Chương 3 Thông tư 03/2005/TT-BKH xây dựng Điều lệ Tổng Công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập Điều lệ công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU TỔNG CÔNG TY
Điều 13.Quyền của Đại diện chủ sở
1. Đại diện chủ sở hữu có các quyền sau đây trong lĩnh vực tổ chức, quản lý của Tổng công ty:
[Căn cứ Chương VI Luật Doanh nghiệp nhà nước, Nghị định 153/2004/NĐ-CP và quy định của Chính phủ về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty nhà nước và đặc điểm của Tổng công ty để cụ thể hóa] .
2. Đại diện chủ sở hữu có các quyền sau đây trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đầu tư và tài chính của Tổng công ty:
a) Trình Chính phủ các dự án đầu tư của Tổng công ty thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ hoặc Quốc hội do pháp luật quy định;
b) Quyết định các dự án đầu tư, phương án sử dụng vốn, tài sản của Tổng công ty để góp vốn, mua cổ phần của các công ty khác có giá trị lớn hơn... % [ghi mức tối đa Đại diện chủ sở hữu phân cấp cho Hội đồng quản trị quyết định mà từ mức này trở lên do Đại diện chủ sở hữu quyết định] tổng giá trị tài sản còn lại được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Tổng công ty hoặc lớn hơn... triệu đồng [ghi số lượng tuyệt đối triệu đồng tương đương với tỷ lệ % nêu trên] theo đề nghị của Hội đồng quản trị [có thể ghi cả 2 tiêu chí tỷ lệ % và số tuyệt đối (triệu đồng) hoặc chỉ ghi 1 trong 2 tiêu chí; trường hợp ghi số tuyệt đối (triệu đồng) thì không được trái với mức quy định tại khoản 3 Điều 30 Luật Doanh nghiệp nhà nước] ;
c) Quyết định chủ trương bán tài sản có giá trị lớn hơn... % [ghi mức tối đa Đại diện chủ sở hữu phân cấp cho Hội đồng quản trị quyết định mà từ mức này trở lên do Đại diện chủ sở hữu quyết định] tổng giá trị tài sản còn lại được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Tổng công ty hoặc lớn hơn... triệu đồng [ghi số lượng tuyệt đối triệu đồng tương đương với tỷ lệ % nêu trên] theo đề nghị của Hội đồng quản trị [có thể ghi cả 2 tiêu chí tỷ lệ % và số tuyệt đối (triệu đồng) hoặc chỉ ghi 1 trong 2 tiêu chí; trường hợp ghi số tuyệt đối (triệu đồng) thì không được trái với mức quy định tại khoản 3 Điều 30 Luật Doanh nghiệp nhà nước];
đ) Phê duyệt các phương án và dự án sau đây do Hội đồng quản trị đệ trình:
- Phương án sử dụng vốn, tài sản của Tổng công ty để góp vốn liên doanh với chủ đầu tư nước ngoài;
- Dự án đầu tư ra nước ngoài của Tổng công ty.
- Phương án mua công ty thuộc thành phần kinh tế khác.
đ) Phối hợp với Bộ Tài chính để:
- Xác định mức vốn điều lệ ban đầu, Phê duyệt việc tăng, giảm vốn điều lệ của Tổng công ty theo đề nghị của Hội đồng quản trị;
- Phê duyệt Quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty, trong đó có cơ chế phân phối lợi nhuận của Tổng công ty.
3. Đại diện chủ sở hữu có các quyền sau trong kiểm tra, giám sát Tổng công ty:
a) Giao và kiểm tra việc thực hiện chỉ tiêu hàng năm về tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu;
b) Được Tổng công ty báo cáo thường xuyên, kịp thời, chính xác các thông tin về hoạt động kinh doanh, tài chính của Tổng công ty theo quy định tại Chương VIII của Điều lệ này; được thông báo kế hoạch kinh doanh, dự toán tài chính liên quan đến hoạt động kinh doanh của Tổng công ty và các thông tin về hoạt động kinh doanh, tài chính của toàn bộ Tổng công ty;
c) Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá: kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty; thực hiện Quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty, trong đó có cơ chế phân phối lợi nhuận của Tổng công ty; chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đầu tư. Quy trình, thủ tục kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty và công tác quản lý, điều hành của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty theo quy định của pháp luật;
d) Phê duyệt việc chỉ định kiểm toán bên ngoài trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản trị hoặc Ban Kiểm soát hoặc yêu cầu chỉ định kiểm toán độc lập theo lựa chọn của riêng mình.
4. Trước khi quyết định hoặc phê duyệt theo thẩm quyền, Đại diện chủ sở hữu có thể yêu cầu Hội đồng quản trị hoặc đại diện được ủy quyền của Hội đồng quản trị báo cáo hoặc cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề được quyết định hoặc phê duyệt.
Điều 14.Nghĩa vụ của Đại diện chủ sở hữu đối với Tổng công ty
1. Tuân thủ Điều lệ của Tổng công ty
2. Bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm của Tổng công ty; không trực tiếp can thiệp vào hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, các công việc thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và bộ máy quản lý của từng công ty, từ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại diện chủ sở hữu quy định tại Điều 13 của Điều lệ này;
3. Trong quá trình hoạt động của Tổng công ty, nếu vốn chủ sở hữu thực tế thấp hơn mức vốn điều lệ đã được phê duyệt thì Đại diện chủ sở hữu phải có trách nhiệm đầu tư đủ vốn điều lệ cho Tổng công ty;
4. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Tổng công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của Tổng công ty;
5. Tuân theo các quy định của pháp luật về hợp đồng trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê và cho thuê giữa Tổng công ty và Đại diện chủ sở hữu;
6. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 15.Quan hệ của Tổng công ty với Chính phủ và Bộ Tài chính
.... [Cụ thể hóa Điều 65 và Điều 67 Luật Doanh nghiệp nhà nước theo đặc điểm của từng Tổng công ty].
Thông tư 03/2005/TT-BKH xây dựng Điều lệ Tổng Công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập Điều lệ công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- Số hiệu: 03/2005/TT-BKH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 18/07/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Võ Hồng Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 33 đến số 34
- Ngày hiệu lực: 11/08/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Giải thích từ ngữ
- Điều 2. Tên và trụ sở của Tổng công
- Điều 3. Hình thức pháp lý và tư cách pháp nhân
- Điều 4. Mục tiêu và ngành, nghề kinh
- Điều 5. Vốn điều lệ của Tổng công ty
- Điều 6. Đại diện chủ sở hữu Tổng công ty
- Điều 7. Đại diện theo pháp luật
- Điều 8. Quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước
- Điều 9. Tổ chức Đảng và tổ chức chính trị - xã hội trong Tổng công ty
- Điều 10. Quyền của Tổng công ty trong hoạt động kinh doanh
- Điều 11. Nghĩa vụ của Tổng công ty trong hoạt động kinh doanh
- Điều 12. Nghĩa vụ và trách nhiệm của Tổng công ty đối với các đơn vị thành viên
- Điều 13. Quyền của Đại diện chủ sở
- Điều 14. Nghĩa vụ của Đại diện chủ sở hữu đối với Tổng công ty
- Điều 15. Quan hệ của Tổng công ty với Chính phủ và Bộ Tài chính
- Điều 16. Cơ cấu tổ chức quản lý
- Điều 17. Chức năng và cơ cấu của HĐQT
- Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị
- Điều 19. Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên Hội đồng quản trị
- Điều 20. Miễn nhiệm, thay thế thành viên Hội đồng quản trị
- Điều 21. Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Điều 22. Chế độ làm việc của Hội đồng quản trị
- Điều 23. Chế độ lương, phụ cấp, thưởng của thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên trách của Hội đồng quản trị
- Điều 24. Ban Kiểm soát
- Điều 25. Chức năng của Tổng giám đốc
- Điều 26. Tuyển chọn, bổ nhiệm, ký hợp đồng với Tổng giám đốc
- Điều 27. Thay thế, miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc
- Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc
- Điều 29. Quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành
- Điều 30. Nghĩa vụ, trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
- Điều 31. Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng
- Điều 32. Bộ máy giúp việc
- Điều 33. Hình thức tham gia quản lý Tổng công ty của người lao động.
- Điều 34. Nội dung tham gia quản lý của người lao động
- Điều 35. Các đơn vị thành viên của Tổng công ty
- Điều 36. Đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp
- Điều 37. Công ty thành viên hạch toán độc lập
- Điều 38. Vốn và tài sản của công ty thành viên hạch toán độc lập
- Điều 39. Quan hệ giữa Công ty thành viên hạch toán độc lập và Tổng công ty
- Điều 40. Đơn vị thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Điều 41. Đơn vị thành viên là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty liên doanh
- Điều 42. Doanh nghiệp có vốn góp dưới mức chi phối của Tổng công ty
- Điều 43. Quan hệ Tổng công ty với các doanh nghiệp có vốn góp dưới mức chi phối của Tổng công ty
- Điều 44. Tiêu chuẩn và điều kiện của người trực tiếp quản lý phần vốn góp của Tổng công ty
- Điều 45. Quyền, nghĩa vụ, quyền lợi của người trực tiếp quản lý phần vốn góp của Tổng công ty
- Điều 46. Tăng, giảm, điều chỉnh vốn Điều lệ của Tổng công ty
- Điều 47. Nguyên tắc quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí, giá thành và phân phối lợi nhuận của Tổng công ty
- Điều 48. Kế hoạch tài chính, kế toán, kiểm toán