Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/2016/QĐ-UBND

Bạc Liêu, ngày 01 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH ÁP DỤNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng;

Căn cứ Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng;

Căn cứ Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐND ngày 29 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 589/TTr-STC ngày 08 tháng 11 năm 2016.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định áp dụng khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Cục trưởng Cục Thuế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 12 năm 2016./.

 

 

TM. UBND TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Minh Chiến

 

QUY ĐỊNH

ÁP DỤNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu được xác định theo khung giá quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên (sau đây gọi chung là giá quyền sử dụng rừng); khung giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng (sau đây gọi là giá quyền sở hữu rừng trồng).

Điều 2. Đối tượng điều chỉnh

Giá các loại rừng được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến việc xác định và áp dụng giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Điều 3. Phạm vi áp dụng

Giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu được áp dụng để:

1. Tính tiền sử dụng rừng khi Nhà nước giao rừng có thu tiền sử dụng rừng, giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị quyền sở hữu rừng trồng khi Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng quy định tại Điều 24 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004. 

2. Tính tiền thuê rừng khi Nhà nước cho thuê rừng không thông qua đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.

3. Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng quy định tại Điều 26 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.

4. Tính giá trị vốn góp bằng quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng của Nhà nước tại doanh nghiệp quy định tại Khoản 1 và Khoản 3, Điều 35 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.

5. Tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng gây thiệt hại cho Nhà nước.

6. Tính các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

Chương II

ÁP DỤNG KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG

Điều 4. Xác định giá rừng cụ thể

1. Đối với rừng tự nhiên:

Áp dụng khung giá quyền sử dụng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là rừng tự nhiên (chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo).

Giá quyền sử dụng rừng cụ thể được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

- Gt: Giá quyền sử dụng rừng cần xác định.

- Ga: Giá trị cận dưới của khung giá và trữ lượng tương ứng với loại rừng cần xác định.

- Gb: Giá trị cận trên của khung giá và trữ lượng tương ứng với loại rừng cần xác định.

- Ta: Trữ lượng gỗ cận dưới trong khung giá và trữ lượng tương ứng với loại rừng cần xác định.

- Tb: Trữ lượng gỗ cận trên trong khung giá và trữ lượng tương ứng với loại rừng cần xác định.

- Tt: Trữ lượng gỗ của diện tích rừng cần xác định.

Ví dụ: Để xác định giá quyền sử dụng rừng của 1ha rừng nghèo Mắm, thuộc rừng tự nhiên, sau khi đo đếm thực địa đã xác định khu rừng này có trữ lượng là 80 m3/ha.

Tại Phụ lục 01: Khung giá rừng nghèo Mắm, thuộc rừng tự nhiên, trữ lượng 80m3 thuộc khung trữ lượng từ 10m3 - 100m3, khung giá tương ứng là: 5,11 triệu - 10,76 triệu đồng/ha.

Cách tính giá quyền sử dụng rừng nghèo Mắm có trữ lượng 80m3/ha như sau:

 = 9,5 triệu đồng/ha.

Có thể đưa vào bảng tính Excel dùng hàm FORECAST để tính như sau:

 

A

B

C

D

 

Khung giá trị (triệu đồng)

Khung trữ lượng (m3)

Trữ lượng cần xác định (m3)

Hàm số xác định giá trị

1

5,11

10

80

= FORECAST (C1; A1:A2; B1:B2)

2

10,76

100

 

= 9,5 triệu đồng/ha

2. Đối với rừng trồng:

Áp dụng khung giá quyền sở hữu rừng trồng trên địa bàn tỉnh (chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo).

Giá quyền sở hữu rừng trồng được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

- Gt: Giá quyền sở hữu rừng trồng năm trồng cần xác định.

- Ga: Giá trị rừng trồng năm trồng cận dưới của năm trồng cần xác định.

- Gb: Giá trị rừng trồng năm trồng cận trên của năm trồng cần xác định.

- Na: Năm trồng cận dưới của năm trồng cần xác định.

- Nb: Năm trồng cận trên của năm trồng cần xác định.

- Nt: Năm trồng cần xác định.

Ví dụ: Để xác định giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, loài cây Đước năm thứ 7.

Tại Phụ lục 2: Khung giá của rừng trồng, loài cây Đước năm thứ 7 nằm giữa khung giá của rừng trồng, loài cây Đước năm thứ 6 và năm thứ 10, khung giá tương ứng là: 35,657 - 48,786 triệu đồng/ha.      

Cách tính giá quyền sở hữu rừng trồng, loài cây Đước năm thứ 7 như sau:

 = 38,94 triệu đồng/ha.

Có thể đưa vào bảng tính Excel dùng hàm FORECAST để tính như sau:

 

A

B

C

D

 

Khung giá trị (triệu đồng)

Khung thời gian trồng

Năm trồng cần xác định

Hàm số xác định giá trị

1

35,657

6

7

= FORECAST (C1; A1:A2; B1:B2)

2

48,786

10

 

= 38,94 triệu đồng/ha

Điều 5. Xác định giá cho thuê rừng:

1. Giá cho thuê các loại rừng do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại thời điểm cho thuê.

2. Tiền thuê rừng: Là số tiền mà chủ rừng phải trả để được sử dụng rừng vào mục đích kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái, khoanh nuôi tái sinh làm giàu rừng, phát triển rừng, sản xuất nông lâm kết hợp theo quy chế quản lý và sử dụng rừng, được xác định như sau:

Tiền thuê rừng = Đơn giá cho thuê rừng x Diện tích rừng cho thuê

Trong đó:

a) Đơn giá cho thuê rừng

=

Giá quyền sử dụng rừng hoặc Giá quyền sở hữu rừng trồng

x

Hệ số k

b) Hệ số k được quy định như sau:

- Mục đích khoanh nuôi, bảo vệ phát triển rừng, sản xuất nông lâm kết hợp, hệ số k = 1.

- Mục đích phục vụ kinh doanh cảnh quan, dịch vụ, du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh, hệ số k = 1,5.

Điều 6. Xác định tiền bồi thường thiệt hại đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về rừng

Thực hiện theo đúng quy định tại Mục III, Thông tư liên tịch số 65/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 26/5/2008 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính.

Điều 7. Điều kiện điều chỉnh giá:

Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh giá các loại rừng trong các trường hợp sau:

1. Khi có điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng;

2. Khi giá quyền sử dụng rừng, giá quyền sở hữu rừng trồng thực tế trên thị trường tăng hoặc giảm trên 20% so với giá quy định hiện hành liên tục trong thời gian từ 6 tháng trở lên.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Phối hợp với Sở Tài chính, hướng dẫn triển khai đến các đơn vị, địa phương quy định áp dụng khung giá rừng trên địa bàn tỉnh.

b) Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân về trình tự, thủ tục thực hiện giao, cho thuê rừng, thu hồi rừng; tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện.

c) Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

2. Sở Tài chính:

a) Hướng dẫn việc thu và quản lý sử dụng nguồn thu từ việc giao rừng, cho thuê rừng, bồi thường rừng, thu hồi rừng theo các quy định hiện hành; hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có quản lý rừng trong việc xác định giá trị doanh nghiệp và một số nội dung có liên quan khác.

b) Theo dõi biến động giá chuyển nhượng, cho thuê trên thị trường hoặc giá giao dịch (giữa Nhà nước và chủ rừng) về quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng trên thị trường để phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.

3. Các sở, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố: Có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính trong quá trình triển khai thực hiện.

4. Các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được giao rừng, cho thuê rừng: Thực hiện những nội dung có liên quan theo quy định.

Điều 9. Điều khoản thi hành

Trong quá trình thực hiện Quyết định này, nếu các cơ quan, đơn vị có khó khăn, vướng mắc thì báo cáo trực tiếp về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 36/2016/QĐ-UBND Quy định áp dụng khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

  • Số hiệu: 36/2016/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 01/12/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu
  • Người ký: Lê Minh Chiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/12/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản