- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Quy hoạch 2017
- 3Luật Du lịch 2017
- 4Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Thông tư 09/2019/TT-BCT quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2800/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 30 tháng 12 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 ;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019 ;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017;
Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BCT ngày 08/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện;
Căn cứ Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 02/8/2017 của Tỉnh ủy Sơn La thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Kết luận số 94-KL/TU ngày 23/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 476/QĐ-UBND, ngày 21/03/2022 UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán Đề án Phát triển du lịch huyện Quỳnh Nhai trở thành Khu du lịch cấp tỉnh giai đoạn 2021-2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số: 280/TTr-VHTTDL ngày 28/12/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Phát triển du lịch huyện Quỳnh Nhai trở thành Khu du lịch cấp tỉnh, giai đoạn 2021-2030 với những nội dung chính sau:
1. Quan điểm phát triển
- Phát triển du lịch huyện Quỳnh Nhai dựa trên tài nguyên, tiềm năng, thế mạnh lòng hồ Thủy điện Sơn La gắn với bản sắc văn hóa dân tộc và sản vật địa phương; phù hợp, thống nhất với các Chiến lược, quy hoạch liên quan đã được các cấp phê duyệt.
- Phát triển du lịch huyện Quỳnh Nhai trở thành khu du lịch cấp tỉnh gắn với Định hướng phát triển lòng hồ Thủy điện Sơn La trở thành Khu du lịch quốc gia.
- Phát triển du lịch hiệu quả, tạo sinh kế mới bền vững cho nhân dân, nhóm yếu thế, góp phần phát triển kinh tế xã hội huyện Quỳnh Nhai nhanh, bền vững.
2. Mục tiêu phát triển
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đến năm 2030 phát triển du lịch huyện Quỳnh Nhai trở thành Khu du lịch cấp tỉnh. Du lịch huyện Quỳnh Nhai trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp từ 10% GRDP của huyện Quỳnh Nhai, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2025: Quỳnh Nhai đón khoảng 600.000 lượt khách, doanh thu du lịch đạt trên 400 tỷ đồng.
- Đến năm 2030: Quỳnh Nhai đón khoảng 1,2 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt trên 1.000 tỷ đồng.
- Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho hơn 4.000 lao động.
3. Phát triển thị trường khách du lịch
- Thị trường khách nội địa: Thị trường khách nội tỉnh, khách từ các tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Miền Tây Nam bộ..
- Thị trường khách quốc tế: Thị trường Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Tây Âu, Bắc Mỹ, châu Đại Dương,…
4. Phát triển sản phẩm du lịch
- Nghỉ dưỡng hồ: Gắn với lợi thế cảnh quan và khí hậu vùng lòng hồ sông Đà. Đặc biệt ven sông Đà xuất hiện các “hồ cô đơn” - những mặt nước tách biệt và được bao quanh bởi các dãy núi, thảm thực vật, tạo những không gian biệt lập, cảnh quan đẹp,...
- Nghỉ dưỡng núi: Phát triển tại khu vực đồi núi phía Tây, nơi có hệ thực vật đa dạng và độ cao lý tưởng, cảnh quan tươi đẹp.
- Nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe: Phát triển gắn với các suối nước nóng và các bài thuốc dân gian, dược liệu của Quỳnh Nhai thông qua các dịch vụ ngâm tắm, xông hơi, xông phòng dược liệu,...
- Du lịch cộng đồng: khai thác tốt các giá trị về văn hóa truyền thống, phong tục tập quán, lễ hội, dân ca, dân nhạc, dân vũ, khôi phục lại đặc trưng về kiến trúc, vật dụng, trải nghiệm các hoạt động sinh kế và sinh hoạt truyền thống,...
- Du lịch mạo hiểm và thể thao hồ: đua thuyền, cano, chèo thuyền kayak khu vực các vách núi ven hồ, nhảy bungee mặt hồ, vách núi,...
- Du lịch khám phá hang động: Đây sẽ là các sản phẩm độc đáo hướng tới khách quốc tế và khách du lịch trẻ, điểm nhấn mới lạ bên cạnh những điểm đến đã quen thuộc tại Trung du miền núi Bắc Bộ.
- Du lịch lễ hội, sự kiện: lễ hội truyền thống, Linh Sơn Thủy Từ - đền Nàng Han, đua thuyền, lễ hội Gội đầu, Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch; Ngày hội cá Sông Đà, Giải đua xe địa hình và các sự kiện mới …
- Vui chơi giải trí độc đáo: Gắn với các công viên, khu vui chơi mới như công viên nước ven hồ, trên hồ chủ đề nước.
- Phát triển các sản phẩm du lịch liên kết với Chương trình phát triển các sản phẩm OCOP của huyện Quỳnh Nhai (theo Đề án xây dựng huyện Quỳnh Nhai đạt chuẩn Nông thôn mới vào năm 2025, được phê duyệt tại Quyết định số 2423/QĐ-UBND ngày 04/10/2021 của UBND tỉnh Sơn La).
5. Định hướng phát triển không gian Khu du lịch
5.1. Ranh giới Khu du lịch cấp tỉnh
- Ranh giới Khu du lịch Quỳnh Nhai được xác định bao gồm ranh giới vùng lòng hồ, ven hồ, khu hang động, khu suối khoáng nóng tự nhiên, một số bản du lịch cộng đồng ven hồ, xã Mường Giàng.
- Tổng diện tích khoảng: 104.000ha.
- Trong ranh giới này, khu vực tập trung phát triển du lịch thứ nhất là vùng lòng hồ sông Đà từ Pá Ma Pha Khinh qua cầu Pá Uôn đến Chiềng Ơn và lân cận, thứ hai là khu vực cụm hang động phía Tây xã Chiềng Khay. Các khu vực còn lại có vai trò bổ trợ và phục vụ dịch vụ du lịch, du lịch cộng đồng,...
5.2. Định hướng phát triển không gian
- Trung tâm dịch vụ đô thị Quỳnh Nhai: Là khu vực tập trung các dịch vụ lưu trú, ăn uống, tài chính ngân hàng, vui chơi giải trí, giao thông vận tải,... gắn với hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, dịch vụ
- Trung tâm du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng hồ Thủy điện Sơn La tại Quỳnh Nhai: Đây là không gian du lịch trung tâm, không gian nghỉ dưỡng cao cấp của Quỳnh Nhai với hệ thống khách sạn, resort nghỉ dưỡng và các công trình bổ trợ quy mô lớn. Phát triển tuyến giao thông nội bộ kết nối hai bờ Đông và Tây qua cầu Pá Uôn và giao thông thủy ngang sông Đà.
- Khu vực ven bờ Tây: Bao gồm các Resort ven sông, Bungalow gắn với các hồ biệt lập với kiến trúc độc đáo, sang trọng, chất lượng dịch vụ cao và sân golf phía Bắc cầu Pá Uôn. Ngoài ra phát triển mới công viên nước Quỳnh Nhai gắn với lợi thế sông Đà trở thành điểm vui chơi giải trí cao cấp mới phục vụ mọi đối tượng. Lưu ý nguồn nước phục vụ cho công viên này được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn và tránh ảnh hưởng từ nguồn nước tự nhiên trên sông.
- Không gian sinh thái hang động phía Tây xã Chiềng Khay: khu vực này hạn chế tác động tối đa tới thiên nhiên, phục vụ các hoạt động du lịch khám phá, không có các dịch vụ vui chơi giải trí.
- Điểm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn phát huy phong tục tập quán, lễ hội, dân ca, dân nhạc, dân vũ, khôi phục lại đặc trưng về kiến trúc, vật dụng, trải nghiệm các hoạt động sinh kế và sinh hoạt truyền thống,...
5.3. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng khung
- Hoàn thiện hệ thống biển chỉ dẫn, biển báo về giao thông, các cơ sở dịch vụ, các điểm tham quan.
- Phát triển mới tuyến giao thông kết nối đường 107 đến cụm hang động Chiềng Khay và kết nối với cụm dịch vụ bổ trợ của không gian du lịch sinh thái, hang động phía Tây.
- Đầu tư xây dựng các bãi đỗ xe tập trung tại các khu, điểm du lịch và các khu bến cảng, bến thuyền đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
- Giao thông thủy: Quy hoạch nâng cấp bến thuyền khu trung tâm huyện lỵ Quỳnh Nhai tại Phiêng Lanh huyện Quỳnh Nhai thành bến cảng, có khả năng tiếp nhận tàu hàng < 400T, tàu khách > 50 chỗ ngồi) và bến thuyền du lịch Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai gắn với các dịch vụ du lịch như nghỉ chân, thương mại,...
- Đảm bảo 100% các khu vực có điện, nước, đặc biệt cần ưu tiên khu vực ven lòng hồ sông Đà.
6. Lộ trình thực hiện Đề án
- Năm 2022: Phê duyệt, công bố và triển khai tổ chức thực hiện đề án.
- Năm 2023- 2026: Xây dựng và phát triển du lịch đạt 50% các điều kiện, tiêu chí về công nhận Khu du lịch cấp tỉnh theo Luật Du lịch.
- Năm 2029: Hoàn thiện các điều kiện, lập hồ sơ trình UBND tỉnh thẩm định công nhận Khu du lịch cấp tỉnh theo Luật Du lịch.
- Năm 2030: Tổ chức công bố Quyết định công nhận Khu du lịch cấp tỉnh.
7. Kinh phí thực hiện đề án
- Kinh phí đầu tư về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm du lịch Được đảm bảo từ nguồn kinh phí các nhà đầu tư đã, đang và sẽ có dự án phát triển du lịch tại Khu du lịch huyện Quỳnh Nhai (khoảng 500 tỷ đồng).
- Kinh phí triển khai thực hiện các điều kiện theo Luật Du lịch giai đoạn 2023 - 2030 được ưu tiên hỗ trợ phát triển du lịch thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước: Thực hiện theo Nghị quyết 41/2022/NQ-HĐND ngày 31/8/2022 của HĐND tỉnh về “Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2022 - 2026”; Đề án xây dựng huyện Quỳnh Nhai đạt chuẩn Nông thôn mới vào năm 2025 (được phê duyệt tại Quyết định 2423/QĐ-UBND ngày 04/10/2021 của UBND tỉnh Sơn La). Ưu tiên kinh phí đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công và kinh phí thực hiện nhiệm vụ phát triển du lịch được cấp theo dự toán ngân sách hàng năm. (khoảng 50 tỷ đồng).
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Chịu trách nhiệm công bố và phổ biến Đề án Phát triển du lịch huyện Quỳnh Nhai trở thành Khu du lịch cấp tỉnh.
b) Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Nhai triển khai các nội dung Đề án đảm bảo nội dung, tiến độ, hiệu quả, báo cáo những khó khăn, vướng mắc, phát sinh (nếu có) về Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, giải quyết.
c) Chủ trì xây dựng kế hoạch giai đoạn, kế hoạch từng năm; tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát các tổ chức doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
2. Các Sở, ban, ngành, UBND huyện Quỳnh Nhai
Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quá trình triển khai thực hiện Đề án Phát triển du lịch huyện Quỳnh Nhai trở thành Khu du lịch cấp tỉnh. Đồng thời xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả đề án này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Nhai; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 3065/KH-UBND năm 2022 về liên kết phát triển du lịch giữa 03 địa phương: thành phố Tam Kỳ, huyện Núi Thành và huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đến năm 2025
- 2Quyết định 1679/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Phát triển du lịch huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2030
- 3Quyết định 3276/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Phát triển du lịch huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030
- 4Quyết định 2742/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án định hướng phát triển Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La trở thành Khu du lịch quốc gia
- 5Kế hoạch 196/KH-UBND về phát triển du lịch tỉnh Gia Lai năm 2023
- 6Quyết định 345/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 7Quyết định 981/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề án phát triển khu du lịch Ba Bể thành khu du lịch Quốc gia giai đoạn 2022-2030, định hướng đến năm 2050 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Quy hoạch 2017
- 3Luật Du lịch 2017
- 4Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Thông tư 09/2019/TT-BCT quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 7Kế hoạch 3065/KH-UBND năm 2022 về liên kết phát triển du lịch giữa 03 địa phương: thành phố Tam Kỳ, huyện Núi Thành và huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đến năm 2025
- 8Quyết định 1679/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Phát triển du lịch huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2030
- 9Nghị quyết 41/2022/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2022-2026
- 10Quyết định 3276/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Phát triển du lịch huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030
- 11Quyết định 2742/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án định hướng phát triển Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La trở thành Khu du lịch quốc gia
- 12Kế hoạch 196/KH-UBND về phát triển du lịch tỉnh Gia Lai năm 2023
- 13Quyết định 345/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 14Quyết định 981/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề án phát triển khu du lịch Ba Bể thành khu du lịch Quốc gia giai đoạn 2022-2030, định hướng đến năm 2050 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
Quyết định 2800/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Phát triển du lịch huyện Quỳnh Nhai trở thành Khu du lịch cấp tỉnh giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Sơn La ban hành
- Số hiệu: 2800/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/12/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Tráng Thị Xuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/12/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực