Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 86/2014/QĐ-UBND

Phan Rang - Tháp Chàm, ngày 20 tháng 11 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI SỞ XÂY DỰNG TỈNH NINH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 2480/TTr-SXD ngày 28 tháng 10 năm 2014 và Báo cáo thẩm định số 1566/BC-STP ngày 06 tháng 10 năm 2014 của Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 50/2009/QĐ-UBND ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Sở Xây dựng tỉnh và Quyết định số 1624/2010/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Đại

 

QUY ĐỊNH

GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI SỞ XÂY DỰNG TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 86/2014/QĐ-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

I. LĨNH VỰC NHÀ Ở

1. Thủ tục thẩm định hồ sơ đề xuất công nhận chủ đầu tư dự án khu đô thị mới

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.

- Chuyển Phòng Phát triển Đô thị giải quyết: 20 ngày.

+ Mời các sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương để nghe nhà đầu tư báo cáo và góp ý trước khi thẩm định.

+ Thẩm định hồ sơ năng lực và năng lực tài chính của nhà đầu tư, hồ sơ đề xuất dự án.

+ Tờ trình và dự thảo quyết định phê duyệt công nhận chủ đầu tư dự án khu đô thị mới.

- Trình Giám đốc Sở ký văn bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh: 03 ngày.

- Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: 05 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;

b) Cách thức thực hiện: tổ chức nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ, gồm:

- Tờ trình đề nghị công nhận chủ đầu tư dự án khu đô thị mới.

- Văn bản chấp thuận đầu tư dự án khu đô thị mới của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Giấy đăng ký kinh doanh có đăng ký về đầu tư kinh doanh bất động sản.

- Hồ sơ chứng minh năng lực của chủ đầu tư về tài chính (báo cáo tài chính của nhà đầu tư và phải được kiểm toán độc lập xác nhận) và kinh nghiệm về đầu tư và quản lý thực hiện dự án. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Thuyết minh đề xuất dự án: cần làm rõ sự cần thiết đầu tư, mục tiêu đầu tư và cơ sở pháp lý; địa điểm hiện trạng khu đất lập dự án, hình thức quản lý dự án; diện tích, ranh giới, phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư; phương thức giao, chuyển nhượng, thuê đất; giải pháp thiết kế; hình thức đầu tư, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư và xác định nguồn vốn thực hiện dự án; tiến độ thực hiện dự án; đề xuất về hỗ trợ, ưu đãi; đề xuất quản lý dự án trong quá trình thực hiện đầu tư và cam kết bảo đảm thực hiện dự án đúng nội dung và tiến độ đã được phê duyệt;

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng thẩm định dự án trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: tờ trình thẩm định, dự thảo quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh;

h) Phí, lệ phí: theo quy định tại Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng.

- Luật Nhà ở.

- Luật Kinh doanh Bất động sản.

- Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.

- Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BXD-BNV ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.

2. Thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận đầu tư dự án khu đô thị mới

2.1. Đối với dự án khu đô thị mới có quy mô sử dụng đất dưới 20ha:

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.

- Chuyển Phòng Phát triển Đô thị giải quyết: 30 ngày làm việc.

+ Mời Tổ chuyên gia giúp việc để nghe tư vấn báo cáo và góp ý trước khi thẩm định.

+ Thẩm định dự án.

+ Tờ trình và dự thảo quyết định phê duyệt chấp thuận đầu tư dự án khu đô thị mới.

- Trình Giám đốc Sở ký văn bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh: 03 ngày.

- Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và cho phép đầu tư: 05 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày.

b) Cách thức thực hiện: tổ chức nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 10 (mười) bộ, gồm:

- Tờ trình đề nghị chấp thuận đầu tư thực hiện dự án.

- Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc quyết định chỉ định chủ đầu tư hoặc văn bản xác nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp chủ đầu tư là chủ sử dụng khu đất thực hiện dự án.

- Hồ sơ dự án được quy định tại Điều 32 của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị (không bao gồm: mô hình thu nhỏ khu vực thực hiện dự án được quy định tại khoản 3 Điều 32 của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013).

- Các văn bản pháp lý kèm theo: quyết định phê duyệt khu vực phát triển đô thị và kế hoạch triển khai khu vực phát triển đô thị; hồ sơ quy hoạch chi tiết; hồ sơ chứng minh năng lực tài chính, kinh nghiệm về đầu tư và quản lý phù hợp để thực hiện dự án và các văn bản pháp lý liên quan khác.

d) Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng thẩm định dự án trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: tờ trình thẩm định, dự thảo quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh.

h) Lệ phí: theo quy định tại Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: tờ trình đề nghị chấp thuận đầu tư dự án (theo mẫu Phụ lục IV của Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BXD-BNV ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không.

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng.

- Luật Nhà ở.

- Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.

- Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BXD-BNV ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;

2.2. Đối với dự án khu đô thị mới có quy mô sử dụng đất từ 20ha đến dưới 100ha:

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.

- Chuyển phòng Phát triển Đô thị giải quyết: 35 ngày.

+ Mời Tổ chuyên gia giúp việc để nghe tư vấn báo cáo và góp ý trước khi thẩm định.

+ Dự thảo văn bản để Ủy ban nhân dân tỉnh lấy ý kiến của Bộ Xây dựng.

+ Tờ trình và dự thảo quyết định phê duyệt chấp thuận đầu tư dự án khu đô thị mới (sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Xây dựng).

- Trình Giám đốc Sở ký văn bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh: 03 ngày.

- Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và cho phép đầu tư: 05 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày.

b) Cách thức thực hiện: tổ chức nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 16 (mười sáu) bộ, gồm:

- Tờ trình đề nghị chấp thuận đầu tư thực hiện dự án.

- Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc quyết định chỉ định chủ đầu tư hoặc văn bản xác nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp chủ đầu tư là chủ sử dụng khu đất thực hiện dự án.

- Hồ sơ dự án được quy định tại Điều 32 của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị (không bao gồm: mô hình thu nhỏ khu vực thực hiện dự án được quy định tại khoản 3 Điều 32 của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013.

- Các văn bản pháp lý kèm theo: quyết định phê duyệt khu vực phát triển đô thị và kế hoạch triển khai khu vực phát triển đô thị; hồ sơ quy hoạch chi tiết; hồ sơ chứng minh năng lực tài chính, kinh nghiệm về đầu tư và quản lý phù hợp để thực hiện dự án và các văn bản pháp lý liên quan khác.

d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: tờ trình thẩm định, dự thảo quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh.

h) Lệ phí: theo quy định tại Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: tờ trình đề nghị chấp thuận đầu tư dự án (theo mẫu phụ lục IV của Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BXD-BNV ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không.

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng.

- Luật Nhà ở.

- Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.

- Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BXD-BNV ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.

3. Thủ tục thẩm định và phê duyệt dự án phát triển nhà ở được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản giải quyết: 24 ngày.

+ Thẩm định dự án, hiệu quả đầu tư.

+ Dự thảo văn bản thẩm định và tờ trình phê duyệt dự án phát triển nhà ở.

- Trình Giám đốc Sở ký văn bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.

- Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: 05 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;

b) Cách thức thực hiện: tổ chức nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ, gồm:

* Đối với dự án phát triển khu nhà ở:

- Phần thuyết minh của dự án:

+ Tên dự án;

+ Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của dự án.

+ Mục tiêu, hình thức đầu tư; địa điểm xây dựng; quy mô dự án; nhu cầu sử dụng đất; điều kiện tự nhiên của khu vực có dự án.

+ Các giải pháp thực hiện: phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có); phương án sử dụng công nghệ xây dựng; quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng áp dụng đối với dự án; đánh giá tác động môi trường; phương án phòng cháy, chữa cháy; các giải pháp về hạ tầng kỹ thuật và đấu nối với hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực; khả năng sử dụng hạ tầng xã hội của khu vực.

+ Nơi để xe công cộng và nơi để xe cho các hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong khu vực dự án sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng nhà ở (gồm xe đạp, xe cho người tàn tật, xe động cơ hai bánh, xe ôtô).

+ Khu vực đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội (nhà trẻ, trường học, y tế, dịch vụ, thể thao, vui chơi, giải trí, công viên), trừ trường hợp khu vực của dự án đã có công trình hạ tầng xã hội.

+ Diện tích đất dành để xây dựng nhà ở xã hội (nếu có).

+ Số lượng và tỷ lệ các loại nhà ở (bao gồm nhà biệt thự, nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư), tổng diện tích sàn nhà ở; phương án tiêu thụ sản phẩm (số lượng nhà ở bán, cho thuê hoặc cho thuê mua).

+ Các đề xuất về cơ chế áp dụng đối với dự án (về sử dụng đất, tài chính và các cơ chế khác).

+ Thời gian, tiến độ thực hiện dự án (tiến độ theo từng giai đoạn) và hình thức quản lý dự án.

+ Tổng mức đầu tư, nguồn vốn, hình thức huy động vốn, khả năng hoàn trả vốn, khả năng thu hồi vốn.

+ Trách nhiệm của Nhà nước về việc đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào và đi qua dự án.

+ Các công trình chuyển giao không bồi hoàn.

+ Phương án tổ chức quản lý, khai thác vận hành dự án và các công trình công ích trong dự án (mô hình tổ chức, hình thức quản lý vận hành, các loại phí dịch vụ).

- Phần thiết kế cơ sở của dự án:

+ Phần thuyết minh của thiết kế cơ sở: giới thiệu tóm tắt về địa điểm dự án; hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật của dự án, việc đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực; phương án bảo vệ môi trường; phương án phòng cháy, chữa cháy; phương án kiến trúc các công trình của dự án thành phần giai đoạn đầu;

+ Phần bản vẽ thiết kế cơ sở: bản vẽ tổng mặt bằng dự án, bản vẽ mặt cắt, bản vẽ mặt bằng và các giải pháp kết cấu chịu lực chính của các công trình thuộc dự án thành phần giai đoạn đầu; bản vẽ hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án kết nối với hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực.

* Đối với dự án phát triển nhà ở độc lập bao gồm:

- Phần thuyết minh của dự án:

+ Tên dự án.

+ Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của dự án.

+ Mục tiêu, hình thức đầu tư; địa điểm xây dựng; quy mô dự án; nhu cầu sử dụng đất; điều kiện tự nhiên của khu vực có dự án.

+ Các giải pháp thực hiện: phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có); phương án sử dụng công nghệ xây dựng; quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng áp dụng đối với dự án; đánh giá tác động môi trường; phương án phòng cháy, chữa cháy; các giải pháp về hạ tầng kỹ thuật và đấu nối với hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực; khả năng sử dụng hạ tầng xã hội của khu vực.

+ Nơi để xe công cộng và nơi để xe cho các hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong khu vực dự án sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng nhà ở (gồm xe đạp, xe cho người tàn tật, xe động cơ hai bánh, xe ôtô).

+ Khu vực đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội (nhà trẻ, trường học, y tế, dịch vụ, thể thao, vui chơi, giải trí, công viên), trừ trường hợp khu vực của dự án đã có công trình hạ tầng xã hội.

+ Diện tích đất dành để xây dựng nhà ở xã hội (nếu có).

+ Số lượng và tỷ lệ các loại nhà ở (bao gồm nhà biệt thự, nhà ở riêng lẻ, căn hộ chung cư), tổng diện tích sàn nhà ở; phương án tiêu thụ sản phẩm (số lượng nhà ở bán, cho thuê hoặc cho thuê mua).

+ Các đề xuất về cơ chế áp dụng đối với dự án (về sử dụng đất, tài chính và các cơ chế khác).

+ Thời gian, tiến độ thực hiện dự án (tiến độ theo từng giai đoạn) và hình thức quản lý dự án.

+ Tổng mức đầu tư, nguồn vốn, hình thức huy động vốn, khả năng hoàn trả vốn, khả năng thu hồi vốn.

+ Phương án tổ chức quản lý, khai thác vận hành dự án và các công trình công ích trong dự án (mô hình tổ chức, hình thức quản lý vận hành, các loại phí dịch vụ).

- Phần thiết kế cơ sở của dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

+ Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung: giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực; phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình; phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật; danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.

+ Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm: bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.

* Hồ sơ các giấy tờ pháp lý:

- Tờ trình của chủ đầu tư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện) đề nghị thẩm định và phê duyệt dự án phát triển nhà ở theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng.

- Bản sao quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và các bản vẽ quy hoạch tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp không phải lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 thì phải có bản sao bản vẽ tổng mặt bằng đã được cơ quan có thẩm quyền về quy hoạch chấp thuận theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

- Bản sao văn bản giao chủ đầu tư dự án do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Các văn bản về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định.

* Việc thẩm định thiết kế cơ sở của dự án phát triển nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng;

d) Thời hạn giải quyết: 33 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng thẩm định dự án trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản thẩm định, quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh;

h) Lệ phí: theo quy định tại Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: mẫu tờ trình của chủ đầu tư đề nghị thẩm định và phê duyệt dự án phát triển nhà ở được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước quy định tại Phụ lục 2 (ban hành kèm theo Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng năm 2003.

- Luật Nhà ở.

- Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.

- Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.

- Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.

- Thông tư số 03/2014/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Bộ Xây dựng về sửa đổi bổ sung Điều 21 của Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng.

- Công văn số 2369/BXD-QLN ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Bộ Xây dựng về việc đề nghị ban hành các quy định cụ thể về cơ chế, chính sách về đối tượng, điều kiện được mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp.

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Quyết định số 45/2014/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

4. Thủ tục chấp thuận đầu tư dự án phát triển nhà ở bằng nguồn vốn không phải từ ngân sách Nhà nước có số lượng nhà ở từ 500 đến dưới 2.500 căn (trường hợp không phải đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án)

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 1/2 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản giải quyết: 21,5 ngày.

- Tờ trình (theo mẫu) đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản chấp thuận đầu tư.

- Trình Giám đốc Sở ký văn bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.

- Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: 05 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;

b) Cách thức thực hiện: tổ chức nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 02 bộ có chứng thực (hoặc nộp bản sao từ sổ gốc thì phải xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) gồm:

- Tờ trình của chủ đầu tư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Bản sao văn bản công nhận chủ đầu tư dự án của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Bản sao các giấy tờ:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản (trong trường hợp là doanh nghiệp trong nước được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, là hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã).

- Giấy chứng nhận đầu tư có hoạt động đầu tư bất động sản (trong trường hợp là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoạt động đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư).

- Giấy tờ chứng minh vốn đầu tư thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư của dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20ha, không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư của dự án có quy mô sử dụng đất từ 20ha trở lên.

- Quyết định phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/2000 và các bản vẽ quy hoạch tỷ lệ 1/2000 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (đối với khu vực dự án chưa có quy hoạch tỷ lệ 1/2000) hoặc bản sao quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và các bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (đối với khu vực dự án đã có quy hoạch tỷ lệ 1/2000); trong trường hợp không phải lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 thì phải có bản sao bản vẽ tổng mặt bằng đã được cơ quan có thẩm quyền về quy hoạch chấp thuận.

Ghi chú: trong trường hợp cơ quan thẩm định phải gửi lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan thì chủ đầu tư phải photo thêm (số bộ hồ sơ bằng số lượng các cơ quan cần lấy ý kiến);

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định, có văn bản chấp thuận đầu tư;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản chấp thuận đầu tư dự án phát triển nhà ở;

h) Lệ phí: không;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: mẫu tờ trình của chủ đầu tư đề nghị chấp thuận đầu tư dự án phát triển nhà ở được xây dựng bằng nguồn vốn không phải từ ngân sách Nhà nước tại Phụ lục 5 (ban hành kèm theo Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có văn bản công nhận chủ đầu tư dự án.

- Có quy hoạch 1/500 được phê duyệt.

- Có vốn đầu tư thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư của dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20ha, không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư của dự án có quy mô sử dụng đất từ 20ha trở lên;

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng năm 2003.

- Luật Nhà ở.

- Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.

- Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.

- Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.

- Thông tư số 03/2014/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Bộ Xây dựng về sửa đổi bổ sung Điều 21 của Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng.

- Công văn số 2369/BXD-QLN ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Bộ Xây dựng về việc đề nghị ban hành các quy định cụ thể về cơ chế, chính sách về đối tượng, điều kiện được mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp.

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Quyết định số 45/2014/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

5. Thủ tục chấp thuận bổ sung nội dung dự án phát triển nhà ở bằng nguồn vốn không phải từ ngân sách Nhà nước có số lượng nhà ở từ 500 đến dưới 2.500 căn

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 1/2 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản giải quyết: 11,5 ngày.

+ Lập tờ trình đề nghị chấp thuận bổ sung nội dung dự án.

- Trình Giám đốc Sở ký văn bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.

- Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. 05 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;

b) Cách thức thực hiện: tổ chức nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 02 bộ gồm:

- Tờ trình của chủ đầu tư đề nghị chấp thuận bổ sung nội dung dự án.

- Bản sao có chứng thực (hoặc nộp bản sao từ sổ gốc thì phải xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) quyết định phê duyệt dự án của cơ quan có thẩm quyền kèm theo hồ sơ dự án đã được phê duyệt.

Ghi chú: trong trường hợp cơ quan thẩm định phải gửi lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan thì chủ đầu tư phải photo thêm (số bộ hồ sơ bằng số lượng các cơ quan cần lấy ý kiến);

d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định, có văn bản chấp thuận bổ sung nội dung dự án;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản chấp thuận bổ sung nội dung dự án;

h) Lệ phí: không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng năm 2003.

- Luật Nhà ở.

- Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.

- Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.

- Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.

- Thông tư số 03/2014/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Bộ Xây dựng về sửa đổi bổ sung Điều 21 của Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng.

- Công văn số 2369/BXD-QLN ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Bộ Xây dựng về việc đề nghị ban hành các quy định cụ thể về cơ chế, chính sách về đối tượng, điều kiện được mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp.

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Quyết định số 45/2014/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

6. Thủ tục cấp mới chứng chỉ môi giới bất động sản

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 1/2 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản giải quyết: 04 ngày.

+ Làm phiếu đề xuất giải quyết hồ sơ.

+ Dự thảo quyết định, in chứng chỉ.

- Trình Giám đốc Sở ký: 01 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1/2 ngày;

b) Cách thức thực hiện: cá nhân nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ, gồm:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ có dán ảnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người xin cấp chứng chỉ.

- 02 ảnh màu cỡ 3x4cm chụp trong năm xin cấp chứng chỉ.

- Bản sao có chứng thực (hoặc nộp bản sao từ sổ gốc thì phải xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người xin cấp chứng chỉ.

- Bản sao có chứng thực (hoặc nộp bản sao từ sổ gốc thì phải xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) giấy chứng nhận đã hoàn thành khoá đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản;

d) Thời hạn giải quyết: 06 ngày;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: là cá nhân

- Không phải là cán bộ, công chức Nhà nước.

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không bị cấm hành nghề theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; không đang trong tình trạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù.

- Có giấy chứng nhận đã hoàn thành khoá đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản.

- Có hồ sơ xin cấp chứng chỉ môi giới bất động sản theo quy định;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng chỉ;

h) Lệ phí: 200.000 đồng/chứng chỉ, theo quy định tại Nghị định số 153 /2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: mẫu đơn xin cấp chứng chỉ môi giới, định giá quy định tại Phụ lục 6 Thông tư số 13/2008/TT-BXD ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ Xây dựng;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và h­ướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản.

- Chỉ thị số 11/2007/TC-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng về việc triển khai thi hành Luật Kinh doanh bất động sản.

- Thông tư số 13/2008/TT-BXD ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007.

7. Thủ tục cấp lại chứng chỉ môi giới bất động sản

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 1/2 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản giải quyết: 01 ngày.

+ Làm phiếu đề xuất giải quyết hồ sơ.

+ Dự thảo quyết định, in chứng chỉ.

- Trình Giám đốc Sở ký: 01 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1/2 ngày;

b) Cách thức thực hiện: cá nhân nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ, gồm:

- Người đã được cấp chứng chỉ môi giới bất động sản được đề nghị cấp lại chứng chỉ khi chứng chỉ cũ bị rách nát hoặc bị mất.

- Đơn xin cấp lại chứng chỉ có dán ảnh.

- Chứng chỉ bị rách nát. Trường hợp bị mất chứng chỉ thì phải có giấy xác nhận của cơ quan đã cấp chứng chỉ nếu xin cấp lại chứng chỉ ở cơ quan khác.

- 02 ảnh màu cỡ 3x4cm chụp trong năm xin cấp lại chứng chỉ;

d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng chỉ;

h) Lệ phí: 200.000 đồng/chứng chỉ, theo quy định tại Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: người đã được cấp chứng chỉ môi giới bất động sản được đề nghị cấp lại chứng chỉ khi chứng chỉ cũ bị rách nát hoặc bị mất;

l) Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và h­ướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản.

- Chỉ thị số 11/2007/TC-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng về việc triển khai thi hành Luật Kinh doanh bất động sản.

- Thông tư số 13/2008/TT-BXD ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007.

8. Thủ tục cấp mới chứng chỉ định giá bất động sản

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 1/2 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản giải quyết: 04 ngày.

+ Làm phiếu đề xuất giải quyết hồ sơ.

+ Dự thảo quyết định, in chứng chỉ.

- Trình Giám đốc Sở ký: 01 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1/2 ngày;

b) Cách thức thực hiện: cá nhân nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ, gồm:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ có dán ảnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người xin cấp chứng chỉ.

- 2 ảnh màu cỡ 3x4cm chụp trong năm xin cấp chứng chỉ.

- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người xin cấp chứng chỉ.

- Bản sao giấy chứng nhận đã hoàn thành khoá đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về định giá bất động sản.

- Bản sao bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học.

Ghi chú: tất cả bản sao đều có chứng thực hoặc nộp bản sao từ sổ gốc thì phải xuất trình kèm bản chính để đối chiếu;

d) Thời hạn giải quyết: 06 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: là cá nhân

- Không phải là cán bộ, công chức Nhà nước.

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không bị cấm hành nghề theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; không đang trong tình trạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù.

- Có giấy chứng nhận đã hoàn thành khoá đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về định giá bất động sản.

- Có hồ sơ xin cấp chứng chỉ định giá bất động sản theo quy định;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng chỉ;

h) Lệ phí: 200.000 đồng/chứng chỉ, theo quy định tại Nghị định số 153 /2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: mẫu đơn xin cấp chứng chỉ môi giới, định giá quy định tại Phụ lục 6 Thông tư số 13/2008/TT-BXD ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ Xây dựng;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và h­ướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản.

- Chỉ thị số 11/2007/TC-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng về việc triển khai thi hành Luật Kinh doanh bất động sản.

- Thông tư số 13/2008/TT-BXD ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007.

9. Thủ tục cấp lại chứng chỉ định giá bất động sản

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 1/2 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản giải quyết: 01 ngày.

+ Làm phiếu đề xuất giải quyết hồ sơ.

+ Dự thảo quyết định, in chứng chỉ.

- Trình Giám đốc Sở ký: 01 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1/2 ngày;

b) Cách thức thực hiện: cá nhân nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ, gồm:

- Người đã được cấp chứng chỉ định giá bất động sản được đề nghị cấp lại chứng chỉ khi chứng chỉ cũ bị rách nát hoặc bị mất.

- Đơn xin cấp lại chứng chỉ có dán ảnh.

- Chứng chỉ bị rách nát. Trường hợp bị mất chứng chỉ thì phải có giấy xác nhận của cơ quan đã cấp chứng chỉ nếu xin cấp lại chứng chỉ ở cơ quan khác.

- 02 ảnh màu cỡ 3x4cm chụp trong năm xin cấp lại chứng chỉ;

d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng chỉ;

h) Lệ phí: 200.000đ/01 chứng chỉ, theo quy định tại Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: người đã được cấp chứng chỉ định giá bất động sản được đề nghị cấp lại chứng chỉ khi chứng chỉ cũ bị rách nát hoặc bị mất;

l) Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và h­ướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản.

- Chỉ thị số 11/2007/TC-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng về việc triển khai thi hành Luật Kinh doanh bất động sản.

- Thông tư số 13/2008/TT-BXD ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007.

10. Thủ tục thông báo hoạt động sàn giao dịch bất động sản

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 1/2 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản giải quyết: 5 ngày.

+ Làm văn bản báo cáo Bộ Xây dựng biết để thống nhất quản lý và đưa lên Website của Mạng các sàn giao dịch bất động sản Việt Nam trước khi sàn tiến hành hoạt động.

- Trình Giám đốc Sở ký: 01 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1/2 ngày (đồng thời gửi văn bản báo cáo ra Bộ Xây dựng);

b) Cách thức thực hiện: cá nhân nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ, gồm:

- Đơn thông báo hoạt động sàn giao dịch bất động sản.

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ bất động sản hoặc kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản.

- Quyết định ban hành Quy chế hoạt động kèm theo Quy chế hoạt động sàn giao dịch bất động sản có nội dung theo quy định tại điểm 1.8 khoản 1 Phần IV Thông tư số 13/2008/TT-BXD.

- Quyết định bổ nhiệm giám đốc sàn giao dịch bất động sản.

- Bản sao giấy chứng nhận đã hoàn thành khoá đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản của người quản lý sàn.

- Bản sao chứng chỉ môi giới bất động sản của 02 nhân viên làm công việc môi giới bất động sản.

- Bản sao chứng chỉ định giá bất động sản của 02 nhân viên làm công việc định giá bất động sản (nếu có chức năng định giá bất động sản).

- Bản sao các giấy tờ chứng minh địa điểm giao dịch của sàn giao dịch bất động sản:

- Hợp đồng thuê địa điểm (theo quy định tại khoản 2 Điều 124 Bộ luật Dân sự và khoản 3 Điều 93 Luật Nhà ở) với thời hạn thuê tối thiểu 01 năm (12 tháng) kể từ ngày sàn giao dịch bất động sản bắt đầu hoạt động (nếu thuê địa điểm) hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình (nếu địa điểm thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân thành lập sàn).

Ghi chú: tất cả bản sao đều có chứng thực hoặc nộp bản sao từ sổ gốc thì phải xuất trình kèm bản chính để đối chiếu;

d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng xem xét hồ sơ và làm văn bản báo cáo Bộ Xây dựng biết để thống nhất quản lý và đưa lên Website của mạng các sàn giao dịch bất động sản Việt Nam trước khi sàn tiến hành hoạt động;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản báo cáo Bộ Xây dựng;

h) Lệ phí: không;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và h­ướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản.

- Chỉ thị số 11/2007/CT-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng về việc triển khai thi hành Luật Kinh doanh bất động sản.

- Thông tư số 13/2008/TT-BXD ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007.

II. LĨNH VỰC XÂY DỰNG

1. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công công trình

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 1/2 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý xây dựng giải quyết: 17 ngày.

+ Xem xét hồ sơ và tổ chức họp Hội đồng cấp chứng chỉ.

+ Hoàn tất biên bản cuộc họp và dự thảo quyết định.

+ In chứng chỉ.

- Trình Giám đốc Sở ký: 02 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1/2 ngày;

b) Cách thức thực hiện: cá nhân nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ, gồm:

- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề (theo mẫu).

- 02 ảnh màu 3x4 (chụp trong năm xin cấp chứng chỉ hành nghề).

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ liên quan đến nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề.

- Bản sao chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình.

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng liên quan đến lĩnh vực xin cấp chứng chỉ hành nghề (theo mẫu).

- Bản khai có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc hội nghề nghiệp (nếu là hội viên của hội nghề nghiệp). Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận;

d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng chỉ;

h) Lệ phí: 300.000 đồng/chứng chỉ theo quy định tại Thông tư số 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng).

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng theo Phụ lục 2 (ban hành kèm theo Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

- Có đạo đức nghề nghiệp và có hồ sơ xin cấp chứng chỉ theo quy định và đã nộp lệ phí theo quy định.

- Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành đào tạo phù hợp với nội dung xin đăng ký hành nghề, do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.

- Đã trực tiếp tham gia thực hiện thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 (ba) năm trở lên hoặc đã tham gia thực hiện thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 5 (năm) công trình được nghiệm thu bàn giao.

- Đã thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình từ 3 (ba) năm trở lên (áp dụng đối với trường hợp trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành).

- Có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình xin cấp chứng chỉ do cơ sở đào tạo được Bộ Xây dựng công nhận cấp;

l) Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.

2. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 1/2 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý xây dựng giải quyết: 17 ngày.

+ Xem xét hồ sơ và tổ chức họp Hội đồng cấp chứng chỉ.

+ Hoàn tất biên bản cuộc họp và dự thảo quyết định.

+ In chứng chỉ.

- Trình Giám đốc Sở ký: 02 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1/2 ngày;

b) Cách thức thực hiện: cá nhân nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ, gồm:

- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề (theo mẫu).

- 02 ảnh màu 3x4 (chụp trong năm xin cấp chứng chỉ hành nghề).

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ liên quan đến nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề.

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng liên quan đến lĩnh vực xin cấp chứng chỉ hành nghề (theo mẫu).

- Bản khai có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc hội nghề nghiệp (nếu là hội viên của hội nghề nghiệp). Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận;

d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng chỉ.

h) Lệ phí: 300.000 đồng/chứng chỉ theo quy định tại Thông tư số 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng).

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng theo phụ lục 2 (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

- Có đạo đức nghề nghiệp và có hồ sơ xin cấp chứng chỉ theo quy định và đã nộp lệ phí theo quy định.

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc hoặc quy hoạch xây dựng do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.

- Có kinh nghiệm trong công tác thiết kế ít nhất 05 năm và đã tham gia thực hiện thiết kế kiến trúc ít nhất 05 công trình hoặc 05 đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt;

l) Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.

3. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư xây dựng

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 1/2 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý xây dựng giải quyết: 17 ngày.

+ Xem xét hồ sơ và tổ chức họp Hội đồng cấp chứng chỉ.

+ Hoàn tất biên bản cuộc họp và dự thảo quyết định.

+ In chứng chỉ.

- Trình Giám đốc Sở ký: 02 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1/2 ngày;

b) Cách thức thực hiện: cá nhân nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ, gồm:

- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề (theo mẫu).

- 02 ảnh màu 3x4 (chụp trong năm xin cấp chứng chỉ hành nghề).

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ liên quan đến nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề.

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng liên quan đến lĩnh vực xin cấp chứng chỉ hành nghề (theo mẫu).

- Bản khai có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc hội nghề nghiệp (nếu là hội viên của hội nghề nghiệp). Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận;

d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng chỉ;

h) Lệ phí: 300.000 đồng/chứng chỉ theo quy định tại Thông tư số 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng).

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng theo Phụ lục 2 (ban hành kèm theo Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy phép cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

- Có đạo đức nghề nghiệp và có hồ sơ xin cấp chứng chỉ theo quy định và đã nộp lệ phí theo quy định.

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với nội dung đăng ký hành nghề do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.

- Có kinh nghiệm về lĩnh vực xin đăng ký hành nghề ít nhất 05 năm và đã tham gia thực hiện thiết kế hoặc khảo sát ít nhất 05 công trình;

l) Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.

4. Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề (kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, giám sát thi công công trình)

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 1/2 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý xây dựng giải quyết: 18 ngày.

+ Xem xét hồ sơ.

+ Dự thảo quyết định, in chứng chỉ.

- Trình Giám đốc Sở ký: 01 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1/2 ngày;

b) Cách thức thực hiện: cá nhân nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ, gồm:

- Đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề.

- 02 ảnh màu 3x4 (chụp trong năm xin cấp chứng chỉ hành nghề).

- Chứng chỉ cũ (đối với trường hợp: chứng chỉ cũ bị rách, nát; chứng chỉ đã hết hạn).

- Bản sao văn bằng tốt nghiệp;

d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng chỉ;

h) Lệ phí: 150.000 đồng/chứng chỉ theo quy định tại Thông tư số 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.

5. Thủ tục cấp bổ sung chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, giám sát thi công công trình)

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 1/2 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý xây dựng giải quyết: 18 ngày.

+ Xem xét hồ sơ.

+ Dự thảo quyết định, in chứng chỉ.

- Trình Giám đốc Sở ký: 01 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1/2 ngày;

b) Cách thức thực hiện: cá nhân nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ, gồm:

- Đơn xin cấp bổ sung chứng chỉ hành nghề nộp tại Sở Xây dựng, nơi đã cấp chứng chỉ hành nghề cũ (theo mẫu).

- 02 ảnh màu 3x4 (chụp trong năm xin cấp chứng chỉ hành nghề).

- Chứng chỉ cũ.

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và bản kê khai kinh nghiệm liên quan đến nội dung xin bổ sung hành nghề;

d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng chỉ;

h) Lệ phí: 150.000 đồng/chứng chỉ theo quy định tại Thông tư 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: đơn xin cấp bổ sung chứng chỉ hành nghề theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.

6. Thủ tục cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 1, hạng 2

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 1/2 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý xây dựng giải quyết: 06 ngày.

+ Xem xét hồ sơ và làm phiếu đề xuất giải quyết hồ sơ.

+ In chứng chỉ.

- Trình Giám đốc Sở ký: 01 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1/2 ngày;

b) Cách thức thực hiện: cá nhân nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ, gồm:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng theo mẫu.

- 02 ảnh màu 3x4 chụp trong vòng 06 tháng tính đến ngày đề nghị cấp chứng chỉ.

- Bản sao có chứng thực (hoặc nộp bản sao từ sổ gốc thì phải xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) các văn bằng, giấy chứng nhận đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng, chứng minh nhân dân có chứng thực hoặc hộ chiếu của người đề nghị cấp chứng chỉ.

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn liên quan đến hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo mẫu, có xác nhận của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý hoặc của chủ đầu tư;

d) Thời hạn giải quyết: 08 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng chỉ;

h) Lệ phí: 300.000 đồng/chứng chỉ theo quy định tại Thông tư số 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng theo Phụ lục 5 (ban hành theo Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng).

- Mẫu bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Phụ lục 6 (ban hành theo Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 1 khi chưa có chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 thì người đề nghị cấp chứng chỉ phải có tối thiểu 10 năm liên tục tham gia hoạt động quản lý chi phí và chủ trì thực hiện ít nhất 5 công việc trong số các công việc:

- Lập, thẩm tra tổng mức đầu tư.

- Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Xác định chỉ tiêu xuất vốn đầu tư, định mức, đơn giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng.

- Đo bóc khối lượng xây dựng công trình.

- Lập, thẩm tra dự toán xây dựng công trình.

- Xác định giá gói thầu, giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

- Kiểm soát chi phí xây dựng công trình.

- Lập hồ sơ thanh toán, quyết toán hợp đồng.

- Lập hồ sơ thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;

l) Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng.

7. Thủ tục nâng hạng chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 1 (trường hợp nâng từ hạng 2 lên hạng 1)

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 1/2 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý xây dựng giải quyết: 06 ngày.

+ Xem xét hồ sơ và làm phiếu đề xuất giải quyết hồ sơ.

+ In chứng chỉ.

- Trình Giám đốc Sở ký: 01 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1/2 ngày;

b) Cách thức thực hiện: cá nhân nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ, gồm:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng theo mẫu.

- 02 ảnh màu 3x4 chụp trong vòng 06 tháng tính đến ngày đề nghị cấp chứng chỉ.

- Bản sao chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 2, giấy chứng nhận đã tham gia khoá đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý chi phí và cơ chế chính sách đầu tư xây dựng.

- Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn liên quan đến hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình kể từ khi được cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 theo mẫu có xác nhận của cơ quan tổ chức trực tiếp quản lý hoặc của chủ đầu tư;

d) Thời hạn giải quyết: 08 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng chỉ;

h) Lệ phí: 300.000 đồng/chứng chỉ theo quy định tại Thông tư 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn đề nghị nâng hạng kỹ sư định giá xây dựng Phụ lục 7 (ban hành theo Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng).

- Mẫu bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Phụ lục 6 (ban hành theo Thông tư số 05/2010/TT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 1 khi chưa có chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 thì người đề nghị cấp chứng chỉ phải có tối thiểu 10 năm liên tục tham gia hoạt động quản lý chi phí và chủ trì thực hiện ít nhất 5 công việc trong số các công việc:

- Lập, thẩm tra tổng mức đầu tư.

- Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Xác định chỉ tiêu xuất vốn đầu tư, định mức, đơn giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng.

- Đo bóc khối lượng xây dựng công trình.

- Lập, thẩm tra dự toán xây dựng công trình.

- Xác định giá gói thầu, giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

- Kiểm soát chi phí xây dựng công trình.

- Lập hồ sơ thanh toán, quyết toán hợp đồng.

- Lập hồ sơ thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

l) Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng.

8. Thủ tục cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 1/2 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý xây dựng giải quyết: 05 ngày.

+ Xem xét hồ sơ và làm phiếu đề xuất giải quyết hồ sơ.

+ In chứng chỉ.

- Trình Giám đốc Sở ký: 01 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1/2 ngày;

b) Cách thức thực hiện: cá nhân nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ, gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng theo mẫu.

- 02 ảnh màu 3x4 chụp trong vòng 6 tháng tính đến ngày đề nghị cấp chứng chỉ.

- Chứng chỉ cũ đối với trường hợp bị rách, nát;

d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: chứng chỉ;

h) Lệ phí: 150.000 đồng/chứng chỉ theo quy định tại Thông tư 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng theo Phụ lục 5 (ban hành theo Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng.

9. Thủ tục cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài là tổ chức nhận thầu các gói thầu thuộc dự án nhóm B, C

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 1/2 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý xây dựng giải quyết: 10 ngày.

+ Xem xét hồ sơ.

+ Làm đề xuất và dự thảo giấy phép thầu.

- Trình Giám đốc Sở ký: 03 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1/2 ngày;

b) Cách thức thực hiện: tổ chức nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 03 bộ (01 bộ gốc và 02 bộ photo).

- Đơn đề nghị cấp giấy phép thầu (theo mẫu).

- Bản sao có chứng thực văn bản về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hoặc hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp.

- Bản sao có chứng thực giấy phép thành lập; điều lệ công ty (hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức) và chứng chỉ hành nghề của nước, nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp.

- Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động xây dựng liên quan đến công việc nhận thầu (theo mẫu) và báo cáo tài chính được kiểm toán trong 03 năm gần nhất (đối với trường hợp nhà thầu nhận thực hiện gói thầu thuộc đối tượng không bắt buộc phải áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam).

- Hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc bản cam kết sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện công việc nhận thầu (đã có trong hồ sơ dự thầu hay hồ sơ chào thầu).

- Hợp đồng hoặc thoả thuận liên danh với nhà thầu Việt Nam đối với trường hợp đã ký hợp đồng liên danh khi dự thầu hoặc chào thầu. Hợp đồng với thầu phụ Việt Nam đối với trường hợp đã xác định được danh sách thầu phụ Việt Nam khi dự thầu hoặc chào thầu.

- Trường hợp khi dự thầu hoặc chọn thầu chưa xác định được thầu phụ thì phải có hợp đồng hoặc thoả thuận nguyên tắc với thầu phụ Việt Nam kèm theo văn bản chấp thuận của chủ đầu tư.

- Đơn đề nghị cấp giấy phép thầu phải làm bằng tiếng Việt. Giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nước ngoài phải được hợp pháp hoá lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam và các nước có liên quan là thành viên có quy định về miễn trừ hợp pháp hoá lãnh sự. Các giấy tờ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;

d) Thời hạn giải quyết: 14 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy phép thầu;

h) Lệ phí: 2.000.000 đồng/giấy phép theo quy định tại Thông tư số 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: đơn đề nghị cấp giấy phép thầu cho tổ chức theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT-BXD ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thủ tục và quản lý việc cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11.

- Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.

- Quyết định số 03/2012/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thông tư số 01/2012/TT-BXD ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thủ tục và quản lý việc cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.

- Thông tư số 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng.

10. Thủ tục cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài là cá nhân hoạt động tư vấn đầu tư xây dựng

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 1/2 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý xây dựng giải quyết: 10 ngày.

+ Xem xét hồ sơ.

+ Làm đề xuất và dự thảo giấy phép thầu.

- Trình Giám đốc Sở ký: 03 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1/2 ngày;

b) Cách thức thực hiện: cá nhân nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 03 bộ (01 bộ gốc và 02 bộ photo).

- Đơn đề nghị cấp giấy phép thầu (theo mẫu).

- Bản sao có chứng thực văn bản về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hoặc hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp.

- Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động hoặc chứng chỉ hành nghề tư vấn do nước mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp và bản sao hộ chiếu cá nhân.

- Lý lịch nghề nghiệp cá nhân (tự khai) kèm theo bản sao hợp đồng về các công việc có liên quan đã thực hiện trong 03 năm gần nhất.

- Đơn đề nghị cấp giấy phép thầu phải làm bằng tiếng Việt. Bản sao giấy phép hoạt động hoặc chứng chỉ hành nghề tư vấn do nước ngoài cấp phải được hợp pháp hoá lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam và các nước có liên quan là thành viên có quy định về miễn trừ hợp pháp hoá lãnh sự. Các giấy tờ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;

d) Thời hạn giải quyết: 14 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy phép thầu;

h) Lệ phí: 2.000.000 đồng/giấy phép theo quy định tại Thông tư 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: đơn đề nghị cấp giấy phép thầu cho cá nhân Phụ lục 4 (ban hành kèm theo Thông tư số 01/2012/TT-BXD ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thủ tục và quản lý việc cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11

- Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.

- Quyết định số 03/2012/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thông tư số 01/2012/TT-BXD ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thủ tục và quản lý việc cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.

- Thông tư số 33/2012/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng.

11. Thủ tục đăng ký văn phòng điều hành cho nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 1/2 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý xây dựng giải quyết: 03 ngày.

+ Xem xét hồ sơ.

+ Dự thảo giấy xác nhận.

- Trình Giám đốc Sở ký: 01 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1/2 ngày;

b) Cách thức thực hiện: tổ chức nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ, gồm:

- Đơn xin đăng ký văn phòng điều hành.

- Bản sao có chứng thực giấy phép thầu nơi có dự án nhận thầu;

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy xác nhận đăng ký văn phòng điều hành công trình;

h) Lệ phí: không;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: đơn xin đăng ký văn phòng điều hành Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Công văn số 438/BXD-XL ngày 17 tháng 3 năm 2008 của Bộ Xây dựng về việc đăng ký văn phòng điều hành công trình của nhà thầu nước ngoài);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.

- Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam.

- Công văn số 438/BXD-XL ngày 17 tháng 3 năm 2008 của Bộ Xây dựng về việc đăng ký văn phòng điều hành công trình của nhà thầu nước ngoài.

- Quyết định số 03/2012/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 87/2004/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thông tư số 01/2012/TT-BXD ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép thầu và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam.

12. Thủ tục tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và vật liệu cho sản xuất ximăng

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý Xây dựng giải quyết: 06 ngày làm việc đối với các dự án nhóm C; 11 ngày làm việc đối với các dự án nhóm B.

+ Xem xét hồ sơ theo các nghị định, thông tư hiện hành liên quan nghiệp vụ chuyên môn.

+ Dự thảo văn bản lấy ý kiến thiết kế cơ sở.

- Trình Giám đốc Sở ký: 02 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;

b) Cách thức thực hiện: tổ chức nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Tờ trình xin ý kiến về thiết kế cơ sở.

- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp là chủ đầu tư và doanh nghiệp hoặc cá nhân làm tư vấn (giấy phép thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề).

- Bản sao các văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước, giấy phép có liên quan đến công tác thăm dò, khai thác khoáng sản và văn bản phê duyệt các tài liệu địa chất, địa hình, trữ lượng khoáng sản sử dụng để thiết kế.

- Quyết định chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài của cấp có thẩm quyền trong trường hợp thiết kế áp dụng theo tiêu chuẩn nước ngoài (thực hiện theo Thông tư số 40/2009/TT-BXD ngày 09 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định việc áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam).

- Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ (03 bộ);

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc đối với các dự án nhóm C; 15 ngày làm việc đối với các dự án nhóm B;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản lấy ý kiến về thiết kế cơ sở;

h) Lệ phí: theo quy định tại Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: tờ trình xin ý kiến về thiết kế cơ sở mẫu 1 hoặc mẫu 2 (ban hành kèm theo Thông tư 33/2012/TT-BCT ngày 14 tháng 11 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định về lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ, dự án đầu tư xây dựng mỏ khoáng sản rắn);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng 2003.

- Luật khoáng sản số 60/2010/QH12.

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư 33/2012/TT-BCT ngày 14 tháng 11 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định về lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ, dự án đầu tư xây dựng mỏ khoáng sản rắn.

- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.

13. Thủ tục tham gia ý kiến về báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình mỏ và thiết kế bản vẽ thi công

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý Xây dựng giải quyết: 06 ngày làm việc đối với các dự án nhóm C; 11 ngày làm việc đối với các dự án nhóm B.

+ Xem xét hồ sơ theo các nghị định, thông tư hiện hành liên quan nghiệp vụ chuyên môn.

+ Dự thảo văn bản lấy ý kiến về báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

- Trình Giám đốc Sở ký: 02 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;

b) Cách thức thực hiện: tổ chức nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: gồm:

- Tờ trình xin ý kiến về báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp là chủ đầu tư và doanh nghiệp hoặc cá nhân làm tư vấn (giấy phép thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề).

- Bản sao các văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước, giấy phép có liên quan đến công tác thăm dò, khai thác khoáng sản và văn bản phê duyệt các tài liệu địa chất, địa hình, trữ lượng khoáng sản sử dụng để thiết kế.

- Quyết định chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài của cấp có thẩm quyền trong trường hợp thiết kế áp dụng theo tiêu chuẩn nước ngoài (thực hiện theo Thông tư số 40/2009/TT-BXD ngày 09 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định việc áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam).

- Hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình mỏ và thiết kế bản vẽ thi công (03 bộ);

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày đối với các dự án nhóm C; 15 ngày đối với các dự án nhóm B;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản lấy ý kiến về báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

h) Lệ phí: theo quy định tại Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: tờ trình xin ý kiến về báo cáo kinh tế - kỹ thuật mẫu 1 hoặc mẫu 2 (ban hành kèm theo Thông tư số 33/2012/TT-BCT ngày 14 tháng 11 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định về lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ, dự án đầu tư xây dựng mỏ khoáng sản rắn);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng 2003.

- Luật khoáng sản số 60/2010/QH12.

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư 33/2012/TT-BCT ngày 14 tháng 11 năm 2012 của Bộ Công Thương quy định về lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ, dự án đầu tư xây dựng mỏ khoáng sản rắn.

- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.

14. Thủ tục thẩm định dự toán di dời, bồi thường công trình

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 1/2 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý xây dựng giải quyết: 12 ngày.

+ Xem xét hồ sơ.

+ Dự thảo văn bản thẩm định.

- Trình Giám đốc Sở ký: 02 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1/2 ngày;

b) Cách thức thực hiện: tổ chức nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ, gồm:

- Tờ trình thẩm định.

- Báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc dự toán chi phí di dời.

- Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán (đối với công trình di dời đường dây và trạm biến áp).

- Biên bản kiểm kê tài sản có xác nhận của Trung tân Phát triển Quỹ đất (hoặc Hồi đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp huyện, thành phố), Ủy ban nhân dân cấp xã và người bị thu hồi đất, bị thu hồi tài sản;

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản thẩm định;

h) Lệ phí: theo quy định tại Thông tư 176/2011/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

- Thông tư 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

15. Thủ tục thẩm định điều chỉnh tổng mức đầu tư

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 1/2 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý xây dựng giải quyết: 12 ngày.

+ Xem xét hồ sơ.

+ Dự thảo văn bản thẩm định.

- Trình Giám đốc Sở ký: 02 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1/2 ngày;

b) Cách thức thực hiện: tổ chức nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ, gồm:

- Tờ trình đề nghị thẩm định của chủ đầu tư.

- Hồ sơ tính toán tổng mức đầu tư điều chỉnh.

- Báo cáo kết quả thẩm tra tổng mức đầu tư điều chỉnh.

- Văn bản chấp thuận chủ trương điều chỉnh tổng mức đầu tư của người quyết định đầu tư.

- Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản thẩm định;

h) Lệ phí: theo quy định tại Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

16. Thủ tục thẩm định công tác khảo sát lập bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 1/2 ngày.

- Chuyển Phòng Quy hoạch - Kiến trúc giải quyết: 12 ngày.

+ Xem xét hồ sơ.

+ Dự thảo giấy xác nhận.

- Trình Giám đốc Sở ký: 02 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1/2 ngày;

b) Cách thức thực hiện: tổ chức nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ, gồm:

- Tờ trình thẩm định (theo mẫu).

- Hồ sơ năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện công việc khảo sát; hợp đồng; phương án kỹ thuật - dự toán đã được chủ đầu tư phê duyệt.

- Báo cáo tổng kết kỹ thuật công trình khảo sát (bao gồm bản vẽ và thuyết minh).

- Các văn bản pháp lý có liên quan;

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản thẩm định;

h) Lệ phí: lệ phí thẩm định theo tỷ lệ % (phần trăm) chi phí thực hiện công việc theo Thông tư số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2007 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: tờ trình thẩm định Phụ lục 2 (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2011/TT-BXD ngày 09 tháng 6 năm 2011 của Bộ Xây dựng quy định việc kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công tác khảo sát lập bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch và thiết kế xây dựng);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc bản đồ.

- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của chính Phủ về quy hoạch xây dựng.

- Nghị định số 37/2010/ND-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư số 05/2011/TT-BXD ngày 09 tháng 6 năm 2011 của Bộ Xây dựng quy định việc kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công tác khảo sát lập bản đồ địa hình phục vụ quy hoạch và thiết kế xây dựng.

- Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập dự toán kinh phí đo đạc bản đồ và quản lý đất đai.

17. Thủ tục lấy ý kiến thiết kế cơ sở dự án

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.

- Chuyển các phòng chuyên môn (theo lĩnh vực phân công) giải quyết: 06 ngày làm việc đối với các dự án nhóm C; 11 ngày làm việc đối với các dự án nhóm B.

+ Xem xét hồ sơ theo các nghị định, thông tư hiện hành liên quan nghiệp vụ chuyên môn.

+ Dự thảo văn bản lấy ý kiến thiết kế cơ sở.

- Trình Giám đốc Sở ký: 02 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;

b) Cách thức thực hiện: tổ chức nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ, gồm:

- Tờ trình về việc lấy ý kiến thiết kế cơ sở.

- Bản vẽ + thuyết minh thiết kế cơ sở.

- Văn bản chấp thuận địa điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với khu đất xây dựng chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt hoặc chứng chỉ quy hoạch do Sở Xây dựng cấp đối với khu đất xây dựng có quy hoạch xây dựng được duyệt và quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị đã được ban hành cho tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.

- Các văn bản về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định;

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc đối với các dự án nhóm C; 15 ngày làm việc đối với các dự án nhóm B;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản lấy ý kiến về thiết kế cơ sở;

h) Lệ phí: theo quy định tại Thông tư số 176/2011/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng năm 2003.

- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Căn cứ Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP.

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

- Quyết định số 45/2014/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.

18. Thủ tục thẩm tra hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công - dự toán

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.

- Chuyển các phòng chuyên môn (theo lĩnh vực phân công) giải quyết: 21 ngày đối với công trình thiết kế từ 02 bước trở lên; 11 ngày đối với công trình thiết kế một bước và nhà ở riêng lẻ.

+ Thẩm tra hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công - dự toán.

+ Dự thảo văn bản về báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng công trình theo Phụ lục 2 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD.

- Trình Giám đốc Sở ký: 02 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;

b) Cách thức thực hiện: tổ chức hoặc cá nhân nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Hồ sơ các giấy tờ pháp lý: 01 (một) bộ, gồm:

- Tờ trình thẩm tra thiết kế xây dựng (theo Phụ lục 1 Thông tư số 13/2013/TT-BXD).

- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng công trình (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu của chủ đầu tư); hồ sơ thiết kế cơ sở đã được phê duyệt cùng dự án đầu tư xây dựng hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt với trường hợp thiết kế một bước; văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có).

- Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về các nội dung đã được quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP; điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế xây dựng; kinh nghiệm chủ nhiệm thiết kế, khảo sát và các chủ trì thiết kế kèm theo có ký xác nhận và đóng dấu của chủ đầu tư.

- Các hồ sơ khảo sát xây dựng có liên quan đến bản vẽ và thuyết minh thiết kế (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu của chủ đầu tư).

- Các bản vẽ và thuyết minh thiết kế theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 7 Thông tư số 13/2013/TT-BXD.

- Dự toán xây dựng công trình (bản chính) đối với công trình có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước;

d) Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc đối với công trình thiết kế từ 02 bước trở lên; 15 ngày làm việc đối với công trình thiết kế một bước và nhà ở riêng lẻ;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản về báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng công trình theo Phụ lục 2 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD;

h) Lệ phí: không có.

Phí thẩm tra của cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng quy định tại Thông tư số 75/2014/TT-BTC ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm tra thiết kế công trình xây dựng;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: tờ trình thẩm tra thiết kế xây dựng công trình theo mẫu tại Phụ lục 01 (Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng năm 2003.

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

- Quyết định số 45/2014/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.

19. Thủ tục thẩm định hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.

- Chuyển các phòng chuyên môn (theo lĩnh vực phân công) giải quyết: 11 ngày.

+ Thẩm định nội dung báo cáo kinh tế kỹ thuật.

+ Làm tờ trình và dự thảo quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật.

- Trình Giám đốc Sở ký văn bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.

- Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;

b) Cách thức thực hiện: tổ chức nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Hồ sơ các giấy tờ pháp lý: 02 (hai) bộ, gồm:

- Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật của chủ đầu tư (theo mẫu).

- Kế hoạch vốn hoặc quyết định cấp vốn đầu tư.

- Kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán của chủ đầu tư.

- Kết quả thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán của đơn vị tư vấn thực hiện (nếu có).

- Chứng chỉ quy hoạch xây dựng nếu công trình thuộc khu vực đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và thiết kế đô thị được duyệt, đối với khu vực chưa có Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và thiết kế đô thị được duyệt thì bắt buộc phải có văn bản thoả thuận kiến trúc quy hoạch của cơ quan chuyên môn.

- Hồ sơ báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật, quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh;

h) Lệ phí: theo quy định tại Thông tư 176/2011/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: tờ trình thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình theo quy định tại Phụ lục 2 (ban hành kèm theo Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng năm 2003.

- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Căn cứ Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP.

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

- Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng.

- Căn cứ Quyết định số 45/2014/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Theo văn bản số 109/SXD-QHKT ngày 21 tháng 01 năm 2010 của Sở Xây dựng Ninh Thuận về việc hướng dẫn công tác quản lý kiến trúc quy hoạch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

20. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng tạm công trình

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.

- Chuyển các phòng chuyên môn (theo lĩnh vực phân công) giải quyết: 06 ngày.

+ Xem xét hồ sơ.

+ Làm đề xuất và dự thảo giấy phép.

- Trình Giám đốc Sở ký: 02 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;

b) Cách thức thực hiện: tổ chức hoặc cá nhân nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm.

- Bản sao có công chứng (hoặc nộp bản sao từ sổ gốc thì phải xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyết định giao đất; hợp đồng thuê đất) do nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó mục đích sử dụng đất công trình là đất xây dựng.

- Kết quả thẩm tra của đơn vị tư vấn độc lập có đủ năng lực.

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (03 bộ), gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí xây dựng công trình tỷ lệ 1/500.

+ Bản vẽ mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt chủ yếu công trình tỷ lệ 1/100 - 1/200.

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/500 - 1/200 và chi tiết móng tỷ lệ 1/50.

+ Sơ đồ hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải, cấp điện tỷ lệ 1/100 - 1/200.

+ Nếu là công trình, nhà ở sửa chữa cải tạo ngoài hồ sơ quy định tại các điểm a, b, c, d của khoản 5 Điều này, trong hồ sơ phải có:

+ Bản vẽ hiện trạng mặt bằng, mặt đứng công trình trước khi sửa chữa cải tạo, nâng cấp và ảnh chụp hiện trạng công trình, nhà ở kèm theo biện pháp tháo dỡ.

- Ngoài ra trong hồ sơ cần phải có.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy; hồ sơ thiết kế thẩm duyệt phòng cháy và chữa cháy; báo cáo đánh giá tác động mội trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường (trong trường hợp công trình thuộc danh mục phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường; công trình thuộc danh mục phải thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy theo quy định hiện hành);

d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy phép xây dựng;

h) Lệ phí: theo quy định pháp luật hiện hành;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu Phụ lục 10; Phụ lục 12 (ban hành kèm theo Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng). Riêng tiêu đề của đơn được đổi thành “Đơn đề nghị cấp giấy phép tạm”;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng;

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng năm 2003.

- Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng.

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng.

- Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

- Quyết định số 75/2013/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Quy định về quy trình cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng giấy phép trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Quyết định số 45/2014/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.

21. Thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình

a) Trình tự thực hiện:

- Cơ quan, cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.

- Chuyển các phòng chuyên môn (theo lĩnh vực phân công) giải quyết: 11 ngày.

+ Xem xét hồ sơ.

+ Làm đề xuất và dự thảo giấy phép.

- Trình Giám đốc Sở ký: 02 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;

b) Cách thức thực hiện: tổ chức hoặc cá nhân nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ;

- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng.

- Bản sao có công chứng (hoặc nộp bản sao từ sổ gốc thì phải xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyết định giao đất; hợp đồng thuê đất) do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó mục đích sử dụng là đất xây dựng công trình (tùy thuộc vào quy mô, tính chất, địa điểm xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ, cơ quan cấp giấy phép xây dựng xem xét nếu công trình liên quan đến các điều kiện nào quy định tại Điều 5 Nghị định số 64/CP thì gửi hồ sơ để lấy ý kiến của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về các lĩnh vực đó; nếu công trình, nhà ở riêng lẻ không liên quan đến các điều kiện nào quy định tại các Điều này thì không phải lấy ý kiến).

- Giấy chứng nhận về phòng cháy chữa cháy (đối với công trình yêu cầu phải có giấy chứng nhận về PCCC).

- Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường (đối với công trình khi vận hành khai thác sử dụng phát sinh ra chất thải ảnh hưởng đến môi trường).

- Văn bản chấp thuận của Ban Tôn giáo cấp có thẩm quyền (đối với công trình tôn giáo).

- Văn bản thoả thuận của cơ quan quản lý đường bộ, công trình thủy lợi (nếu công trình xây dựng có sử dụng hành lang đê điều, kênh mương, quốc lộ, tỉnh lộ).

- Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định.

- Hai bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã đư­ợc chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định.

- Kết quả thẩm tra của đơn vị tư vấn độc lập có năng lực.

- Văn bản thoả thuận kiến trúc - quy hoạch của Sở Xây dựng;

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân. Không yêu cầu thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình của dự án đầu tư thuộc khu vực đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và các công trình theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy phép xây dựng;

h) Lệ phí: theo quy định pháp luật hiện hành;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu phụ lục 7, phụ lục 8, phụ lục 10; phụ lục 12, phụ lục 16 (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: cấp giấy phép xây dựng cho công trình dân dụng (trụ sở của cơ quan, tổ chức) sử dụng nguồn vốn ngân sách hoặc nguồn vốn khác;

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng năm 2003.

- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.

- Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

- Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công an về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP.

- Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT/BXD-BTTTT ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng - Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình trạm thu, phát sóng thông tin di động ở các đô thị.

- Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng.

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ, về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng.

- Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Quyết định số 19/2006/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng các trục đường chính trong thị xã Phan Rang - Tháp Chàm.

- Quyết định số 377/2008/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành Quy định phạm vi giới hạn hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Quyết định số 152/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Quyết định số 75/2013/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Quy định về quy trình cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng giấy phép trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định quản lý xây dựng, lắp đặt và hoạt động của trạm thu phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Các đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

22. Thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.

- Chuyển các phòng chuyên môn (theo lĩnh vực phân công) giải quyết: 06 ngày.

+ Xem xét hồ sơ.

+ Làm đề xuất và dự thảo giấy phép.

- Trình Giám đốc Sở ký: 02 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;

b) Cách thức thực hiện: tổ chức hoặc cá nhân nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ;

- Đơn xin điều chỉnh giấy phép xây dựng.

- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.

- Bản vẽ thiết kế điều chỉnh;

d) Thời hạn thực hiện: 10 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy phép xây dựng;

h) Lệ phí: không;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng theo Phụ lục 17 (ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng năm 2003.

- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Quyết định số 19/2006/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng các trục đường chính trong thị xã Phan Rang - Tháp Chàm.

- Quyết định số 377/2008/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành Quy định phạm vi giới hạn hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về cấp phép xây dựng.

- Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn chi tiết một số nội dung Nghị định số 64/2012/NĐ-CP.

- Quyết định số 75/2013/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định về quy trình cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Các đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

23. Thủ tục gia hạn giấy phép xây dựng công trình

a) Trình tự thực hiện:

- Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 1/2 ngày.

- Chuyển các phòng chuyên môn (theo lĩnh vực phân công) giải quyết: 03 ngày.

+ Xem xét hồ sơ.

+ Làm đề xuất và dự thảo giấy phép.

- Trình Giám đốc Sở ký: 01 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1/2 ngày;

b) Cách thức thực hiện: tổ chức hoặc cá nhân nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

- Đơn xin gia hạn giấy phép xây dựng.

- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;

d) Thời gian thực hiện: 05 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy phép xây dựng;

h) Lệ phí: theo quy định pháp luật hiện hành;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng năm 2003.

- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Quyết định số 19/2006/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng các trục đường chính trong thị xã Phan Rang - Tháp Chàm.

- Quyết định số 377/2008/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành Quy định phạm vi giới hạn hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về cấp phép xây dựng.

- Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn chi tiết một số nội dung Nghị định số 64/2012/NĐ-CP.

- Quyết định số 75/2013/QĐ-UBND ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định về quy trình cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Các đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

24. Thủ tục phê duyệt phương án phá dỡ công trình xây dựng

a) Trình tự thực hiện:

- Nhà thầu gửi phương án phá dỡ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 1/2 ngày

- Chuyển Phòng Quản lý xây dựng giải quyết: 04 ngày

- Trình Giám đốc Sở ký: 02 ngày

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 1/2 ngày;

b) Cách thức thực hiện: tổ chức hoặc cá nhân nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ gồm:

- Phương án phá dỡ thể hiện được các biện pháp, quy trình phá dỡ.

- Các trang - thiết bị phục vụ phá dỡ, biện pháp che chắn để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, trình tự, tiến độ, kinh phí phá dỡ;

d) Thời gian thực hiện: 07 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính;

h) Lệ phí: không;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

III. LĨNH VỰC HẠ TẦNG KỸ THUẬT

1. Thủ tục cấp giấy phép công trình theo tuyến trong đô thị

a) Trình tự thực hiện:

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý Hạ tầng kỹ thuật giải quyết: 11 ngày.

+ Làm đề xuất và dự thảo giấy phép.

- Trình Giám đốc Sở ký: 02 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;

b) Cách thức thực hiện: tổ chức hoặc cá nhân nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ hồ sơ pháp lý, 03 bộ bản vẽ thiết kế, gồm:

c.1) Đối với trường hợp xây dựng mới:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu tại Phụ lục 6 (mẫu 2) Thông tư 10/2012/TT-BXD.

- Bản sao có chứng thực (hoặc nộp bản sao từ sổ gốc thì phải xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (nếu có).

- Biện pháp thi công của chủ đầu tư.

- Cam kết hoàn trả mặt bằng.

- Mỗi bộ bản vẽ thiết kế, gồm:

+ Sơ đồ vị trí, hướng tuyến công trình.

+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình tỷ lệ 1/500 - 1/5000.

+ Bản vẽ các mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200.

+ Riêng đối với công trình ngầm phải bổ sung thêm:

* Bản vẽ các mặt cắt ngang, các mặt cắt dọc thể hiện chiều sâu công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200.

* Sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài công trình.

c.2) Đối với trường hợp xây dựng theo giai đoạn:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng, theo mẫu tại Phụ lục số 11 Thông tư này;

- Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc văn bản cho phép và thoả thuận về hướng tuyến của cấp có thẩm quyền;

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư;

- Biện pháp thi công của chủ đầu tư.

- Cam kết hoàn trả mặt bằng.

- Mỗi bộ bản vẽ thiết kế, gồm:

+ Sơ đồ vị trí tuyến công trình tỷ lệ 1/100 - 1/1000;

+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể của công trình tỷ lệ 1/100 - 1/500;

+ Các bản vẽ theo từng giai đoạn:

* Bản vẽ các mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình theo giai đoạn, tỷ lệ 1/50 - 1/200;

* Đối với công trình ngầm yêu cầu phải có bản vẽ các mặt cắt ngang, các mặt cắt dọc thể hiện chiều sâu công trình theo từng giai đoạn, tỷ lệ 1/50 - 1/200;

* Sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực theo từng giai đoạn, tỷ lệ 1/100- 1/500;

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: giấy phép xây dựng;

h) Lệ phí: theo quy định pháp luật hiện hành;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: đơn theo mẫu 2 Phụ lục 6 và Phụ lục 11 (ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng năm 2003.

- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.

- Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về cấp phép xây dựng.

- Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn chi tiết một số nội dung Nghị định số 64/2012/NĐ-CP.

- Quyết định số 19/2006/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng các trục đường chính trong thị xã Phan Rang - Tháp Chàm.

- Quyết định số 377/2008/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành Quy định phạm vi giới hạn hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Các đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

IV. LĨNH VỰC QUY HOẠCH XÂY DỰNG

1. Thủ tục thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý kiến trúc và quy hoạch giải quyết: 16 ngày.

+ Xem xét hồ sơ; thẩm định các nội dung quy định theo các nghị định, thông tư liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn.

+ Mời các sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương để nghe tư vấn báo cáo và góp ý trước khi thẩm định.

+ Dự thảo kết quả thẩm định, tờ trình và quyết định phê duyệt.

- Trình Giám đốc Sở ký văn bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.

- Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quyết định: 05 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;

b) Cách thức thực hiện: tổ chức nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ, gồm:

- Tờ trình xin thẩm định.

- Quyết định phê duyệt nhiệm vụ.

- Biên bản hoặc thông báo góp ý về đồ án quy hoạch có tham dự sở, ban, ngành liên quan.

- Biên bản hoặc phiếu lấy ý kiến nhân dân, địa phương.

- Biên bản nghiệm thu đo đạc.

- Bản vẽ đo đạc hiện trạng.

- Nội dung hồ sơ đồ án quy hoạch đô thị:

+ Đối với quy hoạch chung đô thị: theo khoản 2 và khoản 3, Điều 10 của Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.

Thành phố thuộc tỉnh, thị xã:

* Thuyết minh tổng hợp: nêu đầy đủ các luận chứng, căn cứ khoa học và thực tiễn để làm rõ các nội dung của đồ án được quy định tại Điều 16 của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Thuyết minh phải có các sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3, bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán và hình ảnh minh hoạ.

* Thành phần bản vẽ bao gồm:

• Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng, tỷ lệ 1/50.000 hoặc 1/250.000.

• Các bản đồ hiện trạng gồm: hiện trạng sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, giao thông, cấp điện và chiếu sáng đô thị, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát nước bẩn, thu gom chất thải rắn, nghĩa trang, môi trường, đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất xây dựng, tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.

• Sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị (tối thiểu 02 phương án. Sơ đồ này chỉ dùng khi nghiên cứu báo cáo, không nằm trong hồ sơ trình phê duyệt).

• Sơ đồ định hướng phát triển không gian đô thị, tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.

• Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng theo các giai đoạn quy hoạch, tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.

• Các bản đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường, tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.

* Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung đô thị: quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung đô thị phải thể hiện đầy đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Quy hoạch đô thị và phải có sơ đồ kèm theo. Đề cương quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung đô thị hướng dẫn tại phụ lục kèm theo Thông tư này.

* Dự thảo quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chung đô thị.

Thị trấn, đô thị loại V chưa công nhận là thị trấn:

* Thuyết minh tổng hợp: nêu đầy đủ các luận chứng, căn cứ khoa học và thực tiễn để làm rõ các nội dung của đồ án được quy định tại Điều 17 của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Thuyết minh phải có các sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3, bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán và hình ảnh minh hoạ.

* Thành phần bản vẽ bao gồm:

• Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng, tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.

• Các bản đồ hiện trạng gồm: hiện trạng sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, giao thông, cấp điện và chiếu sáng đô thị, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát nước bẩn, thu gom chất thải rắn, nghĩa trang, môi trường, đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất xây dựng, tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.

• Sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị (tối thiểu 02 phương án. Sơ đồ này chỉ dùng khi nghiên cứu báo cáo, không nằm trong hồ sơ trình phê duyệt);

• Sơ đồ định hướng phát triển không gian đô thị, tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.

• Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng theo các giai đoạn quy hoạch, tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.

• Các bản đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường, tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.

* Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung đô thị: quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung đô thị phải thể hiện đầy đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Quy hoạch đô thị và phải có sơ đồ kèm theo. Đề cương quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung đô thị hướng dẫn tại phụ lục kèm theo Thông tư này.

* Dự thảo quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.

+ Đối với quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000): theo Điều 11 của Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.

* Thuyết minh tổng hợp: nêu đầy đủ các luận chứng, căn cứ khoa học và thực tiễn để làm rõ các nội dung của đồ án được quy định tại Điều 19 của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Thuyết minh phải có các sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3, bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán và hình ảnh minh hoạ.

* Thành phần bản vẽ bao gồm:

• Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất, tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.

• Bản đồ hiện trạng kiến trúc cảnh quan và đánh giá đất xây dựng, tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.

• Các bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường, tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.

• Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.

• Sơ đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.

• Bản đồ quy hoạch giao thông và chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.

• Các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác và môi trường, tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.

• Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật, tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.

• Bản đồ đánh giá môi trường chiến lược, tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.

* Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu: quy định quản lý theo đồ án quy hoạch phân khu phải thể hiện đầy đủ nội dung quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Quy hoạch đô thị và phải có sơ đồ các khu chức năng kèm theo. Đề cương quy định quản lý theo đồ án quy hoạch hướng dẫn tại phụ lục kèm theo Thông tư này.

+ Đối với quy hoạch chi tiết: theo Điều 12 của Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.

* Thuyết minh tổng hợp: nêu đầy đủ các luận chứng, căn cứ khoa học và thực tiễn để làm rõ các nội dung của đồ án được quy định tại Điều 20 của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Thuyết minh phải có các sơ đồ, bản vẽ thu nhỏ khổ A3, bảng biểu thống kê, phụ lục tính toán và hình ảnh minh hoạ.

* Thành phần bản vẽ bao gồm:

• Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất, tỷ lệ 1/2.000 hoặc1/5.000.

• Bản đồ hiện trạng kiến trúc cảnh quan và đánh giá đất xây dựng, tỷ lệ 1/500.

• Các bản đồ hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tỷ lệ 1/500.

• Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, tỷ lệ 1/500.

• Sơ đồ tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan.

• Bản đồ chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật, tỷ lệ 1/500.

• Các bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường, tỷ lệ 1/500.

• Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật, tỷ lệ 1/500;

• Bản đồ đánh giá môi trường chiến lược tỷ lệ 1/500.

• Cần thể hiện thêm bản đồ địa hình lồng ghép bản đồ địa chính đối với các loại bản đồ sau: hiện trạng kiến trúc cảnh quan và đánh giá đất xây dựng; hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật; quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật; quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường.

* Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết: quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết phải thể hiện đầy đủ nội dung quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật Quy hoạch đô thị và sơ đồ kèm theo. Đề cương quy định quản lý theo đồ án quy hoạch hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.

- Nội dung hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng của các khu chức năng ngoài đô thị (trừ Quy hoạch xây dựng nông thôn): thành phần nội dung đồ án quy hoạch xây dựng theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 4 năm 2008 và quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2008 của Bộ Xây dựng.

+ Đối với quy hoạch xây dựng vùng:

* Thành phần bản vẽ bao gồm:

• Bản đồ vị trí và mối quan hệ liên vùng; tỷ lệ 1/100.000 - 1/500.000.

• Bản đồ hiện trạng tổng hợp gồm sử dụng đất, hệ thống cơ sở kinh tế, hệ thống đô thị và các điểm dân cư nông thôn, hệ thống các công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật vùng; đánh giá tổng hợp đất xây dựng; tỷ lệ 1/25.000 - 1/250.000.

• Bản đồ định hướng phát triển không gian hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn, các khu công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch; các khu vực bảo vệ di sản, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hoá; các khu vực cấm xây dựng và các khu dự trữ phát triển; tỷ lệ 1/25.000 - 1/250.000.

• Bản đồ định hướng phát triển hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; tỷ lệ 1/25.000 - 1/250.000.

* Báo cáo tổng hợp gồm thuyết minh, các văn bản pháp lý có liên quan, tờ trình phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng.

* Quy định về quản lý quy hoạch xây dựng vùng: trên cơ sở nội dung bản vẽ, thuyết minh của đồ án quy hoạch, các kiến nghị, giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng vùng theo các giai đoạn và yêu cầu phát triển của vùng, người có thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng ban hành Quy định về quản lý quy hoạch xây dựng vùng.

+ Đối với quy hoạch xây dựng chung:

* Bản vẽ gồm:

• Sơ đồ vị trí và mối quan hệ vùng; tỷ lệ 1/50.000 - 1/250.000.

• Các bản đồ hiện trạng phục vụ cho việc thiết kế quy hoạch chung xây dựng đô thị; tỷ lệ 1/5.000 - 1/25.000.

• Bản đồ định hướng phát triển không gian đô thị; tỷ lệ 1/5.000- 1/25.000.

• Các bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất của đô thị theo từng giai đoạn quy hoạch; tỷ lệ 1/5.000 - 1/25.000.

• Các bản đồ quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị; tỷ lệ 1/5.000 - 1/25.000.

• Bản đồ chỉ giới đường đỏ các trục đường chính, cốt khống chế xây dựng đô thị; tỷ lệ 1/5.000 - 1/25.000.

• Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật các tuyến đường xây dựng mới; tỷ lệ 1/5.000 - 1/25.000.

• Các bản vẽ thiết kế đô thị theo quy định tại Điều 30 của Nghị định này.

• Đối với đô thị loại 5, các bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch được lập trên tỷ lệ 1/2.000.

* Báo cáo tổng hợp gồm thuyết minh, các văn bản pháp lý có liên quan, tờ trình phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị.

* Quy định về quản lý quy hoạch chung xây dựng đô thị.

+ Đối với quy hoạch phân khu (chi tiết 1/2000):

* Bản vẽ gồm:

• Bản đồ vị trí và giới hạn khu đất; tỷ lệ 1/10.000 - 1/25.000.

• Các bản đồ hiện trạng về kiến trúc, cảnh quan, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và đánh giá quỹ đất xây dựng; tỷ lệ 1/2.000.

• Bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, tỷ lệ 1/2.000.

• Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; tỷ lệ 1/2.000.

• Các bản đồ quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; tỷ lệ 1/2.000;

• Các bản đồ chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ thuật; tỷ lệ 1/2.000.

• Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật; tỷ lệ 1/2.000.

* Báo cáo tổng hợp gồm thuyết minh, các văn bản pháp lý có liên quan, tờ trình phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị.

* Quy định về quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng.

+ Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500:

* Các bản đồ được quy định như đối với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 nhưng được thể hiện đến từng công trình theo tỷ lệ 1/500.

* Các bản vẽ thiết kế đô thị:

• Bản vẽ mặt bằng, khai triển mặt đứng theo các tuyến phố; tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/500.

• Bản vẽ các mặt cắt quan trọng trên các tuyến phố; tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/500.

• Thuyết minh đồ án.

• Quy định về quản lý kiến trúc cảnh quan của đồ án.

• Mô hình; tỷ lệ 1/500 hoặc 1/2.000 hoặc có tỷ lệ thích hợp tùy theo khu vực thiết kế.

* Báo cáo tổng hợp gồm thuyết minh, các văn bản pháp lý có liên quan, tờ trình phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị.

* Quy định về quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng;

d) Thời gian thực hiện: 25 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: kết quả thẩm định, quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh;

h) Lệ phí: Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08 tháng 02 năm 2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng năm 2003.

- Luật Quy hoạch Đô thị năm 2009.

- Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị thay thế Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị.

- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.

- Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.

- Nghị định 171/2003/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Đê điều.

- Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22 tháng 7 năm 2005 về ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng.

- Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.

- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.

- Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang.

- Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.

- Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn.

- Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng Nông thôn.

- Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.

- Thông tư 01/2013/TT-BXD ngày 08 tháng 2 năm 2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.

- Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13 tháng 5 năm 2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị.

- Thông tư số 16/2013/TT-BXD ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Bộ Xây dựng sử đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13 tháng 5 năm 2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn nội dung thiết kế đô thị.

- Quyết định số 28/2012/QĐ-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Đồ án Quy hoạch xây dựng được duyệt có liên quan.

- Các văn bản có liên quan đến công tác thẩm định (Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về đất đai, quy định, quyết định của địa phương liên quan).

2. Thủ tục thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý kiến trúc và quy hoạch giải quyết: 13 ngày.

+ Xem xét hồ sơ; thẩm định sự phù hợp của nhiệm vụ quy hoạch, thẩm định các nội dung quy theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

+ Dự thảo kết quả thẩm định, tờ trình và quyết định phê duyệt.

- Trình Giám đốc Sở ký văn bản trình Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.

- Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quyết định: 05 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;

b) Cách thức thực hiện: tổ chức nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 03 (ba) bộ, gồm:

- Tờ trình xin thẩm định nhiệm vụ quy hoạch.

- Chủ trương liên quan đến vốn, lập quy hoạch hoặc chấp thuận địa điểm, quy mô, vị trí lập quy hoạch.

- Nội dung hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch:

+ Đối với quy hoạch chung đô thị: theo Điều 5 của Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.

* Thuyết minh:

• Nêu đầy đủ các luận chứng trong việc xác định lý do lập quy hoạch, phạm vi và ranh giới lập quy hoạch chung, tính chất đô thị, quan điểm và mục tiêu của đồ án, vai trò đô thị đối với vùng và cả nước.

• Nêu các chỉ tiêu cơ bản dự kiến về dân số, đất đai và hạ tầng kỹ thuật.

• Nêu các yêu cầu và nguyên tắc cơ bản đối với điều tra khảo sát hiện trạng và thu thập tài liệu, hướng phát triển đô thị, cơ cấu tổ chức không gian, các công trình đầu mối, hạ tầng xã hội, tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật khung, đánh giá môi trường chiến lược.

• Nêu danh mục, số lượng hồ sơ, sản phẩm của đồ án, tiến độ và tổ chức thực hiện.

* Thành phần bản vẽ bao gồm: bao gồm sơ đồ vị trí, mối liên hệ vùng, tỷ lệ 1/50.000 hoặc 1/100.000 và bản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch đô thị, tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000 hoặc 1/50.000.

* Dự thảo quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị: thể hiện đầy đủ các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34 của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị (sau đây viết tắt là NĐ số 37/2010/NĐ-CP).

+ Đối với quy hoạch phân khu: theo Điều 6 của Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.

* Thuyết minh:

• Nêu đầy đủ các luận chứng trong việc xác định: phạm vi ranh giới, diện tích, tính chất khu vực lập quy hoạch phân khu.

• Nêu các chỉ tiêu cơ bản dự kiến về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở quy hoạch chung đô thị đã được phê duyệt.

• Nêu các yêu cầu và nguyên tắc cơ bản đối với điều tra khảo sát hiện trạng và thu thập tài liệu, tổ chức không gian, phân khu chức năng, kiến trúc, kết nối hạ tầng kỹ thuật, đánh giá môi trường chiến lược.

• Nêu danh mục, số lượng hồ sơ, sản phẩm của đồ án, tiến độ và tổ chức thực hiện.

* Thành phần bản vẽ bao gồm:

• Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch chung đô thị.

• Bản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi khu vực lập quy hoạch phân khu, tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.

* Dự thảo quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu: thể hiện đầy đủ các nội dung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 34 của NĐ số 37/2010/NĐ-CP.

+ Đối với quy hoạch chi tiết: theo Điều 7 của Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.

* Thuyết minh:

• Nêu đầy đủ các luận chứng trong việc xác định sự cần thiết, phạm vi ranh giới, diện tích, chức năng khu vực lập quy hoạch chi tiết.

• Nêu các chỉ tiêu cơ bản dự kiến áp dụng về quy mô, sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở quy hoạch phân khu được phê duyệt.

• Nêu các yêu cầu và nguyên tắc cơ bản đối với điều tra khảo sát hiện trạng và thu thập tài liệu, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan, kết nối hạ tầng kỹ thuật, đánh giá môi trường chiến lược và những yêu cầu nghiên cứu khác.

• Nêu danh mục các hạng mục công trình cần đầu tư xây dựng trong khu vực quy hoạch chi tiết. Nêu danh mục, số lượng hồ sơ, sản phẩm của đồ án; tiến độ và tổ chức thực hiện.

* Thành phần bản vẽ bao gồm:

• Sơ đồ vị trí khu vực quy hoạch trích từ quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung đô thị.

• Bản đồ ranh giới nghiên cứu, phạm vi khu vực lập quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500.

* Dự thảo quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết: Thể hiện đầy đủ các nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 34 của NĐ số 37/2010/NĐ-CP.

- Nội dung hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch xây dựng của các khu chức năng ngoài đô thị (trừ quy hoạch xây dựng nông thôn): thành phần nội dung đồ án quy hoạch xây dựng theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 4 năm 2008 và quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2008 của Bộ Xây dựng.

+ Đối với quy hoạch xây dựng vùng:

* Thuyết minh: nội dung lập nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng cần xác định rõ phạm vi, mục tiêu, các yêu cầu cần nghiên cứu và hồ sơ sản phẩm của đồ án.

* Thành phần bản vẽ bao gồm: bản vẽ sơ đồ vị trí, ranh giới, quy mô và mối quan hệ liên vùng, tỷ lệ 1/100.000 - 1/500.000.

+ Đối với quy hoạch xây dựng chung:

* Thuyết minh: xác định tính chất của đô thị, quy mô dân số đô thị, định hướng phát triển không gian đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong đô thị theo các giai đoạn 05 năm, 10 năm và dự báo hướng phát triển của đô thị đến 20 năm.

* Thành phần bản vẽ gồm: bản vẽ sơ đồ vị trí, ranh giới và mối quan hệ vùng; tỷ lệ 1/25.000 - 1/100.000.

+ Đối với quy hoạch xây dựng chi tiết:

* Thuyết minh: nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị bao gồm:

• Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu vực để thiết kế quy hoạch chi tiết;

• Xác định danh mục các công trình cần đầu tư xây dựng bao gồm: các công trình xây dựng mới, các công trình cần chỉnh trang, cải tạo, bảo tồn, tôn tạo trong khu vực quy hoạch;

• Xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu về sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu về không gian, kiến trúc, thiết kế đô thị và những yêu cầu khác đối với từng khu vực thiết kế.

* Thành phần bản vẽ gồm: bản vẽ sơ đồ vị trí, ranh giới khu vực thiết kế trích từ quy hoạch chung xây dựng đô thị, tỉ lệ 1/5.000 - 1/10.000.

- Nhiệm vụ và dự toán chi phí đo đạc.

- Văn bản ý kiến nhiệm vụ tùy theo loại quy hoạch;

d) Thời hạn giải quyết: 22 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: kết quả thẩm định, quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh;

h) Lệ phí: Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08 tháng 2 năm 2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật Xây dựng năm 2003.

- Luật Quy hoạch Đô thị năm 2009.

- Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị thay thế Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị.

- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.

- Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.

- Nghị định 171/2003/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Đê điều.

- Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22 tháng 7 năm 2005 về ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng.

- Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.

- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.

- Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang.

- Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.

- Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn.

- Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn.

- Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04 tháng 8 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.

- Thông tư 01/2013/TT-BXD ngày 08 tháng 2 năm 2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị.

- Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13 tháng 5 năm 2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị.

- Thông tư số 16/2013/TT-BXD ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Bộ Xây dựng sử đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13 tháng 5 năm 2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn nội dung thiết kế đô thị.

- Quyết định số 28/2012/QĐ-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt có liên quan.

- Các văn bản có liên quan đến công tác thẩm định (Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về đất đai, quy định, quyết định của địa phương liên quan).

3. Thủ tục thoả thuận kiến trúc quy hoạch

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý kiến trúc và quy hoạch giải quyết: 02 ngày.

+ Xem xét hồ sơ; xét sự phù hợp về quy hoạch sử dụng đất, diện tích, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao tối đa, tối thiểu; các thông tin về kiến trúc, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, …

+ Dự thảo văn bản thoả thuận kiến trúc quy hoạch và vẽ sơ đồ khu đất.

- Trình Giám đốc Sở ký: 01 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;

b) Cách thức thực hiện: tổ chức nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ, gồm:

- Tờ trình xin thoả thuận kiến trúc quy hoạch.

- Bản vẽ sơ phác thiết kế công trình gồm: mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt công trình ở tỷ lệ thích hợp.

- Trích lục vị trí khu đất xin giao do cơ quan tài nguyên và môi trường lập.

- Bản đồ đo đạc tỷ lệ 1/500 hoặc tỷ lệ 1/2000 do cơ quan có tư cách pháp nhân thực hiện;

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản thoả thuận kiến trúc quy hoạch;

h) Lệ phí: không;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng.

- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.

- Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.

- Quyết định số 23/2012/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan Nhà nước tại xã, phường, thị trấn.

- Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 4 năm 2008 hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng.

- Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn.

- Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn.

- Quyết định 08/2003/QĐ-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2003 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN :2003 ’’công trình công cộng - nguyên tắc cơ bản để thiết kế”.

- Quyết định số 19/2006/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định về chỉ giới đường đỏ các trục đường chính trong địa bàn thị xã Phan Rang - Tháp Chàm.

- Quyết định số 45/2014/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành Quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Quyết định số 377/2008/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành Quy định phạm vi giới hạn hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Quyết định số 28/2012/QĐ-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Văn bản số 109/SXD-QHKT ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Sở Xây dựng về việc hướng dẫn công tác quản lý kiến trúc quy hoạch trên địa bàn tỉnh.

- Các đồ án Quy hoạch xây dựng chung và Quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt.

- Quy chế quản lý kiến trúc quy hoạch đô thị.

4. Thủ tục thoả thuận địa điểm xây dựng công trình

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý kiến trúc và quy hoạch giải quyết: 08 ngày.

+ Xem xét hồ sơ; xem xét các quy hoạch được duyệt.

+ Dự thảo văn bản thoả thuận địa điểm và vẽ sơ đồ khu đất.

- Trình Giám đốc Sở ký: 01 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;

b) Cách thức thực hiện: tổ chức nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ, gồm:

- Tờ trình xin thoả thuận địa điểm xây dựng công trình.

- Dự án đầu tư thiết kế mẫu hoặc định biên biên chế nhân sự hoặc công nghệ liên quan quy mô đất xây dựng (nếu có).

- Trích lục vị trí khu đất xin giao do cơ quan Tài nguyên và Môi trường lập.

- Các yêu cầu liên quan đến tính chất đặc thù công trình (nếu có).

- Biên bản khảo sát thống nhất địa điểm (nếu có);

d) Thời hạn giải quyết: 11 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản thoả thuận địa điểm xây dựng;

h) Lệ phí: không;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật Quy hoạch Đô thị năm 2009.

- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng.

- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.

- Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.

- Quyết định số 23/2012/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước tại xã, phường, thị trấn.

- Thông tư số 10/2007/TT-BXD ngày 22 tháng 11 năm 2007 hướng dẫn QH xây dựng công sở các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

- Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng.

- Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng ban hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng Nông thôn.

- Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn.

- Quyết định số 08/2003/QĐ-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2003 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN :2003” công trình công cộng - nguyên tắc cơ bản để thiết kế ’’.

- Quyết định số 19/2006/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về chỉ giới đường đỏ các trục đường chính trong địa bàn thị xã Phan Rang - Tháp Chàm.

- Quyết định số 45/2014/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành Quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Quyết định số 377/2008/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành Quy định phạm vi giới hạn hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Quyết định số 28/2012/QĐ-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Các đồ án quy hoạch xây dựng chung và quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt.

- Quy chế quản lý kiến trúc quy hoạch đô thị.

- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.

5. Thủ tục cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng công trình

a) Trình tự thực hiện:

- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.

- Chuyển Phòng Quản lý kiến trúc và quy hoạch giải quyết: 08 ngày.

+ Xem xét hồ sơ; xem xét các quy hoạch được duyệt.

+ Dự thảo văn bản cấp chứng chỉ quy hoạch và vẽ sơ đồ khu đất.

- Trình Giám đốc Sở ký: 01 ngày.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;

b) Cách thức thực hiện: tổ chức nộp hồ sơ đầy đủ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng;

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ, gồm:

- Tờ trình xin cấp chứng chỉ quy hoạch kèm theo sơ đồ trích lục vị trí khu đất.

- Chủ trương chấp thuận địa điểm có kèm theo sơ đồ trích lục đất.

- Quyết định giao đất (hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) của cấp có thẩm quyền (nếu có);

d) Thời hạn giải quyết: 11 ngày làm việc;

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức;

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Xây dựng;

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: văn bản cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng;

h) Lệ phí: không;

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không;

l) Căn cứ pháp lý:

- Luật Quy hoạch đô thị năm 2009.

- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng.

- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.

- Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính Phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.

- Quyết định số 23/2012/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc của cơ quan Nhà nước tại xã, phường, thị trấn.

- Thông tư số 10/2007/TT-BXD ngày 22 tháng 11 năm 2007 hướng dẫn quy hoạch xây dựng công sở các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

- Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng.

- Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn.

- Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn.

- Quyết định số 08/2003/QĐ-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2003 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN:2003 “công trình công cộng - nguyên tắc cơ bản để thiết kế”.

- Quyết định số 19/2006/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về chỉ giới đường đỏ các trục đường chính trong địa bàn thị xã Phan Rang - Tháp Chàm.

- Quyết định số 45/2014/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành Quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Quyết định số 377/2008/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành Quy định phạm vi giới hạn hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Quyết định số 28/2012/QĐ-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Các đồ án quy hoạch xây dựng chung và quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt.

- Quy chế quản lý kiến trúc quy hoạch đô thị.

- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 86/2014/QĐ-UBND về Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận

  • Số hiệu: 86/2014/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 20/11/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
  • Người ký: Võ Đại
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản