Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 268/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 28 tháng 3 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;

Cần cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/03/2019 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 1960/QĐ-BNN-TCTS ngày 06/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kế hoạch hành động Chiến lược Phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 805/TTr-SNNPTNT ngày 18/3/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Chương trình), với các nội dung sau:

I. Quan điểm phát triển

1. Xác định phát triển kinh tế thủy sản phải nằm trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phát triển kinh tế biển đồng bộ cả nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản (theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX nhiệm kỳ 2020 - 2025). Phấn đấu đưa tỉnh ta thành một tỉnh mạnh về kinh tế biển, làm giàu từ biển.

2. Xây dựng ngành thủy sản thành ngành kinh tế có quy mô và tỷ suất hàng hóa lớn, có thương hiệu. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng giá trị nuôi trồng và chế biến. Thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển thủy sản hiệu quả với lực lượng doanh nghiệp là nòng cốt. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thủy sản đồng bộ, trước hết là các công trình cảng, bến, thông luồng, vũng neo đậu tàu thuyền trú bão và các công trình xử lý nước thải vùng nuôi thủy sản tập trung, hạ tầng phục vụ nuôi thủy sản vùng biển hở đảo Lý Sơn.

3. Khai thác thủy sản phải đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản, kết hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc; nâng cao năng lực, hiệu quả khai thác hải sản xa bờ; bảo tồn, lưu giữ, phục hồi đa dạng sinh học các hệ sinh thái. Phát triển nuôi trồng thủy sản trên cơ sở quy hoạch hợp lý mặt nước, diện tích đất có khả năng nuôi trồng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bảo đảm an toàn dịch bệnh và bền vững; khuyến khích nuôi trồng các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản quy mô hàng hóa lớn, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển mạnh các cơ sở bảo quản, chế biến thủy sản, tăng nhanh sản phẩm xuất khẩu, thúc đẩy phát triển chuỗi sản xuất thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

4. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ, ưu tiên và khuyến khích phát triển sản xuất thủy sản hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, chuyển đổi số. Quá trình thực hiện, luôn luôn quán triệt quan điểm phát triển thủy sản đi đối với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.

II. Mục tiêu, chỉ tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

1. Mục tiêu đến năm 2030

1.1. Mục tiêu chung:

- Khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển bền vững toàn diện các lĩnh vực sản xuất khai thác, nuôi trồng, chế biến và xây dựng kết cấu hạ tầng nghề cá theo hướng bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường, phấn đấu trở thành ngành sản xuất hàng hóa mạnh có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo đạt được các chỉ tiêu về phát triển bền vững kinh tế biển theo quy định của Trung ương.

- Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, phòng chống thiên tai nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất thủy sản; Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng ngư dân và những người lao động thủy sản, từng bước nâng cao thu nhập và mức sống của ngư dân, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc phòng trên các vùng biển và hải đảo.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản bình quân từ 5-6%/năm.

- Giá trị sản xuất thủy sản đạt 9.056 tỷ đồng. Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 25 triệu USD.

- Tổng sản lượng thủy sản đạt 275.000 tấn.

- Về khai thác thủy sản:

Sản lượng khai thác thủy sản ở mức 260.000 tấn/năm; số lượng tàu thuyền khai thác đến năm 2030 giảm còn dưới 4.500 chiếc. Cơ cấu tàu thuyền khai thác theo hướng giảm dần tàu có chiều dài dưới 15 mét khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng. Tiếp tục giảm tỷ lệ nghề lưới kéo xuống dưới 25%, khuyến khích chuyển đổi sang các nghề khai thác thân thiện với môi trường. Chú trọng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm thủy sản khai thác, 100% tàu thuyền có chiều dài từ 15m trở lên được lắp thiết bị giám sát hành trình.

- Nuôi trồng thủy sản:

Diện tích nuôi trồng thủy sản phấn đấu đến năm 2030 đạt 2.030 ha nuôi nước lợ, ngọt. Trong đó nuôi lợ 930 ha (gồm nuôi trên cát 300 ha, nuôi vùng triều 630 ha), nuôi nước ngọt 1.100 ha và 200.000m3 lồng nuôi mặn (khoảng hơn 2.000 lồng nuôi) trên biển. Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng dần khoảng 3-4%/năm, phấn đấu đến năm 2030 đạt 15.000 tấn, trong đó trong đó nuôi nước lợ 12.000 tấn (trong đó tôm nước lợ 9.000 tấn), cá nước ngọt 2.000 tấn, nuôi biển 1.000 tấn;

- Chế biến thủy sản:

Tổng công suất nhà máy chế biến thủy sản đến năm 2030 đạt 30.000 tấn; sản lượng sản phẩm thủy sản chế biến khoảng 23.000 tấn, xuất khẩu thủy sản đạt 25 triệu USD;

- Xây dựng hình thành 1 - 2 chuỗi liên kết sản xuất khai thác, nuôi trồng - chế biến - tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

- Phấn đấu 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo đúng các quy định của nhà nước về sản xuất kinh doanh thủy sản.

2. Một số chỉ tiêu thực hiện đến năm 2030 (có Phụ lục I kèm theo)

3. Tầm nhìn đến năm 2045

Đến năm 2030, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi có bước phát triển với mức độ khá cao, nhiều dự án, công trình lớn của tỉnh đã cơ bản hoàn thành và đi vào hoạt động, sản xuất kinh doanh của ngành thủy sản đi vào ổn định và phát triển, có điều kiện thúc đẩy ngành thủy sản phát triển toàn diện, bền vững hơn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn đến năm 2030.

Định hướng đến năm 2045, giá trị sản xuất toàn ngành tăng lên gấp 2 lần so với năm 2022, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2030. Cơ cấu giá trị sản xuất trong ngành có sự chuyển biến tích cực, theo hướng giảm tỷ trọng khai thác, tăng tỷ trọng nuôi trồng, giá trị sản xuất toàn ngành thủy sản chiếm tỷ trọng đáng kể trong ngành nông nghiệp nói riêng và trong nền kinh tế của tỉnh nói chung. Phấn đấu đến năm 2045 đưa kinh tế biển và vùng ven biển, hải đảo, trung du, miền núi phát triển mạnh, giữ vị trí, vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; hướng đến phát triển kinh tế thủy sản nhanh và bền vững là mục tiêu hàng đầu và xuyên suốt của tỉnh nhà.

Tiếp tục phát triển khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản theo hướng bền vững, hiện đại, bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái, chú trọng phát triển chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng và tăng thu nhập cho người dân. Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp các Cảng cá, khu neo đậu trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh theo Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

III. Định hướng phát triển theo lĩnh vực

1. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

- Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản theo quy định của Luật Thủy sản 2017. Cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu nguồn lợi thủy sản. Thiết lập các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phục hồi các hệ sinh thái.

- Bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản; Định kỳ thả bổ sung, tái tạo các giống loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học, loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu vào vùng nước tự nhiên, hồ chứa, đầm phá vùng ven biển và vùng biển. Huy động các nguồn lực tài chính tham gia, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức đến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh khai thác thủy sản.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Khu Bảo tồn biển Lý Sơn. Quan tâm bảo vệ các khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non sinh sống và đường di cư của loài thủy sản. Bảo tồn, bảo vệ môi trường sống các loài thủy sản, các rạn san hô ở khu vực biển Gành Yến, xã Bình Hải; vùng biển Châu Me, xã Phổ Châu gắn với du lịch sinh thái và nông thôn mới.

- Tăng cường thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản đối với vùng biển ven bờ, vùng nước nội địa.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Đầu tư đóng mới tàu kiểm ngư phục vụ công tác tuần tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

2. Khai thác thủy sản

- Tổ chức lại hoạt động khai thác thủy sản theo hướng bền vững, hiệu quả trên cơ sở giảm số lượng tàu cá, giảm cường lực khai thác gần bờ, đẩy mạnh khai thác tại các vùng biển xa bờ và viễn dương phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản từng vùng biển và khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển.

- Chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác hợp lý, giảm thiểu tới chấm dứt các nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi các nghề xâm hại lớn đến nguồn lợi, sử dụng nhiều nhiên liệu sang các các nghề khai thác thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản.

- Thực hiện quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

- Quản lý chặt chẽ hoạt động đánh bắt thông qua hệ thống giám sát tàu cá, thực hiện cấp phép khai thác trên cơ sở hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản, kiểm soát ngư cụ, công cụ khai thác. Đẩy mạnh tuyên truyền hướng dẫn chủ tàu cá triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên để quản lý hoạt động của tàu cá trên biển.

- Củng cố, phát triển các hợp tác xã dịch vụ, tổ hợp tác, nghiệp đoàn nghề cá, tổ đội sản xuất; doanh nghiệp khai thác hải sản xa bờ, khai thác viễn dương.

- Tiếp tục tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên nâng cao trình độ ứng dụng quy trình kỹ thuật và trang thiết bị đánh bắt tiên tiến, ứng dụng kỹ thuật khoa học công nghệ tiên tiến trong khai thác, bảo quản sản phẩm sau khai thác, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm sau thu hoạch; đảm bảo an toàn thực phẩm cho tàu cá, điều kiện sống và làm việc của thuyền viên phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

- Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển nhằm chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các sự cố, rủi ro, thiên tai trên biển. Đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển, tham gia hiệu quả công tác hỗ trợ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

3. Nuôi trồng thủy sản

- Phát triển nuôi trồng thủy sản trên các loại mặt nước lợ, mặn, ngọt phù hợp với từng vùng sinh thái, gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Chú trọng đa dạng hóa các đối tượng nuôi và hình thức nuôi. Tận dụng tiềm năng mặt nước phát triển nuôi trong các vùng rừng ngập mặn, các hồ chứa, hồ thủy điện, thủy lợi, sông lớn trong tỉnh.

- Xác định tôm nước lợ là đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh. Tập trung các giải pháp nhằm hạn chế dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, nâng cao năng suất thủy sản nuôi như: đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu, trang thiết bị hiện đại, nâng cấp hạ tầng vùng nuôi tập trung, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải vùng nuôi tập trung, đầu tư đường điện vùng nuôi, tăng cường dụng tiến bộ khoa học trong nuôi trồng thủy sản gắn bảo vệ môi trường và hạn chế nguy cơ dịch bệnh

- Chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển thành một lĩnh vực sản xuất hàng hóa; khuyến khích người nuôi và thu hút các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư nuôi thủy sản trên biển theo hướng công nghiệp hiện đại, ứng dụng kỹ thuật nuôi tiên tiến với các đối tượng có giá trị kinh tế.

- Duy trì và phát triển nuôi các loài thủy sản truyền thống, cá bản địa ở các vùng nông thôn, trung du, miền núi có điều kiện sinh thái phù hợp với các hình thức nuôi đa dạng. Tận dụng mặt nước các vùng rừng ngập mặn, đẩy mạnh hình thức nuôi lồng, bè các đối tượng thủy sản nước ngọt tại các hồ chứa, hồ thủy điện, thủy lợi, sông lớn trong tỉnh để phát triển nuôi trồng các đối tượng thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương

- Chú trọng công tác phát triển sản xuất giống thủy sản chất lượng gắn với các đối tượng nuôi chủ lực, có giá trị kinh tế; Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống, chủ động sản xuất các con giống chủ đạo của địa phương.

- Khuyến khích phát triển các mô hình nuôi ứng dụng khoa học công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện môi trường, đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm; các mô hình nuôi hữu cơ, nuôi sinh thái, áp dụng các quy trình thực hành nuôi tốt (GAP), nuôi có trách nhiệm (CoC) để nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người nuôi tự giác thực hiện các thủ tục hành chính lĩnh vực nuôi trồng thủy sản theo quy định.

- Nâng cao năng lực quản lý và sản xuất nuôi trồng thủy sản theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý, giám sát việc sản xuất, ương dưỡng, kinh doanh giống thủy sản; việc kinh doanh thức ăn, hóa chất, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

- Khuyến khích liên doanh, liên kết theo chuỗi từ việc sản xuất giống, nuôi trồng, khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ thủy sản theo chuỗi giá trị.

4. Chế biến và thương mại thủy sản

- Đẩy mạnh đầu tư chế biến, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng tỷ trọng chế biến sâu, chế biến tinh, nâng cao chất lượng và tỷ trọng các sản phẩm có giá trị tăng cao. Khuyến khích đầu tư các cơ sở chế biến sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng.

- Tập trung củng cố các cơ sở chế biến đang có, có giải pháp xử lý triệt để các vấn đề về môi trường trước khi thải nước thải ra môi trường. Khuyến khích phát triển các kho lạnh trữ sản phẩm thủy sản, không cho phép đầu tư các cơ sở chế biến thủy sản ở cảng cá.

- Phát triển công nghệ chế biến thủy sản, nhất là chế biến các sản phẩm xuất khẩu; khôi phục và phát triển các nghề chế biến thủy sản truyền thống, sản xuất đặc sản biển, giải quyết việc làm và thu nhập cho người dân.

- Tăng cường nghiên cứu, đầu tư, áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến để nâng cao năng suất lao động, nâng cao tỷ trọng các sản phẩm giá trị gia tăng, nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Tạo điều kiện thúc đẩy mở rộng liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp và đối tác trong và ngoài tỉnh; tổ chức hiệp hội doanh nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh để liên kết, hợp tác kinh doanh sản xuất.

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản, đảm bảo chất lượng và uy tín sản phẩm trên thị trường. Khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở chế biến áp dụng quy trình, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như: ISO, HACCP, GMP...

- Tổ chức sản xuất thủy sản tuần hoàn theo chuỗi giá trị sản phẩm. Thực hiện việc truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu các sản phẩm thủy sản, nhất là các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao của tỉnh. Hình thành hệ thống kênh phân phối sản phẩm thủy sản trong và ngoài tỉnh.

5. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá

- Đầu tư, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần, các cảng cá, các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; Đầu tư xây dựng, nâng cấp hoàn thiện các cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh bão cho tàu cá theo quy hoạch được phê duyệt, cụ thể:

Nâng cấp, mở rộng khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Tịnh Hòa (xã Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi);

Nâng cấp, sửa chữa hoàn thiện hạ tầng các cảng cá, cảng neo trú tàu thuyền (Lý Sơn, Sa Huỳnh, Sa Kỳ, Tịnh Hòa, Mỹ Á);

Cảng cá, kết hợp khu neo đậu tránh trú bão Sa Huỳnh (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ);

Cảng cá, kết hợp khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Đức Lợi (xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức);

Cảng cá, kết hợp khu neo đậu tránh trú bão Cửa Đại (Cổ Lũy) (xã Nghĩa Phú, thành phố Quảng Ngãi);

Cảng cá, kết hợp khu neo đậu tránh trú bão Sa Cần (xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn);

Nâng cấp cảng cá sông Trà Bồng (huyện Bình Sơn);

Xây dựng hạ tầng, rùa neo, đèn báo hiệu vùng nuôi thủy sản tập trung trên biển Lý Sơn;

Đầu tư nâng cấp hạ tầng NTTS các vùng nuôi thủy sản huyện Bình Sơn, Tư Nghĩa, Mộ Đức, thị xã Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi;

Đầu tư xây dựng khu neo trú lồng bè nuôi trồng thủy sản trên biển Lý Sơn;

- Xây dựng nhà trưng bày và trụ sở làm việc Ban Quản ly Khu bảo tồn biển Lý Sơn.

- Khuyến khích phát triển dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác thủy sản và nuôi trồng thủy sản trên biển, chợ đầu mối thủy sản, các cơ sở chế biến, kho lạnh ngoại quan tại cảng biển, cửa biển.

- Khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Củng cố, phát triển ngành cơ khí, sửa chữa tàu cá, ưu tiên sử dụng vật liệu mới trong đóng tàu cá. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất vỏ tàu, máy tàu, ngư cụ; thiết bị thông tin, các công cụ, thiết bị phục vụ nuôi trồng, chế biến và dịch vụ nghề cá.

- Áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, tự động hóa, chuyển đổi số nâng cao hiệu quả trong quản lý, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thủy sản.

IV. Một số giải pháp chủ yếu

1. Phát triển kết cấu hạ tầng ngành thủy sản đồng bộ

Tập trung các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng ngành thủy sản đồng bộ, phù hợp quy hoạch, chương trình, đề án lĩnh vực thủy sản, đáp ứng tiêu chí, quy định của Luật Thủy sản, bao gồm: cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng nuôi trồng thủy sản trên biển Lý Sơn; cơ sở sản xuất giống thủy sản; khu bảo tồn biển; cơ sở đóng, sửa tàu cá; hệ thống theo dõi, giám sát hoạt động của tàu cá trên biển; hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

2. Phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ

- Ứng dụng các công nghệ mới về hiện đại hóa tàu cá và công nghệ khai thác hải sản tiên tiến như: đóng mới tàu cá vỏ thép, composite, vật liệu mới,....ứng dụng kỹ thuật và khoa học công nghệ tiên tiến trong bảo quản sản phẩm trên tàu nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm khai thác và sức cạnh tranh.

- Nghiên cứu, cải tiến trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng trong hoạt động sản xuất; ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, dự báo ngư trường, nguồn lợi, giám sát hoạt động tàu cá; Nghiên cứu, hoàn thiện, nhân rộng các công nghệ trồng, phục hồi rạn san hô, cỏ biển và thiết lập rạn san hô nhân tạo làm nơi sinh sản, sinh trưởng của các loài thủy sinh.

- Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, các phương pháp, mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản để ngăn ngừa dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng thủy theo hướng bền vững như: nuôi ghép, nuôi an toàn sinh học, nuôi thủy sản hữu cơ, nuôi thủy sản theo hướng VietGap,...

- Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản có năng suất cao, chất lượng, tuần hoàn, tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, sử dụng điện năng lượng mặt trời, giảm giá thành sản xuất, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với các hệ thống nuôi thâm canh, siêu thâm canh, nuôi hữu cơ, sinh thái.

- Thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nguồn lợi thủy sản phục vụ công tác quản lý và dự báo ngư trường, nguồn lợi nhằm khai thác thủy sản bền vững.

- Đổi mới thiết bị, công nghệ, đầu tư, nâng cấp các nhà máy chế biến thủy sản để tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh ứng dụng chương trình quản lý chất lượng, công nghệ thông tin. Phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm giá trị cao, có hoạt tính sinh học từ nguyên liệu thủy sản và phụ phẩm thủy sản.

3. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

- Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy ngành thủy sản, đào tạo cán bộ vừa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn (đặc biệt là lĩnh vực bảo tồn biển), về tham mưu tổng hợp, vừa đáp ứng được yêu cầu tổ chức quản lý triển khai thực hiện tốt chức năng chuyên sâu trong lĩnh vực thủy sản gồm: nhân lực cho lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.

- Ở địa phương từng bước hoàn thiện tổ chức và biên chế cán bộ quản lý phải có chuyên môn thủy sản ở cấp huyện, cấp xã, nhất là cấp huyện, cấp xã vùng biển trọng điểm nghề cá phải có cán bộ chuyên trách thủy sản.

- Đào tạo cán bộ quản lý thủy sản đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, có khả năng ứng dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành. Đào tạo về quản trị doanh nghiệp, thương mại và phát triển thị trường cho các doanh nghiệp thủy sản.

- Phối hợp với các Viện, Trường, cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng, công nhân, lao động kỹ thuật chuyên ngành thủy sản để đảm bảo số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực ngày càng cao của ngành thủy sản trong giai đoạn tới.

4. Các cơ chế, chính sách

Triển khai thực hiện các chính sách của Chính phủ; xây dựng một số chính sách đặc thù phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh riêng của tỉnh, trong đó đặc biệt chú trọng các chính sách về:

- Chính sách chuyển đổi nghề khai thác thủy sản;

- Chính sách khuyến khích ngư dân tham gia hình thành các mô hình tổ chức tập thể; doanh nghiệp, tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực khai thác hải sản xa bờ, viễn dương;

- Chính sách hỗ trợ ngư dân đào tạo nghề phục vụ hoạt động khai thác thủy sản xa bờ, viễn dương;

- Chính sách hỗ trợ rủi ro trong hoạt động thủy sản, đặc biệt là khai thác thủy sản xa bờ, viễn dương

- Chính sách hỗ trợ kinh phí duy trì kết nối thiết bị giám sát hành trình tàu cá;

- Hỗ trợ, khuyến khích nuôi trồng thủy sản trên biển;

- Hỗ trợ thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho tổ chức, cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản;

- Chính sách về hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho tàu cá và thuyền viên, người lao động và cơ sở nuôi trồng thủy sản trên biển;

- Chính sách ưu đãi về thuế, phí đối với các hoạt động trong lĩnh vực thủy sản; Chính sách tín dụng đầu tư phát triển thủy sản.

- Chính sách khuyến khích phát triển chế biến thủy sản xuất khẩu gắn với đầu tư phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, góp phần tăng nhanh giá trị hàng hóa xuất khẩu của tỉnh.

5. Thị trường, hội nhập quốc tế

- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển mở rộng các thị trường trọng điểm và tiềm năng.

- Nâng cao năng lực trao đổi, tiếp cận thông tin thị trường, thương mại thủy sản cho doanh nghiệp, cán bộ quản lý và các bên có liên quan.

- Đa dạng sản phẩm chế biến từ các đối tượng nuôi truyền thống, đối tượng mới; xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, ưu tiên cho những sản phẩm thủy sản chủ lực, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và quy cách sản phẩm thủy sản của các thị trường tiêu thụ.

- Xây dựng định hướng, kế hoạch xuất khẩu cụ thể đối với sản phẩm thủy sản tương ứng với từng thị trường mục tiêu, để có phương án tiếp cận phát triển phù hợp.

- Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế nhằm tiếp thu chuyển giao khoa học và công nghệ, tìm kiếm thị trường, quảng bá sản phẩm, kêu gọi đầu tư nước ngoài, tập huấn đào tạo,... để tăng năng lực phát triển toàn diện kinh tế thủy sản.

6. Nâng cao năng lực chế biến thủy sản

- Đổi mới thiết bị, công nghệ, đầu tư, nâng cấp các nhà máy chế biến thủy sản để nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh ứng dụng chương trình quản lý chất lượng, công nghệ thông tin. Phát triển sản phẩm mới, sản phẩm có giá trị cao.

- Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định trong và ngoài nước về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững.

- Đẩy mạnh xây dựng các mô hình phát triển sản phẩm thủy sản đặc sản, truyền thống, theo chuỗi liên kết, gắn với hoàn thiện công nghệ, nâng cấp chất lượng, an toàn thực phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm, thực hiện đăng ký nhãn hiệu gắn với tên địa danh.

7. Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường

- Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật về thủy sản, vai trò và nhiệm vụ phát triển kinh tế thủy sản trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh đối với cán bộ và nhân dân trong tỉnh, nhất là những địa phương trọng điểm khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản,...

- Triển khai xây dựng bản đồ dịch tễ nhằm kiểm soát các loại dịch bệnh nguy hiểm và dịch bệnh trên thủy sản, chủ động khoanh vùng và dập dịch bệnh thủy sản.

- Tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở các vùng nuôi trong tỉnh.

- Áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường để giảm thiểu và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất thủy sản.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và tổ chức quản lý, giám sát cộng đồng để quản lý môi trường và áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm đối với các trường hợp không tuân thủ quy định của pháp luật.

- Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải và nước thải trong quá trình sản xuất để đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

8. Tổ chức sản xuất

- Tổ chức liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ ở tất cả các lĩnh vực và đối tượng sản phẩm.

- Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng rộng rãi sản xuất an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, cấp mã số vùng nuôi, gắn với việc truy xuất nguồn gốc, điều kiện an toàn thực phẩm và thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP).

- Giảm số lượng tàu cá và sản lượng khai thác thủy sản để phục hồi nguồn lợi thủy sản. Tổ chức tốt thông tin liên lạc, cảnh báo thiên tai kịp thời cho ngư dân trên biển, đảm bảo an toàn đi biển, tổ chức ứng cứu kịp thời khi có rủi ro.

- Tổ chức bảo tồn, khai thác nguồn lợi thủy sản và phát triển nuôi trồng thủy sản gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích với phát triển các ngành kinh tế khác như du lịch, công nghiệp, giao thông,... trong quy hoạch không gian biển, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương.

9. Tăng cường công tác quản lý nhà nước

- Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh nhằm tạo ra sự phối kết hợp đồng bộ cũng như việc đề cao trách nhiệm của các ngành và địa phương trong quá trình thực hiện chương trình phát triển thủy sản bền vững trên địa bàn tỉnh; Kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định.

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức Kiểm ngư của tỉnh, đảm bảo thực thi pháp luật thủy sản hiệu quả; tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động thủy sản gắn với bảo vệ ngư dân và quốc phòng an ninh trên biển.

- Tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về thanh kiểm tra, kiểm soát, giám sát: khai thác thủy sản, hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản; hoạt động của tàu cá, các quy định về ngư cụ, phân vùng khai thác, khu vực cấm khai thác và cấm khai thác có thời hạn; kiểm soát các giống, loài thủy sản ngoại lai xâm hại; chú trọng quản lý chất lượng giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh và các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản; tăng cường công tác thanh kiểm tra cơ sở đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, kiểm soát chất lượng thủy sản theo chuỗi sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành thủy sản. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý thủy sản. Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý hành chính và quản lý các lĩnh vực sản xuất thủy sản đáp ứng yêu cầu thực tiễn, xu thế phát triển ngành thủy sản trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

- Kiểm soát tốt các nguồn thải từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến thủy sản, đặc biệt các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định hiện hành.

- Tổ chức thực hiện truyền thông, cung cấp thông tin, tài liệu kỹ thuật về tiến bộ khoa học kỹ thuật; tính hợp pháp, an toàn trong nuôi trồng, khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản trong nước và quốc tế nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi của truyền thông quốc tế về sản phẩm thủy sản của Việt Nam.

V. Dự án, kế hoạch, mô hình ưu tiên thực hiện giai đoạn 2021-2030

Phụ lục II. Danh mục dự án vốn đầu tư công toàn chương trình

Phụ lục III. Danh mục dự án vốn sự nghiệp toàn chương trình

Phụ lục IV. Danh mục dự án vốn huy động từ xã hội

(Có phụ lục II, phụ lục III phụ lục IV kèm theo)

VI. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư phát triển thủy sản giai đoạn 2021 - 2030

* Ước tính tổng nhu cầu vốn cho Chương trình phát triển thủy sản bền vững giai đoạn 2021 - 2030 là 2.573.114 triệu đồng, trong đó:

- Vốn ngân sách Trung ương: 1.949.000 triệu đồng (75,8%)

- Vốn ngân sách địa phương: 624.114 triệu đồng (24,2%)

* Nhu cầu vốn cho từng lĩnh vực giai đoạn 2021-2030

- Lĩnh vực Khai thác TS, DVHC: 2.137.830 triệu đồng (83,1%)

- Lĩnh vực Nuôi trồng TS: 430.071 triệu đồng (16,7%)

- Lĩnh vực Chế biến TS: 5.213 triệu đồng (0,2%)

(Có phụ lục V kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện Chương trình và thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh; thực hiện sơ kết, tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả thực hiện khi có yêu cầu; trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền, cần phải bổ sung, điều chỉnh thì tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh bổ sung cho phù hợp.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với các cơ quan liên quan, chính quyền địa phương các cấp triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình.

- Xây dựng, trình phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án, kế hoạch được UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với các đơn vị liên quan, tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí vốn cho các dự án của Chương trình theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh đề nghị Bộ, ngành trung ương bố trí vốn thực hiện các dự án từ nguồn vốn Trung ương thực hiện Chương trình.

3. Sở Tài chính

Cùng với thời điểm xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách và dự toán do các đơn vị, địa phương lập, Sở Tài chính thực hiện thẩm tra, tổng hợp nguồn kinh phí sự nghiệp trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định theo quy định.

4. Các Sở, ngành tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến Chương trình này.

5. UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng, cụ thể hoá Chương trình phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương để tổ chức thực hiện trên địa bàn quản lý.

6. Sở Thông tin và truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi Chương trình này để các tổ chức kinh tế, các đối tượng nhân dân liên quan biết, tham gia thực hiện.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp của tỉnh tích cực phối hợp với các cấp ủy, chính quyền cùng tham gia tuyên truyền, động viên các tầng lớp nhân dân, nhất là ở những địa phương trọng điểm nghề cá tích cực tham gia đầu tư phát triển kinh tế thủy sản, góp phần xoá đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu cho một bộ phận nhân dân trong tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ ; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thường trực Tỉnh ủy (b/cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Hội Nông dân tỉnh;
- VPUB: PCVP, KTTH, CBTH;
- Lưu: VT, KTN.toan135

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đặng Văn Minh

 

PHỤ LỤC 1

MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỰC HIỆN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 268/QĐ-UBND ngày 28/3/2022 của UBND tỉnh)

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Thực hiện 2020

KH thực hiện đến năm 2030

Năm 2030 so với 2020 (%)

1

Khai thác thủy sản

tấn

261,034

260,000

99.60

2

Nuôi trồng TS

 

 

 

 

- Diện tích nuôi TS

ha

1,830

2,030

110.95

- DT nuôi nước lợ

ha

915

930

101.68

TT nuôi biển (nuôi lồng)

m3

73,654

200,000

271.54

DT nước ngọt

ha

915

1,100

120.21

- Sản lượng nuôi TS

tấn

7,878

15,000

190.40

Sản lượng TS nước lợ

tấn

6,181

12,000

194.13

Sản lượng thủy sản nuôi biển

tấn

440

1,000

227.27

Sản lượng TS nước ngọt

tấn

1,527

2,000

130.98

3

Chế biến thủy sản

 

 

 

 

Thủy sản chế biến công nghiệp

tấn

10,913

23,000

210.76

Thủy sản XK

triệu USD

20

25

125.00

4

Giá trị SXTS

Tỷ đồng

6,610

9,056

137.00

 

PHỤ LỤC 1

BÁO CÁO KẾT QUẢ NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM ĐÃ HOÀN THÀNH TRONG 02 TUẦN QUA

TT

Tên nội dung

Ghi chú

Đơn vị Thực hiện

36

Thành lập Tổ công tác liên ngành giải quyết vướng mắc nhà thuộc sở hữu nhà nước

14/TB-UBND ngày 12/01/2022

Sở Xây dựng

 

PHỤ LỤC 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ RÀ SOÁT CÁC NỘI DUNG CHƯA HOÀN THÀNH, HOÀN THÀNH NHƯNG TRỄ HẠN TRONG 02 TUẦN QUA

TT

Tên nội dung

Số, ngày tháng văn bản giao

Đơn vị giao nhiệm vụ

Thời hạn hoàn thành

Tiến độ xử lý

Nguyên nhân

Chưa hoàn thành

Hoàn thành nhưng trễ hạn

15

Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 phần còn lại của xã Tịnh Khê và xã Tịnh Kỳ

TB số 88/TB-UBND ngày 08/3/2022

Sở Xây dựng

10/3/2022

X

 

 

 

PHỤ LỤC 3

BÁO CÁO CÁC NỘI DUNG CHUYỂN TIẾP, GIAO CÓ THỜI HẠN HOÀN THÀNH TRONG 02 TUẦN ĐẾN

tham mưu triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

626/UBND-KTN ngày 16/02/2022

Sở Xây dựng

05/3/2022

tham mưu ban hành đơn giá cho thuê hạ tầng tại KCN Quảng Phú và KCN Tịnh Phong giai đoạn 2022 - 2026, năm 2019 đến năm 2021

378/UBND-KTN ngày 25/01/2022

Sở Xây dựng

15/3/2022

Xác định hệ số quy đổi từ rác đốt cửa lò sang khối lượng rác tươi

1024/UBND-KTN ngày 09/3/2022

Sở Xây dựng

20/3/2022

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC DỰ ÁN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TOÀN CHƯƠNG TRÌNH
(Kèm theo Quyết định số 268/QĐ-UBND ngày 28/3/2022 của UBND tỉnh)

ĐVT: triệu đồng

STT

Danh mục đầu tư

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2030

Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2021- 2030

Chủ trương đầu tư

Quy mô, công suất

Tổng số

Trong đó

Quy mô, công suất

Tổng số

Trong đó

NSTW

NS tỉnh

NSTW

NS tỉnh

A

CÁC DỰ ÁN ĐÃ CÓ TRONG KẾ HOẠCH TRUNG HẠN

 

492,000

400,000

92,000

 

0

0

 

492,000

 

1

Khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Tịnh Hòa (xã Tịnh Hòa, TP. Quảng Ngãi)

1.000 tàu

460,000

400,000

60,000

 

 

 

 

460,000

QĐ 3386/QĐ-BNN-KH ngày 27/7/2021

2

Nâng cấp, sửa chữa hoàn thiện hạ tầng các cảng cá, cảng neo trú tàu thuyền (Lý Sơn, Sa Huỳnh, Sa Kỳ, Tịnh Hòa, Mỹ Á)

4 cảng cá

32,000

 

32,000

 

 

 

 

32,000

Quyết định 1766/QĐ-UBND ngày 10/11/2021

B

CÁC DỰ ÁN CHƯA CÓ TRONG KẾ HOẠCH TRUNG HẠN

 

1,055,000

940,000

115,000

 

870,000

750,000

120,000

1,925,000

 

I

LĨNH VỰC KHAI THÁC, DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ

 

700,000

590,000

110,000

 

870,000

750,000

120,000

1,570,000

 

1

Dự án Đê chắn sóng và nạo vắt thông luồng vào khu neo đậu tránh trú bão cảng cá Sa Huỳnh

 

250,000

250,000

 

 

 

 

 

250,000

Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 của TTCP

2

Cảng cá, kết hợp khu neo đậu tránh trú bão Sa Huỳnh (TX. Đức Phổ)

500 tàu

0

 

 

 

650,000

550,000

100,000

650,000

Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 của TTCP

3

Cảng cá, kết hợp khu neo đậu tránh trú bão Cửa Đại, Tp. Quảng Ngãi

1.000 tàu

158,000

140,000

18,000

 

 

 

 

158,000

Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 27/4/2021, NQ số 42/NQ-HĐND ngày 21/7/2021

4

Tăng cường năng lực cho lực lượng tuần tra bảo vệ NLTS (đóng 01 chiếc tàu kiểm ngư)

 

30,000

 

30,000

 

 

 

 

30,000

 

5

Xây dựng nhà trưng bày và trụ sở làm việc Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn

 

22,000

 

22,000

 

 

 

 

22,000

Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 06/7/2018

6

Cảng cá, kết hợp khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Đức Lợi (huyện Mộ Đức)

200 tàu

120,000

100,000

20,000

 

 

 

 

120,000

Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 của TTCP

7

Cảng cá, kết hợp khu neo đậu tránh trú bão Sa cần (Bình Thạnh, huyện Bình Sơn)

1.200 tàu

 

 

 

800 tàu

220,000

200,000

20,000

220,000

Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 của TTCP

8

Nâng cấp cảng cá sông Trà Bồng (huyện Bình Sơn)

400 tàu

120,000

100,000

20,000

 

 

 

 

120,000

II

LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

 

355,000

350,000

5,000

 

0

0

0

155,000

 

1

Xây dựng hạ tầng, rùa neo, đèn báo hiệu vùng nuôi thủy sản tập trung trên biển Lý Sơn

20 ha

5,000

 

5,000

 

 

 

 

5,000

 

2

Đầu tư nâng cấp hạ tầng NTTS các vùng nuôi thủy sản huyện Bình Sơn, Tư Nghĩa, Mộ Đức, thị xã Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi.

các vùng nuôi

150,000

150,000

 

 

 

 

 

150,000

 

3

Đầu tư xây dựng khu neo trú lồng bè nuôi trồng thủy sản trên biển Lý Sơn

 

200,000

200,000

 

 

 

 

 

200,000

 

 

Tổng

 

1,547,000

1,340,000

207,000

 

870,000

750,000

120,000

2,417,000

 

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC DỰ ÁN VỐN SỰ NGHIỆP TOÀN CHƯƠNG TRÌNH
(Kèm theo Quyết định số 268/QĐ-UBND ngày 28/3/2022 của UBND tỉnh)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Danh mục đầu tư

Quy mô, công suất

Giai đoạn 2021-2025

Quy mô, công suất

Giai đoạn 2026-2030

Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2021- 2030

Ghi chú

Tổng số

NSTW

NS tỉnh

Tổng số

NSTW

NS tỉnh

A

LĨNH VỰC KHAI THÁC, DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ

 

60,180

0

60,180

 

15,650

0

15,650

75,830

 

1

Điều tra, đánh giá trữ lượng NLTS vùng biển ven bờ, vùng nước nội địa và nghề cá thương phẩm để xác định khả năng cho phép khai thác bền vững và phục vụ công tác quản lý, dự báo ngư trường.

Các huyện, thành phố, thị xã ven biển

3,500

 

3,500

 

0

 

 

3,500

QĐ số 1711/QĐ-UBND ngày 12/11/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt nhiệm vụ và dự toán

2

Tái tạo NLTS ở một số thủy vực tự nhiên với các loài thủy sản bản địa, đặc hữu, phù hợp, có giá trị kinh tế cao.

 

4,500

 

4,500

 

4,750

 

4,750

9,250

QĐ 1574/QĐ-UBND ngày 16/10/2020 phê duyệt Kế hoạch thực hiện công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2021-2023

3

Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình quản lý nguồn lợi thủy sản dựa vào cộng đồng (đồng quản lý)

2 mô hình

1,600

 

1,600

3 mô hình

2,400

 

2,400

4,000

 

4

Đầu tư sửa chữa, nâng cấp hạ tầng 4 cảng cá, cảng neo trú tàu thuyền đáp ứng tiêu chí phân loại cảng theo quy định của Luật Thủy sản - Kế hoạch chống khai thác IUU

 

10,000

 

10,000

 

0

 

 

10,000

KH 112/KH-UBND của UBND tỉnh ngày 29/7/2021 thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định năm 2021

5

Dự án, mô hình KTTS thực hiện theo Chương trình khuyến nông được duyệt hàng năm

3-5 mô hình/năm

6,330

 

6,330

 

6,500

 

6,500

12,830

Quyết định 663/QĐ-BNN-KH ngày 03/02/2021 Ban hành tạm thời các định mức kinh tế, kỹ thuật áp dụng cho dự án khuyến nông Trung ương

6

Bảo tồn, bảo vệ môi trường sống các loài thủy sản, khôi phục và bảo tồn các rạn san hô ở khu vực biển Gành Yến, xã Bình Hải, Bình Sơn

10 ha

2,000

 

2,000

 

2,000

 

2,000

4,000

 

7

Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản, tính đa dạng sinh học cho cộng đồng cư dân ven biển

 

500

 

500

 

0

 

 

500

 

8

Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khai thác thủy sản bền vững (các huyện, thị xã, TP ven biển)

 

24,750

 

24,750

 

0

 

 

24,750

 

9

Điều tra, giám sát, nghiên cứu đặc tính sinh học của các loài sinh vật trong phân khu bảo tồn nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái

 

800

 

800

 

0

 

 

800

 

10

Phục hồi hệ sinh thái đặc thù (san hô, thảm cỏ biển) và giám sát đa dạng sinh học, môi trường nước trong khu bảo tồn biển.

 

2,500

 

2,500

 

0

 

 

2,500

 

11

Tổ chức và phối hợp tổ chức tuần tra, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại đến khu bảo tồn, phát triển mạng lưới tuần tra, giám sát dựa vào cộng đồng

 

600

 

600

 

0

 

 

600

 

12

Du nhập, nuôi trồng các loại giống bản địa có giá trị kinh tế cao nhưng đã bị khai thác cạn kiệt; tiếp cận triển khai các dự án, công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện tại Khu bảo tồn

 

1,600

 

1,600

 

0

 

 

1,600

 

13

Đào tạo nghề, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho ngư dân bị ảnh hưởng khi thực hiện Quy chế quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn

 

1,500

 

1,500

 

0

 

 

1,500

 

B

LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

 

50,571

4,000

46,571

 

24,500

5,000

19,500

75,071

 

1

Xây dựng vùng nuôi tôm đạt chuẩn GAP, có trách nhiệm ở Đức Phổ

vùng nuôi các xã, phường

3,000

 

3,000

 

3,000

 

3,000

6,000

Quyết định 663/QĐ-BNN-KH ngày 03/02/2021 Ban hành tạm thời các định mức kinh tế, kỹ thuật áp dụng cho dự án khuyến nông

2

Dự án, mô hình sản xuất thủy sản thực hiện theo Chương trình khuyến nông được duyệt hàng năm

5-8 mô hình/năm

18,086

4,000

14,086

 

19,500

5,000

14,500

37,586

3

Hỗ trợ nuôi lồng bè trên sông, hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh

 

7,500

 

7,500

 

0

 

 

7,500

QĐ 169/QĐ-UBND ngày 15/02/2022

4

Quan trắc cảnh báo môi trường và dịch bệnh trong NTTS

các địa phương

1,985

 

1,985

 

2,000

 

2,000

3,985

QĐ 2103/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 phê duyệt Kế hoạch quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2021 và giai đoạn 2021- 2025

5

Dự án mô hình thủy sản chuyên đề (sản xuất giống, nuôi thủy sản hồ chứa, nuôi thủy sản hữu cơ...)

 

20,000

 

20,000

 

0

 

 

20,000

 

C

LĨNH VỰC CHẾ BIẾN VÀ THƯƠNG MẠI THỦY SẢN

 

3,713

 

3,713

 

1,500

 

1,500

5,213

 

1

Dự án, mô hình CB thủy sản thực hiện theo Chương trình khuyến nông được duyệt hàng năm

 

2,713

 

2,713

 

 

 

 

2,713

Quyết định 663/QĐ-BNN-KH ngày 03/02/2021

2

Xây dựng mô hình chuỗi SXKD thủy sản: KT (NTTS)-CB-Tiêu thụ TS

1 chuỗi

1,000

 

1,000

1 chuỗi

1,500

 

1,500

2,500

QĐ 1408/QĐ-TTg ngày 16/8/2021 của TTCP

 

Tổng cộng

 

114,464

4,000

110,464

 

41,650

5,000

36,650

156,114

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 268/QĐ-UBND ngày 28/3/2022 của UBND tỉnh)

STT

Danh mục đầu tư

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026- 2030

Ghi chú

Quy mô

Quy mô

A

LĨNH VỰC KHAI THÁC THỦY SẢN

 

 

 

1

Đầu tư mới cơ sở đóng sửa tàu cá

02 cơ sở

01 cơ sở

 

2

Đầu tư khu dịch vụ hậu cần nghề cá

02 cơ sở

02 cơ sở

Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ, Lý Sơn, Sa Huỳnh, Sa cần

B

LĨNH VỰC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

 

 

 

1

Dự án đầu tư nuôi thủy sản vùng biển xa bờ

1 cơ sở

1 cơ sở

QĐ 1664/QĐ-TTg ngày 04/10/2021 của TTCP (tranh thủ nguồn hỗ trợ từ vốn NSTW, vốn KHCN, vốn hỗ trợ phát triển nuôi biển)

2

Dự án nuôi tôm công nghiệp xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ

37 ha

-

 

3

Dự án nuôi tôm công nghiệp xã Đức Minh, huyện Mộ Đức

 

50 ha

 

4

Dự án liên kết sản xuất giống thủy sản mặn lợ xã Đức Phong, huyện Mộ Đức

04 ha

04 ha

 

C

LĨNH VỰC CHẾ BIẾN VÀ THƯƠNG MẠI THỦY SẢN

 

 

 

1

Xúc tiến đầu tư phát triển hệ thống kho lạnh bảo quản thủy sản

1 cơ sở

1 cơ sở

QĐ 1408/QĐ-TTg ngày 16/8/2021 của TTCP (kêu gọi các nguồn đầu tư từ FDI, ODA, xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác)

2

Đầu tư xây dựng mới nhà máy CBTS đông lạnh

2 cơ sở

1 cơ sở

01 cơ sở tại thị xã Đức Phổ và 02 cơ sở tại TP. Quảng Ngãi

 

PHỤ LỤC V

TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN TOÀN CHƯƠNG TRÌNH
(Kèm theo Quyết định số 268/QĐ-UBND ngày 28/3/2022 của UBND tỉnh)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Lĩnh vực đầu tư

Vốn NSTW

Vốn NS tỉnh

Tổng

2021-2025

2026-2030

2021-2025

2026-2030

 

1

Khai thác thủy sản, Dịch vụ hậu cần nghề cá

990,000

750,000

262,180

135,650

2,137,830

 

Vốn đầu tư công trung hạn

990,000

750,000

202,000

120,000

2,062,000

 

Vốn sự nghiệp

 

 

60,180

15,650

75,830

 

Vốn huy động

 

 

 

 

 

2

Nuôi trồng thủy sản

204,000

5,000

201,571

19,500

430,071

 

Vốn đầu tư công trung hạn

200,000

0

155,000

 

355,000

 

Vốn sự nghiệp

4,000

5,000

46,571

19,500

75,071

 

Vốn huy động

 

 

 

 

 

3

Chế biến thủy sản

 

 

3,713

1,500

5,213

 

Vốn đầu tư công trung hạn

 

 

 

 

 

 

Vốn sự nghiệp

 

 

3,713

1,500

5,213

 

Vốn huy động

 

 

 

 

 

 

Tổng

1,194,000

755,000

467,464

156,650

2,573,114