Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2006/QĐ-UBND | Thị xã Cao Lãnh, ngày 22 tháng 08 năm 2006 |
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998 được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh số 11/2003/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Quyết định số 874-TTg ngày 20 tháng 11 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước; Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ; và Thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 65/2006/NQ.HĐND.K7 ngày 19 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quyết định ban hành Quy định về chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 2. Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy triển khai; hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 59/2003/QĐ-UB ngày 22 tháng 7 năm 2003 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc các sở: Tài chính, Nội vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể Tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; Giám đốc Công ty nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2006/QĐ-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Điều 1. Về quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp thực hiện quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và phân cấp quản lý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
2. Sở Nội vụ là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp thực hiện quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong Tỉnh;
3. Sở Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp quản lý, cấp phát và quyết toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong Tỉnh;
4. Ban Tổ chức Tỉnh ủy là cơ quan đầu mối giúp Tỉnh ủy quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, ban đảng, đoàn thể cấp Tỉnh, cấp huyện và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc diện quản lý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
5. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị cấp Tỉnh) và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc theo quy định của Đảng, pháp luật nhà nước, phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân Tỉnh và kế hoạch được duyệt.
Điều 2. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
1. Lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
2. Kiến thức pháp luật, kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính, quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa;
3. Kiến thức về quản lý các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ;
4. Đào tạo chuyên sâu và nâng cao trình độ, kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp;
5. Kiến thức tin học, ngoại ngữ và các kiến thức bổ trợ khác.
Điều 3. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng.
1. Cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức số 11/2003/PL-BTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2003 và cán bộ, công chức dự bị công tác, làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cấp Tỉnh, cấp huyện và cấp xã thuộc tỉnh Đồng Tháp;
2. Cán bộ, viên chức ở các đơn vị sự nghiệp kinh tế (nhà nước không giao biên chế);
3. Cán bộ, viên chức lãnh đạo, quản lý ở các doanh nghiệp nhà nước;
4. Cán bộ hợp đồng ở cấp xã;
5. Cán bộ ở ấp, khóm;
6. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
7. Một số đối tượng khác theo quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy hoặc Ủy ban nhân dân Tỉnh.
Điều 4. Phân công thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
1. Trường Chính trị Tỉnh thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng trung cấp lý luận chính trị, trung cấp hành chính, phương pháp giảng dạy các bộ môn lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giảng dạy ở các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã; bồi dưỡng, cập nhật đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân Tỉnh; làm đầu mối trong việc phối hợp với các Học viện, trường Trung học, Cao đẳng, Đại học của Trung ương mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, hành chính nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp cấp Tỉnh, cấp huyện và cán bộ cấp xã;
2. Trường Trung học Y tế thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế;
3. Trường Quân sự địa phương thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đối với lực lượng dự bị động viên, cán bộ quân sự xã, phường, thị trấn, ấp, khóm; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước theo phân cấp; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên, cán bộ, công chức, viên chức giảng dạy môn quân sự quốc phòng ở các Trường thuộc Tỉnh quản lý; thực hiện nhiệm vụ tổ chức hội thi, hội thao quân sự quốc phòng địa phương ....
4. Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng chương trình cơ sở và sơ cấp lý luận chính trị; bồi dưỡng, cập nhật đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện; bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn đối với cán bộ xã, phường, thị trấn và ấp, khóm; Tập huấn bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho đối tượng 4,5.
5. Trường Cao đẳng cộng đồng, Trường Dạy nghề và các Trung tâm dạy nghề thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nghề cho các đối tượng ngoài xã hội. Khi cần thiết, Ủy ban nhân dân Tỉnh sẽ có kế hoạch giao cho các Trường, Trung tâm thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước về một số lĩnh vực.
Các Trường, Trung tâm nói trên, nếu có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên có thể mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng và dạy nghề cho các đối tượng ngoài xã hội phải được Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Lao động Thương binh và Xã hội cấp giấy phép, hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật và đảm bảo tự trang trải toàn bộ chi phí.
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Điều 5. Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
1. Chậm nhất là ngày 01 tháng 7 hàng năm, các cơ quan, đơn vị cấp Tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã phải gửi kế hoạch của năm sau về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý về Sở Nội vụ (đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức của nhà nước) hoặc Ban Tổ chức Tỉnh ủy (đối với các cơ quan Đảng, đoàn thể);
2. Chậm nhất vào tháng 12 hàng năm:
a) Sở Nội vụ tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trình Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt;
b) Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan đảng, đoàn thể trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt.
Điều 6. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
1. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phải dựa trên những căn cứ sau:
a) Yêu cầu quản lý;
b) Vị trí công tác;
c) Tiêu chuẩn chức vụ, chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức, viên chức theo quy định của Đảng và Nhà nước;
d) Chỉ tiêu biên chế được giao.
Đây là những đòi hỏi khách quan bắt buộc cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ phải được cập nhật kiến thức hoặc đạt được trình độ, kỹ năng nhất định nhưng bản thân cán bộ, công chức, viên chức đó chưa đáp ứng được cần phải tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng mà không phải tuyển dụng người thay thế.
2. Chỉ đưa vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức sau:
a) Thiếu tiêu chuẩn nào theo quy định của chức vụ, chức danh hoặc ngạch công chức, viên chức thì đào tạo, bồi dưỡng tiêu chuẩn đó;
b) Ngoại trừ những người đang học theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, chỉ đưa vào kế hoạch đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại
học về chuyên môn, nghiệp vụ đối với những đối tượng sau:
- Cán bộ, công chức ở xã đã có thâm niên công tác từ 01 năm trở lên, đáp ứng được yêu cầu, có năng lực, khả năng phục vụ lâu dài, đối với nữ có tuổi đời dưới 45 đối với nam có tuổi đời dưới 49.
- Cán bộ, công chức được bố trí trái ngành nghề đào tạo nhưng đáp ứng được yêu cầu công việc, có khả năng bố trí chức vụ cao hơn theo quy hoạch.
d) Đào tạo chuyên khoa, trình độ thạc sỹ, tiến sỹ đối với cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, triển vọng bố trí chức vụ cao hơn theo quy hoạch hoặc trở thành chuyên gia của ngành, lĩnh vực đang đảm trách.
Điều 7. Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
1. Sở Nội vụ có trách nhiệm:
a) Quản lý và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sau khi được Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt;
b) Thông báo cho các cơ quan, đơn vị cấp Tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức sau khi được Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó;
c) Trực tiếp hoặc phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy chiêu sinh các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
d) Phê duyệt mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn;
e) Trình Ủy ban nhân dân Tỉnh quyết định mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng dài hạn.
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp Tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã có trách nhiệm:
a) Quản lý và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và chính quyền cơ sở theo thông báo của Sở Nội vụ;
b) Chọn cử cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ xã, phường, thị trấn và cán bộ ấp, khóm đi đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch và danh sách được duyệt.
3. Ban Tổ chức Tỉnh ủy quản lý và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Đảng, đoàn thể cấp Tỉnh, cấp huyện.
THẨM QUYỀN CỬ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
Điều 8. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp quyết định cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng đối với:
1. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Tỉnh; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh sau khi có Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
2. Trưởng, Phó trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân Tỉnh;
3. Giám đốc, Phó giám đốc sở và tương đương;
4. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, thị xã;
5. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã;
6. Cán bộ, công chức, viên chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương;
7. Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng các doanh nghiệp nhà nước;
8. Cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài;
9. Đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, nếu thời gian học dưới 03 tháng, Sở Nội vụ trao đổi thống nhất với Ban Tổ chức Tỉnh ủy trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh quyết định; nếu thời gian học trên 03 tháng, Sở Nội vụ lập thủ tục để Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân Tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy chấp thuận trước khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh quyết định.
Điều 9. Sở Nội vụ quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng đối với:
1. Cán bộ, công chức, viên chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống (không giữ các chức vụ quy định tại
2. Cán bộ, công chức, viên chức giữ các chức vụ: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sự nghiệp trực thuộc các cơ quan, đơn vị cấp Tỉnh, trưởng, phó trưởng phòng sở và tương đương;
3. Cán bộ chuyên trách, không chuyên trách và công chức cấp xã, ấp, khóm;
4. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã.
Căn cứ vào thông báo chiêu sinh của các trường, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp Tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị quyết định cử cán bộ, công chức của cơ quan đi bồi dưỡng các lớp ngoài Tỉnh có thời gian từ 30 ngày trở xuống.
Điều 10. Ban Tổ chức Tỉnh ủy quyết định hoặc trình Thường trực Tỉnh ủy quyết định (theo phân cấp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy) cử đi đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan đảng, đoàn thể cấp Tỉnh, cấp huyện.
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐƯỢC CỬ ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
Điều 11. Cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng các khoản trợ cấp sau:
1. Tiền học phí;
2. Tiền mua tài liệu;
3. Hỗ trợ chi phí nghiên cứu thực tế để viết tiểu luận của các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ngoài Tỉnh;
4. Trợ cấp học ngoại ngữ, tin học đối với các lớp đào tạo cử nhân chính trị, cử nhân hành chính và các lớp sau đại học;
5. Trợ cấp làm luận văn tốt nghiệp đối với các lớp sau đại học;
6. Trợ cấp tiền ăn;
7. Trợ cấp tiền thuê chỗ ở (nếu có);
8. Tiền y tế phí (nếu có);
9. Trợ cấp đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức.
Tiền tàu xe đi lại do cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi làm việc, công tác của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thanh toán theo quy định hiện hành của Nhà nước về công tác phí.
1. Cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng được thanh toán học phí chính khóa, lệ phí tuyển sinh, lệ phí thi tốt nghiệp (lần I);
2. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ các chuyên ngành, cử nhân chính trị, cử nhân hành chính được thanh toán chi phí học chuyển đổi kiến thức và ôn thi đầu vào.
Điều 13. Hỗ trợ khoán tiền mua tài liệu.
Cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, được khoán tiền mua tài liệu như sau:
1. Đối với các lớp học tại các trường ngoài Tỉnh:
a. Sau đại học: 1.000.000 đồng/người/niên học;
b. Đại học: 500.000 đồng/người/niên học;
c. Các lớp đào tạo dài hạn khác: 400.000 đồng/người/niên học.
Tiền tài liệu được cấp một năm một lần vào giữa năm học.
Riêng các lớp bồi dưỡng ngắn hạn từ 30 ngày trở xuống được thanh toán theo thông báo chiêu sinh và phiếu thu thực tế của trường.
2. Đối với các lớp học tại các trường trong Tỉnh:
Do trường thanh toán thực tế cho các môn học chính khóa theo quy định đối với từng ngành học hoặc theo hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng với các trường ngoài Tỉnh.
Các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, khi mở lớp các trường của Tỉnh lập dự toán bao gồm tiền tài liệu để cấp cho học viên.
Điều 14. Hỗ trợ chi phí nghiên cứu thực tế để viết tiểu luận của các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ngoài Tỉnh.
Cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ở các trường ngoài Tỉnh, theo quy chế học tập bắt buộc học viên phải đi nghiên cứu thực tế để viết tiểu luận cuối khóa, được hỗ trợ phần chênh lệch giữa chi phí thực tế và phần kinh phí trường cấp theo quy định của Nhà nước.
Khi thanh toán phải có bảng kê cụ thể mức hỗ trợ của nhà trường (kèm theo thông báo của trường), và phần được cấp bù.
Điều 15. Trợ cấp học ngoại ngữ, tin học đối với các lớp đào tạo cử nhân chính trị, cử nhân hành chính và các lớp sau đại học.
Cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo cử nhân chính trị, cử nhân hành chính và các lớp sau đại học, theo quy chế học tập bắt buộc học viên phải tự học và có chứng chỉ ngoại ngữ hoặc tin học, được thanh toán thực tế theo phiếu thu của nơi đào tạo đối với từng loại chứng chỉ theo quy định bắt buộc đối với từng ngành học.
Trợ cấp học ngoại ngữ, tin học gồm: học phí, tài liệu, lệ phí thi tốt nghiệp.
Nếu học ngoài Tỉnh sẽ do Sở Tài chính thanh toán từ nguồn kinh phí đào tạo của Tỉnh, các lớp mở trong Tỉnh sẽ do các trường của Tỉnh thanh toán.
Riêng các lớp học ngọai ngữ, tin học theo chủ trương của Trung ương hoặc địa phương, sẽ được thanh toán theo từng trường hợp cụ thể, khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 16. Hỗ trợ làm luận văn tốt nghiệp đối với các lớp sau đại học:
Cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo sau đại học được trợ cấp tiền làm luận văn tốt nghiệp, mức cụ thể sau:
1. Thạc sỹ: 10.000.000 đồng/người;
2. Tiến sỹ: 20.000.000 đồng/người.
1. Cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở các trường ngoài Tỉnh được trợ cấp tiền ăn (kể cả thời gian học chuyển đổi kiến thức và ôn thi đầu vào), bao gồm đối tượng học các lớp chính trị, hành chính, thạc sĩ, tiến sĩ, lớp bồi dưỡng ngắn hạn có thời gian tập trung trên 30 ngày đến 06 tháng, cụ thể như sau:
a) Mức trợ cấp cho đối tượng học ở các trường ngoài Tỉnh là: 20.000 đồng/người/ngày;
b) Riêng các lớp bồi dưỡng ngắn hạn có thời gian tập trung từ 30 ngày trở lại sẽ do cơ quan quản lý cán bộ công chức chi trả theo chế độ phụ cấp công tác phí tại mục 2 Điều 2 của Quyết định số 429/QĐ-UB.HC ngày 23 tháng 3 năm 2005 của Ủy ban nhân dân Tỉnh.
c) Đối tượng đi học sau đại học trong Tỉnh được hỗ trợ tiền ăn, ở: 15.000 đ/người/ngày.
2. Cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, hành chính; các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ dưới 03 tháng ở Trường Chính trị Tỉnh và các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, thị, do kinh phí của trường, trung tâm chi, mức cụ thể như sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức: 8.000 đ/người/ngày;
- Đối tượng không hưởng lương: 15.000 đ/ngày/người.
Điều 18. Trợ cấp tiền thuê chỗ ở.
1. Cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo dài hạn, bồi dưỡng ngắn hạn có thời gian tập trung trên 30 ngày đến 06
tháng ở các trường ngoài Tỉnh được trợ cấp tiền thuê chỗ ở 15.000 đ/người/ngày, trường hợp trong thông báo chiêu sinh bắt buộc học viên phải ở tại trường thì được thanh toán thực tế theo phiếu thu của trường.Trong thời gian đi học cán bộ, công chức, viên chức không được thanh toán chế độ công tác phí.
Cán bộ, công chức, viên chức không được nhà trường bố trí chỗ ở, phải ở bên ngoài thì phải có xác nhận của nhà trường.
Riêng tiền tàu xe đi học sẽ do cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức thanh toán, cụ thể như sau:
+ Một năm 02 lần (04 lượt) đối với lớp học tập trung;
+ Đối với các lớp đào tạo tại chức mỗi quý học 01 đợt thanh toán mỗi năm 04 lần (08 lượt).
Riêng đối tượng học lớp bồi dưỡng ngắn hạn ngoài Tỉnh có thời gian tập trung từ 30 ngày trở lại do cơ quan quản lý cán bộ thanh toán theo chế độ thuê phòng nghỉ quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định số 429/QĐ.UB.HC ngày 23 tháng 3 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Điều 19. Trợ cấp tiền y tế phí.
Cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở các trường ngoài Tỉnh, trong thông báo chiêu sinh có quy định học viên phải đóng tiền y tế phí, được thanh toán thực tế theo phiếu thu của nhà trường.
Điều 20. Trợ cấp đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức.
Nữ cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở các trường ngoài Tỉnh từ 01 năm trở lên, ngoài các khoản trợ cấp được hưởng theo quy định tại các Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 của Quyết định này, còn được trợ cấp 500.000 đ/người/niên học.
Điều 21. Đối với cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng các lớp sau đại học, nếu tốt nghiệp loại xuất sắc, giỏi, ngoài các khoản trợ cấp quy định tại các Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 của Quyết định này, còn được thưởng theo các mức, cụ thể sau:
1. Thạc sỹ.
a. Tốt nghiệp loại xuất sắc : 4.000.000 đ/người;
b. Tốt nghiệp loại giỏi : 2.000.000 đ/người.
2. Tiến sỹ:
a. Tốt nghiệp loại xuất sắc : 5.000.000 đ/người;
Căn cứ chi trả khoản khen thưởng dựa vào kết quả xếp loại có sự xác nhận của nhà trường.
Điều 22. Cán bộ công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền cử đi học sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật và buộc phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật trong các trường hợp, cụ thể sau:
1. Bị kỷ luật buộc thôi học;
2. Tự ý bỏ học;
3. Tự ý thôi việc hoặc chuyển công tác ra khỏi khu vực nhà nước, ra khỏi Tỉnh vì lý do cá nhân trong khi chưa hết thời gian phục vụ sau khi đào
tạo quy định tại mục III khoản 3 Thông tư 130/2005/TT-BNV ngày 07 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2005/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức.
QUẢN LÝ, CẤP PHÁT VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ TRỢ CẤP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Điều 23. Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức.
1. Ngân sách Tỉnh hàng năm bố trí kinh phí đào tạo thanh toán đối với đối tượng sau:
a) Cán bộ, công chức, viên chức quy định tại khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh cán bộ công chức số 11/2003/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; cán bộ, công chức dự bị tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương thuộc quyền quản lý của Tỉnh;
b) Cán bộ hợp đồng ở cấp xã;
c) Cán bộ ở ấp, khóm;
d) Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp;
e) Cán bộ, công chức thuộc Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và cơ quan thi hành án ở cấp Tỉnh, cấp huyện;
f) Một số đối tượng khác theo quy định, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy hoặc Ủy ban nhân dân Tỉnh.
2. Đơn vị tự chi trả từ nguồn tài chính của đơn vị và được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc dịch vụ cho các đối tượng:
a) Cán bộ, viên chức ở các đơn vị sự nghiệp kinh tế, đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên;
b) Cán bộ, viên chức ở các doanh nghiệp nhà nước.
3. Đối với lực lượng vũ trang và các đơn vị do ngành dọc Trung ương quản lý đóng trên địa bàn Tỉnh do kinh phí của đơn vị chi trả và kinh phí hỗ trợ của Tỉnh hàng năm.
Điều 24. Hàng năm, Sở Tài chính có trách nhiệm lập dự toán và quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán các khoản chi trả trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 và
Điều 25. Những trường hợp sau đây không được thanh toán các khoản trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng từ ngân sách Tỉnh.
1. Cán bộ, công chức, viên chức học các lớp đào tạo từ xa;
2. Cán bộ, công chức, viên chức đi học không theo yêu cầu, tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức, hoặc không được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
3. Người lao động làm việc ở các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, không được nhà nước tài trợ về kinh phí và biên chế, trừ những trường hợp do Ủy ban nhân dân Tỉnh chấp thuận việc mở lớp và hỗ trợ kinh phí.
Điều 26. Thủ tục tạm ứng và thanh toán các khoản trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, quy định cụ thể sau:
1. Tạm ứng kinh phí:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan, đơn vị, tổ chức trực tiếp quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học (bản chính);
b) Quyết định cử đi học của cơ quan có thẩm quyền quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11, 12 Quyết định này (bản chính);
c) Thông báo chiêu sinh hoặc thông báo nhập học (bản sao).
2. Thanh toán kinh phí:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan, đơn vị, tổ chức trực tiếp quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học (bản chính);
b) Các phiếu thu hợp lệ của trường về các khoản bắt buộc phải nộp theo thông báo chiêu sinh như: tiền tài liệu, tiền ăn, tiền thuê chỗ ở,... (bản chính);
c) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về ngoại ngữ, tin học.
Khi mang hồ sơ, thủ tục đề nghị tạm ứng hoặc thanh toán kinh phí phải mang theo bản chính để Sở Tài chính kiểm tra, đối chiếu các bản sao.
Sở Tài chính có quyền từ chối cấp tạm ứng hoặc thanh toán các khoản trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nếu các chứng từ đề nghị thanh toán không thực hiện đúng các quy định của pháp luật và các quy định tại Quyết định này.
Điều 27. Giám đốc Sở Tài chính và Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Trong quá trình thực hiện nếu Trung ương có ban hành chính sách chi đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức viên chức thì Tỉnh sẽ thực hiện theo chế độ của Trung ương. Trường hợp đối với học viên học ngoài Tỉnh quy định của Trung ương mức chi thấp hơn thì Tỉnh sẽ chi phần chênh lệch hoặc quy định thuộc ngân sách Trung ương chi thì Tỉnh sẽ rút lại kinh phí của Tỉnh. Nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ảnh trực tiếp về Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Ban Tổ chức Tỉnh ủy giải quyết theo thẩm quyền.
Điều 28. Tổ chức, cá nhân vi phạm về công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng và chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 29. Giám đốc Sở Tài chính và Giám đốc Sở Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy hàng năm tổng hợp báo cáo đánh giá tình hình quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn về Ủy ban nhân dân Tỉnh./.
- 1Quyết định 94/2005/QĐ-UB về tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị và xã, phường thuộc thành phố Đà Nẵng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Quyết định 2159/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành
- 3Quyết định 12/2007/QĐ-UBND về chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang
- 4Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 10/2009/QĐ-UBND quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công, viên chức thuộc tỉnh Đồng Tháp
- 6Quyết định 72/QĐĐC-CB đính chính Quyết định số 22/2010/QĐ-UBND về Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 7Quyết định 1356/QĐ-UBND năm 2006 về kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức tỉnh An Giang giai đoạn 2006 – 2010
- 8Quyết định 955/QĐ-UBND-HC năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa kỳ đầu văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp
- 9Nghị quyết 43/2006/NQ-HĐND phê chuẩn Tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
- 1Thông tư 79/2005/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 130/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định 54/2005/NĐ-CP về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 3Quyết định 94/2005/QĐ-UB về tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị và xã, phường thuộc thành phố Đà Nẵng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 4Quyết định 874-TTg năm 1996 về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 6Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 7Quyết định 161/2003/QĐ-TTg Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9Nghị định 54/2005/NĐ-CP về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức
- 10Quyết định 2159/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành
- 11Quyết định 12/2007/QĐ-UBND về chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang
- 12Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế
- 13Nghị quyết 65/2006/NQ-HĐND.K7 về quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 14Quyết định 72/QĐĐC-CB đính chính Quyết định số 22/2010/QĐ-UBND về Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 15Quyết định 1356/QĐ-UBND năm 2006 về kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức tỉnh An Giang giai đoạn 2006 – 2010
- 16Nghị quyết 43/2006/NQ-HĐND phê chuẩn Tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Quyết định 41/2006/QĐ-UBND về quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đồng Tháp
- Số hiệu: 41/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/08/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Trương Ngọc Hân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra