Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2019/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 25 tháng 6 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09 tháng 7 năm 2019.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 


Nơi nhận:
- Bộ Tài chính (b/c);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Tổng cục Lâm nghiệp;
- Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND Tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND Tỉnh;
- Như Điều 3;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- VPUB: LĐVP, NN;
- Lưu VT.
C-NN/2019

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trương Minh Hiến

 

QUY ĐỊNH

KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 13/2019/QĐ-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Hà Nam được xác định gồm:

1. Khung giá rừng tự nhiên phòng hộ

2. Khung giá rừng trồng sản xuất

Điều 2. Đối tượng áp dụng và phạm vi áp dụng

1. Đối tượng áp dụng

Áp dụng đối với cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến quản lý, xác định và áp dụng khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

2. Phạm vi áp dụng

Khung giá các loại rừng được xây dựng trên toàn địa bàn tỉnh Hà Nam, bao gồm khung giá cho các huyện như sau:

a) Huyện Bình Lục.

b) Huyện Duy Tiên.

c) Huyện Kim Bảng.

d) Huyện Thanh Liêm.

Điều 3. Mục đích

1. Khung giá rừng làm căn cứ để tính tiền trong các trường hợp:

a) Trường hợp Nhà nước giao rừng, tổ chức đấu giá quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng; tính giá trị rừng khi thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng.

b) Trường hợp Nhà nước thu hồi rừng, thanh lý rừng; xác định giá trị vốn góp; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước.

c) Trường hợp xác định giá trị phải bồi thường khi có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đối với rừng; thiệt hại do thiên tai, cháy rừng và các thiệt hại khác đối với rừng; xác định giá trị rừng phục vụ giải quyết tranh chấp liên quan tới rừng.

d) Trường hợp xác định thuế, phí và lệ phí liên quan đến rừng.

đ) Trường hợp khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Khung giá rừng phòng hộ là rừng tự nhiên phân theo trạng thái rừng áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Chương II

KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ RỪNG

Điều 4. Nguyên tắc áp dụng khung giá các loại rừng và xác định giá thuê rừng

1. Đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan và khoa học.

2. Sát với giá rừng thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường; khi giá rừng trên thực tế trên thị trường có biến động lớn thì phải điều chỉnh cho phù hợp.

3. Căn cứ vị trí khu rừng, trạng thái rừng, trữ lượng, chất lượng lâm sản tại thời điểm định giá trên địa bàn tỉnh.

4. Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng; chế độ quản lý và sử dụng của từng loại rừng; tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật do Nhà nước ban hành.

5. Các khu rừng cùng loại, cùng chức năng, tương đương về vị trí khu rừng, có trạng thái rừng, trữ lượng, chất lượng lâm sản như nhau thì có cùng mức giá.

Điều 5. Xác định giá trị phải bồi thường khi có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đối với rừng; thiệt hại do thiên tai, cháy rừng và các thiệt hại khác đối với rừng; xác định giá trị rừng phục vụ giải quyết tranh chấp liên quan tới rừng.

1. Giá trị thiệt hại, giá trị phải bồi thường đối với rừng tự nhiên:

Giá trị bồi thường bao gồm giá rừng tự nhiên; Mức độ thiệt hại và Hệ số điều chỉnh thiệt hại về môi trường, chức năng sinh thái của rừng. Được xác định như sau:

BTtn = Gtn x Dtn x Ktn

Trong đó:

- BTtn là giá trị thiệt hại, giá trị phải bồi thường đối với rừng tự nhiên;

- Gtn là giá rừng tự nhiên;

- Dtn là mức độ thiệt hại ước tính bằng tỷ lệ phần mười cho 01 ha rừng tự nhiên;

- Ktn là hệ số điều chỉnh thiệt hại về môi trường, chức năng sinh thái của rừng có giá trị bằng: 05 đối với rừng đặc dụng, 04 đối với rừng phòng hộ và 03 đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

2. Giá trị thiệt hại, giá trị phải bồi thường đối với rừng trồng:

Bao gồm giá rừng trồng; Mức độ thiệt hại và Hệ số điều chỉnh thiệt hại về môi trường, chức năng sinh thái của rừng. Được xác định như sau:

BTrt = Grt x Drt x Krt

Trong đó:

- BTrt là giá trị thiệt hại, giá trị phải bồi thường đối với rừng trồng;

- Grt là giá rừng trồng

- Drt là mức độ thiệt hại ước tính bằng tỷ lệ phần mười cho 01 ha rừng trồng;

- Krt là hệ số điều chỉnh thiệt hại về môi trường và chức năng sinh thái của rừng có giá trị bằng: 03 đối với rừng đặc dụng, 02 đối với rừng phòng hộ và 01 đối với rừng sản xuất.

Điều 6. Điều chỉnh khung giá các loại rừng

Khi có điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng; Khung giá rừng được xem xét điều chỉnh trong trường hợp có biến động tăng hoặc giảm trên 20% so với giá quy định hiện hành liên tục trong thời gian sáu (06) tháng trở lên.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Trách nhiệm của các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và các chủ rừng

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn triển khai đến các địa phương, đơn vị Quy định khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh để áp dụng theo đúng quy định của pháp luật;

b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng định giá rừng của tỉnh để thực hiện nhiệm vụ xác định giá giao rừng, giá cho thuê quyền sử dụng rừng của các tổ chức kinh tế, giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để thực hiện;

c) Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân về trình tự thủ tục thực hiện giao, cho thuê rừng, thu hồi rừng. Tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện;

d) Tổng hợp những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.

2. Sở Tài chính:

a) Hướng dẫn việc thu và quản lý sử dụng nguồn thu từ việc giao rừng, cho thuê rừng, bồi thường rừng, thu hồi rừng theo các quy định hiện hành;

b) Hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có quản lý rừng trong việc xác định giá trị doanh nghiệp và một số nội dung có liên quan đến lĩnh vực tài chính.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các địa phương tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh giao đất, cho thuê đất trên diện tích đã giao rừng, cho thuê rừng; việc thu hồi chuyển mục đích đất rừng để thực hiện các dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

4. Cục Thuế tỉnh:

a) Tiếp nhận, xác định nghĩa vụ tài chính đối với hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng của các tổ chức do các cơ quan chức năng gửi đến;

b) Chỉ đạo hướng dẫn các Chi cục thuế xác định nghĩa vụ tài chính đối với hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân do cơ quan chức năng có liên quan gửi đến.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

a) Chỉ đạo các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đề nghị giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân đúng trình tự, thủ tục; triển khai thực hiện các quyết định giao rừng, cho thuê rừng, nghĩa vụ tài chính của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.

b) Thực hiện thẩm quyền về giao rừng, cho thuê rừng; quyết định giá cho thuê rừng và ký hợp đồng thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn cấp huyện trên cơ sở Quy định giá các loại rùng trên địa bàn tỉnh đã được ban hành; thu hồi quyết định cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.

c) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tổ chức triển khai quyết định giao rừng, cho thuê rừng của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với tổ chức trên địa bàn; phối hợp theo dõi, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, nội dung, tiến độ dự án đầu tư có liên quan đến phát triển, bảo vệ rừng của tổ chức đã được cấp có thẩm quyền thẩm định, chấp thuận.

d) Chỉ đạo việc lưu trữ, theo dõi hồ sơ cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân; báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình giao rừng, cho thuê rừng của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quản lý về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp chung trong toàn tỉnh.

6. Các Công ty và các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được giao rừng, cho thuê rừng triển khai thực hiện những nội dung có liên quan theo quy định./.

 

KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

(Kèm theo Quyết định số: 13/2019/QĐ-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

I. Khung giá rừng tự nhiên:

1.1. Khung giá các loại rừng tự nhiên huyện Kim Bảng

Bảng 01. Khung giá rừng tự nhiên là rừng phòng hộ huyện Kim Bảng

a) Rừng lá rộng thường xanh.

b) Rừng hỗn giao.

TT

Trữ lượng (m3/ha)

Giá rừng tự nhiên cao nhất (đồng/ha)

Giá rừng tự nhiên thấp nhất (đồng/ha)

I

Rừng lá rộng thường xanh

 

 

1

Trữ lượng 10 m3/ha

17.063.489

10.777.238

2

Trữ lượng 20 m3/ha

33.877.530

21.326.718

3

Trữ lượng 30 m3/ha

50.691.570

31.876.199

4

Trữ lượng 40 m3/ha

67.505.611

42.425.679

5

Trữ lượng 50 m3/ha

84.319.651

52.975.159

6

Trữ lượng 60 m3/ha

118.568.134

75.147.601

7

Trữ lượng 70 m3/ha

138.287.915

87.634.242

8

Trữ lượng 80 m3/ha

158.007.696

100.120.882

9

Trữ lượng 90 m3/ha

177.727.477

112.607.523

10

Trữ lượng 100 m3/ha

197.447.258

125.094.163

II

Rừng hỗn giao (tre nứa + gỗ)

 

 

1

Trữ lượng 10 m3/ha

25.114.076

10.544.295

2

Trữ lượng 20 m3/ha

41.377.103

20.726.433

3

Trữ lượng 30 m3/ha

57.640.129

30.908.571

4

Trữ lượng 40 m3/ha

73.903.156

41.090.709

5

Trữ lượng 50 m3/ha

90.166.183

51.272.847

1.2. Khung giá các loại rừng tự nhiên huyện Thanh Liêm

Bảng 02. Khung giá rừng tự nhiên là rừng phòng hộ huyện Thanh Liêm

a) Rừng lá rộng thường xanh.

TT

Trữ lượng (m3/ha)

Giá rừng tự nhiên cao nhất (đồng/ha)

Giá rừng tự nhiên thấp nhất (đồng/ha)

1

Trữ lượng 10 m3/ha

16.090.595

10.128.642

2

Trữ lượng 20 m3/ha

31.931.742

20.029.527

3

Trữ lượng 30 m3/ha

47.772.889

29.930.411

4

Trữ lượng 40 m3/ha

63.614.036

39.831.296

5

Trữ lượng 50 m3/ha

79.455.183

49.732.180

II. Khung giá rừng trồng

Các trạng thái rừng trồng hiện có được định giá:

a) Rừng trồng: Keo tai tượng, mật độ trồng 2.000 cây/ha.

b) Rừng trồng: Thông nhựa, mật độ trồng 2.500 cây/ha.

c) Rừng trồng: Nhãn, mật độ trồng 500 cây/ha.

d) Rừng trồng: Trẩu, mật độ trồng 500 cây/ha.

e) Rừng trồng: Xà cừ, mật độ trồng 500 cây/ha.

f) Rừng trồng: Xoan, mật độ trồng 1.100 cây/ha.

g) Rừng trồng: Keo tai tượng + Bạch đàn, mật độ trồng 2.000 cây/ha.

2.1. Loài cây: Keo tai tượng, mật độ trồng 2.000 cây/ha

STT

Năm định giá

Giá rừng trồng tối đa (Grttđ) (đồng/ha)

Giá rừng trồng tối thiểu (Grttt) (đồng/ha)

1

Giá trị rừng năm 1

41.788.228

22.137.349

2

Giá trị rừng năm 2

62.205.667

42.338.854

3

Giá trị rừng năm 3

75.005.834

55.491.708

4

Giá trị rừng năm 4

83.663.988

62.452.327

5

Giá trị rừng năm 5

88.602.239

65.579.308

6

Giá trị rừng năm 6

93.871.352

68.915.796

7

Giá trị rừng năm 7

99.493.496

72.475.830

8

Giá trị rừng năm 8

105.492.323

76.274.385

9

Giá trị rừng năm 9

111.893.072

80.327.443

10

Giá trị rừng năm 10

118.722.671

84.652.057

2.2. Loài cây: Thông nhựa, mật độ trồng 2.500 cây/ha

STT

Năm định giá

Giá rừng trồng tối đa (Grttđ) (đồng/ha)

Giá rừng trồng tối thiểu (Grttt) (đồng/ha)

1

Giá trị rừng năm 1

14.998.662

7.606.440

2

Giá trị rừng năm 2

32.974.457

26.520.258

3

Giá trị rừng năm 3

42.471.740

36.058.744

4

Giá trị rừng năm 4

49.617.263

42.976.037

5

Giá trị rừng năm 5

54.180.436

46.811.640

6

Giá trị rừng năm 6

56.999.341

48.854.228

7

Giá trị rừng năm 7

60.007.114

51.033.670

8

Giá trị rừng năm 8

63.216.407

53.359.134

9

Giá trị rừng năm 9

66.640.723

55.840.404

10

Giá trị rừng năm 10

70.294.468

58.487.919

11

Giá trị rừng năm 11

74.193.013

61.312.818

12

Giá trị rừng năm 12

78.352.762

64.326.985

13

Giá trị rừng năm 13

82.791.213

67.543.101

14

Giá trị rừng năm 14

87.527.041

70.974.697

15

Giá trị rừng năm 15

92.580.169

74.636.210

16

Giá trị rừng năm 16

97.971.857

78.543.044

17

Giá trị rừng năm 17

103.724.788

82.711.636

18

Giá trị rừng năm 18

109.863.166

87.159.524

19

Giá trị rừng năm 19

116.412.814

91.905.420

20

Giá trị rừng năm 20

123.401.289

96.969.291

21

Giá trị rừng năm 21

130.857.992

102.372.442

22

Giá trị rừng năm 22

138.814.294

108.137.604

23

Giá trị rừng năm 23

147.303.668

114.289.031

24

Giá trị rừng năm 24

156.361.831

120.852.605

25

Giá trị rừng năm 25

166.026.890

127.855.937

2.3. Loài cây: Nhãn, mật độ trồng 500 cây/ha

STT

Năm định giá

Giá rừng trồng tối đa (Grttđ) (đồng/ha)

Giá rừng trồng tối thiểu (Grttt) (đồng/ha)

1

Giá trị rừng năm 1

19.232.481

10.240.419

2

Giá trị rừng năm 2

38.890.878

24.970.244

3

Giá trị rừng năm 3

48.659.005

33.336.629

4

Giá trị rừng năm 4

57.085.438

40.726.637

5

Giá trị rừng năm 5

62.925.344

43.877.676

6

Giá trị rừng năm 6

66.456.523

45.539.834

7

Giá trị rừng năm 7

71.724.290

49.013.357

8

Giá trị rừng năm 8

76.844.999

52.419.606

9

Giá trị rừng năm 9

81.808.795

55.754.074

10

Giá trị rừng năm 10

86.605.165

59.011.951

11

Giá trị rừng năm 11

91.222.892

62.188.106

12

Giá trị rừng năm 12

95.650.006

65.277.063

13

Giá trị rừng năm 13

99.873.737

68.272.980

14

Giá trị rừng năm 14

102.880.459

70.569.624

15

Giá trị rừng năm 15

104.588.630

72.120.143

16

Giá trị rừng năm 16

106.411.249

73.774.547

17

Giá trị rừng năm 17

108.355.984

75.539.796

18

Giá trị rừng năm 18

110.431.016

77.423.316

19

Giá trị rừng năm 19

112.645.075

79.433.032

20

Giá trị rừng năm 20

115.007.476

81.577.400

21

Giá trị rừng năm 21

117.528.157

83.865.439

22

Giá trị rừng năm 22

120.217.725

86.306.778

23

Giá trị rừng năm 23

123.087.493

88.911.686

24

Giá trị rừng năm 24

126.149.536

91.691.123

25

Giá trị rừng năm 25

129.416.736

94.656.783

2.4. Loài cây: Trẩu, mật độ trồng 500 cây/ha

STT

Năm định giá

Giá rừng trồng tối đa (Grttđ) (đồng/ha)

Giá rừng trồng tối thiểu (Grttt) (đồng/ha)

1

Giá trị rừng năm 1

11.626.931

5.855.484

2

Giá trị rừng năm 2

29.148.634

24.428.720

3

Giá trị rừng năm 3

37.572.139

34.338.640

4

Giá trị rừng năm 4

44.063.861

42.027.522

5

Giá trị rừng năm 5

48.722.429

45.888.958

6

Giá trị rừng năm 6

51.493.121

47.809.112

7

Giá trị rừng năm 7

54.449.450

49.857.915

8

Giá trị rừng năm 8

57.603.852

52.043.988

9

Giá trị rừng năm 9

60.969.599

54.376.528

10

Giá trị rừng năm 10

64.560.852

56.865.348

11

Giá trị rừng năm 11

68.392.718

59.520.919

12

Giá trị rừng năm 12

72.481.320

62.354.414

13

Giá trị rừng năm 13

76.843.858

65.377.753

14

Giá trị rừng năm 14

81.498.685

68.603.655

15

Giá trị rừng năm 15

86.465.387

72.045.693

16

Giá trị rừng năm 16

91.764.857

75.718.347

17

Giá trị rừng năm 17

97.419.392

79.637.069

18

Giá trị rừng năm 18

103.452.780

83.818.345

19

Giá trị rừng năm 19

109.890.406

88.279.767

20

Giá trị rừng năm 20

116.759.352

93.040.105

21

Giá trị rừng năm 21

124.088.518

98.119.384

22

Giá trị rừng năm 22

131.908.738

103.538.976

23

Giá trị rừng năm 23

140.252.913

109.321.680

24

Giá trị rừng năm 24

149.156.147

115.491.826

25

Giá trị rừng năm 25

158.655.899

122.075.371

2.5. Loài cây: Xà cừ, mật độ trồng 500 cây/ha

STT

Năm định giá

Giá rừng trồng tối đa (Grttđ) (đồng/ha)

Giá rừng trồng tối thiểu (Grttt) (đồng/ha)

1

Giá trị rừng năm 1

15.933.454

5.753.694

2

Giá trị rừng năm 2

42.378.693

32.621.245

3

Giá trị rừng năm 3

57.979.308

48.247.298

4

Giá trị rừng năm 4

66.923.619

56.894.712

5

Giá trị rừng năm 5

71.942.699

60.905.503

6

Giá trị rừng năm 6

75.298.058

63.185.017

7

Giá trị rừng năm 7

78.878.225

65.617.259

8

Giá trị rừng năm 8

82.698.264

68.212.460

9

Giá trị rừng năm 9

86.774.245

70.981.541

10

Giá trị rừng năm 10

91.123.317

73.936.149

11

Giá trị rừng năm 11

95.763.777

77.088.717

12

Giá trị rừng năm 12

100.715.148

80.452.506

13

Giá trị rừng năm 13

105.998.260

84.041.669

14

Giá trị rừng năm 14

111.635.341

87.871.307

15

Giá trị rừng năm 15

117.650.107

91.957.529

16

Giá trị rừng năm 16

124.067.861

96.317.529

17

Giá trị rừng năm 17

130.915.606

100.969.649

18

Giá trị rừng năm 18

138.222.149

105.933.461

19

Giá trị rừng năm 19

146.018.231

111.229.848

20

Giá trị rừng năm 20

154.336.650

116.881.094

21

Giá trị rừng năm 21

163.212.403

122.910.972

22

Giá trị rừng năm 22

172.682.831

129.344.853

23

Giá trị rừng năm 23

182.787.779

136.209.803

24

Giá trị rừng năm 24

193.569.757

143.534.705

25

Giá trị rừng năm 25

205.074.129

151.350.376

2.6. Loài cây: Xoan, mật độ trồng 1.100 cây/ha

STT

Năm định giá

Giá rừng trồng tối đa (Grttđ) (đồng/ha)

Giá rừng trồng tối thiểu (Grttt) (đồng/ha)

1

Giá trị rừng năm 1

34.226.284

15.508.868

2

Giá trị rừng năm 2

54.921.947

35.442.682

3

Giá trị rừng năm 3

66.589.916

46.176.281

4

Giá trị rừng năm 4

74.902.713

53.362.489

5

Giá trị rừng năm 5

80.936.267

57.640.775

6

Giá trị rừng năm 6

85.574.070

60.405.705

7

Giá trị rừng năm 7

90.522.606

63.355.885

8

Giá trị rừng năm 8

95.802.694

66.503.728

9

Giá trị rừng năm 9

101.436.547

69.862.476

10

Giá trị rừng năm 10

107.447.869

73.446.261

11

Giá trị rừng năm 11

113.861.949

77.270.159

12

Giá trị rừng năm 12

120.705.773

81.350.258

13

Giá trị rừng năm 13

128.008.132

85.703.723

14

Giá trị rừng năm 14

135.799.750

90.348.871

15

Giá trị rừng năm 15

151.837.334

99.446.950

2.7. Loài cây: Keo tai tượng+Bạch đàn, mật độ trồng 2.000 cây/ha

STT

Năm định giá

Giá rừng trồng tối đa (Grttđ) (đồng/ha)

Giá rừng trồng tối thiểu (Grttt) (đồng/ha)

1

Giá trị rừng năm 1

31.371.400

14.459.771

2

Giá trị rừng năm 2

49.872.350

32.783.119

3

Giá trị rừng năm 3

60.838.096

42.405.334

4

Giá trị rừng năm 4

67.088.922

47.157.805

5

Giá trị rừng năm 5

71.008.553

49.478.691

6

Giá trị rừng năm 6

75.190.800

51.955.077

7

Giá trị rừng năm 7

79.653.258

54.597.381

8

Giá trị rừng năm 8

84.414.700

57.416.719

9

Giá trị rừng năm 9

89.495.158

60.424.953

10

Giá trị rừng năm 10

94.916.008

63.634.739

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 13/2019/QĐ-UBND quy định về khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh Hà Nam

  • Số hiệu: 13/2019/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 25/06/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
  • Người ký: Trương Minh Hiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản