- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Thủy lợi 2017
- 3Luật Thủy sản 2017
- 4Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 5Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản
- 6Quyết định 555/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
- 7Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8Quyết định 147/QĐ-UBND năm 2022 về phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025
- 9Quyết định 268/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Chương trình phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- 10Quyết định 613/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 11Quyết định 985/QĐ-TTg năm 2022 về Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 831/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 18 tháng 8 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NUÔI THỦY SẢN QUẢNG CANH TRONG LÒNG HỒ CHỨA THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/03/2019 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 16/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 555/QĐ-UBND ngày 11/08/2017 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 18/02/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 268/QĐ-UBND ngày 28/3/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số 613/QĐ-UBND ngày 12/5/2022 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2868/TTr-SNNPTNT-TS ngày 17/7/2023 và Báo cáo giải trình số 3017/BC-SNNPTNT ngày 24/7/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Kế hoạch hỗ trợ phát triển nuôi thủy sản quảng canh trong lòng hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng ngãi và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NUÔI THỦY SẢN QUẢNG CANH TRONG LÒNG HỒ CHỨA THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 831/QĐ-UBND ngày 18/8/2023 của UBND tỉnh)
I. Sự cần thiết xây dựng Kế hoạch
Quảng Ngãi là tỉnh có tiềm năng diện tích mặt nước hồ chứa thủy lợi, thủy điện, hồ chứa tự nhiên khá lớn, rải rác ở các huyện, thị xã và thành phố; trên địa bàn tỉnh, hiện có 124 hồ chứa thủy lợi được phân bố trên địa bàn 11/13 huyện, thị xã; theo phân loại hồ chứa có 25 hồ chứa nước lớn, 36 hồ chứa nước vừa và 63 hồ chứa nước nhỏ; hầu hết các hồ chứa nước chủ yếu chỉ cung cấp nước phục vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, rất ít hồ chứa có nhiệm vụ cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp,...; đa số hồ chứa nước có độ sâu lớn hơn 10m và diện tích lưu vực khá lớn, rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản trong lòng hồ chứa; do đó, với tiềm năng khá lớn về mặt nước, phong phú về môi trường thủy hóa và sinh trưởng tốt nên trong những năm gần đây phong trào nuôi cá nước ngọt trên sông và các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, các hồ chứa tự nhiên đã và đang thực hiện với nhiều đối tượng nuôi truyền thống và đối tượng nuôi có giá trị kinh tế, như cá: Chình, thát lát, lăng nha, bống tượng, trắm, điêu hồng,... với hình thức nuôi như nuôi lồng bè, thả nuôi tự nhiên. Nhìn chung, việc nuôi thủy sản nước ngọt đã cải thiện bữa ăn cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và bước đầu mang lại thu nhập, hiệu quả kinh tế, cải thiện sinh kế cho người nuôi, nhất là người dân khu vực trung du, miền núi, vùng nông thôn khó khăn.
Qua số liệu tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hàng năm có khoảng 940 ha nuôi thủy sản nước ngọt, trong đó khoảng 800 ha nuôi thủy sản hồ chứa, còn lại là nuôi ao hồ nhỏ, sản lượng thủy sản nuôi từ các hồ chứa và theo số liệu thống kê từ các địa phương là khoảng 1.700 tấn/năm; bên cạnh đó, một số người nuôi còn tận dụng được lợi thế từ nguồn mặt nước dồi dào của các hồ chứa để phát triển theo hướng nuôi trồng kết hợp với các hoạt động dịch vụ, du lịch vừa đảm bảo được sự phát triển bền vững môi trường sinh thái ở các hồ chứa vừa mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho người dân.
Tuy nhiên, việc nuôi thủy sản trên hồ chứa vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: nuôi manh mún, nhỏ lẻ, việc quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong hồ chưa hợp lý; người dân địa phương đa phần là các vùng núi, kinh tế khó khăn nên khả năng đầu tư sản xuất thấp, chưa có sự đầu tư đồng loạt, chưa tận dụng, khai thác hết tiềm năng, lợi thế mặt nước và diện tích hiện có một cách hiệu quả, bền vững.
Do đó, để khắc phục phần nào những khó khăn nêu trên và tận dụng lợi thế mặt nước trên các hồ chứa thủy lợi, thủy điện để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt thì việc ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hỗ trợ phát triển nuôi thủy sản quảng canh trong lòng hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi là cấp bách và rất cần thiết, phù hợp với mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp và định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh, góp phần phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt nói riêng và phát triển nông nghiệp của tỉnh nhà nói chung.
II. Mục tiêu của Kế hoạch
- Khuyến khích, hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ chứa thủy lợi, thủy điện theo định hướng, quy hoạch phát triển thủy sản và không làm ảnh hưởng đến các mục đích sử dụng khác của hồ chứa như thủy điện, thủy lợi, du lịch, cấp nước nông nghiệp, sinh hoạt,... nhằm tận dụng tiềm năng, lợi thế của hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh;
- Khuyến khích, hỗ trợ người dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt và sử dụng hiệu quả mặt nước hồ, đập nuôi thủy sản kết hợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm tạo ra vùng nguyên liệu cung cấp cho nhu cầu thực phẩm tại chỗ và các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường cũng như cung cấp cho chế biến thủy sản. Qua đó tạo sinh kế, công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân, đồng thời đáp ứng đa mục tiêu trong việc sử dụng hồ chứa nước, góp phần vào việc phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh nhà.
III. Nội dung thực hiện
1. Địa điểm, đối tượng thả nuôi
a) Địa điểm thả nuôi: Trên các đập, lòng hồ chứa thủy lợi, thủy điện theo quy hoạch phát triển thủy sản của địa phương hoặc đã được cho chủ trương đầu tư nuôi trồng thủy sản.
b) Đối tượng thủy sản được thả nuôi: Thuộc danh mục được phép sản xuất, kinh doanh theo quy định, bao gồm các đối tượng truyền thống như: cá trắm, cá trôi, cá mè, cá chép, cá diếc,...và đối tượng có giá trị kinh tế như: cá thát lát, cá lăng nha, cá bống tượng, cá chình, cá trắm đen,...
2. Nội dung hỗ trợ
a) Đối tượng hỗ trợ: Các Hợp tác xã (HTX), Tổ hợp tác (THT) có hoạt động nuôi trồng thủy sản, Tổ chức cộng đồng đã được công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định.
b) Điều kiện hỗ trợ
- Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Tổ chức cộng đồng đã được công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định tại Điều 10 của Luật Thủy sản hoặc đã được cấp thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản theo quy định;
- Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Tổ chức cộng đồng có phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản hợp lý, có thái độ hợp tác và trung thực trong báo cáo nhằm thúc đẩy hoạt động nuôi thủy sản ở địa phương phát triển;
- Mỗi tổ chức chỉ được hỗ trợ 01 lần/5 năm.
c) Hình thức hỗ trợ trực tiếp con giống cho Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Tổ chức cộng đồng.
d) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% chi phí mua con giống.
3. Một số căn cứ để tính toán kinh phí hỗ trợ con giống
- Quyết định số 726/QĐ-BNN-KN ngày 24/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật khuyến nông Trung ương;
- Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;
- Căn cứ theo đơn giá thực tế và quy định khác hiện hành của Nhà nước.
4. Nhu cầu thực tế, cơ cấu vốn thực hiện:
a) Nhu cầu thực tế: Có 10/13 huyện, thị xã, thành phố, với tổng số là 55 hồ, đập đề xuất hỗ trợ con giống để thả nuôi quảng canh với tổng diện tích khoảng 3.000 ha.
b) Cơ cấu vốn thực hiện: Tổng nhu cầu vốn đến 2030 là 16,80 tỷ đồng; trong đó:
- Vốn NSNN hỗ trợ : 6,30 tỷ đồng, chiếm 32,5%;
- Vốn dân : 10,50 tỷ đồng, chiếm 67,5%.
Dự kiến hàng năm Ngân sách nhà nước hỗ trợ từ 05 - 10 hồ, đập (tùy thuộc vào số lượng Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Tổ chức cộng đồng được công nhận, giao quyền quản lý nguồn lợi thủy sản hoặc được cấp phép nuôi trồng thủy sản), với kinh phí từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng (sẽ chuẩn xác kinh phí khi xác định đối tượng hỗ trợ cụ thể hàng năm).
5. Hiệu quả của Kế hoạch
a) Hiệu quả kinh tế:
- Nuôi thủy sản nước ngọt mang lại thu nhập, hiệu quả kinh tế và cải thiện sinh kế cho người nuôi, nhất là người dân khu vực trung du, miền núi, vùng nông thôn khó khăn;
- Tận dụng mặt nước hiện có và thời gian nhàn rỗi để tăng thêm thu nhập, tạo nguồn thu nhập kinh tế ổn định, góp phần tạo động lực quan trọng tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
b) Hiệu quả xã hội:
- Cùng với hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản, việc phát triển nuôi thủy sản trên sông, lòng hồ chứa thủy lợi, thủy điện góp phần phát triển, đa dạng nguồn lợi thủy sản trong các thủy vực; khai thác tiềm năng, sử dụng hiệu quả mặt nước để nuôi trồng thủy sản;
- Nuôi thủy sản nước ngọt góp phần xóa đói giảm nghèo, phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, đảm bảo an ninh dinh dưỡng, tạo công ăn việc làm cho các hộ dân sống quanh khu vực hồ chứa và nhân dân trong vùng, từng bước nâng cao đời sống cho người dân;
- Việc quản lý kết hợp nuôi trồng thủy sản và khai thác hợp lý, bền vững góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản, an sinh xã hội và góp phần cải thiện môi trường sinh thái, tạo cảnh quan tại các thủy vực, phát triển tham quan du lịch sinh thái, câu cá giải trí,...;
- Giúp cho người dân phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, tạo việc làm và nâng cao thu nhập; đặc biệt là người dân khu vực miền núi.
III. Phương thức kết nối và tiêu thụ sản phẩm thủy sản thu hoạch
1. Sản phẩm thủy sản đạt kích cỡ thương phẩm sẽ tiến hành thu hoạch theo hình thức thu dần hoặc thu một lần tùy diện tích lớn, nhỏ của hồ; khuyến khích người nuôi nên thu hoạch trước mùa mưa lũ hàng năm theo hướng dẫn của cơ quan chức năng để tránh thất thoát sản phẩm.
2. Sản phẩm thủy sản thu hoạch tiêu thụ qua các hình thức, như sau:
- Tìm kiếm, tạo mối quan hệ gắn kết sự liên kết giữa nhà nuôi trồng với doanh nghiệp thu mua, chế biến, sản xuất theo đơn đặt hàng, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm ngay từ đầu vụ nuôi;
- Tiêu thụ cho thị trường nội tỉnh qua các chợ ở nông thôn, cơ sở dịch vụ thu mua cung cấp thủy sản, tăng cường quảng bá sản phẩm để cung cấp cho các cửa hàng, siêu thị, nhà hàng,... trong tỉnh;
- Quảng bá sản phẩm ra ngoài tỉnh thông qua việc tham gia hội chợ, triển lãm, tìm cách tiếp cận các doanh nghiệp thu mua thủy sản để cung cấp sản phẩm ra thị trường ngoại tỉnh, hướng tới xuất khẩu, nhất là các đối tượng có giá trị kinh tế cao như cá lăng, cá chình, cá thát lát,...
IV. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương các cấp có liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các nội dung của Kế hoạch và tham mưu giúp UBND tỉnh kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh;
- Chỉ đạo đơn vị trực thuộc có liên quan phối hợp với chính quyền địa phương các cấp triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ được giao; trong đó chú ý việc công tác tham mưu cấp phép nuôi trồng thủy sản trên các đập, hồ chứa theo các quy định hiện hành;
- Hướng dẫn các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Tổ chức cộng đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản các thủ tục để được UBND tỉnh công nhận và giao quyền quản lý cho các tổ chức cộng đồng (theo Điều 10 Luật Thủy sản);
- Hướng dẫn các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Tổ chức cộng đồng xây dựng phương án phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng đa mục tiêu, hướng dẫn triển khai các quy định về bảo vệ nguồn lợi trong hồ chứa, đồng thời triển khai các phương án cân đối nguồn nước vừa đảm bảo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng như nuôi trồng thủy sản tại hồ chứa; hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng tránh thiên tai, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và thủy sản nuôi, tuân thủ các quy định về bảo vệ đê điều, không làm ảnh hưởng đến hồ đập;
- Hàng năm, chủ động phối hợp UBND các huyện, thị xã và thành phố tiến hành rà soát các hồ chứa nước đã được cấp phép nuôi trồng thủy sản hoặc được công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho Tổ chức cộng đồng, để đề xuất bố trí kinh phí từ ngân sách tỉnh cho công tác hỗ trợ nuôi trồng thủy sản quảng canh theo kế hoạch được duyệt.
2. Sở Tài chính: Hằng năm, vào thời điểm lập dự toán, trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính thẩm tra, tổng hợp nguồn kinh phí tham mưu trình cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí theo khả năng cân đối ngân sách địa phương và theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn chính quyền địa phương, các tổ chức về thủ tục cấp, thuê đất, mặt nước,... và hướng dẫn, giám sát về nội dung liên quan lĩnh vực tài nguyên và môi trường trong quá trình đầu tư.
4. Sở Công Thương
- Căn cứ các nội dung của Kế hoạch, tiến hành giao khoán, cấp phép nuôi thủy sản trên hồ thủy điện theo các quy định hiện hành và tạo điều kiện cho các tổ chức đầu tư phát triển nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên hồ theo hướng khai thác đa mục tiêu;
- Chịu trách nhiệm tư vấn hỗ trợ các tổ chức trong hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ và tư vấn cho các tổ chức trong việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, cung cấp thông tin về giá cả thị trường trong và ngoài nước.
5. Các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch này theo quy định.
6. UBND các huyện, thị xã và thành phố chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện Kế hoạch này hiệu quả, đạt chất lượng, cụ thể:
- Tổ chức hướng dẫn thành lập các tổ chức cộng đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thực hiện công nhận và giao quyền quản lý cho các tổ chức cộng đồng theo quy định tại Điều 10 Luật Thủy sản;
- Vận động tuyên truyền các tổ chức, cá nhân đăng ký, đầu tư nuôi thủy sản quảng canh trên các đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi tại địa phương;
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với nuôi trồng, khai thác đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn theo các quy định của pháp luật; chỉ đạo tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân thả nuôi thủy sản theo mùa vụ, hình thức nuôi, đối tượng nuôi phù hợp và công tác chăm sóc;
- Tranh thủ các nguồn vốn hợp pháp khác nhằm hỗ trợ phát triển nuôi thủy sản quảng canh trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố phù hợp quy định;
- Chỉ đạo UBND các xã, phường thực hiện việc quản lý hồ chứa và phối hợp với các cơ quan quản lý hồ thủy điện, thủy lợi trên địa bàn triển khai các phương án cân đối nguồn nước vừa đảm bảo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng như nuôi trồng thủy sản trong hồ chứa;
- Phối hợp với các ngành kiểm tra, xử lý các hành vi theo đúng quy định về nuôi trồng thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường hồ chứa.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu cần sửa đổi, bổ sung một số nội dung, nhiệm vụ cho phù hợp, các cơ quan, đơn vị và địa phương chủ động phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
- 1Nghị quyết 130/2009/NQ-HĐND về tiêu chí, định mức phân bổ vốn và định mức hỗ trợ từ ngân sách tỉnh để thực hiện các chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn từ năm 2009-2015 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 2Quyết định 1356/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển tại địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
- 3Nghị quyết 25/2023/NQ-HĐND quy định về nội dung và mức chi hỗ trợ sản xuất giống phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023-2030
- 1Nghị quyết 130/2009/NQ-HĐND về tiêu chí, định mức phân bổ vốn và định mức hỗ trợ từ ngân sách tỉnh để thực hiện các chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn từ năm 2009-2015 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật Thủy lợi 2017
- 5Luật Thủy sản 2017
- 6Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 7Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản
- 8Quyết định 555/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
- 9Nghị định 83/2018/NĐ-CP về khuyến nông
- 10Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 11Quyết định 1356/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển tại địa bàn huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
- 12Quyết định 147/QĐ-UBND năm 2022 về phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025
- 13Quyết định 268/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Chương trình phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- 14Quyết định 613/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 15Quyết định 726/QĐ-BNN-KN năm 2022 về định mức kinh tế kỹ thuật Khuyến nông Trung ương do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 16Quyết định 985/QĐ-TTg năm 2022 về Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Nghị quyết 25/2023/NQ-HĐND quy định về nội dung và mức chi hỗ trợ sản xuất giống phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023-2030
Quyết định 831/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ phát triển nuôi thủy sản quảng canh trong lòng hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030
- Số hiệu: 831/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/08/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Đặng Văn Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/08/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực