Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4074/QĐ-UBND | Quảng Trị, ngày 07 tháng 12 năm 2021 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2022
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17/6/2020;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư;
Căn cứ Văn bản số 3013/BKHĐT-ĐTNN ngày 20/5/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xây dựng chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2022;
Căn cứ Văn bản số 6479/BKHĐT-ĐTNN ngày 24/9/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 2632/SKH-DN ngày 22/11/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2022 của tính Quảng Trị kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Các đơn vị được giao chủ trì thực hiện Chương trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện hiệu quả, đúng nội dung, tiến độ và sử dụng ngân sách theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG TRỊ NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số: 4074/QĐ-UBND ngày 07/12/2021 của UBND tỉnh Quảng Trị)
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
Trong năm 2021, tình hình trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng còn chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19; Đặc biệt là từ cuối tháng 2 đến nay dịch bệnh trong nước tiếp tục tái bùng phát và hoành hành với quy mô và tính chất phức tạp hơn, vì vậy một số hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh chưa thể tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn và thách thức đó, dưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt, mạnh mẽ của UBND tỉnh, sự quan tâm thực hiện, đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư của các cấp, các ngành, hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT) trong năm 2021 của tỉnh Quảng Trị đã đạt nhiều kết quả tích cực thông qua việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư trong điều kiện tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh còn khó khăn.
Tỉnh Quảng Trị đã tích cực chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động XTĐT thông qua các hình thức:
1.1. Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng, đối tác đầu tư
Trong năm 2021, các hoạt động công cộng, giao thương, xúc tiến đầu tư và di chuyển xuyên biên giới tiếp tục bị hạn chế do dịch bệnh Covid-19. Do đó, công tác nghiên cứu, đánh giá thị trường được tỉnh Quảng Trị đặc biệt quan tâm, như đánh giá tình hình, xu hướng phát triển kinh tế và sự dịch chuyển của dòng vốn quốc tế (đặc biệt là việc các nhà đầu tư rút khỏi thị trường Trung Quốc và chuyển dịch nhà máy sang các thị trường Đông Nam Á); đánh giá, thăm hỏi tình hình đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh để đưa ra những định hướng, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; Bên cạnh đó, tỉnh đã tích cực phối hợp với Trung tâm XTĐT miền Trung, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xây dựng định hướng thu hút đầu tư bám sát nhu cầu của các nhà đầu tư nhằm nắm bắt thị trường, xu hướng đầu tư, phát triển của các tổ chức kinh tế, các đầu tàu phát triển kinh tế trong và ngoài nước.
Theo đó, tỉnh Quảng Trị đã định hướng để kết nối tập trung kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược đến từ các thị trường nhiều tiềm năng như: Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Hà Lan,...
1.2. Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư
Tỉnh Quảng Trị thường xuyên rà soát, cập nhật thông tin về cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư của tỉnh; định hướng các lĩnh vực mũi nhọn, ưu tiên thu hút đầu tư; đồng thời bổ sung, cập nhật dữ liệu liên quan đến môi trường đầu tư như: điều kiện kinh tế - xã hội, tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng cơ hội đầu tư của tỉnh, thủ tục đầu tư, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh;...
Bên cạnh đó, các thông tin về môi trường đầu tư của tỉnh đã được đăng tải, cập nhật trên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch và các cơ quan, ban ngành có liên quan.
Phối hợp, cung cấp thông tin của tỉnh theo Phiếu khảo sát của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đế xây dựng cuốn Guidebook về tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư của 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam.
1.3. Xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư
Để cụ thể hóa các lợi thế sẵn có trong công tác xúc tiến đầu tư, dựa trên kết quả phân tích, đánh giá thị trường, tỉnh Quảng Trị đã rà soát, cập nhật danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư và tập trung thu hút, xúc tiến các dự án động lực (nhất là các dự án đang có nhà đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu) và ban hành kèm theo Chương trình XTĐT năm 2021 như: Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng; Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy; các dự án đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng Khu Kinh tế Đông Nam và các khu Công nghiệp, khu kinh tế khác; Dự án Nhà máy điện sử dụng khí từ mỏ Báo vàng tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị; Dự án Cảng hàng không, sân bay Quảng Trị; Các dự án năng lượng tái tạo; Dự án kho ngoại quan, trung tâm Logistics; Xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao;...
Ngoài ra, tỉnh Quảng Trị đang nghiên cứu, xây dựng danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư vào tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2025 với tính chất có trọng tâm, trọng điểm; Tập trung vào các dự án đóng vai trò then chốt, động lực để phát triển kinh tế - xã hội và thu hút các nhà đầu tư thứ cấp.
1.4. Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư
Thực hiện chương trình XTĐT năm 2021, tỉnh Quảng Trị đang xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư như: Hoàn thành nội dung và tổ chức ghi hình phim giới thiệu về tỉnh Quảng Trị phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư; xuất bản cuốn tập gấp giới thiệu về tỉnh Quảng Trị; xây dựng Danh mục các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; Tổ chức xây dựng Bản đồ đầu tư tỉnh Quảng Trị để tích hợp vào Bản đồ đầu tư khu vực miền Trung và Quốc gia...
Đã xây dựng được nguồn tài liệu, dữ liệu khá phong phú giới thiệu thông tin về các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) trên địa bàn tỉnh như: Website, catalogue (bằng song ngữ Việt - Anh, Việt - Thái, Việt - Trung, Việt - Nhật, Việt - Hàn), profile, powerpoint, đĩa CD, phim tài liệu, phóng sự giới thiệu về các KCN, KKT trên địa bàn. Tích cực phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí xây dựng các phóng sự, bài viết, trang thông tin có chất lượng nhằm quảng bá về KCN, KKT.
Đã biên tập và thiết kế lại tập gấp giới thiệu về KCN, KKT mới, hiện đại, tổng hợp thông tin phục vụ hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư; Xây dựng bản nhận diện dự án để thuận tiện cung cấp cho nhà đầu tư khi cần thiết; Quay flycam địa điểm thực hiện các dự án lớn đầu tư tại KKT Đông Nam Quảng Trị, kết nối thông tin kịp thời đến nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu đầu tư tại Quảng Trị.
1.5. Xây dựng hình ảnh, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư
Tình hình dịch bệnh trong năm 2021 tiếp tục diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến công tác xúc tiến đầu tư, đặc biệt là việc tiếp cận và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tỉnh Quảng Trị đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức làm việc, tiếp cận nhà đầu tư, như:
- Trực tiếp tiếp xúc, làm việc với một số nhà đầu tư trong và ngoài nước đến nghiên cứu tìm hiểu đầu tư vào tỉnh. Công tác đón tiếp, làm việc với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiệu quả.
- Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tư: Tích cực tăng cường công tác online Marketing điện tử trong các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch của tỉnh, tăng cường công tác biên tập và cập nhật thông tin, hình ảnh phục vụ bạn đọc trên website ipa.quangtri.gov.vn và các trang mạng xã hội như fanpage, facebook, youtube. Xây dựng nội dung phối hợp với các đơn vị truyền thông tuyên truyền, quảng bá môi trường đầu tư tỉnh Quảng Trị (VTV8, Báo Đầu tư, Tạp chí diễn đàn doanh nghiệp, Báo Thanh niên...).
Ngoài ra, tỉnh Quảng Trị cũng đã triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua các hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế như: phối hợp với Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL) tổ chức tốt Hội nghị hợp tác phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị năm 2021; Tổ chức phiên xúc tiến đầu tư tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam nhân dịp gặp mặt Hội đồng hương Quảng Trị tại TP Hồ Chí Minh trong tháng 3/2021; Tổ chức tốt chuyến khảo sát và làm việc với VSIP tại tỉnh Bình Dương của Lãnh đạo UBND tỉnh; Thúc đẩy các dự án đầu tư của Hàn Quốc tại Quảng Trị thông qua chuyến thăm, làm việc tại tỉnh của Đại sứ Hàn Quốc; Tổ chức thành công Hội nghị kết nối và phát triển năng lượng khí tỉnh Quảng Trị tại Hà Nội (đơn vị phối với Công ty Năng lượng Eni Việt Nam - Italia);...
Trong quảng bá du lịch: tỉnh Quảng Trị đã đổi mới, đa dạng về phương thức thực hiện. Phối hợp với VNPT Quảng Trị xây dựng Cổng Thông tin du lịch thông minh; Chương trình Svietnam, Tintuc24h xây dựng clip phim quảng bá du lịch tỉnh. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Trị thường xuyên mở các chuyên trang, chuyên mục, kịp thời đưa tin, tuyên truyền về du lịch tỉnh nhà; Tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hanoi; Tổ chức làm việc trao đổi thông tin với các doanh nghiệp lữ hành, Câu lạc bộ lữ hành UNESCO - HUTC, Diễn đàn doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ Việt Nam (VTF),... về các tiềm năng khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của Quảng Trị. Thông qua đó đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đến khảo sát và xây dựng kế hoạch đầu tư.
1.6. Hỗ trợ, hướng dẫn, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hoạt động XTĐT tỉnh Quảng Trị có sự thay đổi về hình thức thực hiện XTĐT. Tỉnh đã chủ động đẩy mạnh việc xúc tiến đầu tư tại chỗ, tập trung nắm bắt và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh theo hướng phân định rõ trách nhiệm cho từng Sở, ban, ngành trong xử lý các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư. Nhiều thủ tục hành chính đã được rút ngắn, giảm thiểu thời gian chờ đợi cho người dân và doanh nghiệp.
Phối hợp và hỗ trợ các thủ tục đầu tư dự án Khu công nghiệp Quảng Trị của liên doanh VSIP - Amata - Sumitomo; Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T đầu tư dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng, Dự án Khu tổ hợp du lịch dịch vụ, đô thị sân golf hồ Nghĩa Hy; Công ty Cổ phần Trung Khởi thực hiện dự án Khu Công nghiệp đa ngành Triệu Phú và dự án Khu nhà xưởng - Văn phòng cho thuê tại CCN Hải Lệ; Công ty A.P Lavergne Investment Pte.Ltd (Singapore) hoàn thành đề xuất dự án đầu tư Nhà máy LAVERGNE Quảng Trị tại Khu Công nghiệp Quán Ngang. Công ty TNHH Sangshin Electronics (Hàn Quốc) thực hiện các thủ tục đầu tư Dự án nhà máy sản xuất linh kiện điện tử. Công ty Cổ phần Tư vấn và Xây dựng SGR thực hiện dự án Trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao; Công ty Cp Đầu tư Viva Vision International khảo sát, nghiên cứu thực hiện dự án Khu tổ hợp du lịch dịch vụ, đô thị sân golf đập tràn Hải Lệ; Công ty Tập đoàn Sun Group nghiên cứu khảo sát lập dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái biển đảo Cồn Cỏ; Công ty CP Tiến Trung Quảng Trị lập dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Cụm công nghiệp vùng đông huyện Vĩnh Linh; Công ty TNHH MTV Chua Me Đất - Oxalis(Quảng Bình), CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội và các đối tác lập dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp phát triển du lịch cộng đồng Klu...
Thành lập tổ công tác kết nối, hỗ trợ khảo sát, nghiên cứu việc thực hiện dự án mỏ Kèn Bầu (Lô 114) vào Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị; xây dựng chương trình tiếp đón và làm việc với Công ty Năng lượng Eni Việt Nam (Italia) tại tỉnh Quảng Trị.
Trong lĩnh vực du lịch, tỉnh đã quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch mới, tháo gỡ nhiều vướng mắc về thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho việc đưa đón, trao đổi khách du lịch. Tỉnh Quảng Trị đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm với định hướng “Nhà nước xúc tiến điểm đến, doanh nghiệp xúc tiến sản phẩm”; Tư vấn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng và đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch tiềm năng của tỉnh.
Trong lĩnh vực nông nghiệp: công tác thu hút đầu tư, tăng cường hợp tác liên kết sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh và mang lại hiệu quả. Các chuỗi liên kết nổi trội như: Liên kết với Công ty CP nông sản hữu cơ Quảng Trị; Tập đoàn Quế Lâm, Công ty Organic - More... sản xuất cây trồng theo hướng hữu cơ, canh tác tự nhiên đạt trên 450 ha; Liên kết với Công ty Nafood Tây Bắc trồng và tiêu thụ chanh leo trên địa bàn tỉnh với quy mô hơn 80 ha; Liên kết với Công ty Organic - More sản xuất và tiêu thụ Hồ tiêu hữu cơ với quy mô hơn 100 ha; Phối hợp với Công ty CP tổng công ty thương mại Quảng Trị xây dựng đề án phát triển lúa VietGap và lúa hữu cơ; Phối hợp với Tập đoàn Sumitomo Nhật Bản về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;... Nhiều chuỗi liên kết sản xuất đang tạo ra những nền tảng phát triển cho nông sản Quảng Trị như: Mô hình liên kết sản xuất hồ tiêu, cà phê, dược liệu, cây ăn quả các loại... Việc doanh nghiệp liên kết với nông dân để tổ chức sản xuất đã giải quyết được tình trạng manh mún nhỏ lẻ trong sản xuất, tạo điều kiện để ứng dụng cơ giới hóa và hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp[1].
Tuy nhiên, một số hoạt động nằm trong Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2021 đã xây dựng đến nay chưa thực hiện được do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, như: Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Trị năm 2021; Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư; Tổ chức đi cơ sở cập nhật thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu cho hoạt động xúc tiến đầu tư; Tham gia và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư tại các diễn đàn, sự kiện, hội nghị, hội thảo, hội chợ trong nước về công tác xúc tiến đầu tư để quảng bá, kêu gọi đầu tư; Tham dự các khóa đào tạo, tập huấn tăng cường năng lực xúc tiến đầu tư...
1.7. Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư
Tỉnh tiếp tục cử các cán bộ trực tiếp phụ trách công tác xúc tiến đầu tư tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng XTĐT: Tập huấn nâng cao kỹ năng XTĐT, ĐTNN do Trung tâm XTĐT miền Trung tổ chức.
1.8. Hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư
Về hoạt động xúc tiến đầu tư ở nước ngoài và hợp tác với các tổ chức quốc tế để quảng bá, xúc tiến đầu tư: Do tình hình dịch bệnh COVID-19 còn phức tạp nên hoạt động này trong năm 2021 không thể triển khai thực hiện được. Tỉnh không tham gia các hoạt động hợp tác tại nước ngoài về xúc tiến đầu tư. Các hoạt động xúc tiến đầu tư chủ yếu là kết nối, hợp tác với các tổ chức, hiệp hội để xây dựng kênh thông tin về môi trường đầu tư của tỉnh.
2.1. Cải thiện môi trường đầu tư
Trong năm 2021, UBND tỉnh Quảng Trị tiếp tục quyết liệt chỉ đạo các ngành, các cấp chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 2992/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh theo Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ; Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 01/6/2020 của UBND tỉnh về thực hiện một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và triển khai các dự án đầu tư, nhằm khôi phục phát triển kinh tế, ổn định xã hội; Kế hoạch hành động số 34/KH-UBND ngày 22/02/2021 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 và các nhiệm vụ Chủ tịch UBND tỉnh đã cam kết với VCCI và cộng đồng doanh nghiệp;
Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã tác động nặng nề tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Vì vậy, trong công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh đã chú trọng tập trung thực hiện các nhiệm vụ kép vừa tăng trưởng kinh tế vừa phòng, chống Covid-19: Đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các Sở, ngành và địa phương thực hiện các giải pháp, chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; các chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp, khởi nghiệp nhằm đảm bảo thu chi ngân sách theo kế hoạch. Các Sở, ngành và địa phương đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện của từng đơn vị và bước đầu triển khai một số nhiệm vụ.
Đến 20/10/2021, toàn tỉnh tiếp nhận 1.316 hồ sơ, trong đó có 324 doanh nghiệp và 111 đơn vị trực thuộc đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là hơn 4.894 tỷ đồng, giảm 32% về số doanh nghiệp đăng ký so với cùng kỳ năm 2020, số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt hơn 15,1 tỷ đồng; nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh đến thời điểm này là: 4.193 doanh nghiệp; có 543 lượt doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đăng ký thay đổi (thay đổi vốn điều lệ, mở rộng ngành nghề kinh doanh, địa chỉ, tên, thành viên....); giảm 132% so với cùng kỳ năm 2020. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 175 doanh nghiệp, Tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020; số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 143 doanh nghiệp, tăng 55% với cùng kỳ năm 2020; số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tự nguyện, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh là 35 doanh nghiệp, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2020; số doanh nghiệp thông báo thủ tục giải thể tự nguyện, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh là 69 doanh nghiệp, tăng 176% so với cùng kỳ năm 2020; số doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc chấm dứt hoạt động vì bị cảnh báo, vi phạm, thu hồi giấy Chứng nhận, giấy phép hoạt động là 157 đơn vị.
2.2. Tình hình thu hút đầu tư
Từ đầu năm đến nay có 57 dự án (đầu tư trong nước) được chấp thuận Chủ trương đầu tư với tổng vốn 14.294,43 tỷ đồng; trong đó có 6 dự án trong Khu kinh tế với tổng vốn 6.395,12 tỷ đồng; 51 dự án thực hiện ngoài KKT với tổng vốn 7.899,31 tỷ đồng. Một số dự án lớn: Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp đa ngành Triệu phú có tổng vốn: 4.533,61 tỷ đồng; Dự án Nhà máy điện gió Hướng Linh 5 có tổng vốn 1.346,09 tỷ đồng; Dự án Nhà máy điện gió Hướng Hiệp 2 có tổng vốn 1.370,79 tỷ đồng; Dự án Nhà máy điện gió Hướng Hiệp 3 có tổng vốn 1.350,75 tỷ đồng.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có Đến nay, trên toàn tỉnh có 19 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.488,71 triệu USD; Trong đó; 12 dự án hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký là 40,07 triệu USD; 07 dự án đang triển khai xây dựng với tổng số vốn đăng ký là 2.488,61 triệu USD. Một số dự án FDI tiêu biểu là: Dự án Khu Công nghiệp Quảng Trị với tổng mức đầu tư là 88,26 triệu USD của liên doanh các nhà đầu tư VSIP (Singapore) - Amata (Thái Lan) - Sumitomo (Nhật Bản); Dự án Nhà máy gia công may mặc xuất khẩu PI Vina Quảng Trị với tổng mức đầu tư là 20 triệu USD của Công ty Poong In Trading Co., Ltd.; Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị - Giai đoạn 1 với tổng vốn 2.317,26 triệu USD của liên doanh các nhà đầu tư Công ty CP tập đoàn T&T (Việt Nam) - Hanwha energy (Hàn Quốc) - Korea Southern Power (Hàn Quốc) - Korea Gas (Hàn Quốc); Dự án Sangshin Central Việt Nam với tổng mức đầu tư là 3,5 triệu USD của SANGSHIN ELECTRONICS CO.LTD. (Hàn Quốc).
Vốn đầu tư thực hiện các dự án FDI trên địa bàn tỉnh tính đến hết Quý III năm 2021 là 5,83 triệu USD. Trong đó, vốn từ nước ngoài đạt 2,93 triệu USD. Kết thúc Quý III năm 2021, doanh thu của các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh ước đạt 78,8 triệu USD (bằng 211,21% so với cùng kỳ 2020), giá trị xuất khẩu ước đạt 61,11 triệu USD (bằng 313,21% so với cùng kỳ), giá trị nhập khẩu ước đạt 22,3 triệu USD (bằng 334,79% so với cùng kỳ), giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 2.462 lao động tại địa phương (bằng 118,48% so với cùng kỳ) và nộp ngân sách ước đạt 1,36 triệu USD (bằng 179,02% so với cùng kỳ 2020). Nhìn chung, các dự án FDI trên địa bàn tỉnh hiện đang hoạt động cầm chừng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và đang trong quá trình hồi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra, có trên 350 phương án kinh doanh thương mại, dịch vụ tại Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đầu tư đăng ký gần 1.000 tỷ đồng. Hoạt động thương mại dịch vụ diễn ra khá sôi động, giá trị hàng hóa xuất khẩu tiểu ngạch của cư dân biên giới tại Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo từ nguồn hàng hóa sản xuất tại chỗ và nguồn hàng hóa từ nội địa, ước khoảng 30 triệu USD/năm.
2.3. Kết quả hoạt động tuyên truyền, xúc tiến đầu tư
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hoạt động XTĐT năm 2021 của tỉnh Quảng Trị tiếp tục chủ yếu thực hiện tại chỗ và thông qua các kênh điện tử. Tỉnh đã quan tâm, nỗ lực thực hiện các hoạt động xúc tiến với nhiều đối tác; Tiến hành hỗ trợ, cung cấp thông tin cho nhiều doanh nghiệp lớn (chủ yếu là doanh nghiệp trong nước) như: Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T; Công ty TNHH MTV Chua Me Đất - Oxalis; Công ty Tập đoàn Sun Group; Công ty A.P Lavergne Investment Pte.Ltd (Singapore)... hứa hẹn nhiều triển vọng về thu hút đầu tư vào tỉnh Quảng Trị, đặc biệt là Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị.
3. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân
- Tác động của Dịch bệnh Covid-19: Dịch bệnh Covid-19 bùng phát từ cuối năm 2019 đến nay vẫn diễn biến phức tạp và khó lường; việc dịch bùng phát trở lại với quy mô và mức độ ảnh hưởng rộng hơn đã gây ra nhiều thách thức, khó khăn trong tất các các ngành, lĩnh vực; dịch bệnh khiến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao thương, xuất nhập khẩu đều bị đình trệ; nhiều doanh nghiệp không thể nhập khẩu máy móc, nguyên liệu để sản xuất và hàng sản xuất được không thể xuất khẩu...
- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội: Quảng Trị có vị trí địa lý xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, thị trường và sức mua nhỏ bé. Bên cạnh đó, là một địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề và khắc nghiệt của khí hậu: hạn hán kéo dài vào mùa hè dẫn đến việc không cung cấp đủ điện năng để duy trì sản xuất, thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra gây khó khăn cho hoạt động của các dự án đặc biệt là các dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ - du lịch,... Đặc biệt, các đợt bão, lũ lụt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn tỉnh Quảng Trị.
- Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng KCN, KKT, CCN chủ yếu đầu tư bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, được bố trí không đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng, do vậy hệ thống cơ sở hạ tầng chưa thật sự đảm bảo cho việc thu hút đầu tư cũng như hoạt động của dự án đầu tư: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật (Hệ thống điện, nước, giao thông, thông tin,...), hạ tầng xã hội (ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục...) chưa được đầu tư đồng bộ. Bên cạnh đó, việc kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng các Khu Kinh tế, Khu Công nghiệp gặp nhiều khó khăn, chưa đạt được hiệu quả cao. Tỉnh Quảng Trị chưa có các công trình hạ tầng quan trọng như cảng biển, sân bay, kho ngoại quan,... nhằm phục vụ việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa; Do đó, gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư đến sản xuất, kinh doanh tại tỉnh.
- Cơ sở vật chất và hạ tầng nông thôn như: Thủy lợi, chợ, giao thông, điện, nước sạch, trường học, trạm y tế, bưu chính viễn thông, truyền thanh, truyền hình, chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
- Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư: Chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh đã được ban hành tại Quyết định số 39/2016/QĐ-UBND ngày 21/9/2016; Tuy nhiên, kinh phí hàng năm của tỉnh dành cho công tác ưu đãi, hỗ trợ đầu tư còn hạn hẹp, không đáp ứng được kỳ vọng của nhà đầu tư. Hiện tại Tỉnh đã ban hành Quy định thay thế về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư tại Nghị quyết số 105/2021/ND-HĐND ngày 30/8/2021 và đang trong quá trình triển khai thực hiện.
- Sự thay đổi của pháp luật: Từ đầu năm 2021 đến nay, có nhiều Luật, Nghị định và văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực, bổ sung và thay đổi các quy định hiện có; Làm lúng túng cho các cơ quan xử lý, đối chiếu và áp dụng cũng như việc thay đổi quy định pháp luật dẫn đến điều chỉnh đối với chủ trương thực hiện của một số dự án; Các cơ quan quản lý nhà nước chưa thích ứng nhanh với các quy định mới; Ngoài ra, việc luật pháp thay đổi chưa đồng bộ giữa nhiều quy định, lĩnh vực nên gây khó khăn trong công tác cấp phép đầu tư cho nhà đầu tư.
- Thị trường lao động: Vẫn còn nhiều hạn chế, số lượng lao động có nhiều biến động, trình độ lao động phần lớn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là việc thiếu hụt nguồn lao động có trình độ chuyên môn, lành nghề, lực lượng lao động chất lượng cao, lao động trong các ngành nghề truyền thống...Bên cạnh đó, lao động không có nguyện vọng làm việc lâu dài, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng.
- Tiếp cận nguồn vốn: Hầu hết các dự án đầu tư ngoài nguồn vốn chủ sở hữu đều phải huy động vốn vay của các tổ chức tín dụng. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, thủ tục vay vốn khó khăn, lãi suất ngân hàng biến động khó lường gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc bảo đảm thực hiện dự án theo đúng tiến độ cam kết.
- Sự tham gia xúc tiến đầu tư của người dân, doanh nghiệp tại địa phương: Hoạt động XTĐT còn đơn phương do chính quyền các cấp thực hiện mà thiếu sự liên kết, phối hợp của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Quy hoạch sử dụng đất trong một số trường hợp chưa có sự đồng bộ giữa các loại quy hoạch (quy hoạch xây dựng chi tiết, quy hoạch tổng thể và quy hoạch sử dụng đất, giữa quy hoạch do UBND tỉnh với UBND cấp huyện phê duyệt...), cần phải điều chỉnh, bổ sung cho đồng bộ và đảm bảo điều kiện để chấp thuận đầu tư dự án. Do đó, làm kéo dài thời gian giải quyết thủ tục đầu tư, ảnh hưởng đến quyết tâm của nhà đầu tư trong việc thực hiện dự án.
- Về cơ chế, chính sách tại Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo: Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo được thành lập và hoạt động theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg ngày 12/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian vừa qua, một số chính sách ưu đãi đối với khu vực có sự thay đổi theo hướng cắt giảm các ưu đãi nên rất vướng mắc đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư đã đi vào hoạt động cũng như khó khăn trong hoạt động xúc tiến đầu tư dự án mới. Hiện tại, tỉnh đang phối hợp với Viện chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện Đề án thành lập Khu kinh tế xuyên biên giới chung Lao Bảo (Quảng Trị, Việt Nam) - Densavanh (Savannakhet, Lào).
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ NĂM 2022
I. Quan điểm, định hướng, mục tiêu
1. Quan điểm
- Bám sát và thực hiện ba đột phá chiến lược của tỉnh là định hướng phát triển kinh tế dựa trên 3 trụ cột chính là công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp và dịch vụ - du lịch, trong đó công nghiệp năng lượng là lĩnh vực đột phá phát triển, nông nghiệp là bệ đỡ của nền kinh tế và du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
- Đổi mới, đa dạng hóa các nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư. Nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ cùng với việc tăng cường các hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
- Bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 để xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; tập trung thu hút vào các ngành, lĩnh vực có ưu thế của tỉnh, các dự án lớn đảm bảo môi trường, nộp ngân sách cao và có sức lan tỏa, hiệu quả trong hội nhập kinh tế quốc tế. Ưu tiên thu đầu tư từ Tập đoàn công nghệ đứng đầu các chuỗi sản xuất, các đối tác có công nghệ cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Châu Âu...; cũng như, huy động mọi nguồn lực, thành phần kinh tế để đầu tư hạ tầng, dịch vụ du lịch, phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Tận dụng hiệu quả các cam kết chính trị của Chính phủ; sự quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện mạnh mẽ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thu hút hiệu quả các dự án với trọng tâm là tập trung thu hút đầu tư vào Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị.
- Phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư phải đi đôi với việc giữ vững an ninh - quốc phòng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, không tận thu tận diệt các nguồn tài nguyên, sản vật; phát huy lợi thế về vị trí địa lý, tiềm năng, du lịch, văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững.
2.1. Định hướng chung
- Xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư theo định hướng Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030;
- Tận dụng cơ hội từ tác động thuận chiều của dịch bệnh Covid-19; Theo đó, các công ty, tập đoàn quốc tế có xu hướng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) và hạn chế tác động ngược chiều đối với dòng vốn FDI; Xây dựng chương trình XTĐT có chiến lược dài hạn, xác định các đối tượng chủ chốt, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực tỉnh có tiềm năng, trọng điểm như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các Khu kinh tế, các Khu công nghiệp; đầu tư các dự án công nghiệp điện - năng lượng (điện mặt trời - điện khí...), công nghiệp nhẹ sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ; các dự án thuộc các ngành sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội ngoại thất, hàng dân dụng, sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu; chế biến các loại nông, lâm, hải sản, bao bì, nhựa, dệt may; các dự án thuộc lĩnh vực du lịch, dịch vụ, các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển kinh tế biển, nông nghiệp công nghệ cao, dự án phát triển đô thị, các khu dân cư, nhà ở xã hội, dự án về y tế, giáo dục.
- Xem mục tiêu cải thiện, bảo vệ môi trường đầu tư là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xúc tiến đầu tư; Lấy công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ làm hạt nhân hỗ trợ các nhà đầu tư giải quyết khó khăn trong quá trình triển khai nhằm đạt hiệu quả cao; Quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc thu hút các dự án đầu tư mới, không cấp phép cho các dự án đầu tư sử dụng hoặc đưa công nghệ và thiết bị lạc hậu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc làm giảm tính cạnh tranh, làm chậm tốc độ phát triển và hội nhập của nền kinh tế tỉnh.
- Tăng cường cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng; coi trọng công tác phát triển nguồn nhân lực có chất lượng. Xác định doanh nghiệp là đối tượng phục vụ và làm tốt công tác định hướng, hỗ trợ và ổn định chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp. Chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh địa phương, thương hiệu sản phẩm và phát triển thị trường.
2.2. Xây dựng chương trình XTĐT theo ngành, lĩnh vực
Trong năm 2022, tỉnh Quảng Trị tiếp tục chú trọng xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, chú trọng hình thức PPP hoặc liên doanh với các đối tác Việt Nam, nhằm phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo, các khu công nghiệp với tiêu chuẩn xanh, sinh thái, xử lý môi trường bằng công nghệ tiên tiến, đạt chuẩn; các cơ sở hạ tầng khác phục vụ đầu tư như: cảng hàng không, cảng biển, đường bộ, đường sắt, kho logistics; Phát triển các ngành công nghiệp phục vụ kinh tế biển nhằm khai thác lợi thế đường bờ biển dài 75km của tỉnh;
Định hướng phát triển công nghiệp theo hướng Công nghiệp không khói - Bảo vệ môi trường - Phát triển bền vững như: Công nghệ thông tin, gia công phần mềm; Lợi thế vốn đầu tư nhỏ, không bị phụ thuộc vào tuyến giao thông đi lại nhiều; tận dụng được nguồn lực lao động; gắn kết phát triển giữa Du lịch - Thương mại, dịch vụ - Công nghiệp không khói. Tăng cường xúc tiến các dự án quy mô lớn, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các Tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, doanh nghiệp phụ trợ; Khuyến khích các dự án công nghiệp chuyển dần từ gia công sang sản xuất; lựa chọn các nhà đầu tư lớn, có uy tín đầu tư và ngành, lĩnh vực trọng điểm (như năng lượng, chế biến gỗ, công nghiệp silicat,...); Đồng thời, chú trọng đến các dự án có quy mô vừa và nhỏ, phù hợp với từng lĩnh vực.
Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển vào dịch vụ kho vận (Logistics), hệ thống cảng biển nước sâu, cảng hàng không sân bay nhằm phục vụ tốt cho các dự án đã đầu tư tại địa phương; khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để phát triển sản xuất và dịch vụ; Xây dựng chợ đầu mối, chợ bán lẻ, hệ thống kho bãi, trọng tâm là thành phố Đông Hà, các thị trấn trung tâm của các huyện; Ưu tiên thu hút doanh nghiệp lớn vào đầu tư, hình thành chuỗi siêu thị, chợ bán buôn, bán lẻ.
Chú trọng thu hút đầu tư vào ngành du lịch, là một thế mạnh nổi bật của vùng; Trong đó, phát triển du lịch theo định hướng xây dựng tỉnh Quảng Trị là “Biểu tượng hòa bình”, khai thác thế mạnh về du lịch di sản, lịch sử, du lịch tâm linh và du lịch sinh thái; Phát triển các ngành nghề dịch vụ, thương mại chất lượng cao, kết hợp với các dự án du lịch nhằm phát triển và hoạt động đồng bộ các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí.
Lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục được quan tâm, ưu tiên thu hút vào các ngành nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp kết hợp chế biến sâu; Chuỗi cung ứng và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhằm gia tăng chất lượng và giá trị nông sản. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phù hợp với mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Trong đó, ưu tiên liên kết sản xuất và chế biến các mặt hàng nông sản chủ lực, có lợi thế cạnh tranh của tỉnh đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.
2.3. Xây dựng chương trình XTĐT theo đối tác xúc tiến đầu tư
Xúc tiến đầu tư đối với các Tập đoàn, các Công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia, các công ty vừa và nhỏ (đối với ngành công nghiệp hỗ trợ) trong và ngoài nước có định hướng, chiến lược phát triển mở rộng thị trường, cam kết đầu tư lâu dài. Năm 2022 tập trung thu hút các đối tác sau:
- Đối tác trong nước
Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến khó lường, tỉnh Quảng Trị ưu tiên tiếp cận, thu hút các nhà đầu tư là doanh nghiệp trong nước; Phát huy sức mạnh, vai trò của các doanh nghiệp địa phương; Đồng thời, tập trung vận động thu hút các nhà đầu tư chiến lược, có kinh nghiệm, có năng lực tài chính. Trong đó chú trọng thu hút đầu tư, sản xuất trong lĩnh vực: Nông nghiệp công nghệ cao; du lịch dịch vụ, chế biến gỗ công nghiệp; Công nghiệp vật liệu xây dựng; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN, KKT.
- Đối tác nước ngoài
Ưu tiên thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại các thị trường có truyền thống đầu tư vào Việt Nam, các thị trường đã có nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát tại tỉnh Quảng Trị, cụ thể:
Thị trường mục tiêu là các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Singapore, Đài Loan và Châu Âu.
- Với đối tác Singapore: Tập trung xúc tiến trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, KKT, lĩnh vực kho vận logistics, các dịch vụ giáo dục, y tế, du lịch.
- Với đối tác Nhật Bản: Tập trung xúc tiến trong lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao, chế biến nông thủy sản, máy nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, năng lượng mới và năng lượng tái tạo, sản xuất ôtô, máy nông nghiệp và điện tử.
- Với đối tác Hàn Quốc: Tập trung xúc tiến trong lĩnh vực xây dựng cảng biển, CSHT Khu công nghiệp, khu dịch vụ logistics; sản xuất cơ khí, công nghiệp nặng và thiết bị công nghiệp, điện tử.
- Với đối tác Thái Lan: Tập trung xúc tiến trong lĩnh vực công nghiệp điện - điện tử - điện lạnh; Hạ tầng Khu Công nghiệp.
- Với đối tác Ấn Độ và Trung Đông: Tập trung xúc tiến trong lĩnh vực dệt may xuất khẩu; Năng lượng mới và năng lượng tái tạo; Sản xuất thép và các sản phẩm từ sắt thép.
Tiếp cận và thu hút đầu tư đối với các nhà đầu tư đang có nhu cầu chuyển dịch dòng vốn đã đầu tư tại Trung Quốc về thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
- Tăng cường thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh; Góp phần tạo thêm công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho nhân dân các vùng, địa phương trong tỉnh.
- Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, có tính cạnh tranh cao, công khai và đơn giản hóa tất cả các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gắn thu hút đầu tư với đảm bảo quốc phòng - an ninh vào bảo vệ môi trường. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư gắn với việc cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Chú trọng lựa chọn, thu hút một số nhà đầu tư lớn có tiềm lực tài chính, công nghệ và kinh nghiệm để làm động lực kích thích phát triển kinh tế - xã hội.
- Đẩy mạnh và đa dạng hoạt động quảng bá XTĐT về mọi mặt. Xây dựng các công cụ XTĐT theo định hướng 8 nội dung cơ bản của chương trình XTĐT quốc gia. Xác định phương châm XTĐT năm 2022 là: “Không chạy theo số lượng, xem trọng chất lượng từng hoạt động XTĐT”.
II. CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2022
1. Các hoạt động Xúc tiến đầu tư
1.1. Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư
- Nghiên cứu đánh giá tiềm năng, xu hướng và đối tác đầu tư đến từ các quốc gia có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan.... Mở rộng nghiên cứu tiềm năng của các nhà đầu tư đến từ Châu Âu (Hà Lan), Úc, Mỹ,... để thu thập thông tin nhằm xác định rõ nhu cầu và xu hướng đầu tư của từng đối tác, từ đó đề xuất phương thức tiếp cận, thiết lập kênh thông tin liên lạc và đề xuất hình thức tổ chức xúc tiến đầu tư hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực từ ngân sách. Nghiên cứu, đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19, chiến lược “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc đối với công tác vận động, xúc tiến đầu tư trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây, đặc biệt là xu thế dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á.
- Hợp tác với các đơn vị, viện nghiên cứu, các công ty tư vấn đầu tư nước ngoài để triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, xu hướng và đối tác đầu tư, thu thập các thông tin số liệu, xu hướng đầu tư của các quốc gia vào Việt Nam nhằm đưa ra được phương pháp tiếp cận và xúc tiến đầu tư hiệu quả vào tỉnh Quảng Trị;
- Nghiên cứu, tìm kiếm thị trường đầu ra, kêu gọi doanh nghiệp nhằm liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chủ lực của tỉnh; tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong tỉnh và các đối tác trong, ngoài nước phù hợp với định hướng, chiến lược về thu hút đầu tư của Trung ương, của vùng, khu vực và của tỉnh, tạo động lực, sức bật, khả năng lan tỏa cho sự phát triển của địa phương.
1.2. Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư
- Tiếp tục thu thập, tổng hợp và phân loại hệ thống dữ liệu về quy hoạch, các quy định pháp luật, chính sách, thủ tục về đầu tư, môi trường, đất đai, các chương trình ưu đãi của tỉnh Quảng Trị về chính sách đất đai, thuế, công tác GPMB và hạ tầng ngoài hàng rào dự án; cơ sở dữ liệu chuyên sâu về các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, Khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh... nhằm hỗ trợ nhà đầu tư, đối tác đầu tư tìm hiểu môi trường đầu tư;
- Rà soát, cập nhật, sửa đổi và xây dựng chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh để phù hợp với quy định mới của pháp luật và tình hình thực tế của địa phương và thế giới nói chung.
- Hoàn thiện phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu thông tin về lĩnh vực đầu tư tỉnh Quảng Trị để phục vụ công tác nghiên cứu, lập kế hoạch, chiến lược thu hút đầu tư và cung cấp thông tin cho nhà đầu tư;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về các công ty, nhà đầu tư để mời gọi đầu tư, các kênh kết nối trung gian như các tổ chức, hiệp hội có vai trò kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại, các tổ chức tài chính, tư vấn đầu tư, các hiệp hội doanh nghiệp...; thông tin các nhà cung cấp, nhà thầu, nguồn cung ứng đầu vào trong quá trình triển khai dự án của nhà đầu tư và một số thông tin về thị trường đầu ra sản phẩm.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về quy hoạch, môi trường đầu tư; các quy định về chính sách pháp luật, thủ tục về đầu tư, môi trường, đất đai... nhằm hỗ trợ, cung cấp cho nhà đầu tư lập dự án đầu tư.
- Xây dựng và lưu hành phần mềm hỗ trợ truy vấn thông tin về xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Trị dành cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước với 2 ngôn ngữ chính là tiếng Việt và tiếng Anh.
1.3. Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư
- Trên cơ sở danh mục dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư vào tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025; Lựa chọn và ban hành danh mục dự án ưu tiên thu hút trong năm 2022; Khảo sát và xây dựng thông tin chi tiết cụ thể hơn cho mỗi dự án gồm: vị trí, kết nối giao thông, mục tiêu, quy mô dự kiến, thông số kỹ thuật để có thể xúc tiến đầu tư theo chuyên đề, lĩnh vực riêng.
- Triển khai thực hiện xúc tiến đầu tư các dự án trong Danh mục dự án trọng điểm thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh;
1.4. Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động XTĐT
- Xây dựng nội dung và xuất bản các ấn phẩm: “Cẩm nang hướng dẫn thủ tục đầu tư tỉnh Quảng Trị” bằng 02 ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh để thực hiện công tác truyền thông quảng bá; Xây dựng tờ rơi tóm tắt về tiềm năng, cơ hội đầu tư vào tỉnh Quảng Trị dưới các ngôn ngữ: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật và tiếng Thái để thực hiện công tác truyền thông, quảng bá.
- Xây dựng nội dung video clip/phim tài liệu về thông tin, hình ảnh, môi trường đầu tư của tỉnh; In ấn kẹp tài liệu, tờ gấp; in đĩa DVD clip phóng sự/phim tài liệu; xây dựng nội dung giới thiệu dự án (Project profile), bản đồ xúc tiến đầu tư để phục vụ hoạt động xúc tiến đầu tư.
- Sản xuất quà lưu niệm địa phương với các hình ảnh, ký hiệu mang tính biểu tượng của tỉnh Quảng Trị, các đặc sản địa phương nhằm tặng cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu tại tỉnh Quảng Trị, góp phần quảng bá hình ảnh tỉnh Quảng Trị một cách gần gũi, hiệu quả.
- Hỗ trợ các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh nghiên cứu xây dựng ấn phẩm, tài liệu xúc tiến đầu tư của từng đơn vị để phục vụ cho các dự án theo nhu cầu phát triển riêng của từng địa phương.
1.5. Xây dựng hình ảnh, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng, cơ hội và kết nối đầu tư
- Ngoài việc tăng cường marketing online, tiếp tục quảng bá môi trường đầu tư, cơ hội đầu tư trên địa bàn tỉnh trên các báo, tạp chí trong và ngoài nước như: Phối hợp với các Cơ quan báo đài Trung ương (Báo Đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Diễn đàn doanh nghiệp - VCCI; Báo Thế giới và Việt Nam - Bộ Ngoại giao; Tạp chí Kinh tế và Dự báo; Đài truyền hình Việt Nam; Tạp chí Good Morning Vietnam - tại Đà Nẵng...) và các đài, báo tại địa phương xây dựng các chuyên đề, phóng sự, tin bài... quảng bá hình ảnh, giới thiệu các tiềm năng và thế mạnh, cơ hội, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tham gia các Đoàn công tác của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tại các chuyến công tác nước ngoài do các Bộ, ban, ngành TW chủ trì tổ chức, để tăng cường các hoạt động giao lưu và quảng bá, giới thiệu các cơ hội, tiềm năng thu hút đầu tư vào tỉnh Quảng Trị.
- Tổ chức Hội nghị phân tích, đánh giá nguyên nhân tăng, giảm các chỉ số thành phần trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và giải pháp cải thiện chỉ số PCI của tỉnh, Tham dự Lễ công bố chỉ số năng lực và cạnh tranh cấp tỉnh.
- Tập trung xúc tiến các dự án đầu tư trọng điểm (rà soát, lập danh mục các dự án đầu tư đang xúc tiến và đề xuất hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn; triển khai kêu gọi đầu tư; thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động tiếp cận các nhà đầu tư chiến lược).
- Tổ chức quảng bá tiềm năng thế mạnh, chính sách thu hút đầu tư trên website, thông qua các hội nghị, hội thảo, diễn đàn xúc tiến đầu tư, các hội chợ, các cuộc triển lãm. Tổ chức các chuyến làm việc, chủ động gặp gỡ và tiếp xúc với các tổ chức, hiệp hội có vai trò kết nối, xúc tiến đầu tư, các nhà đầu tư chiến lược; Phối hợp với các đại diện Tham tán kinh tế, đầu tư của các Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài để quảng bá, giới thiệu, xúc tiến đầu tư cho tỉnh.
1.6. Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về XTĐT
Nguồn nhân lực cho công tác xúc tiến đầu tư mang yếu tố quan trọng. Do đó, tỉnh sẽ xây dựng chế độ đào tạo cán bộ cho công tác xúc tiến đầu tư cụ thể như sau:
- Tổ chức cho cán bộ làm công tác XTĐT tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn về XTĐT. Tổ chức đi học tập, trao đổi kinh nghiệm thu hút đầu tư tại một số tỉnh khác trong nước.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng về kỹ năng xúc tiến đầu tư, kỹ năng thuyết trình, quản trị mạng và tư vấn lập dự án, từng bước nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách làm công tác xúc tiến đầu tư; nâng cao trình trình độ ngoại ngữ, kỹ năng biên phiên dịch cho cán bộ công chức viên chức thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư.
1.7. Hỗ trợ, hướng dẫn, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư
- Khảo sát, tìm hiểu những vấn đề khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp, giải đáp tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp; Tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, gặp gỡ các nhà đầu tư để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cũng như các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án để có biện pháp phối hợp giải quyết kịp thời. Chủ động liên hệ và hỗ trợ các doanh nghiệp FDI triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư.
- Tư vấn hỗ trợ dịch vụ, giúp đỡ các nhà đầu tư, doanh nghiệp tìm hiểu các thông tin liên quan đến cơ chế, chính sách pháp luật, thủ tục đầu tư và các vấn đề liên quan hoạt động của các doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm đến đầu tư tại tỉnh.
- Phối hợp tổ chức hiệu quả hoạt động tìm kiếm, liên kết đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án; nguồn nhân lực ngắn hạn, dài hạn cho doanh nghiệp.
1.8. Thực hiện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về XTĐT
- Phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, các công ty tư vấn quốc tế và các trường Đại học nhằm kết nối và cung cấp các thông tin đầu tư hợp tác thu hút đầu tư vào Quảng Trị, tăng cường hiệu quả và phạm vi thu hút đầu tư;
- Tiếp cận và kết nối các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn đến khảo sát đầu tư tại tỉnh Quảng Trị nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào tỉnh giai đoạn 2021-2025;
- Tiếp cận các quỹ đầu tư, các tập đoàn lớn trong và ngoài nước để kết nối với các doanh nghiệp khởi nghiệp của tỉnh nhằm phát triển kêu gọi đầu tư lĩnh vực khởi nghiệp của tỉnh;
- Chủ động, bám sát hoạt động xúc tiến đầu tư của các Bộ, ngành, đặc biệt là sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kết nối, tham gia xúc tiến đầu tư tại các quốc gia trọng điểm như: Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hoa Kỳ, Châu Âu và các lĩnh vực: xây dựng kết cấu hạ tầng, logistics, công nghiệp chế biến, nông nghiệp công nghệ cao. Hạn chế tổ chức, tham gia các đoàn XTĐT chỉ mang tính tuyên truyền chung, chỉ tham gia các đoàn công tác XTĐT tại nước ngoài khi xác định rõ đối tác, dự án cụ thể.
- Xây dựng kế hoạch hợp tác chặt chẽ với Ban Tư vấn xúc tiến đầu tư và phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị để khâu nối, hỗ trợ Liên doanh Sembcorp - Sumitomo - Amata triển khai các hoạt động nghiên cứu, đề xuất, quảng bá Dự án Khu Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ quốc tế tại tỉnh Quảng Trị và đề nghị Ban Tư vấn quan tâm hơn, giới thiệu thêm các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng: Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản và Thái Lan đến tìm hiểu cơ hội đầu tư và hợp tác tại tỉnh Quảng Trị, nhất là trong lĩnh vực phát triển hạ tầng công nghiệp và logistics.
- Phối hợp với một số tổ chức quốc tế tại Việt Nam để xúc tiến, mời gọi và thu hút đầu tư như: Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA); Cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO); Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc tại Đà Nẵng (KOTRA); Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Lan (DBAV); Hiệp hội các Doanh nghiệp Hồng Kông (HKBAV); Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham)... Phối hợp với các Tham tán kinh tế phụ trách công tác xúc tiến đầu tư tại các Đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài để cung cấp thông tin và xúc tiến thu hút đầu tư vào tỉnh.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương “đi tận ngõ, gõ tận cửa” nhà đầu tư; Mời gọi, tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa các nhà đầu tư chiến lược trong nước đến nghiên cứu và tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Quảng Trị như: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn FLC, Tập đoàn Sungroup, Tập đoàn T&T...
2.1. Cơ chế, chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư
- Triển khai các Nghị quyết chương trình, đề án, kế hoạch của Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và khởi nghiệp doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các ngành, địa phương nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch của tỉnh và của từng đơn vị về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 - 2025;
- Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ và Kế hoạch hành động số 391/KH-UBND ngày 25/01/2019 của UBND tỉnh về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết 139/NQ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ và Chương trình hành động số 2992/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp;
- Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư tiếp cận, thực hiện các điều kiện, chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của tỉnh; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 57/2019/NĐ-CP ngày 17/4/2019 của Chính phủ;
- Rà soát, nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi mới đủ sức hấp dẫn, có tính cạnh tranh, mang tính khả thi và phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật cũng như điều kiện thực tế của tỉnh nhằm thu hút các dự án lớn, mang tính động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, có tính lan tỏa cao, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các công ty xuyên quốc gia.
- Tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu quy hoạch đã được phê duyệt nhằm thu hút, kêu gọi nhà đầu tư đến đầu tư tại địa bàn tỉnh; Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư vào tỉnh Quảng Trị. Ưu tiên bố trí đủ kinh phí cho các hoạt động xúc tiến đầu tư để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới.
2.2. Cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn
- Thực hiện tốt Bản cam kết của Chủ tịch UBND tỉnh với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp; cam kết của Chủ tịch UBND tỉnh với các nhà đầu tư; cam kết giữa Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban ngành với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và các chỉ số thành phần nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Duy trì đối thoại Doanh nghiệp, mô hình “Cà phê doanh nhân” nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
- Tổ chức thực hiện rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, đề xuất đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức, doanh nghiệp và hoạt động đầu tư, kinh doanh, giúp giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính, tiết kiệm nguồn nhân lực cho tổ chức, doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư trên địa bàn tỉnh;
- Nâng cao chất lượng trong việc cải cách thể chế cũng như môi trường đầu tư nhằm thu hút và kêu gọi đầu tư một cách có hiệu quả; tăng cường công tác quản lý và hỗ trợ các công việc có liên quan sau khi cấp phép đầu tư cho các tổ chức, nhà đầu tư;
- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức các cấp, nhất là các cơ quan liên quan đến công tác cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục trong công tác xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; nhất quán trong thực hiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư để tạo niềm tin và sự an tâm cho các nhà đầu tư trong việc triển khai thực hiện dự án.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cấp hoàn thiện Trang thông tin điện tử về xúc tiến đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn và hỗ trợ nhà đầu tư tối đa trong việc tiếp cận thông tin, môi trường và cơ hội đầu tư của tỉnh.
- Niêm yết công khai, đầy đủ các thủ tục hành chính cũng như địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức, nhà đầu tư trong việc giải quyết các thủ tục hành chính tại các Sở, Ban ngành, đặc biệt là các thủ tục hành chính về đất đai.
- Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp về giữa Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch với các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh.
2.3. Tăng cường sự chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh đối với công tác xúc tiến đầu tư:
- Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp đang triển khai dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; ít nhất mỗi tháng một lần, lãnh đạo UBND tỉnh họp với các Sở, ban ngành, địa phương liên quan để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư trên địa bàn;
- Tập trung chỉ đạo thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí và thời gian để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
- Hoàn chỉnh công tác quy hoạch tại các địa phương, quy hoạch tỉnh nhằm kêu gọi đầu tư, đổi mới cơ chế thông thoáng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước mở rộng đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh; đồng thời vận động thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư, các tổ chức kinh tế lớn có năng lực tài chính và công nghệ hiện đại, lợi thế về trình độ quản lý đầu tư.
2.4. Tập trung nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư:
- Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp hiện có như đường giao thông, nhà máy xử lý nước thải, tăng cường trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp... để thu hút thêm các nhà đầu tư vào lấp đầy các khu công nghiệp.
- Tập trung tham mưu xử lý các vướng mắc của nhà đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư về năng lượng tái tạo trong việc giải tỏa công suất, đấu nối hệ thống điện; Đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch; ưu tiên các dự án trọng điểm đang triển khai trên địa bàn tỉnh; đặc biệt là các dự án nằm trong Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị, các dự án Tổ hợp điện khí, các dự án điện gió....
- Kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư của Nhà nước với huy động từ các nguồn vốn của các thành phần kinh tế để đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo sức lan tỏa, thúc đẩy hợp tác thu hút đầu tư, nhất là hạ tầng giao thông, cảng biển, các hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế, hạ tầng đô thị, hạ tầng du lịch - thương mại, hạ tầng cảng hàng không sân bay…;
- Đẩy mạnh công tác rà soát các dự án triển khai chậm tiến độ đã cam kết cũng như các dự án chưa triển khai theo quy định, các dự án mà nhà đầu tư không có năng lực hoặc năng lực thấp để có giải pháp thu hồi dự án, kêu gọi nhà đầu tư mới triển khai thực hiện.
2.5. Nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư:
- Củng cố và thường xuyên đào đạo tạo đội ngũ cán bộ, chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư về kiến thức pháp luật liên quan đến đầu tư, kỹ năng xúc tiến đầu tư.
- Quan tâm đến công tác nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư; Cải thiện hiệu quả quản lý hoạt động cấp phép đầu tư, hỗ trợ nhà đầu tư và quản lý hoạt động của các dự án đầu tư cho các cán bộ, công chức tại các Sở, ngành, địa phương.
2.6. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá:
- Tăng cường công tác quảng bá, tiếp xúc với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để giới thiệu, trao đổi nhằm mời gọi đầu tư vào các lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh; Đẩy mạnh công tác marketing điện tử về xúc tiến đầu tư và kết nối website để quảng bá cơ hội đầu tư, phát triển thành kênh liên lạc đảm bảo thông tin nhanh, đầy đủ, kịp thời cho nhà đầu tư.
- Xây dựng và cập nhật các tài liệu xúc tiến đầu tư, các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư. Đặc biệt, xây dựng cơ sở dữ liệu bằng nhiều ngôn ngữ (tiếng Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan) để cung cấp cho nhà đầu tư. Đồng thời hàng năm xây dựng bảng thông tin tóm tắt cho từng dự án theo thứ tự ưu tiên trong danh mục dự án được tỉnh khuyến khích đầu tư (project profile).
- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, các Sở, ngành, đơn vị có liên quan, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư,Thương mại và Du lịch, UBND huyện, thành phố, thị xã chủ trì các hoạt động thuộc ngành, lĩnh vực được phân công để xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết của đơn vị trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt để có cơ sở triển khai thực hiện.
- Trên cơ sở kế hoạch đã được phê duyệt và kinh phí XTĐT được phân bổ từ nguồn ngân sách nhà nước, giao Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí cho các hoạt động cụ thể và triển khai thực hiện.
- Huy động sự tham gia, đóng góp của các doanh nghiệp trong triển khai thực hiện các hoạt động XTĐT cụ thể.
- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan rà soát, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 và xây dựng Chương trình XTĐT năm tiếp theo theo quy định. Trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình này nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Các hoạt động xúc tiến ngoài Chương trình này, các cơ quan được UBND tỉnh giao nhiệm vụ chủ trì phải có trách nhiệm lập kế hoạch và dự toán Chương trình, kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh trước khi triển khai thực hiện.
Phụ lục gửi kèm:
(i) Biểu tổng hợp chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022;
(ii) Danh mục dự án đầu tư đang có nhà đầu tư quan tâm;
(iii) Danh mục dự án đầu tư ưu tiên thu hút đầu tư tỉnh Quảng Trị năm 2022.
[1] Thông qua Doanh nghiệp, đặc biệt đã chú trọng áp dụng các tiến bộ KHKT để phát triển nhiều loại cây ăn quả mới có giá trị kinh tế cao, nhiều mô hình đa khẳng định được tính phù hợp về sinh trưởng, phát triển và có hiệu quả kinh tế cao, trong đó mô hình ghép cải tạo và trồng thử nghiệm giống Bơ 034 cho năng suất, chất lượng và hiệu quả cao so với các giống bơ địa phương đã được người dân đánh giá cao. Bên cạnh đó, phối hợp với Công ty TNHH công nghệ NHO NHO, các địa phương chứng nhận gần 20 ha cây ăn quả đạt tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam (gần 15 ha Bơ 034 và 05 ha Cam Vinh). Ngoài ra. quá trình liên kết đã hình thành những vùng nguyên liệu giúp Doanh nghiệp có cơ sở xây dựng các nhà máy chế biến nông sản ngay trên địa bàn (Công ty CP Nông sản hữu cơ Quảng Trị đang xây dựng nhà máy chế biến gạo hữu cơ tại KCN Nam Đông Hà).
- 1Quyết định 2062/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình Xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025
- 2Quyết định 1030/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 tỉnh Kon Tum
- 3Quyết định 4068/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 của tỉnh Quảng Ninh
- 4Quyết định 4239/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025
- 5Quyết định 3331/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2022 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 6Chương trình 11/Ctr-UBND năm 2021 về xúc tiến đầu tư tỉnh Tuyên Quang năm 2022
- 7Quyết định 3145/QĐ-UBND năm 2021 về phê duyệt chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 của tỉnh Vĩnh Phúc
- 8Quyết định 2879/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 của tỉnh Lâm Đồng
- 9Quyết định 879/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 tỉnh Ninh Thuận
- 1Quyết định 11/2005/QĐ-TTg về Quy chế Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật Đầu tư 2020
- 4Quyết định 39/2016/QĐ-UBND Quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 5Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 6Nghị quyết 139/NQ-CP năm 2018 về Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp do Chính phủ ban hành
- 7Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 do Chính phủ ban hành
- 8Nghị quyết 50-NQ/TW năm 2019 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 9Quyết định 2992/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp của Chính phủ do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 10Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư
- 11Kế hoạch 34/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 12Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2020 về thực hiện giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và triển khai các dự án đầu tư, nhằm khôi phục phát triển kinh tế, ổn định xã hội do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 13Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định về mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 14Công văn 3013/BKHĐT-ĐTNN năm 2021 về xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 15Nghị quyết 105/2021/NQ-HĐND quy định về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 16Quyết định 2062/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình Xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025
- 17Công văn 6479/BKHĐT-ĐTNN năm 2021 về Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 18Quyết định 1030/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 tỉnh Kon Tum
- 19Quyết định 4068/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 của tỉnh Quảng Ninh
- 20Quyết định 4239/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025
- 21Quyết định 3331/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2022 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 22Chương trình 11/Ctr-UBND năm 2021 về xúc tiến đầu tư tỉnh Tuyên Quang năm 2022
- 23Quyết định 3145/QĐ-UBND năm 2021 về phê duyệt chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 của tỉnh Vĩnh Phúc
- 24Quyết định 2879/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 của tỉnh Lâm Đồng
- 25Quyết định 879/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 tỉnh Ninh Thuận
Quyết định 4074/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình Xúc tiến đầu tư năm 2022 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- Số hiệu: 4074/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/12/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Lê Đức Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra