Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3276/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 29 tháng 9 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN THỌ XUÂN ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/06/2001; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/06/2009;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19/6/2017;

Căn cứ các Nghị quyết của Bộ Chính trị: số 08/NQ-TW ngày 16/01/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 quy định chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 623-QĐ/TU ngày 23/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về ban hành Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh: số 492/QĐ-UBND ngày 09/02/2015 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; số 1554/QĐ-UBND ngày 11/5/2017 về ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

Căn cứ Kế hoạch số 233/KH-UBND ngày 03/11/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX;

Theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 4105/TTr-SVHTTDL ngày 09/9/2022 về việc phê duyệt Đề án Phát triển du lịch huyện Thọ Xuân đến năm 2030.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển du lịch huyện Thọ Xuân đến năm 2030, với các nội dung như sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển du lịch theo hướng bền vững, gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

2. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của các yếu tố tự nhiên và văn hóa đặc trưng của huyện cho phát triển du lịch.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu chung

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tăng hiệu quả kinh doanh và sức hấp dẫn cho du lịch Thọ Xuân; phát triển mạnh du lịch văn hóa, tâm linh, gắn với du lịch sinh thái, du lịch làng nghề và du lịch trải nghiệm.

- Hình thành hệ thống du lịch, đưa huyện Thọ Xuân trở thành trung tâm du lịch vùng trung du miền núi Thanh Hóa, gắn với lịch sử phát tích của hai triều đại Tiền Lê và Hậu Lê, nối với hệ thống du lịch của toàn tỉnh Thanh Hóa.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu về kinh tế

a) Về khách du lịch

- Đến năm 2025: Đón khoảng 500.000 lượt khách, tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch đạt 15%/năm, trong đó có 10.000 lượt khách quốc tế và 491.000 lượt khách nội địa.

- Đến năm 2030: Đón khoảng 850.000 lượt khách, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12%/năm, trong đó trên 37.000 lượt khách du lịch quốc tế và 813.000 lượt khách du lịch nội địa.

b) Về tổng thu từ du lịch

- Đến năm 2025: Tổng thu từ khách du lịch đạt 252.150 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 25%/năm. Trong đó tổng thu từ khách du lịch nội địa là 244.900 triệu đồng, khách quốc tế đạt 7.250 triệu đồng.

- Đến năm 2030: Tổng thu từ khách du lịch đạt 651.200 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20%/năm. Trong đó tổng thu từ khách du lịch nội địa là 609.000 triệu đồng, khách quốc tế đạt 42.200 triệu đồng.

c) Về cơ sở lưu trú du lịch

- Đến năm 2025: Có 69 cơ sở lưu trú du lịch với khoảng 760 phòng.

- Đến năm 2030: Có 93 cơ sở lưu trú du lịch với khoảng hơn 1020 phòng.

2.2. Mục tiêu về xã hội

- Đến năm 2025: Toàn huyện có khoảng 2.040 người lao động tham gia vào du lịch; góp phần nâng cao tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ lên 30%; (trong đó có 640 lao động trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực du lịch của huyện); 100% lao động tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch trọng điểm được bồi dưỡng về văn hóa du lịch.

- Đến năm 2030: Toàn huyện có khoảng 5.100 lao động tham gia vào hoạt động du lịch, trong đó 1.600 lao động trực tiếp.

2.3. Mục tiêu về môi trường

- Đến năm 2025: 80% các khu, điểm du lịch có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; 90% điểm đến du lịch có hệ thống thu gom, xử lý nước thải và rác thải theo đúng quy định.

- Đến năm 2030: 100% các khu, điểm du lịch có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; 100% điểm đến du lịch có hệ thống thu gom, xử lý nước thải và rác thải theo đúng quy định.

(Có Phụ lục 01 kèm theo)

III. CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Định hướng phát triển sản phẩm và thị trường du lịch

1.1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch

a) Hình thành 04 dòng sản phẩm du lịch chủ đạo, gồm:

- Du lịch văn hóa: Gắn liền với các di tích, lễ hội liên quan đến hai triều đại Tiền Lê và Hậu Lê như: Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn, Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Trò Xuân Phả, di tích Hành cung Vạn Lại...;

- Du lịch sinh thái kết hợp du lịch nghỉ dưỡng núi, vùng đồi, hồ gắn với các khu, điểm du lịch: Khu nghỉ dưỡng Resort Sao Mai An Giang (xã Thọ Lâm); Khu Công viên Sinh thái Tre luồng Thanh Tam, gom khu đồi sinh thái và khu Hố Dăm (xã Xuân Phú, xã Thọ Xương, xà Xuân Bái)...

- Du lịch nông nghiệp - làng nghề gắn với các khu vực, điểm tài nguyên: Khu du lịch sinh thái nông nghiệp công nghệ cao, giải trí trải nghiệm; Làng nghề bánh gai Tứ Trụ (xã Thọ Diên); Làng nghề nem chua Xuân Bái (xã Xuân Bái); Bưởi Luận Văn (xã Thọ Xương)...

- Du lịch khác: Đô thị quá cảnh gắn với Cảng hàng không Thọ Xuân và các Khu dịch vụ vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng tại thị trấn Sao Vàng.

b) Hình thành các sản phẩm bổ trợ: Du lịch cộng đồng gắn với đồng bào dân tộc Mường (xã Xuân Phú); vui chơi giải trí và ẩm thực, thương mại dịch vụ tại khu vực thị trấn Sao Vàng, lan tỏa sang khu vực lân cận.

c) Các giai đoạn phát triển sản phẩm

* Giai đoạn 2022 - 2025

- Phát triển du lịch Thọ Xuân là điểm đến du lịch hấp dẫn của tỉnh. Đa dạng hóa các sản phẩm sẵn có, bổ sung những sản phẩm mới như: Lễ hội, nông nghiệp, làng nghề, thí điểm một số điểm du lịch cộng đồng tại các làng nghề.

- Tăng cường thu hút khách du lịch trên các tuyến du lịch kết nối với huyện Thọ Xuân với các sản phẩm trụ cột: Du lịch văn hóa, lịch sử; du lịch tâm linh; du lịch lễ hội; du lịch nông nghiệp; du lịch làng nghề.

* Giai đoạn 2026 - 2030

- Phát triển du lịch huyện Thọ Xuân trở thành điểm đến quan trọng của tỉnh Thanh Hóa, thu hút khách du lịch đến huyện lưu trú; đưa Thọ Xuân trở thành điểm trung chuyển phân phối khách đến khu vực du lịch phía Tây qua Cảng hàng không Thọ Xuân.

- Phát triển du lịch Thọ Xuân là điểm đến đặc sắc, trung tâm du lịch vùng trung du miền núi Thanh Hóa, kết nối với các điểm du lịch khác. Phát triển đầy đủ 04 dòng sản phẩm du lịch chủ đạo và bổ trợ; trong đó, tập trung vào các sản phẩm trụ cột: Du lịch văn hóa, lịch sử; du lịch tâm linh; du lịch lễ hội; du lịch nghỉ dưỡng núi, du lịch vùng đồi, hồ; đô thị quá cảnh; du lịch nông nghiệp; du lịch làng nghề.

1.2. Định hướng phát triển thị trường

a) Giai đoạn 2022 - 2025

- Tận dụng thu hút nguồn khách từ khu vực phía Đông tỉnh Thanh Hóa, tạo nên thị trường có tính liên kết khách nghỉ dưỡng biển kết hợp tham quan lịch sử, tâm linh tại huyện; phân đoạn thị trường khách có mục đích du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử, nghỉ dưỡng, trải nghiệm (làng nghề, nông nghiệp…), quá cảnh từ sân bay.

- Xác định thị trường nội địa là thị trường trọng điểm; khôi phục thị trường quốc tế truyền thống. Thúc đẩy thị trường khách bằng đường bộ và đường hàng không; trong đó, các thị trường mục tiêu là: Thanh Hóa, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

b) Giai đoạn 2026-2030

- Tập trung thu hút nguồn khách chính với chủ đích, nhu cầu chuyến đi là “đến huyện Thọ Xuân du lịch” và thị trường khách nghỉ dưỡng quá cảnh hàng không, khách du lịch ở lại lưu trú qua đêm; xây dựng kế hoạch thu hút, phục vụ nhu cầu thị trường khách đường bộ và đường hàng không. Thu hút phân đoạn thị trường khách có mục đích du lịch văn hóa, tâm linh, lễ hội; nghỉ dưỡng núi, vùng đồi, hồ; quá cảnh từ sân bay; trải nghiệm nông nghiệp, làng nghề.

- Hướng tới những đối tượng khách cao cấp của các thị trường truyền thống; hướng tới các thị trường mới là Đông Nam Á, Đông Á, Úc, Tây Âu, Bắc Mỹ.

2. Định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch

2.1. Phân vùng không gian phát triển trọng điểm

- Không gian trọng điểm 1 (thị trấn Lam Sơn; xã Xuân Trường; xã Xuân Thiên): Không gian văn hóa, lịch sử, kiến trúc triều đại Hậu Lê kết nối đô thị cổ. Định hướng phát triển: Phát triển du lịch văn hóa lịch sử, kiến trúc gắn với triều đại Hậu Lê; du lịch văn hóa tâm linh; du lịch văn hóa lễ hội; du lịch đô thị cổ, kiến trúc đô thị cổ.

- Không gian trọng điểm 2 (thị trấn Sao Vàng; xã Thọ Lâm): Không gian du lịch đô thị quá cảnh hiện đại kết nối các khu du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ cao cấp. Định hướng phát triển: Trở thành thành đô thị trung chuyển khách; dịch vụ du lịch đô thị gắn với Cảng hàng không Thọ Xuân; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.

- Không gian trọng điểm 3 (xã Xuân Lập; xã Thọ Lập; xã Thuận Minh): Không gian văn hóa, lịch sử, kiến trúc triều đại Tiền Lê và thời vua Lê Trung Hưng, kết nối du lịch về nguồn và nghỉ dưỡng sinh thái. Định hướng phát triển: Phát triển du lịch văn hóa lịch sử, văn hóa tâm linh kiến trúc cổ gắn với triều đại Tiền Lê và thời Lê Trung Hưng; du lịch lễ hội; du lịch về nguồn.

- Không gian trọng điểm 4 (xã Xuân Phú; xã Thọ Xương; xã Xuân Bái; xã Thọ Diên): Không gian du lịch sinh thái nông nghiệp, làng nghề truyền thống kết hợp nghỉ dưỡng sinh thái. Định hướng phát triển: Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng vùng đồi; du lịch sinh thái nông nghiệp; du lịch cộng đồng; du lịch trải nghiệm làng nghề.

2.2. Phân vùng không gian phát triển phụ trợ

- Không gian phụ trợ 1 (xã Xuân Sinh; xã Xuân Giang; xã Xuân Hòa): Không gian phát triển du lịch văn hóa tâm linh; du lịch văn hóa lịch sử.

- Không gian phụ trợ 2 (xã Phú Xuân; thị trấn Thọ Xuân; xã Thọ Lộc); Không gian phát triển du lịch trải nghiệm làng nghề truyền thống.

3. Định hướng phát triển tuyến du lịch

3.1. Tuyến kết nối các điểm du lịch nội huyện (loại hình vận chuyển: Đường bộ, đường sống. Thời gian trung bình 1 tuyến: 1/2-2 ngày):

a) Tuyến thị trấn Lam Sơn - xã Thọ Xương - xã Xuân Bái - xã Xuân Phú:

- Tuyến 1: Di tích lịch sử Lam Kinh (thị trấn Lam Sơn) - Khu du lịch sinh thái tre luồng Thanh Tam (xã Thọ Xương - xã Xuân Bái - xã Xuân Phú).

- Tuyến 2: Đồng bào dân tộc Mường (xã Xuân Phú) - Khu du lịch sinh thái Nông nghiệp công nghệ cao, giải trí trải nghiệm (xã Xuân Phú) - Khu du lịch sinh thái tre luồng Thanh Tam (các xã: Thọ Xương, Xuân Bái, Xuân Phú).

b) Tuyến xã Xuân Bái - xã Thọ Lâm - xã Thọ Diên - xã Xuân Hòa - xã Xuân Trường - xã Xuân Sinh - xã Xuân Giang:

- Tuyến 1: Chùa Tạu (xã Xuân Trường) - Đền thờ các Vua thời Lê Trung Hưng (xã Xuân Sinh) - Lăng mộ vua Lê Dụ Tông (xã Xuân Giang) - Làng nghề bánh gai Tứ Trụ (xã Thọ Diên) - Khu nghỉ dưỡng Resort Sao Mai An Giang (xã Thọ Lâm).

- Tuyến 2: Đền thờ Quốc mẫu Phạm Thị Ngọc Trần (xã Xuân Hòa) - Chùa Tạu (xã Xuân Trường) - Làng nghề nem chua Xuân Bái (xã Xuân Bái) - Làng nghề bánh gai Tứ Trụ (xã Thọ Diên) - Khu nghỉ dưỡng Resort Sao Mai An Giang (xã Thọ Lâm).

c) Tuyến thị trấn Thọ Xuân - xã Xuân Lập - xã Thọ Lập - xã Thuận Minh - xã Xuân Thiên - thị trấn Lam Sơn - xã Xuân Bái - xã Thọ Lộ

- Tuyến 1: Đền thờ Lê Hoàn (xã Xuân Lập) - Khu Phố Đầm (xã Xuân Thiên) - Di tích lịch sử Lam Kinh (thị trấn Lam Sơn) - Khu du lịch sinh thái Hồ Mau Sủi (thị trấn Lam Sơn) - Làng nghề nem chua Xuân Bái (xã Xuân Bái) - Làng nghề nón lá Thọ Lộc (xã Thọ Lộc);

- Tuyến 2: Làng nghề nem nướng Thọ Xuân (thị trấn Thọ Xuân) - Hành cung Vạn Lại - Phủ Día (xã Thọ Lập, xã Thuận Minh) - Di tích cách mạng Yên Trường (xã Thuận Minh) - Di tích lịch sử Lam Kinh (thị trấn Lam Sơn) - Khu du lịch sinh thái cảnh quan Long Hồ (xã Thọ Lập, xã Thuận Minh).

d) Tuyến thị trấn Sao Vàng - xã Thọ Lâm - thị trấn Lam Sơn - xã Xuân Thiên: Sân bay Sao Vàng (thị trấn Sao Vàng) - Khu nghỉ dưỡng Resort Sao Mai An Giang (xã Thọ Lâm) - Di tích lịch sử Lam Kinh (thị trấn Lam Sơn) - Khu Phố Đầm (xã Xuân Thiên).

e) Tuyến thị trấn Sao Vàng - Thị trấn Lam Sơn - Xã Thọ Diên - Xã Xuân Lập: Sân bay Sao Vàng (thị trấn Sao Vàng) - Di tích lịch sử Lam Kinh (thị trấn Lam Sơn) - Làng nghề bánh gai Tứ Trụ (xã Thọ Diên) - Đền thờ Lê Hoàn - Làng nghề bánh răng bừa (xã Xuân Lập).

g) Tuyến du lịch trải nghiệm, sử dụng các sản phẩm tại các vườn cây ăn quả có múi: Xã Xuân Hồng - Xã Bắc Lương - Xã Xuân Trường - Bưởi Luận Văn (xã Thọ Xương).

3.2. Tuyến liên kết với các điểm, khu du lịch trong tỉnh (loại hình vận chuyển: Đường bộ, đường sông; thời gian trung bình 1 tuyến: 1-2 ngày)

a) Tuyến đường bộ

- Tuyến Di tích lịch sử Lam Kinh (huyện Thọ Xuân) - Thành Nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc) - Suối cá Cẩm Lương (huyện Cẩm Thủy) - Thác Mây (huyện Thạch Thành) - biển Sầm Sơn (thành phố Sầm Sơn).

- Tuyến Đền thờ Lê Hoàn (xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân) - Khu Phố Đầm (xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân) - Vườn quốc gia Bến En (huyện Như Thanh) - Đền Am Tiên (huyện Triệu Sơn) - Hàm Rồng (thành phố Thanh Hóa).

- Tuyến du lịch tâm linh: Thành Nhà Hồ (huyện Hậu Lộc) - Đền thờ Lê Hoàn (huyện Thọ Xuân) - Di tích lịch sử Lam Kinh (huyện Thọ Xuân) - Đền Nưa (huyện Triệu Sơn).

- Tuyển trung chuyển khách về khu vực phía Tây: Huyện Thọ Xuân - huyện Ngọc Lặc/ huyện Quan Sơn/ huyện Quan Hóa/ huyện Thường Xuân/ huyện Như Xuân/ huyện Bá Thước.

- Tuyến trung chuyển khách khu vực phía Đông: Huyện Thọ Xuân - thành phố Thanh Hóa/ thành phố Sầm Sơn/ huyện Thọ Xuân/ huyện Tĩnh Gia/ huyện Nghi Sơn/ huyện Hoằng Hóa.

b) Tuyến đường sông

Tuyến sông Chu đoạn từ thị trấn Thọ Xuân đến Di tích lịch sử Lam Kinh: chiều dài 16km, kết nối các điểm thăm quan: Chùa Đông Nam (thị trấn Thọ Xuân) - Điện Kim Luân (xã Thuận Minh) - Đình làng Quảng Thi và chùa Quảng Phúc (xã Xuân Thiên) - Làng nghề Bánh Gai Tứ Trụ (có Lãng Quốc Mẫu) (xã Thọ Diên) - Đền thờ Nguyễn Nhữ Lãm - Đền Ngọc Lan - Di tích lịch sử Lam Kinh.

3.3. Tuyến liên kết với các khu vực du lịch ngoài tỉnh (Thời gian trung bình 1 tuyến: 2-3 ngày):

a) Tuyến du lịch đường bộ

- Tuyến tỉnh Hòa Bình - huyện Bá Thước - huyện Thọ Xuân.

- Tuyến tỉnh Ninh Bình - thành phố Thanh Hóa - huyện Thọ Xuân - tỉnh Nghệ An.

- Tuyến TP. Hà Nội - tỉnh Ninh Bình - huyện Thọ Xuân - tỉnh Hà Tĩnh.

- Tuyển thành phố Hà Nội - thành phố Thanh Hóa - huyện Thọ Xuân - thành phố Huế.

- Tuyến tỉnh Ninh Bình - thành phố Sầm Sơn - huyện Thọ Xuân - thị xã Nghi Sơn.

- Tuyến tỉnh Lào Cai - huyện Bá Thước - huyện Thọ Xuân.

b) Các tuyến liên kết phát triển du lịch bằng đường hàng không tới Thọ Xuân và các khu, điểm du lịch khác trên địa bàn tỉnh (như Pù Luông, Thành Nhà Hồ, thành phố Thanh Hóa, Sầm Sơn...)

- Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ - Huyện Thọ Xuân

- Tuyến Cần Thơ và các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ - Huyện Thọ Xuân

- Tuyến Buôn Ma Thuột và các tỉnh Tây Nguyên - huyện Thọ Xuân

- Tuyến Nha Trang và các tỉnh Nam Trung Bộ - huyện Thọ Xuân.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ và giải pháp về phát triển sản phẩm và thị trường du lịch

1.1. Nhiệm vụ và giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch

- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn các giá trị di sản văn hóa truyền thống và phát triển du lịch, giữa phát triển đô thị với giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, môi trường sông xanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển văn hóa, du lịch.

- Nghiên cứu, tập trung đầu tư, kêu gọi xã hội hóa để tạo điểm đến thực sự quy mô từ các doanh nghiệp lớn mạnh, có thương hiệu trong lĩnh vực du lịch; tập trung nâng cao chất lượng, mang đậm bản sắc, có khả năng cạnh tranh cao với các điểm đến khác trong tỉnh, trong khu vực và trong cả nước. Quan tâm xây dựng thương hiệu một số sản phẩm chủ lực, thực hiện “Chương trình mỗi xã một sản phẩm”, phát triển các sản phẩm OCOP, gắn với phát triển du lịch của huyện.

1.2. Nhiệm vụ và giải pháp về thị trường du lịch

- Kết nối với các cơ sở giáo dục trong và ngoài tỉnh thu hút thị trường du lịch là học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên nhằm tăng cường kết hợp giáo dục với các hoạt động trải nghiệm, học tập trực quan, thực tế, thông qua các hoạt động thăm quan, giới thiệu, thuyết minh về các giá trị lịch sử, văn hóa của các khu, điểm du lịch tại huyện Thọ Xuân.

- Thu hút thị trường nội địa Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ và đặc biệt là Tây Nam Bộ, Tây Nguyên nhằm khai thác hiệu quả hơn nữa tuyến đường bay hiện đang được các hãng hàng không Vietjet Air, Vietnam Airlines, Bamboo Airways khai thác; đồng thời, mở rộng thu hút thị trường khách quốc tế Đông Nam Á, Đông Á, Úc, Tây Âu, Bắc Mỹ.

2. Nhiệm vụ và giải pháp về quy hoạch

- Thực hiện lồng ghép các dự án du lịch, mục tiêu phát triển du lịch tại huyện Thọ Xuân vào các nội dung quy hoạch vùng, chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Nghiên cứu, đề xuất lập quy hoạch du lịch đối với các khu vực ưu tiên phát triển du Lịch: Quy hoạch không gian phát triển các khu, điểm du lịch, quy hoạch các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng..., làm cơ sở để tăng cường công tác quản lý, thu hút đầu tư.

- Tổ chức lập quy hoạch các khu, điểm du lịch, khu di tích: Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn; Quy hoạch Phố cổ phố Đầm, Xuân Thiên gắn với phát triển du lịch; Quy hoạch Di tích Phủ Día - Hành cung Vạn Lại - Yên Trường...

3. Nhiệm vụ và giải pháp về đầu tư

- Huy động các nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng các dự án lớn, trọng điểm trên địa bàn huyện, hoàn thiện hạ tầng phát triển du lịch.

- Đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng, tạo kết nối đồng bộ với hệ thống giao thông trong tỉnh.

- Ưu tiên tập trung các nguồn lực triển khai thực hiện các quy hoạch các dự án; đẩy mạnh phát triển du lịch thông minh dựa trên nền tảng số. Tập trung bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, gắn với xây dựng các dịch vụ, sản phẩm phục vụ phát triển du lịch mang thương hiệu Thọ Xuân.

- Giai đoạn 2022-2025: Tập trung đầu tư mạnh không gian trọng điểm 1 (thị trấn Lam Sơn, xã Xuân Trường, xã Xuân Thiên); không gian trọng điểm 4 tại xã Xuân Lập, xã Thọ Lập, xã Thuận Minh. Ưu tiên đầu tư các khu vực phát triển sản phẩm làng nghề: Xã Xuân Bái (Làng nghề nem chua Xuân Bái); xã Thọ Diên (Làng nghề bánh gai Tứ Trụ); xã Xuân Lập (Làng nghề bánh răng bừa). Phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng người Mường tại xã Xuân Phú. Bước đầu triển khai đầu tư các dự án phát triển các sản phẩm tại khu du lịch sinh thái, nông nghiệp, nghỉ dưỡng tại các xã Xuân Phú, xã Thọ Xương, xã Xuân Bái, xã Thọ Lâm...

- Giai đoạn 2026-2030: Tập trung đầu tư mạnh khu vực thị trấn Sao Vàng, với các dự án nâng cấp sân bay Thọ Xuân, khu nghỉ dưỡng quá cảnh, dịch vui chơi giải trí; sản phẩm tại khu du lịch sinh thái, nông nghiệp, nghỉ dưỡng tại các xã Xuân Phú, xã Thọ Xương, xã Xuân Bái, xã Thọ Lâm...

4. Nhiệm vụ và giải pháp về công tác xúc tiến, quảng bá, liên kết phát triển du lịch

- Nâng tầm, kết nối lữ hành, doanh nghiệp để đẩy mạnh thu hút khách du lịch đến Thọ Xuân. Hướng dẫn, vận động, kết nối các doanh nghiệp lữ hành với các hệ thống phân phối sản phẩm để hình thành các tuyến du lịch hấp dẫn.

- Kết nối các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các tour, tuyến, điểm du lịch, gắn với tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP, các đặc sản của huyện Thọ Xuân và của các vùng, miền, địa phương trong tỉnh.

- Tranh thủ nguồn lực, chủ động tham gia các chương trình xúc tiến, quảng bá, hội thảo, hội chợ và các trang mạng quảng bá của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, Hiệp hội du lịch tỉnh để đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch huyện Thọ Xuân. Hợp tác với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, các cơ quan báo chí và các doanh nghiệp lớn trong và ngoài tỉnh đẩy mạnh quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử và các khu, điểm du lịch của huyện đến với du khách trong và ngoài nước.

- Đẩy mạnh kết nối, hợp tác đưa các sản phẩm ẩm thực, làng nghề của huyện Thọ Xuân vào bày bán tại Khu vực Cảng hàng không Thọ Xuân và phục vụ trên các chuyến bay qua Cảng hàng không Thọ Xuân.

- Chủ động tăng cường liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong nước, khu vực và quốc tế; khai thác hiệu quả các mối quan hệ, sự hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, công nghệ cho phát triển du lịch.

5. Nhiệm vụ và giải pháp về nguồn nhân lực du lịch

- Đánh giá thực hiện đánh giá hiện trạng đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn huyện, thường xuyên nắm bắt, phân tích các kỹ năng cần thiết của các đội ngũ cán bộ quản lý, hoàn thiện và chân chính các điểm còn hạn chế; có lộ trình phát triển đội ngũ nhân lực quản lý nhà nước về du lịch phù hợp, hiệu quả, thông qua các hoạt động đào tạo chuẩn năng lực; trong đó, tập trung vào chuyên ngành du lịch, năng lực phục vụ quản lý, điều hành công việc; nâng cao trình độ sử dụng công nghệ cho đội ngũ các bộ quản lý.

- Ưu tiên các hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho người dân; lồng ghép các hoạt động, chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác với đào tạo nghề du lịch; có cơ chế thu hút lao động chất lượng cao trong lĩnh vực du lịch làm việc tại Thọ Xuân.

6. Nhiệm vụ và giải pháp về quản lý nhà nước

- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các đề án, chính sách, cơ chế phát triển du lịch trong tình hình mới. Đổi mới mạnh mẽ tư duy về phát triển du lịch theo quy luật kinh tế thị trường, tập trung chỉ đạo sát từ cấp lãnh đạo, các cấp chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng từng nhiệm vụ, hoạt động liên quan phát triển du lịch.

- Xây dựng quy chế quản lý du lịch trên địa bàn huyện phù hợp với đặc điểm, khả năng của cộng đồng dân cư địa phương; tăng cường quản lý trật tự xây dựng tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn.

- Đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các tài nguyên du lịch; sản phẩm, dịch vụ du lịch; hoàn thiện công tác thống kê du lịch để đưa ra những giải pháp, định hướng phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển ngành du lịch.

- Quản lý, kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện theo quy hoạch. Xây dựng quy chế hoạt động tại các điểm du lịch cộng đồng và du lịch làng nghề. Tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.

7. Nhiệm vụ và giải pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch

- Chú trọng bảo vệ tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể, công tác lập quy hoạch trên cơ sở tăng cường tính hấp dẫn cảnh quan, không làm ảnh hưởng xấu tới môi trường, cảnh quan.

- Đối với môi trường tự nhiên: Chủ động thực thi các biện pháp quản lý tài nguyên du lịch gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu tác động đến du lịch. Khuyến khích các cơ sở, điểm du lịch ứng dụng công nghệ xanh, sạch và sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường. Khuyến khích sử dụng các năng lượng tự nhiên, năng lượng tái tạo phục vụ các hoạt động, dịch vụ du lịch.

- Đối với môi trường xã hội: Nâng cao nhận thức về vai trò của môi trường với sự phát triển bền vững, đảm bảo việc gìn giữ môi trường, bảo vệ cảnh quan phải được bắt đầu và giám sát từ chính bản thân những người làm du lịch. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch theo hướng có trách nhiệm; quan tâm đào tạo nguồn nhân lực làm công tác bảo vệ môi trường.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 7.759,543 triệu đồng, cụ thể:

- Quy hoạch, phát triển hệ thống hạ tầng du lịch: 6.470.063 triệu đồng.

- Phát triển các sản phẩm, dịch vụ phục vụ du lịch là 1.065.850 triệu đồng.

- Phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phục vụ phát triển du lịch: 216.100 triệu đồng.

- Tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch: 4.740 triệu đồng.

- Xây dựng, tổ chức chương trình đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch: 2.790 triệu đồng.

2. Nguồn kinh phí thực hiện

2.1. Giai đoạn 2022 - 2025: 11.547.686 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương

: 240.000 triệu đồng.

- Ngân sách tỉnh

: 533.165 triệu đồng.

- Ngân sách huyện, xã

: 201.315 triệu đồng.

- Xã hội hóa

: 573.206 triệu đồng.

2.2. Giai đoạn 2026-2030

: 6.046.607 triệu đồng.

(Có Phụ lục 02 kèm theo)

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. UBND huyện Thọ Xuân

- Căn cứ nội dung được phê duyệt tại Đề án, UBND huyện Thọ Xuân xây dựng kế hoạch triển khai thực Đề án phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; chủ động tham mưu cho Huyện ủy, HĐND huyện ban hành các văn bản cụ thể hóa các nhiệm vụ của Đề án nhằm phát triển du lịch;

- Phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan trong công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn và thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch.

- Cân đối nguồn ngân sách, ưu tiên bố trí kinh phí và huy động các nguồn lực xã hội hóa, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Đề án.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Phối hợp, hỗ trợ UBND huyện Thọ Xuân triển khai hiệu quả Đề án phát triển du lịch huyện Thọ Xuân đến năm 2030.

- Thực hiện lồng ghép các chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển du lịch toàn tỉnh với phát triển du lịch tại huyện Thọ Xuân.

- Tăng cường công tác hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra giám sát hoạt động du lịch trên địa bàn huyện; hỗ trợ công tác kết nối du lịch huyện Thọ Xuân với các địa phương phát triển về du lịch trong và ngoài tỉnh.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, cung cấp thông tin, tư vấn giúp các chủ đầu tư lựa chọn địa điểm thực hiện các dự án kinh doanh du lịch hiệu quả tại huyện Thọ Xuân.

- Hàng năm, căn cứ nhu cầu về vốn và khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí vốn triển khai các dự án thuộc danh mục Đề án phục vụ phát triển du lịch huyện Thọ Xuân.

4. Sở Tài chính

Hàng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách; phối hợp các sở, ban, ngành tham mưu bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

5. Sở Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh lập và triển khai quy hoạch xây dựng tại các khu, điểm du lịch có liên quan tại huyện Thọ Xuân theo quy định.

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng; lập và quản lý thực hiện công tác quy hoạch xây dựng, hoạt động xây dựng, dự án đầu tư xây dựng theo phân công, phân cấp.

6. Sở Công Thương

Hỗ trợ UBND huyện Thọ Xuân trong công tác quảng bá, giới thiệu và xây dựng thương hiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hàng nông sản, đặc sản của địa phương, phục vụ phát triển du lịch.

7. Sở Giao thông vận tải

Phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động vận chuyển khách du lịch, bảo đảm an toàn cho du khách; tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm, đăng ký cho phương tiện thủy nội địa chờ khách du lịch theo quy định.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường

Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc xây dựng phương án, kế hoạch bảo vệ tài nguyên môi trường tại các điểm đến du lịch. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác tuyên truyền, vận động người dân, du khách bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện Thọ Xuân

9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp với UBND huyện Thọ Xuân và các đơn vị liên quan lồng ghép các nội dung phát triển du lịch huyện Thọ Xuân vào Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới; phát triển du lịch nông nghiệp tại các khu, tuyến, điểm du lịch trên địa bàn huyện; hướng dẫn các dự án du lịch liên quan đến đất rừng và thuê môi trường rừng.

10. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh

- Hỗ trợ, hướng dẫn UBND huyện Thọ Xuân trong các hoạt động xúc tiến, kêu gọi các dự án đầu tư; thực hiện kết nối các doanh nghiệp và vận động hỗ trợ phát triển du lịch địa phương.

- Hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu về tiềm năng, thế mạnh, môi trường đầu tư và những thành tựu phát triển kinh tế, du lịch của huyện trong cơ sở dữ liệu chung của toàn tỉnh, làm cơ sở quảng bá hình ảnh du lịch của huyện trên các phương tiện truyền thông, trong khuôn khổ các hội nghị, hội thảo, hội chợ và các hoạt động, chương trình xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế.

11. Hiệp hội Du lịch tỉnh

- Hỗ trợ UBND huyện Thọ Xuân thực hiện các nhiệm vụ của Đề án, đặc biệt là trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch; thu hút các doanh nghiệp quan tâm khảo sát, thực hiện các dự án đầu tư phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn huyện Thọ Xuân.

- Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND huyện Thọ Xuân đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao năng lực cộng đồng, các kỹ năng phục vụ khách du lịch; kết hợp với các đơn vị liên quan ưu tiên lựa chọn huyện Thọ Xuân là địa điểm tổ chức sự kiện, lễ hội nhằm hỗ trợ công tác xúc tiến phát triển du lịch địa phương.

12. Các sở, ngành, đơn vị có liên quan

Lồng ghép các nhiệm vụ tại Đề án với các chương trình, kế hoạch của ngành, đơn vị để thực hiện có hiệu quả, hỗ trợ UBND huyện Thọ Xuân phát triển du lịch địa phương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân; Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh; Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh và Thủ trưởng các ngành, đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2 QĐ;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTC (VA47402).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Thi

 

PHỤ LỤC 01

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN THỌ XUÂN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 3276/QĐ-UBND ngày 29/9/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

I

Tổng lượt khách đến

Lượt

305.800

355.700

424.100

501.450

558.600

622.400

694.160

767.960

850.400

1

Khách quốc tế

Lượt

3.900

5.700

7.600

10.050

13.000

16.900

21.960

28.560

37.100

1.1

Khách lưu trú

 

120

170

230

300

400

500

660

860

1.100

1.2

Khách không lưu trú

 

3.780

5.530

7.370

9.750

12.600

16.400

21.300

27.700

36.000

2

Khách nội địa

Lượt

301.900

350.000

416.500

491.400

545.600

605.500

672.200

739.400

813.300

2.1

Khách lưu trú

 

9.100

10.500

12.500

14.700

16.400

18.100

20.200

22.200

24.400

2.2

Khách không lưu trú

 

292.800

339.500

404.000

476.700

529.200

587.400

652.000

717.200

788.900

II

Ngày khách lưu trú bình quân

Ngày

1,1

1,1

1,1

1,2

1,2

1,2

1,2

1,2

1,2

III

Chỉ tiêu của khách

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Khách quc tế

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Khách lưu trú

 

0,79

0,85

0,90

0,97

1,04

1,11

1,19

1,27

1,36

1.2

Khách không lưu trú

 

0,54

0,59

0,65

0,71

0,78

0,85

0,94

1,02

1,12

2

Khách nội địa

Tr đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Khách lưu trú

 

0,62

0,66

0,69

0,74

0,78

0,83

0,88

0,93

0,99

2.2

Khách không lưu trú

 

037

0,41

0,44

0,49

0,53

0,58

0,63

0,68

0,74

IV

Doanh thu

 

116.150

148.660

194.150

252.150

306.330

371.780

450.890

541.800

651.200

1

Khách quốc tế

Tr đồng

2.150

3.460

5.000

7.250

10.330

14.680

20.890

29.700

42.200

1.1

Khách lưu trú

 

100

160

230

350

490

670

940

1.300

1.800

1.2

Khách không lưu trú

 

2.050

3.300

4.770

6.900

9.840

14,010

19.950

28.400

40.400

2

Khách nội địa

Tr đồng

114.000

145.200

109.150

244.900

296.000

357.100

430.000

512.100

609.000

2.1

Khách lưu trú

 

6.200

7.600

9.550

13.000

15.300

18.000

21.200

24.700

28.850

2.2

Khách không lưu trú

 

107.800

137.600

179,600

231.900

280.700

339.100

408.800

487.400

580.150

V

Số cơ sở lưu trú du lịch

Cơ sở

58

62

66

69

74

78

83

88

93

VI

Số phòng

Phòng

641

680

721

764

810

858

910

964

1022

VII

Số lao động du lịch

Người

1.400

1.550

1.670

2.040

2.460

2.970

3.650

4.360

5.130

1

Theo mức độ đóng góp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Lao động trực tiếp

Người

450

500

540

640

770

930

1.140

1.360

1.600

1.2

Lao động gián tiếp

Người

950

1.050

1J30

1.400

1.690

2.040

2.510

3,000

3.530

2

Theo đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Lao động qua đào tạo

Người

1.110

1.240

1340

1.840

2.220

2.670

3300

3.920

4.600

2.2

Lao động chưa qua đào tạo

Người

290

310

330

200

240

300

350

440

530

 

PHỤ LỤC 02

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN THỌ XUÂN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 3276/QĐ-UBND ngày 29/9/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Danh mục dự án

Tổng mức đầu tư

Lũy kế vốn đã bố trí từ đầu dự án đến hết năm 2020

Kế hoạch đầu tư giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch đầu tư giai đoạn 2026 - 2030

Ghi chú

Tổng số

Trong đó:

Vốn NS TW

Vốn NS tỉnh

Vốn NS huyện, xã

Vốn XHH

 

TỔNG SỐ

7.759.543

165.250

1.547.686

240.000

533.165

201.315

573.206

6.046.607

 

I

Đầu tư quy hoạch, phát triển hệ thống hạ tầng du lịch

6.470.063

165.250

1.127.230

110.000

462.650

183.980

370.600

5.177.583

 

1

Nội dung 1: Triển khai xây dựng lp quy hoạch xây dựng các khu, điểm du lch

6.500

 

2.000

 

 

2.000

 

4.500

 

1.1

Quy hoạch tổng thể bản tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn

2.000

 

 

 

 

 

 

2.000

Chương trình phát triển du lịch gắn với phát huy giá trị các di tích, di sản văn hóa, các điểm du lịch huyện Thọ Xuân giai đoạn 2021-2025 số 14-CTr/HU của Huyện ủy Thọ Xuân ngày 25/02/2021

1.2

Quy hoạch Phố cổ phố Đầm, Xuân Thiên gắn với phát triển du lịch

1.000

 

 

 

 

 

 

1.000

1.3

Quy hoạch Di tích Phù Día - Hành cung Vạn Lại - Yên Trường

1.500

 

500

 

 

500

 

1.000

1.4

Nghiên cứu, bảo tồn, phục hồi di tích Kinh đô Vạn Lại - Yên Trường

2.000

 

1.500

 

 

1.500

 

500

2

Nội dung 2: Đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng, chỉnh trang hệ thống đường giao thông liên huyện, nội huyện và nội bộ khu, điểm du lịch

5.667.883

165.250

746.900

110.000

461.300

175.600

 

4.755.733

 

2.1

Tuyến đường nối QL 47 với Quốc lộ 47C, huyện Thọ Xuân (giai đoạn 1)

176.000

 

140.800

 

40.000

100.800

 

35.200

Quyết định số 4394/QĐ-UBND ngày 04/11/2021

2.2

Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 506B đoạn thị trấn Lam Sơn đi xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân

138.000

 

110.500

110.000

500

 

 

27.500

Quyết định số 4394/QĐ-UBND ngày 04/11/2021

2.3

GPMB, mở rộng Vành đai I, Khu di tích Lam Kinh (chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho 33 hộ dân thuộc Vành đai 1, khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh)

13.900

 

13.900

 

13.900

 

 

 

NQ số 123/NQ-HĐNĐ của HĐND tỉnh ngày 11/10/2021; Quyết định số 3912/QĐ-UBND ngày 17/09/2020

2.4

Tuyến đường nối Khu di tích Lam Kinh với đường Hồ Chí Minh

29.998

6.100

20.900

 

20.900

 

 

2.998

Nghị quyết số 123/NQ-HĐNĐ của HĐND tỉnh ngày 11/10/2021

2.5

Đường từ thành phố Thanh Hóa nối cảng hàng không Thọ Xuân đoạn từ đường tỉnh 514 đến đường vào Cảng hàng không Thọ Xuân

1.109.985

116.601

100.000

 

100.000

 

 

893.384

2.6

Đường giao thông nối Quốc lộ 217 với Quốc lộ 45 và Quốc lộ 47

921.000

42.549

286.000

 

286.000

 

 

592.451

2.7

Đường từ TP. Thanh Hóa kết nối với các huyện phía Tây của tỉnh có tổng mức đầu tư là 4.000 tỷ đồng, đoạn qua huyện Thọ Xuân dự kiến chiếm 25% tổng mức đầu tư của dự án

1.000.000

 

 

 

 

 

 

1.000.000

 

2.8

Nâng cấp cảng hàng không Thọ Xuân thành cảng hàng không quốc tế

2.200.000

 

 

 

 

 

 

2.200.000

CV số 1205/TCTCHKVN-XDCB ngày 22/4/2021 của TCT Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và Biên bản cuộc họp về việc giải quyết đề xuất kiến nghị của ACV ngày 21/5/2021

2.9

Tuyến đường Quảng Phú - Xuân Tín - Di tích Quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn xã Xuân Lập (chiều dài 4,2km)

58.000

 

58.000

 

 

58.000

 

 

Nghị quyết 81/NQ-HĐND của HĐND huyện Thọ Xuân ngày 26/07/2021

2.10

Tuyến đường Quốc lộ 47 đến Khu di tích Quốc Mẫu Phạm Thị Ngọc Trần (chiều dài 1.34 km)

21.000

 

16.800

 

 

16.800

 

4.200

3

Nội dung 3: Đầu tư hệ thống phương tiện di chuyển công cộng phục vụ du lịch

20.250

 

17.650

 

 

2.500

15.150

2.600

 

3.1

Mua xe 03 citytour, 20 xích lô, 15 xe điện di chuyển tham quan các điểm du lịch nội huyện

20.050

 

17.500

 

 

2.500

15.000

2.550

 

3.2

Mua 50 xe đạp cho thuê phục vụ khách du lịch tham quan trải nghiệm trong các làng nghề tại các địa điểm trên địa bàn huyện, du lịch cộng đồng tại xã Xuân Phú

200

 

150

 

 

 

150

50

 

4

Nội dung 4: Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống hạ tầng điện, nước phục vụ du lịch và bảo vệ môi trường du lịch

760.000

 

350.000

 

 

 

350.000

410.000

 

4.1

Đầu tư hệ thống xử lý nước thải đô thị Lam Sơn - Sao Vàng

110.000

 

 

 

 

 

 

110.000

 

4.2

Khu xử lý rác tập trung tại xã Xuân Phú

50.000

 

50.000

 

 

 

50.000

 

KH số 43-KH/HU của Huyện ủy Thọ Xuân ngày 15/7/2021

4.3

Mở rộng mạng lưới cung cấp nước sạch trên địa bàn huyện

600.000

 

300.000

 

 

 

300.000

300.000

5

Nội dung 5: Đầu tư xây dựng, nâng cấp điều kiện cơ shạ tầng du lịch

15.430

 

10.680

 

1.350

3.880

5.450

4.750

 

5.1

Xây dựng lắp đặt các cột sóng 4G, 5G, wifi free phủ sóng tại các khu điểm du lịch

4.000

 

3.000

 

 

 

3.000

1.000

 

5.2

Xây dựng các bãi đỗ xe tại một số khu vực làng nghề (làng nghề bánh gai Tứ Trụ, làng nón lá Thọ Lộc...), Chùa Tạu, phố cổ Phố Đầm thuận tiện cho du khách đến trải nghiệm

1.750

 

1.050

 

 

1.050

 

700

 

5.3

Lắp đặt các thùng rác mới dọc đường đi và nội các điểm di tích, khu, điểm du lịch; bổ sung thay thế các thùng rác cũ hỏng

3.500

 

2.450

 

1.050

1.050

350

1.050

 

5.4

Xây dựng nhà vệ sinh công cộng tại phố cổ Phố Đầm (02), đền thờ các vua thời Lê Trung Hưng (02), đền bà Phạm Thị Ngọc Trần (02), Phủ Día (02), khu vực các làng nghề (01 nhà vệ sinh/ 1 làng nghề)

1.180

 

1.180

 

300

760

120

 

 

5.5

Xây dựng bảng chỉ dẫn đặt tại các điểm ngã ba, ngã tư dễ thấy trong huyện: Xây dựng các bảng chỉ dẫn và bảng thuyết minh nội các khu, điểm du lịch.

5.000

 

3.000

 

 

1.020

1.980

2.000

 

II

Đầu tư phát triển các sản phẩm, dịch vụ phục vụ du lịch

1.065.850

 

204.200

 

 

2.350

201.850

861.650

 

6

Nội dung 6: Xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng, khu du lịch sinh thái phát triển trở thành các sản phẩm du lịch

1.061.000

 

200.000

 

 

 

200.000

861.000

 

6 1

Khu Resort Sao Mai - Lam Sơn Sao Vàng (giai đoạn 1, giai đoạn 2) tại Khu đô thị Lam Sơn - Sao Vàng

1.061.000

 

200.000

 

 

 

200.000

861.000

Kế hoạch số 43-KH/HU của Huyện ủy Thọ Xuân ngày 15/7/2021

7

Nội dung 7: Hỗ trợ phát triển các tri nghiệm du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề phát triển trở thành các sản phẩm du lịch

2.450

 

2.350

 

 

1.800

550

100

 

7.1

Nâng cấp nhà văn hóa tại các làng nghề kết hợp nhà sinh hoạt cộng đồng chung tại: Làng nghề bánh gai Tứ Trụ; làng nghề nón lá Thọ Lộc; cộng đồng dân tộc Mường xã Xuân Phú

900

 

900

 

 

900

 

 

 

7.2

Xây dựng các gian hàng, gian trưng bày sản phẩm tại các làng nghề (làng nón Thọ Lộc 5 gian hàng, làng nghề bánh gai Tứ Trụ 5 gian hàng, làng nghề nem chua Xuân Bái 5 gian hàng) kết hợp cho khách du lịch trải nghiệm sản xuất trực tiếp

1.050

 

1.050

 

 

700

350

 

 

7.3

Hỗ trợ người dân làng dân tộc Mường xã Xuân Phú xây dựng homestay phục vụ khách du lịch (10 hộ)

500

 

400

 

 

200

200

100

 

8

Nội dung 8: Khôi phục khu nhà cổ PhĐầm xã Xuân Thiên phát triển trở thành sản phẩm du lịch

2.400

 

1.850

 

 

550

1.300

550

 

8.1

Thiết kế tu bổ, khôi phục nguyên trang các ngôi nhà cổ tại Phố Đầm xã Xuân Thiên

1.000

 

600

 

 

500

100

400

 

8.2

Xây dựng bến đò, chợ thuyền tại khu Phố Đầm

1.100

 

1.100

 

 

 

1.100

 

 

8.3

Cải tạo cảnh quan bên bờ sông Chu tại khu phố và thiết kế cảnh quan đường đi ven đê

300

 

150

 

 

50

100

150

 

III

Đầu tư phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phục vụ phát triển du lịch

216.100

 

212.030

130.000

69.900

12.080

50

4.070

 

9

Nội dung 9: Gìn giữ phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, trình diễn nghệ thuật, trò diễn dân gian phát triển trở thành các sản phẩm du lịch

1.200

 

130

 

 

80

50

1.070

 

9.1

Nghiên cứu phục dựng các lễ hội, tục lệ, tín ngưỡng độc đáo gắn với sinh hoạt và cộng đồng dưới triều Lê Hoàn gồm: Làm bánh lá răng bừa, tục tiến cốm, tục chạp lăng, chạp mộ.

1.000

 

 

 

 

 

 

1.000

 

9.2

Mua các trang phục biểu diễn, dụng cụ biểu diễn lễ hội, trò diễn, trò múa dân gian cho người dân địa phương: thành lập đội biểu diễn

200

 

130

 

 

80

50

70

 

10

Nội dung 10: Tu bổ, tôn tạo các khu, điểm di tích, điểm du lịch tâm linh tại huyện Thọ Xuân phát triển trở thành các sản phẩm du lịch

214.900

 

211.900

130.000

69.900

12.000

 

3.000

 

10.1

Tu bổ, phục hồi, tôn tạo các hạng mục công trình Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

199.900

 

199.900

130.000

69.900

 

 

 

Nghị quyết số 315/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Thanh Hóa ngày 27/8/2022

10.2

Tu bổ, chống xuống cấp cấp thiết Di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn

2.000

 

2.000

 

 

2.000

 

 

Nghị quyết 81/NQ-HĐND của HĐND huyện Thọ Xuân ngày 26/07/2021

10.3

Dự án tu bổ, tôn tạo lăng mộ vua Lê Huyền Tông

2.000

 

2.000

 

 

2.000

 

 

10.4

Nâng cấp, cải tạo Chùa Tạu xã Xuân Trường

5.000

 

4.000

 

 

4.000

 

1.000

10.5

Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Đình Phong Cốc

5.000

 

4.000

 

 

4.000

 

1.000

10.6

Lập hồ sơ đề cử Lễ hội Lê Hoàn là di sản phi vật thể Quốc gia

1.000

 

 

 

 

 

 

1.000

 

IV

Đầu tư tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch

4.740

 

2.990

 

 

2.540

450

1.750

 

11

Đầu tư tuyên truyền, qung bá xúc tiến du lịch

4.740

 

2.990

 

 

2.540

450

1.750

 

11.1

Xây dựng chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch Thọ Xuân

390

 

390

 

 

390

 

 

 

11.2

Xây dựng các trang quảng bá du lịch huyện trên Mạng xã hội Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube… bố trí cán bộ phụ trách các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội trong công tác quảng bá

1.400

 

1.000

 

 

1.000

 

400

 

11.3

Đầu tư xây dựng Trung tâm thông tin và hỗ trợ du khách tại TT Sao Vàng

550

 

 

 

 

 

 

550

 

11.4

Đầu tư xây dựng thêm các ki-ốt thông tin du lịch trên địa bàn huyện (khoảng 20 ki-ốt)

700

 

550

 

 

350

200

150

 

11.5

Tổ chức tuần lễ văn hóa du lịch Thọ Xuân

750

 

350

 

 

250

100

400

Chương trình số 14-CTr/HU của Huyện ủy Thọ Xuân ngày 25/02/2021

11.6

Hỗ trợ tham gia các hội chợ triển lãm du lịch; tham gia các sự kiện du lịch, văn hóa và thể thao lớn trong và ngoài nước

500

 

250

 

 

250

 

250

 

11.7

Thiết kế in ấn tờ rơi; tập gấp; bản đồ du lịch; mũ, áo, móc treo in hình những sản phẩm, điểm du lịch đặc trưng của Thọ Xuân

450

 

450

 

 

300

150

 

 

V

Đầu tư xây dựng, tổ chức chương trình đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

2.790

 

1.236

 

615

365

256

1.554

 

12

Nội dung 12: Xây dựng, tổ chức chương trình đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

2.790

 

1.236

 

615

365

256

1.554

 

12.1

Tổ chức chương trình đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về du lịch, trình độ ngoại ngữ cho đội cán bộ, cán bộ quản lý, công chức cấp huyện, xã

540

 

240

 

120

70

50

300

 

12.2

Tổ chức chương trình đào tạo nâng cao nhận thức về du lịch cho người dân và lao động tham gia hoạt động du lịch

540

 

240

 

120

70

50

300

 

12.3

Tổ chức chương trình đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch: Kỹ năng vận chuyển khách du lịch đảm bảo an toàn; kỹ năng chăm sóc khách hàng; kỹ năng phục vụ lưu trú; nghiệp vụ chế biến món ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

630

 

276

 

135

85

56

354

 

12.4

Tổ chức chương trình đào tạo bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp với khách du lịch, nâng cao nghiệp vụ thuyết minh, kỹ năng hướng dẫn du lịch đặc biệt các tour văn hóa, lịch sử và các tour trải nghiệm, du lịch cộng đồng, làng nghề

540

 

240

 

120

70

50

300

 

12.5

Tổ chức chương trình đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người dân tham gia hoạt động du lịch

540

 

240

 

120

70

50

300

 

12.6

Tổ chức chương trình đào tạo về vệ sinh, bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch

540

 

240

 

120

70

50

300

 

12.7

Tổ chức chương trình đào tạo nâng cao chất lượng về mẫu mã sản phẩm làng nghề, sản phẩm của người Mường

540

 

240

 

120

70

50

300

 

12 8

Tổ chức chương trình đào tạo về biểu diễn nghệ thuật, các trò diễn dân gian, lễ hội truyền thống cho người dân địa phương

540

 

240

 

120

70

50

300

 

12.9

Tổ chức chương trình bồi dưỡng thực tế tham quan, học tập các địa phương khác

360

 

160

 

80

45

35

200

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3276/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Phát triển du lịch huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030

  • Số hiệu: 3276/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/09/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Nguyễn Văn Thi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/09/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản