp của Tổng công ty hưởng chế độ lương, thưởng hoặc thù lao, phụ cấp trách nhiệm... theo quyết định của Hội đồng quản trị [Điều lệ cụ thể từng Tổng công ty quy định chi tiết theo đặc thù của mình, có thể phân loại chế độ lương, thưởng, thù lao, phụ cấp trách nhiệm theo doanh nghiệp có và không có vốn góp chi phối].
Thông tư 03/2005/TT-BKH xây dựng Điều lệ Tổng Công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập Điều lệ công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- Số hiệu: 03/2005/TT-BKH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 18/07/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Võ Hồng Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 33 đến số 34
- Ngày hiệu lực: 11/08/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Giải thích từ ngữ
- Điều 2. Tên và trụ sở của Tổng công
- Điều 3. Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân
- Điều 4. Mục tiêu và ngành, nghề kinh
- Điều 5. Vốn điều lệ của Tổng công ty
- Điều 6. Đại diện chủ sở hữu Tổng công ty
- Điều 7. Đại diện theo pháp luật
- Điều 8. Quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước
- Điều 9. Tổ chức Đảng và tổ chức chính trị - xã hội trong Tổng công ty
- Điều 10. Quyền của Tổng công ty trong hoạt động kinh doanh
- Điều 11. Nghĩa vụ của Tổng công ty trong hoạt động kinh doanh
- Điều 12. Nghĩa vụ và trách nhiệm của Tổng công ty đối với các đơn vị thành viên
- Điều 13. Quyền của Đại diện chủ sở
- Điều 14. Nghĩa vụ của Đại diện chủ sở hữu đối với Tổng công ty
- Điều 15. Quan hệ của Tổng công ty với Chính phủ và Bộ Tài chính
- Điều 16. Cơ cấu tổ chức quản lý
- Điều 17. Chức năng và cơ cấu của HĐQT
- Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị
- Điều 19. Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên Hội đồng quản trị
- Điều 20. Miễn nhiệm, thay thế thành viên Hội đồng quản trị
- Điều 21. Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Điều 22. Chế độ làm việc của Hội đồng quản trị
- Điều 23. Chế độ lương, phụ cấp, thưởng của thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên trách của Hội đồng quản trị
- Điều 24. Ban Kiểm soát
- Điều 25. Chức năng của Tổng giám đốc
- Điều 26. Tuyển chọn, bổ nhiệm, ký hợp đồng với Tổng giám đốc
- Điều 27. Thay thế, miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc
- Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc
- Điều 29. Quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành
- Điều 30. Nghĩa vụ, trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
- Điều 31. Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng
- Điều 32. Bộ máy giúp việc
- Điều 33. Hình thức tham gia quản lý Tổng công ty của người lao động.
- Điều 34. Nội dung tham gia quản lý của người lao động
- Điều 35. Các đơn vị thành viên của Tổng công ty
- Điều 36. Đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp
- Điều 37. Công ty thành viên hạch toán độc lập
- Điều 38. Vốn và tài sản của công ty thành viên hạch toán độc lập
- Điều 39. Quan hệ giữa Công ty thành viên hạch toán độc lập và Tổng công ty
- Điều 40. Đơn vị thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Điều 41. Đơn vị thành viên là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty liên doanh
- Điều 42. Doanh nghiệp có vốn góp dưới mức chi phối của Tổng công ty
- Điều 43. Quan hệ Tổng công ty với các doanh nghiệp có vốn góp dưới mức chi phối của Tổng công ty
- Điều 44. Tiêu chuẩn và điều kiện của người trực tiếp quản lý phần vốn góp của Tổng công ty
- Điều 45. Quyền, nghĩa vụ, quyền lợi của người trực tiếp quản lý phần vốn góp của Tổng công ty
- Điều 46. Tăng, giảm, điều chỉnh vốn Điều lệ của Tổng công ty
- Điều 47. Nguyên tắc quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí, giá thành và phân phối lợi nhuận của Tổng công ty
- Điều 48. Kế hoạch tài chính, kế toán, kiểm toán