Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2297/QĐ-UBND

Kiên Giang, ngày 14 tháng 9 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TỈNH KIÊN GIANG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19/11/2018;

Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;

Căn cứ Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;

Căn cứ Nghị quyết s 22/2022/NQ-HĐND ngày 05/8/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định khu vực không được phép chăn nuôi, chính sách h trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi và vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 402/TTr-SNNPTNT ngày 30/8/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 tỉnh Kiên Giang (đính kèm Đề án), với các nội dung chính như sau:

I. Quan điểm, mục tiêu phát triển chăn nuôi

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 dựa trên quan điểm phát triển tổng thể ngành, cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phù hợp với định hướng chiến lược phát triển chăn nuôi Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045.

- Phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; đối xử nhân đạo với vật nuôi; đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

- Kết hợp giữa chăn nuôi nông hộ với phát triển mạnh các mô hình chăn nuôi tập trung, chăn nuôi an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao; đa dạng hóa vật nuôi gắn với nhu cầu thị trường. Tập trung phát triển những loại vật nuôi có lợi thế: heo, bò, gia cầm, chim yến; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động trong chăn nuôi, phát triển chăn nuôi phù hợp với kinh tế thị trường, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu chung

- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính có tỷ trọng đáng kể trong ngành nông nghiệp, có quy mô sản xuất theo hướng tập trung, với trình độ chăn nuôi từng bước được hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu thị trường cho nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, hạn chế tối đa thiệt hại, ô nhiễm môi trường.

- Đa dạng hóa các loài vật nuôi để phát huy lợi thế của từng tiểu vùng và nhu cầu đa dạng của từng thị trường, nhưng tập trung chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng đàn gia cầm (chủ yếu gà, vịt), đàn heo, đàn bò, chim yến. Chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ sang phát triển chăn nuôi trang trại chiếm tỷ trọng ngày càng cao; khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025

- Mức tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2025 trung bình từ 5,5 - 5,7%/ năm.

- Đàn heo: 320.000 con, đàn trâu: 4.500 con, đàn bò: 13.000 con, đàn gia cầm: 6 triệu con.

- Sản phẩm: thịt hơi các loại: 90.800 tấn, trứng các loại: 370 triệu quả, sản lượng yến thô: 35 tấn.

- Xây dựng được ít nhất 05 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

- Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi heo xử lý chất thải bằng biogas hoặc áp dụng quy trình, công nghệ tiên tiến, giải pháp xử lý chất thải đạt từ 70% trở lên.

b) Định hướng đến năm 2030

- Mức tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi bình quân giai đoạn 2026 - 2030 đạt từ 8 - 8,5%/ năm.

- Đàn heo: 450.000 con, đàn trâu: 6.000 con, đàn bò: 18.000 con, đàn gia cầm: 10 triệu con.

- Sản phẩm: thịt hơi các loại: 134.500 tấn, trứng các loại: 450 triệu quả, sản lượng yến thô: 40 tấn.

- Xây dựng được ít nhất 15 cơ sở chăn nuôi và 02 vùng chăn nuôi tập trung an toàn dịch bệnh.

- Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi heo xử lý chất thải bằng biogas hoặc áp dụng quy trình, công nghệ tiên tiến, giải pháp xử lý chất thải đạt từ 90% trở lên.

3. Xây dựng đề án phát triển ngành chăn nuôi bền vững theo phương án chọn

3.1. Định hướng phát triển các loại vật nuôi

Tập trung phát triển những vật nuôi có lợi thế, có sản phẩm hàng hóa lớn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh và hướng đến xuất khẩu. Trước hết tập trung phát triển chăn nuôi heo, bò thịt, gia cầm và chim yến.

3.2. Định hướng các cơ sở giết mổ gia súc - gia cầm tập trung

Ngành chăn nuôi heo được nhiều thành phần tham gia đầu tư, từ sản xuất con giống đến chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ; đồng thời lượng tiêu thụ thịt heo chiếm tỷ lệ lớn trong nhu cầu tiêu dùng của người dân, do đó xác định heo là đối tượng vật nuôi tham gia chuỗi liên kết và cung ứng. Để bảo đảm chuỗi cung ứng sản phẩm thịt heo an toàn thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn thì việc hoàn thành hệ thống mạng lưới cơ sở giết mổ là hết sức cần thiết và cấp bách, có thể nói hệ thống giết mổ hoàn chỉnh đi vào hoạt động sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác xây dựng các chuỗi liên kết giữa những hộ kinh doanh giết mổ và các trang trại chăn nuôi trong cũng như ngoài tỉnh sẽ được thuận lợi. Do đó việc xúc tiến xây dựng các cơ sở giết mổ ở các địa phương chưa có hoặc chưa hoàn thành nâng cấp các cơ sở cũ cần phải được ưu tiên; trong thời gian tới, cần hoàn thành xây dựng và đầu tư nâng cấp các lò giết mổ tập trung.

Song song đó phải có sự xúc tác, tạo động lực từ cơ chế, chính sách, đặc biệt là các ưu đãi, hỗ trợ theo các Nghị định của Chính phủ; Quyết định của thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương có liên quan.

3.3. Định hưng phát triển khu vực chăn nuôi

Về lâu dài sẽ từng bước chuyển các cơ sở chăn nuôi tập trung (trang trại) vào các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung để tránh gây ô nhiễm cho các khu dân cư, hạn chế dịch bệnh, tiện lợi cho tổ chức sản xuất. Giai đoạn từ nay đến năm 2025 sẽ chọn 1 - 2 khu vực thí điểm xây dựng khu vực chăn nuôi tập trung ở những nơi có tiềm năng, lợi thế, kinh nghiệm về chăn nuôi trang trại như Châu Thành, Tân Hiệp, Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành.

Các khu vực khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung có mật độ trang trại chăn nuôi hợp lý, không gây quá tải về môi trường, kết hợp tốt giữa chăn nuôi với các ngành sản xuất khác. Nhà nước đảm bảo xây dựng cơ sở hạ tầng (đường, điện, nước) đến khu chăn nuôi tập trung, các trang trại sẽ xây dựng các công trình nối kết từ các tuyến trục vào trang trại. Việc tích tụ đất trong các khu vực khuyến khích phát triển chăn nuôi sẽ do các hộ và doanh nghiệp tự thoả thuận.

3.4. Thức ăn chăn nuôi

Khuyến khích phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu, thức ăn bổ sung, nhất là công nghệ sinh học nhằm đáp ứng đủ các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh, hóa chất dùng trong chăn nuôi và tận thu, nâng cao giá trị dinh dưỡng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp trong tỉnh như: bã, men bia, bã dứa, tiết và phụ phẩm lò mổ, vỏ đầu tôm, các phụ phẩm từ khai thác, nuôi trồng...

Thí điểm chọn một số diện tích đất sản xuất kém hiệu quả chuyển sang trồng cây chế biến thức ăn gia súc để phục vụ phát triển chăn nuôi đại gia súc ở vùng Tứ giác Long Xuyên và các vùng chăn nuôi tập trung.

Khuyến khích, kêu gọi các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư xây dựng 01-02 nhà máy chế biến thức ăn gia súc (kết hợp chế biến thức ăn cho tôm) công suất khoảng 35.000 tấn/năm ở một trong các khu công nghiệp của tỉnh.

3.5. Kiểm soát dịch bệnh

Nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh, nhất là việc khống chế các dịch bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến đàn vật nuôi và những dịch bệnh có nguy cơ lây sang người, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao trong tỉnh và cả nước.

II. Giải pháp thực hiện

1. Giải pháp về quy hoạch, định hướng và quản lý

1.1. Quy định vùng cấm và vùng được phép chăn nuôi

Ngày 05/8/2022, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND, quy định khu vực không được phép chăn nuôi, chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi và vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết, Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh xây dựng bản đồ chăn nuôi, trong đó thể hiện được các vùng cấm nuôi, vùng định hướng chăn nuôi tập trung đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện chăn nuôi, nhất là khoảng cách an toàn trong chăn nuôi theo Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi; Quyết định số 27/2020/QĐ-UBND ngày 24/12/2020 của UBND tỉnh về việc quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2030. Các địa phương xác định mật độ, khoảng cách hợp lý giữa các cơ sở, trang trại chăn nuôi, đảm bảo cách ly dịch bệnh nhất là Dịch tả heo Châu Phi và sức tải môi trường đối với chất thải, khí thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi để hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển chăn nuôi. Bởi việc quy hoạch chăn nuôi tập trung kiểu “khu công nghiệp” đặt ra nhiều vấn đề nan giải về quỹ đất, vốn, hạ tầng, thu hút đầu tư, đặc biệt là rất khó thực hiện giải pháp an toàn dịch bệnh, môi trường.

Bên cạnh đó, căn cứ Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 để điều chỉnh, tích hợp phát triển chăn nuôi phù hợp tiềm năng, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của từng vùng sinh thái; bám sát tín hiệu thị trường. Đây là giải pháp then chốt, làm kim chỉ nam cho việc tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị để chăn nuôi của tỉnh đi đúng hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi tuần hoàn ở cả quy mô trang trại, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp; khẳng định vai trò quan trọng của chăn nuôi nông hộ truyền thống.

Vùng Tứ giác Long Xuyên tập trung phát triển chăn nuôi trâu, bò, các trang trại nuôi heo, gia cầm quy mô từ 30 - 300 đơn vị vật nuôi theo hình thức công nghiệp; vùng Tây sông Hậu tiếp tục phát huy lợi thế về chăn nuôi gia trại, trang trại gia công thương phẩm heo, gia cầm từ 30 đơn vị vật nuôi trở lên và sản xuất, cung ứng giống vật nuôi.

1.2. Định hướng vùng chăn nuôi tập trung

Vùng Tứ giác Long Xuyên: với điều kiện đất sản xuất nông nghiệp lớn, dư địa phát triển chăn nuôi còn nhiều, đây sẽ vùng ưu tiên tập trung cơ sở chăn nuôi trang trại vừa, trang trại lớn và các Hợp tác xã chăn nuôi trâu, bò, heo, gà, vịt. Huyện Hòn Đất định hướng đến năm 2025 hình thành vùng chăn nuôi tập trung tại xã Bình Giang, xã Bình Sơn diện tích khoảng 150 ha; Huyện Kiên Lương định hướng đến năm 2025 hình thành vùng chăn nuôi tập trung tại ấp Cảng, xã Hòa Điền diện tích khoảng 300 ha và đến năm 2030 bổ sung thêm vùng chăn nuôi tập trung ở xã Kiên Bình; huyện Giang Thành định hướng đến năm 2025 hình thành vùng chăn nuôi tập trung ở xã Vĩnh Điều khoảng 150 ha đến 214 ha, đến năm 2030 bổ sung vùng chăn nuôi tập trung ở xã Phú Mỹ, Phú Lợi. Tại các vùng chăn nuôi tập trung kết hợp xây dựng cơ sở chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm và sản xuất phân hữu cơ theo quy trình công nghiệp nhằm tận dụng phế phụ phẩm trong chăn nuôi.

Vùng Tây sông Hậu: Việc vận hành cống Cái Lớn - Cái Bé theo đánh giá của cơ quan chuyên môn không có tác động lớn đến lĩnh vực chăn nuôi, chủ yếu tác động đến trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Do đó, cần phát huy thế mạnh vốn có của chăn nuôi trang trại quy mô vừa, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung liên xã, cụm xã về chăn nuôi heo, gia cầm và cung ứng giống. Trong đó, Giồng Riềng ưu tiên xã Long Thạnh, Vĩnh Thạnh, Thạnh Phước, Thạnh Lộc, Bàn Tân Định, Hòa Lợi, Hòa Thuận; huyện Gò Quao tập trung các xã Vĩnh Tuy, Vĩnh Thăng, Vĩnh Hòa Hưng Bắc, Định An; huyện Tân Hiệp chủ yếu các xã Thạnh Trị, Tân An, Tân Hiệp A, Thạnh Đông A, Tân Thành, Tân Hội, Tân Hòa; huyện Châu Thành tập trung các xã Minh Hòa, Giục Tượng, Mong Thọ A, Mong Thọ B, Vĩnh Hòa Phú,...

Các huyện, thành ph còn lại: duy trì tổng đàn hợp lý, chăn nuôi các loài đặc sản, đặc hữu của địa phương trong vùng được phép chăn nuôi và đảm bảo các điều kiện về vệ sinh thú y, môi trường theo quy định.

Đến năm 2025 xây dựng được ít nhất 5 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, đến năm 2030 phấn đấu 15 cơ sở nuôi, ít nhất 01 cơ sở sản xuất giống vật nuôi (Trại giống Nông Lâm Ngư nghiệp Hòn Đất) và 2 vùng chăn nuôi tập trung an toàn dịch bệnh.

1.3. Quản lý, phát triển nuôi chim yến

Các huyện, thành phố có lợi thế phát triển nghề nuôi chim yến cần quy hoạch chi tiết vùng nuôi, tổ chức thực hiện nghiêm Điều 25 (Quản lý nuôi chim yến) Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ Hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi, Nghị quyết của HĐND tỉnh về vùng nuôi chim yến.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm..., vừa tận dụng, phát huy ưu thế của tỉnh có số nhà yến đứng đầu cả nước, nhưng phải làm tốt khâu quản lý, định hướng, điều tiết được sản xuất, bình đẳng, không để xảy ra xung đột, khiếu kiện, trên cơ sở đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của tổ chức, cá nhân nuôi yến và cộng đồng.

Thông qua các hoạt động khuyến nông phổ biến, nhân rộng mô hình nuôi chim yến hiệu quả nhờ sử dụng công nghệ cao, liên kết trong sản xuất; xây dựng yến sào thành sản phẩm OCOP Kiên Giang, tăng giá trị thông qua chế biến sâu, đa dạng sản phẩm, hỗ trợ quảng bá, tạo dựng thương hiệu, hướng đến xuất khẩu.

Thường xuyên dự báo và cập nhật số lượng quần thể, số lượng nhà yến, sản lượng, nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm yến sào để quản lý, khuyến cáo, ban hành các chính sách phù hợp.

Ngành thú y chủ động xây dựng kế hoạch, giải pháp phòng, chống dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nuôi yến phù hợp thực tiễn và quy định pháp luật hiện hành.

1.4. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở giết m gia súc, gia cầm tập trung

Kế thừa thành quả đạt được từ Đề án Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006 - 2010, Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát, điều chỉnh, bổ sung, tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng hoàn thiện mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Kiên Giang. Trong đó:

- Chỉ đạo các huyện, thành phố chậm nhất đến cuối năm 2022 phải xây dựng hoàn thành cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại thị trấn như huyện Giang Thành, An Biên, U Minh Thượng.

- Các cơ sở giết mổ tập trung tại các huyện, thành phố: Rạch Giá, Hà Tiên, Giồng Riềng, Kiên Lương, Châu Thành, Tân Hiệp từng bước nâng cấp, cải tạo, đầu tư hệ thống giết mổ treo, mở rộng công suất phù hợp với nhu cầu giết mổ.

- Cơ sở đã hoạt động, đến nay qua rà soát quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đánh giá điều kiện đảm bảo ATTP theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT xếp loại C không có khả năng khắc phục sai lỗi, vi phạm nghiêm trọng về môi trường,... buộc dừng hoạt động hoặc phải di dời.

2. Giải pháp về khoa học công nghệ, khuyến nông và cải tạo giống vật nuôi

2.1. Khoa học, công nghệ và chuyển đổi số

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh, truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi như công nghệ quản lý TE-FOOD (một ứng dụng của công nghệ Blockchain) đang được áp dụng khá phổ biến ở các tỉnh, thành. Công nghệ TE-FOOD triển khai phù hợp ở các cơ sở chăn nuôi heo từ 30 con, gia cầm từ 1.000 con trở lên, giúp cập nhật thông tin theo thời gian thực về tổng đàn, giám sát dịch bệnh, sản lượng tiêu thụ, truy xuất nguồn gốc dễ dàng và hạn chế tối đa (hoặc thay thế) các loại giấy tờ, thủ tục... phục vụ cho công tác quản lý, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ.

Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ về xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường, trong đó tập trung cho việc ngăn chặn, hạn chế và xử lý ô nhiễm tại khu vực khu chăn nuôi, giết mổ, khu xử lý chất thải tập trung,....

Tạo điều kiện, cơ chế hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động cho Trung tâm Giống Nông lâm ngư nghiệp, Trung tâm Khuyến nông liên kết với các cơ sở nghiên cứu khoa học trong - ngoài tỉnh để khảo nghiệm, xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao, hướng dẫn các tiến bộ khoa học cho người dân ứng dụng vào sản xuất.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp bao gồm chăn nuôi là xu thế tất yếu, khách quan của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, là động lực và là một trong những giải pháp đột phá lớn, không những khắc phục hạn chế nội tại của ngành về cơ sở dữ liệu, kết nối cung cầu, thương mại điện tử,...mà còn góp phần nâng tầm ngành chăn nuôi về năng suất, sản lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt, ban hành chương trình hành động cụ thể đến 2025. Đây cũng là cơ hội của Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Kiên Giang khi được triển khai trong thời điểm ngành nông nghiệp đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất ở tất cả các lĩnh vực.

Đánh số vùng nuôi, cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT phục vụ truy xuất nguồn gốc, thương mại điện tử, xuất khẩu.

2.2. Công tác khuyến nông

Đẩy mạnh chương trình khuyến nông chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, chuỗi khép kín, kinh tế tuần hoàn để người chăn nuôi có thể làm chủ được kỹ thuật xuất sản, giao dịch sản phẩm; chuyển giao quy trình, công nghệ chăn nuôi cho nông hộ, trang trại phù hợp với từng đối tượng vật nuôi và vùng sinh thái.

Đa dạng hóa các chương trình truyền thông nhằm từng bước thay đổi nhận thức và các thói quen không phù hợp trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi.

Triển khai các “Mô hình trình diễn kỹ thuật” để người chăn nuôi tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm. Tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá và nhân rộng các mô hình trên để tuyên truyền, giới thiệu những kinh nghiệm hay, cách làm giỏi, những gương điển hình tiên tiến trong phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và động vật khác. Định hướng giai đoạn từ 2021 - 2025 xây dựng trên 10 loại mô hình, với hàng trăm điểm trình diễn thực hiện.

2.3. Cải tạo giống vật nuôi

Chọn tạo nâng cao năng suất, chất lượng, sự đồng nhất về sản phẩm của các giống vật nuôi trong sản xuất phù hợp với địa phương, từng phương thức chăn nuôi và phân khúc thị trường; hỗ trợ tích cực cho chương trình xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, sản phẩm chăn nuôi sản xuất theo chuỗi và truy xuất được nguồn gốc.

Tiếp tục cải tiến nâng cao tầm vóc đàn bò trong tỉnh, phát triển mạng lưới thụ tinh nhân tạo và sử dụng một số giống bò có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái trong tỉnh để tạo đàn cái nền phục vụ cho lai tạo giống bò thịt chất lượng cao, cung cấp bê đực cho nuôi vỗ béo bò thịt tại Giang Thành, Hà Tiên.

Bình tuyển, chọn lọc đàn trâu trong sản xuất, tạo đàn cái nền và đực giống tốt cung cấp cho nhu cầu cải tiến, nâng cao chất lượng đàn giống, thực hiện tốt giải pháp đảo đực giống giữa các vùng nhằm tránh tình trạng cận huyết và phát huy ưu thế lai.

Giống heo: Đến năm 2025, Trại giống nông nghiệp Hòn Đất - Trung tâm giống Nông lâm ngư nghiệp tỉnh dự kiến nuôi 150 con nái và 08 con đực giống (gồm giống Yorkshire, Landrac, Duroc) cấp ông bà, sản xuất đàn bố mẹ từ 1.000 - 1.500 con/năm (đáp ứng 8-12% nhu cầu giống của tỉnh, còn lại người dân tự giữ lại làm giống từ đàn thương phẩm và mua từ các tỉnh lân cận). Đến năm 2030, cấp bố mẹ: từ 2.000 - 2.500 con giống (đáp ứng 30 - 40% nhu cầu giống của tỉnh).

Giống gia cầm: Đến năm 2025, đối với cơ sở sản xuất giống gà có từ 1 - 2 cơ sở sản xuất giống có qui mô 5.000 mái đẻ/cơ sở, đối với cơ sở sản xuất giống vịt có từ 2 - 3 trại vịt bố mẹ với qui mô từ 2.000 mái đẻ trở lên/trại. Đến năm 2030, Trại gà giống - Trung tâm Giống dự kiến nuôi 2.000 con giống cấp ông bà, 80.000 - 120.000 con giống cấp bố mẹ (đáp ứng 5 - 10% nhu cầu con giống của các cơ sở/hộ chăn nuôi trong tỉnh).

Lượng giống vật nuôi còn lại do các cơ sở sản xuất giống trong dân cung ứng, một phần con giống do các hộ tự túc và phần của các trang trại do hệ thống khép kín trong nội bộ doanh nghiệp, công ty đảm bảo.

Hằng năm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức đánh giá, bình tuyển chất lượng đối với đàn đực giống, hoạt động dịch vụ gieo tinh trực tiếp trên địa bàn nhằm loại thải những đực giống kém chất lượng, không có lý lịch, nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời đề xuất tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ thải loại đực giống mang tính khả thi.

Khuyến khích trang trại, doanh nghiệp đầu tư cơ sở sản xuất giống vật nuôi chất lượng tốt, chủ động nguồn giống phục vụ nhu cầu chăn nuôi của tỉnh.

3. Giải pháp nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh

3.1. Tăng cường năng lực ngành chăn nuôi và thú y

Trọng tâm là tổ chức thực hiện Kế hoạch số 120/KH-UBND ngày 11/6/2021 của UBND tỉnh về tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp giai đoạn 2021 - 2030 tỉnh Kiên Giang. Trong đó, sắp xếp lại tổ chức Chi cục Chăn nuôi và Thú y, giữ ổn định bộ máy thú y từ tỉnh, đến các huyện, thành phố và tăng cường bố trí lực lượng nhân viên thú y cấp xã đạt trên 80% tổng số xã, phường, thị trấn đảm bảo về số lượng, chất lượng và các chế độ về phụ cấp lương, bảo hiểm phù hợp quy định và đặc thù của tỉnh.

Thay đổi cách tiếp cận về phương thức quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm để người sản xuất, kinh doanh tự chủ động trong việc kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm chăn nuôi của mình trước khi ra thị trường.

Xã hội hóa các dịch vụ công về chăn nuôi, thú y như tiêm phòng, chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị bệnh động vật,... để các thành phần kinh tế có đủ điều kiện có thể tham gia nhằm giảm áp lực về biên chế, ngân sách nhà nước nhưng cung cấp cho người dân chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ chăn nuôi, thú y các cấp, nhất là hệ thống chăn nuôi thú y cấp xã về kỹ năng, kỹ thuật chăn nuôi, quản lý dịch bệnh và an toàn thực phẩm.

3.2. Phòng, chống dịch bệnh động vật

Chủ động tổ chức và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn dịch tễ đàn gia súc, gia cầm và các vật nuôi khác thông qua truyền thông, tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc, kiểm soát giết mổ, kiểm dịch vận chuyển, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh (sản xuất giống và chăn nuôi tập trung), triển khai chính sách hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trong chăn nuôi kịp thời.

Phối hợp, trao đổi thông tin chăn nuôi, vận chuyển, giám sát dịch bệnh chủ động, bị động với Chi cục Thú y vùng VII và Chi cục Chăn nuôi và Thú y của 10 tỉnh trong khu vực nhằm nắm bắt thông tin dịch tễ kịp thời, chủ động phương án trong tình huống bị dịch uy hiếp hoặc khi mầm bệnh đã xâm nhập, liên kết chống dịch liên tỉnh nhất là địa bàn giáp ranh.

Đẩy mạnh hoạt động chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị bệnh động vật: Duy trì chứng nhận ISO/IEC 17025:2017 của bộ phận xét nghiệm phục vụ giám sát sau tiêm phòng trên gia súc gia cầm nhằm đánh giá tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng để có biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, nâng cấp, cải tạo khu mô khám, đầu tư trang thiết bị và cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, tập huấn các kỹ thuật chuyên sâu, mở rộng phạm vi, chỉ tiêu chẩn đoán, điều trị bệnh.

3.3. Quản lý vật tư đầu vào trong chăn nuôi

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư đầu vào (giống, thuốc thú y, hóa chất, vắc xin, thức ăn chăn nuôi, vật tư,...) đảm bảo các điều kiện về thủ tục hành chính, chứng chỉ hành nghề, vệ sinh thú y, chất lượng, nhãn hàng hóa,... theo quy định pháp luật hiện hành; xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm, công khai trên phương tiện thông tin theo quy định.

Phát huy vai trò tham mưu, phối hợp quản lý nhà nước trên địa bàn phụ trách của các Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thành phố.

4. Giải pháp về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Bảo vệ tốt môi trường là một trong 3 trụ cột của phát triển bền vững ngành chăn nuôi, do đó cần tập trung triển khai một số giải pháp sau:

- Tổ chức thẩm định, cấp giấy phép môi trường theo thẩm quyền và quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng của công tác thẩm định, cấp giấy phép môi trường đối với các dự án chăn nuôi.

- Mở rộng và phát triển mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi hữu cơ, bảo vệ môi trường gắn với xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh. Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung cách biệt khu dân cư, đảm bảo điều kiện về môi trường; kết hợp chăn nuôi với trồng cây nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; xây dựng, nâng cấp cơ sở giết mổ tập trung đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Huy động các nguồn thu hợp pháp để ưu tiên đầu tư trở lại cho công tác bảo vệ môi trường.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết thỏa đáng khiếu nại, tố cáo về môi trường không để phát sinh thành điểm nóng chính trị, gây mất an ninh trật tự; Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về việc để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn. Quản lý chặt chẽ các vùng cấm nuôi được phép chăn nuôi.

5. Giải pháp về cơ chế, chính sách

5.1. Chính sách đất đai

Trong quy hoạch sử dụng đất cần dành quỹ đất với tỷ lệ phù hợp để phát triển chăn nuôi đáp ứng các quy định của Luật Chăn nuôi, bảo đảm yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm môi trường, an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học. Ưu tiên các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về đất đai cho các cơ sở giống, cơ sở chăn nuôi trang trại tập trung, công nghiệp đủ điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học trong vùng phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung, chế biến công nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi.

5.2. Chính sách tài chính và tín dụng

Huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh với mà mức vay, thời hạn vay, lãi suất vay ưu đãi, phù hợp với chu trình sản xuất. Ưu tiên cho vay đầu tư dự án phát triển giống vật nuôi, cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến sản phẩm chăn nuôi theo hướng công nghiệp, cơ sở sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sinh học.

Căn cứ điều kiện cụ thể trình Hội đồng nhân dân tỉnh có chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các dự án đầu tư phát triển chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn.

Đặc biệt vận dụng triệt để các chính sách theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Trong đó đặc biệt là chính sách về khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung và giết mổ, chế biến công nghiệp. Các sở, ngành, địa phương cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư rộng rãi, tổ chức các hội thảo phổ biến, hướng dẫn trình tự, thủ tục để doanh nghiệp nắm bắt, mạnh dạn xây dựng dự án đầu tư...

Triển khai thực hiện tốt Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư nhằm kêu gọi các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật, cơ sở nhà xưởng, kho lưu trữ, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi,...

Về phía nhà đầu tư phải đưa ra các quy trình chăn nuôi hoặc công nghiệp phụ trợ mang tính khả thi, phù hợp địa bàn Kiên Giang, khả năng thu hồi vốn tốt, đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ các cam kết về chăn nuôi bền vững để thuyết phục bên cấp vốn.

5.3. Chính sách phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 27/01/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 332/2020/NQ-HĐND, ngày 20/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Dự kiến đến năm 2025 có 20 doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi được hỗ trợ về đầu tư hạ tầng khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và 30 doanh nghiệp được hỗ trợ về đầu tư với dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm ứng dụng công nghệ cao.

5.4. Chính sách thương mại

Với sản lượng thịt, trứng sản xuất được hàng năm, Kiên Giang vẫn chưa cân đối được cung - cầu (hiện thiếu khoảng 18.000 tấn thịt/năm), do đó phần lớn sản phẩm từ chăn nuôi được tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh. Do đó, cần khuyến khích các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi gia tăng sản xuất, hạn chế điều tiết xuất tinh heo, gia cầm, có chế độ, chương trình liên kết thu mua, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật từ các gia trại, nông hộ.

Gắn kết khuyến nông với thị trường, nhằm định hướng phát triển chăn nuôi phù hợp với nhu cầu tiêu dùng; hình thành các kênh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi theo hướng liên kết từ sản xuất đến giết mổ và tiêu thụ tại các thị trường lớn như Phú Quốc, Rạch Giá, các khu vực đô thị - công nghiệp - du lịch Kiên Lương - Hà Tiên, Tắc Cậu - Xẻo Rô,... Nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đến Thành phố Hồ Chí Minh (chỉ tự cung được trên 10% thịt các loại, 5% trứng), Thành phố Cần Thơ tự đáp ứng khoảng 47 - 50% nhu cầu, mỗi ngày cần cung ứng thêm 130-135 tấn thịt các loại, 265.000 quả trứng.

Xây dựng các chuỗi ngành thịt an toàn, có sự kiểm soát từ trang trại đến bàn ăn; hình thành mối liên kết giữa người sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sản phẩm được tiêu thụ kịp thời, giá cả phù hợp thông qua hệ thống Trung tâm thương mại, siêu thị, Bách hóa xanh,...; khuyến khích các doanh nghiệp có chuỗi sản xuất khép kín như Công ty C.P mở rộng hệ thống các cửa hàng phân phối Pork Shop, Fresh Shop từ 18 điểm hiện nay lên 40-50 điểm tại các huyện, thành phố, sản lượng cung ứng từ 2.000 - 3.000 tấn/năm.

Đầu tư hạ tầng, xây dựng các trung tâm hội chợ, chợ đầu mối giới thiệu, tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi (như các chợ giống heo, gia cầm ở huyện Tân Hiệp; điểm trung chuyển, giao nhận heo tại xã Minh Hòa, huyện Châu Thành); hỗ trợ việc tổ chức hội chợ, triển lãm, hội thi con giống và sản phẩm chăn nuôi.

Tổ chức hoặc tham gia các sàn thương mại điện tử, các hệ thống tiêu thụ sản phẩm gắn với cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng. Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh, như giống heo hướng nạc, gia cầm sạch bệnh, yến sào Rạch Giá, yến sào Kiên Giang,...

6. Giải pháp quản lý và sản xuất chăn nuôi

6.1. Tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết

Khuyến khích đầu tư phát triển chăn nuôi theo các chuỗi liên kết, gắn sản xuất với thị trường, theo các mô hình: hộ chăn nuôi - hợp tác xã - doanh nghiệp - thị trường hoặc hộ chăn nuôi - hợp tác xã - thị trường hoặc hộ chăn nuôi - doanh nghiệp - thị trường... trong đó vai trò của các doanh nghiệp là rất quan trọng quyết định sự thành bại của các chuỗi liên kết sản xuất.

6.2. Đổi mới tổ chức sản xuất

Tổ chức sản xuất các ngành hàng sản phẩm chăn nuôi theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại và hiệu quả gắn với các chuỗi liên kết, trong đó phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp, hiệp hội và hợp tác xã, tổ hợp tác.

Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đủ khả năng đầu tư vào ngành chăn nuôi theo chuỗi khép kín và hỗ trợ, dẫn dắt người chăn nuôi sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường. Chú trọng củng cố và phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới trong lĩnh vực chăn nuôi làm cầu nối giữa các nông hộ, trang trại với các doanh nghiệp lớn và thị trường. Trong đó, ứng dụng KHCN, chuyển đổi số trong chăn nuôi là khâu đột phá.

7. Đề xuất các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư

Việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án đề xuất kịp thời trong thời kỳ của Đề án sẽ là yếu tố quan trọng để thực hiện tốt các chỉ tiêu của đề án đưa ra. Các đề xuất đầu tư cho các dự án, đề án: (1) Dự án nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh và xử lý chất thải chăn nuôi; (2) Dự án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực quản lý nhà nước, đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ và xúc tiến thương mại chăn nuôi, thú y; (3) Dự án số hóa dữ liệu ngành chăn nuôi, phục vụ xây dựng cổng dữ liệu số các cơ quan nhà nước tỉnh Kiên Giang theo Quyết định số 920/QĐ-UBND ngày 07/4/2021 của UBND tỉnh Kiên Giang và Kế hoạch số 186/KH-UBND ngày 24/12/2020 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030; (4) Đề án xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025; (5) Đề án phát triển giống cây trồng, vật nuôi tỉnh Kiên Giang phục vụ tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2030 (Đề án lồng ghép).

8. Đánh giá tính hiệu quả, bền vững của Đề án

Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Vì vậy, việc triển khai tốt Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 tỉnh Kiên Giang” sẽ giúp ngành chăn nuôi phát triển hiệu quả, bền vững trong thời gian tới.

9. Dự toán kinh phí thực hiện Đề án

Kinh phí thực hiện Đề án cần triển khai trên nguyên tắc xã hội hóa nguồn vốn đầu tư bằng việc huy động tối đa các nguồn lực và lồng ghép với các chương trình mục tiêu, các dự án đầu tư phát triển, xây dựng nông thôn mới, từ các nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và cần có chính sách ưu đãi, thu hút các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển chăn nuôi của tỉnh.

Dự kiến tổng nhu cầu kinh phí đầu tư phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021 - 2030, là 313,4 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn kinh phí: kinh phí ngân sách địa phương (kinh phí sự nghiệp) chiếm 10,5%; vốn thu hút từ các thành phần kinh tế chiếm 89,5%. Trong đó:

- Kinh phí ngân sách Nhà nước: Tổng kinh phí 32,9 tỷ đồng (giai đoạn 2021-2025 là 31,9 tỷ đồng, giai đoạn 2026 - 2030 là 1 tỷ đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp thuộc ngân sách địa phương.

- Vốn huy động từ thành phần kinh tế: Đầu tư xây dựng mới các trang trại gia súc, gia cầm, hoàn thiện các cơ sở giết mổ tập trung, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh. Tổng nguồn vốn huy động từ thành phần kinh tế là 280,5 tỷ đồng (Bảng 5.2).

- Ngoài ra, trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, trường hợp phát sinh nhu cầu kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, số hóa dữ liệu, xây dựng bản đồ chăn nuôi của tỉnh, các chương trình, dự án đáp ứng nhu cầu chỉ đạo, điều hành của cấp thẩm quyền, cụ thể hóa chủ trương, chính sách cho phát triển ngành chăn nuôi,...cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng dự toán kinh phí hàng năm, giai đoạn theo nhu cầu thực tế trình Sở Tài chính, UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

III. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sau khi UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 tỉnh Kiên Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chính chịu trách nhiệm triển khai đề án (Chi cục Chăn nuôi và Thú y tham mưu, tổ chức thực hiện).

Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch hàng năm, 5 năm đảm bảo nhiệm vụ, mục tiêu phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; tổ chức phổ biến cho các ngành, các cấp, doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân biết, thực hiện.

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất theo đề án được phê duyệt; xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư các dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao.

Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi kỹ thuật chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, xây dựng các mô hình về chăn nuôi an toàn thực phẩm và dịch bệnh.

Xây dựng hệ thống thông tin thị trường sản phẩm chăn nuôi, giá cả thức ăn chăn nuôi, con giống trong nước và quốc tế, góp phần cho việc điều phối bình ổn giá thị trường.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu khảo sát thị trường, thuế, hàng rào kỹ thuật, xu thế tiêu dùng, tiềm năng xuất và nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi. Giúp người chăn nuôi tiếp cận thông tin, huấn luyện phương pháp tiếp cận thị trường, kinh nghiệm quản lý sản xuất và kinh doanh.

Thực hiện hoàn thành việc xây dựng hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tổ chức lại hệ thống giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm theo hướng tập trung, công nghiệp gắn với vùng chăn nuôi hàng hóa, bảo đảm yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi.

Tiếp tục triển khai tuyên truyền phổ biến Luật Chăn nuôi và tổ chức thực hiện tốt việc kê khai, đăng ký hoạt động chăn nuôi theo quy định.

Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi, vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành.

Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Đề án; tham mưu, điều chỉnh, bổ sung các nội dung Đề án phù hợp với yêu cầu phát triển và tình hình thực tiễn tại các địa phương.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố đề xuất danh mục đầu tư, hỗ trợ chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; triển khai thực hiện có hiệu quả Cơ chế, chính sách theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.

3. Sở Tài chính

Trên cơ sở Đề án được duyệt, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng dự toán kinh phí thực hiện gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến, tổng hợp gửi Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan trong khả năng cân đối nguồn ngân sách hằng năm.

4. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các chính sách, giải pháp thúc đẩy thị trường, xúc tiến thương mại cho sản phẩm chăn nuôi.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và triển khai các giải pháp, tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển chăn nuôi theo định hướng của Đề án.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương lập phương án, kế hoạch sử dụng đất, bố trí quỹ đất cho chăn nuôi và chính sách về đất đai cho tổ chức, cá nhân thuê phát triển chăn nuôi, xây dựng cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp và kiểm soát ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Thường xuyên kiểm tra, thanh tra và có biện pháp xử lý về tình trạng gây ô nhiễm do các hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người dân bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn. Hướng dẫn các địa phương, cơ sở chăn nuôi thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

7. Sở Nội vụ

Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh kiện toàn hệ thống thú y các cấp theo Luật Thú y, đảm bảo đủ nhân lực thực hiện có hiệu quả công tác chuyên ngành Chăn nuôi và Thú y.

8. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại trên địa bàn triển khai kịp thời các chính sách tín dụng liên quan đến hoạt động phát triển chăn nuôi theo chỉ đạo của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của tỉnh,

Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất các chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo chỉ đạo của địa phương (nếu có) để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nội dung của Đề án.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh

Tích cực phối hợp các ngành chức năng và địa phương cùng cấp tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, người chăn nuôi thực hiện tốt quy định cấm chăn nuôi trong khu vực nội thành, nội thị, vùng nuôi chim yến theo quy định; từng bước thay đổi nhận thức và các thói quen không phù hợp trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi.

10. UBND các huyện, thành phố

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm xây dựng quy hoạch và kế hoạch cụ thể của địa phương, để chỉ đạo, điều hành công tác phát triển chăn nuôi trên phạm vi quản lý của địa phương, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ngành chức năng để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết về quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi, vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

11. UBND cấp xã, phường, thị trấn

Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển chăn nuôi trên địa bàn.

12. Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất chăn nuôi

Thực hiện đúng các quy định về chăn nuôi- thú y của Nhà nước. Chấp hành nghiêm quy định cấm chăn nuôi trong khu vực nội thành, nội thị, vùng nuôi chim yến và kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định hiện hành.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức công bố và triển khai thực hiện Đề án Phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững giai đoạn 2021- 2025 và định hướng đến năm 2030 tỉnh Kiên Giang.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh: Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Chăn nuôi, Cục Thú y;
- CT và các PCT.UBND tỉnh;
- LĐVP, Phòng KT;
- Lưu: VT, tvhung.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Quốc Anh

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
---------

BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TỈNH KIÊN GIANG

 

Kiên Giang, ngày  tháng  năm 2022
ĐƠN VỊ CHỦ ĐẦU TƯ
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TỈNH KIÊN GIANG
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC





Lê Hữu Toàn

Kiên Giang, ngày  tháng  năm 2022
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
CHI CỤC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y
TỈNH KIÊN GIANG
CHI CỤC TRƯỞNG





Nguyễn Thành Đức

 

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHVIT TẮT

GIỚI THIỆU Đ ÁN

I. Bối cảnh và sự cần thiết của đề án

II. Căn cứ pháp lý xây dựng đề án

1. Các văn bản của Trung ương

2. Các văn bản của tỉnh

III. Mục tiêu của đề án

IV. Đối tượng, phạm vi đề án

1. Đối tượng áp dụng

2. Phạm vi

V. Phương pháp thực hiện đề án

VI. Bố cục của đề án

PHẦN I

ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ ÁN

I. Đánh giá điều kiện tự nhiên

1. Vị trí địa lý

2. Đặc điểm địa hình

3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết

4. Đặc điểm thủy văn

4.1. Sông ngòi

4.2. Chế độ thủy văn

5. Các tài nguyên thiên nhiên

5.1. Tài nguyên đất

5.2. Tài nguyên nước

5.3. Tài nguyên rừng

5.4. Tài nguyên biển

II. Các nguồn lực về điều kiện kinh tế - xã hội

1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn toàn tỉnh

2. Dân số, lao động, việc làm

2.1. Dân số, lao động

2.2. Việc làm và thu nhập

3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất ngành chăn nuôi

3.1. Giao thông đường bộ

3.2. Giao thông đường thủy

3.3. Hệ thống điện

3.4. Cấp, thoát nước và xử lý chất thải nông thôn

III. Đánh giá chung

1. Những thuận lợi

2. Những khó khăn

PHẦN II

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÀNH CHĂN NUÔI CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. Hiện trạng phát triển ngành chăn nuôi

1. Vai trò chăn nuôi trong phát triển kinh tế nông nghiệp

2. Thực trạng phát triển chăn nuôi

2.1. Tăng trưởng về quy mô đàn

2.2. Thực trạng về các hợp phần kỹ thuật đang áp dụng trong chăn nuôi

2.3. Hiệu quả chăn nuôi

2.4. Hiện trạng giống vật nuôi

2.5. Các phương thức chăn nuôi chủ yếu

3. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi

3.1. Tình hình giết mổ gia súc, gia cầm

3.2. Kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật

3.3. Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn

4. Thực trạng môi trường chăn nuôi

5. Công tác Thú y

5.1. Tình hình dịch bệnh động vật

5.2. Kết quả công tác phòng chống dịch bệnh

6. Công tác chẩn đoán - xét nghiệm và điều trị bệnh động vật

7. Công tác Khuyến nông chuyển giao kỹ thuật trong chăn nuôi

8. Các cơ sở kinh doanh thuốc thú y

9. Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm

10. Các chính sách và tình hình thực hiện các chương trình, dự án

10.1. Chương trình khuyến nông trong chăn nuôi

10.2. Chương trình quản lý heo đực giống

10.3. Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ

II. Đánh giá chung

1. Kết quả đạt được

2. Những khó khăn, hạn chế

3. Nguyên nhân

PHN III

DỰ BÁO CÁC ĐIU KIN ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIN NGÀNH CHĂN NUÔI

I. Những tiến bộ khoa học và công nghệ trong chăn nuôi

II. Dự báo các điều kiện ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi

III. Cơ hội và thách thức

1. Cơ hội 45

2. Thách thức

PHẦN IV

XÂY DNG Đ ÁN PHÁT TRIN CHĂN NUÔI BN VỮNG TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. Quan điểm, mục tiêu phát triển chăn nuôi

1. Quan điểm phát triển

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu chung

2.2. Mục tiêu cụ thể

II. Xây dựng phương án phát triển ngành chăn nuôi bền vững tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, phân tích và lựa chọn phương án phát triển

III. Xây dựng đề án phát triển ngành chăn nuôi bền vững tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 theo phương án chọn

1. Định hướng phát triển các loại vật nuôi

1.1. Đối với đàn heo

1.2. Đối với đàn gia cầm

1.3. Đối với đàn trâu, bò

1.4. Nuôi chim yến

1.5. Các loài vật khác

2. Định hướng các cơ sở giết mổ gia súc - gia cầm tập trung

3. Định hướng phát triển khu vực chăn nuôi

4. Thức ăn chăn nuôi

5. Kiểm soát dịch bệnh

PHN V

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Đ ÁN

I. Giải pháp về quy hoạch, định hướng và quản lý

1. Quy định vùng cấm và vùng được phép chăn nuôi

2. Định hướng vùng chăn nuôi tập trung

3. Quản lý, phát triển nuôi chim yến

4. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung

II. Giải pháp về khoa học công nghệ, khuyến nông và cải tạo giống vật nuôi

1. Khoa học, công nghệ và chuyển đổi số

2. Công tác khuyến nông

3. Cải tạo giống vật nuôi

III. Giải pháp nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh

1. Tăng cường năng lực ngành chăn nuôi và thú y

2. Phòng, chống dịch bệnh động vật

3. Quản lý vật tư đầu vào trong chăn nuôi

IV. Giải pháp về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường

2. Xử lý ô nhiễm môi trường trong phát triển chăn nuôi

V. Giải pháp về cơ chế, chính sách

1. Chính sách đất đai

2. Chính sách tài chính và tín dụng

3. Chính sách phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

4. Chính sách thương mại

VI. Giải pháp quản lý và sản xuất chăn nuôi

1. Tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết

2. Đổi mới tổ chức sản xuất

VII. Đề xuất các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư

VIII. Đánh giá tính hiệu quả, bền vững của Đề án

IX. Dự toán kinh phí thực hiện Đề án

PHN VI

T CHỨC THỰC HIỆN

I. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

II. Sở Kế hoạch và Đầu tư

III. Sở Tài Chính

IV. Sở Công Thương

V. Sở Khoa học và Công nghệ

VI. Sở Tài nguyên và Môi trường

VII. Sở Nội vụ

VIII. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh

IX. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh (chủ yếu Hội Nông dân, Liên minh Hợp tác xã tỉnh)

X. UBND các huyện, thành phố

XI. UBND cấp xã, phường, thị trấn

XII. Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất chăn nuôi

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận

II. Kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

DANH MỤC CÁC BNG

Bảng 4.1. Phát triển đàn gia súc, gia cầm đến năm 2025, định hướng 2030 (theo PA1)

Bảng 4.2. Phát triển đàn gia súc, gia cầm đến năm 2025, định hướng 2030 (theo PA2)

Bảng 4.3. Phát triển đàn heo đến năm 2025, định hướng 2030

Bảng 4.4. Phát triển đàn gia cầm đến năm 2025, định hướng 2030

Bảng 4.5. Phát triển đàn trâu, bò đến năm 2025, định hướng 2030

Bảng 5.1. Phát triển trang trại chăn nuôi tập trung tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 và định hướng đến 2030

Bảng 5.2. Nhu cầu kinh phí phát triển chăn nuôi bền vững tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2030

 

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang

Hình 1.2. Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Kiên Giang

Hình 1.3. Cơ cấu GRPD tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020

Hình 2.1. Quy mô đàn và sản lượng thịt trâu giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Kiên Giang

Hình 2.2. Quy mô đàn và sản lượng thịt bò giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Kiên Giang

Hình 2.3. Quy mô đàn và sản lượng thịt heo giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Kiên Giang

Hình 2.4. Sự phân bố đàn heo năm 2020 tỉnh Kiên Giang

Hình 2.5. Quy mô đàn gia cầm giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Kiên Giang

Hình 2.6. Tình hình phát triển nhà yến tỉnh Kiên Giang

Hình 2.7. Sự phân bố nhà yến tỉnh Kiên Giang năm 2020

Hình 2.8. Cơ cấu đàn heo tỉnh Kiên Giang năm 2020

Hỉnh 2.9. Nước thải được các trang trại tại Gò Quao > 1.000 con thải chất thải trực tiếp ra môi trường

Hình 2.10. Hệ thống biogas vượt tải tại một trang trại công suất thiết kế cho 2.000 con/lần nuôi, số thực nuôi là 3.400 con/lần nuôi

Hình 2.11. Tiêu hủy heo bị bệnh DTHCP vào năm 2019 tại Tân Hiệp

Hình 2.12. Số cửa hàng được cấp Chứng chỉ hành nghề và Giấy đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản năm 2016 - 2020

Hình 5.1. Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường

 

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Số lượng các loài vật nuôi chính vùng ĐBSCL năm 2020

Phụ lục 2: Kết quả phát triển chăn nuôi giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Kiên Giang

Phụ lục 3: Hiện trạng phát triển đàn trâu tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020

Phụ lục 4: Hiện trạng phát triển đàn bò tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020

Phụ lục 5: Hiện trạng phát triển đàn heo tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020

Phụ lục 6: Hiện trạng phát triển đàn gia cầm tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020

Phụ lục 7: Hiện trạng phát triển đàn gà tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020

Phụ lục 8: Hiện trạng phát triển đàn vịt tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020

Phụ lục 9: Sự phân bố nhà yến tỉnh Kiên Giang năm 2020

Phụ lục 10: Số lượng cơ sở giết mổ tỉnh Kiên Giang năm 2020

Phụ lục 11: Tổng hợp tình hình dịch bệnh trong giai đoạn 2015 - 2020

Phụ lục 12. Phát triển đàn gia súc, gia cầm, sản lượng thịt hơi các loại đến năm 2025, định hướng 2030

Phụ lục 13: Phân bổ chỉ tiêu các trang trại chăn nuôi heo tập trung cho các huyện, thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Phụ lục 14: Các chương trình và các mô hình khuyến nông đề xuất từ 2021 đến 2025

Phụ lục 15: Danh mục các chương trình, kế hoạch đầu tư thời kỳ 2021 - 2030

Phụ lục 16. Nhu cầu kinh phí phát triển chăn nuôi bền vững tỉnh Kiên Giang theo từng năm (giai đoạn 2021 - 2030)

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIT TẮT

Viết tắt

Ý nghĩa

ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

ATSH

An toàn sinh học

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BVMT

Bảo vệ môi trường

CN-XD

Công nghiệp - Xây dựng

CNTY

Chăn nuôi và Thú y

CSGM

Cơ sở giết mổ

DV

Dịch vụ

DTHCP

Dịch tả heo Châu Phi

ĐB

Đông Bắc

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐVT

Đơn vị tính

GTSX

Giá trị sản xuất

GRDP

Tổng sản phẩm địa phương

HH

Hiện hành

KT-XH

Kinh tế - xã hội

KV

Khu vực

LMLM

Lở mồm long móng

NGTK

Niên giám thống kê

N-L-N

Nông - Lâm - Ngư

NNPTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PA

Phương án

PTH

Phó thương hàn

Quyết định

SS

So sánh

SL

Sản lượng

TĂCN

Thức ăn công nghiệp

TĂHH

Thức ăn hỗn hợp

TĂNN

Thức ăn nông nghiệp

THT

Tụ huyết trùng

TN

Tây Nam

TTBQ

Tăng trưởng bình quân

UBND

Ủy ban nhân dân

XD

Xây dựng

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

Y-L

Giống heo Yorkshire - Landrace

 

GIỚI THIỆU ĐỀ ÁN

I. Bối cảnh và sự cần thiết của đề án

Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi ở nước ta đã có sự chuyển dịch nhanh chóng. Sự phát triển này dựa trên cơ sở chủ trương của Đảng và nhà nước khuyến khích đầu tư khai thác tiềm năng và thế mạnh của ngành nông nghiệp, tạo tiền đề phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn khác.

Tuy nhiên hiện nay, ngành chăn nuôi triển khai thực hiện kế hoạch trong điều kiện đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: (1) Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động đến đời sống, kinh tế, xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất đặc biệt là giá nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi tăng cao và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản; việc giãn cách xã hội thực hiện ở nhiều tỉnh, thành phố ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; (2) Dịch bệnh trên động vật diễn biến phức tạp; (3) Biến đổi khí hậu đã phần nào ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi, sản xuất chăn nuôi; (4) Thị trường tiêu thụ nông sản giảm và chịu tác động từ chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn, các nước gia tăng hàng rào kỹ thuật, nhiều hàng hóa gặp khó khăn trong xuất khẩu.

Kiên Giang là tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên lớn nhất và dân số đứng thứ hai trong vùng, có tiềm năng và thế mạnh về phát triển nông nghiệp. Những thuận lợi về mặt địa lý đã làm tiền đề cho ngành chăn nuôi ở tỉnh có rất nhiều tiềm năng và còn nhiều dư địa để phát triển. So với mặt bằng chung của ĐBSCL, Kiên Giang phát triển khá về đàn vịt, đàn heo, đàn trâu và thấp hơn về đàn bò. Các loại vật nuôi chính có vai trò lớn cho tăng thu nhập của người nông dân ở Kiên Giang là heo, gia cầm, bò và chim yến.

Trong những năm gần đây, các chương trình, mô hình chuyển đổi sản xuất đã được thực hiện tốt như: Chương trình nạc hóa đàn heo, sind hóa đàn bò, chăn nuôi gà thả vườn, chăn nuôi vịt siêu thịt, vỗ béo trâu, bò, phát triển nghề nuôi yến với số lượng nhà yến lớn nhất cả nước... đã làm thay đổi đáng kể quy mô, diện mạo chăn nuôi của tỉnh. Từ đó, cơ cấu kinh tế chuyển đổi, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa có sức cạnh tranh và mang tính bền vững.

Mặc dù phát triển chăn nuôi được ngành, địa phương chú trọng nhưng tỷ trọng, giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi chưa cao, chiếm khoảng 10% giá trị ngành nông nghiệp. Nguyên nhân hạn chế chủ yếu là do chăn nuôi gia súc, gia cầm về cơ bản vẫn là quy mô nhỏ, phân tán và tận dụng; chăn nuôi hàng hóa theo quy mô trang trại bước đầu khởi sắc phát triển song chưa nhiều, còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch. Năng suất và chất lượng giống vật nuôi còn thấp, nhất là giống heo và bò thịt; nhiều cá thể giống nhập nội bản chất di truyền rất tốt nhưng không thích nghi, không phát huy được trong điều kiện ở nước ta mà vẫn không loại thải. Các chuỗi chăn nuôi mặc dù đã được hình thành nhưng còn manh mún. Hầu hết sản phẩm chăn nuôi được tiêu thụ thông qua thương lái, cho nên có lúc, có nơi còn bị ép giá, khó khăn cho người chăn nuôi; mối quan hệ giữa người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi chưa chặt chẽ. Việc nhân rộng các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao (VietGAHP, an toàn sinh học) trong chăn nuôi còn nhiều hạn chế nhưng chưa tìm được giải pháp hữu hiệu. Tình hình thiên tai dịch bệnh trên người và gia súc diễn biến phức tạp, một số dịch bệnh truyền nhiễm chưa có vắc xin phòng bệnh, số khác có khả năng lây bệnh sang người; cùng với giá cả thị trường thiếu ổn định, giá cả thức ăn chăn nuôi tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất chăn nuôi. Kiên Giang vẫn là tỉnh chưa tự cân đối được nhu cầu thịt xẻ các loại, thiếu hụt trên 18.000 tấn/năm, chủ yếu là thịt heo, trâu, bò.

Để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính có tỷ trọng đáng kể trong ngành nông nghiệp, có quy mô sản xuất theo hướng tập trung, với trình độ chăn nuôi từng bước được hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu thị trường cho nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực, nâng cao thu nhập ổn định cho người chăn nuôi, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường. Đồng thời thiết lập chuỗi giá trị khép kín đối với sản phẩm chăn nuôi “từ trang trại đến bàn ăn” là một trong những tiền đề quan trọng cho định hướng phát triển chăn nuôi tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.

Từ những yêu cầu nêu trên, việc tiến hành lập “Đề án phát triển chăn nuôi theo hưng bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 tỉnh Kiên Giang” là yêu cầu khách quan và cấp bách về phát triển nông nghiệp nói chung và chăn nuôi tỉnh Kiên Giang nói riêng.

II. Căn cứ pháp lý xây dựng đề án

1. Các văn bản của Trung ương

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013;

- Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/06/2015;

- Luật Chăn nuôi số 33/2018/QH 14 ngày 19/11/2018;

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;

- Nghị định 35/2016/NĐ-CP, ngày 15/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;

- Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm;

- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/09/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển NN - NT;

- Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/1/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;

- Thông tư số 04/2016/TT-BTNMT ngày 29/04/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;

- Thông tư số 14/2016/TT-BNPTNT ngày 02/06/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;

- Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 hướng dẫn một số điều của Luật chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi;

- Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045;

- Quyết định 205/QĐ-CN-GVN ngày 11/11/2021 của Cục Chăn nuôi, Công nhận Quy trình chăn nuôi an toàn sinh học phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi cho trang trại quy mô vừa, nhỏ và chăn nuôi nông hộ;

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 62-MT:2016/BTNMT được ban hành theo Thông tư 04/2016/TT-BTNMT ngày 29/04/2016, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi;

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-14:2010/BNNPTNT được ban hành theo Thông tư 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010, quy định về kỹ thuật đặt vị trí trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học;

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-15:2010/BNNPTNT được ban hành theo Thông tư 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010, quy định về kỹ thuật đặt vị trí trang trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học.

2. Các văn bản của tỉnh

- Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

- Nghị quyết số 341/2020/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa IX, kỳ họp thứ 20 về quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;

- Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 05/8/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa X, kỳ họp thứ 7 về quy định khu vực không được phép chăn nuôi, chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi và vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;

- Quyết định số 2545/QĐ-UBND ngày 11/11/2016 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Đề án “Bảo vệ môi trường và hệ sinh thái đặc thù giai đoạn 2017-2020”;

- Quyết định số 27/2020/QĐ-UBND ngày 24/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2030;

- Kế hoạch số 179/KH-UBND ngày 13/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2045, theo Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;

- Công văn số 7558/VP-KTCN ngày 18/12/2019 của UBND tỉnh về chấp thuận chủ trương xây dựng đề án phát triển chăn nuôi an toàn sinh học theo hướng bền vững.

III. Mục tiêu của đề án

- Đánh giá thực trạng và các nguồn lực liên quan đến phát triển ngành chăn nuôi;

- Phân tích các dự báo (thị trường, quỹ đất, khoa học - công nghệ, biến đổi khí hậu...) có liên quan đến phát triển ngành chăn nuôi;

- Xây dựng các luận cứ khoa học nhằm xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển chăn nuôi bền vững của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

- Xây dựng phương án phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

- Đề xuất hệ thống các giải pháp tổ chức thực hiện phương án phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 đảm bảo phương án được thực thi đạt kết quả.

IV. Đối tượng, phạm vi đề án

1. Đối tượng áp dụng

- Các hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh ngành chăn nuôi với đối tượng là tất cả các đối tượng chăn nuôi.

2. Phạm vi

- Không gian: Toàn tỉnh Kiên Giang.

- Thời gian: Số liệu hiện trạng từ 2016 - 2020; các chỉ tiêu định hướng trong giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

V. Phương pháp thực hiện đề án

- Phương pháp kế thừa tài liệu các kết quả nghiên cứu và các kết quả khảo sát phân tích đánh giá về ngành hàng;

- Phương pháp tiếp cận gắn phát triển sản xuất với tổ chức sản xuất và đào tạo nhân lực;

- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA);

- Phương pháp chuyên gia;

- Phương pháp dự báo và phân tích thống kê, phân tích kinh tế, tổng hợp và so sánh để khái quát vấn đề, số liệu, xử lý dữ liệu đưa vào báo cáo.

VI. Bố cục của đề án

Bố cục nội dung của báo cáo đề án gồm các phần như sau:

Giới thiệu đề án

Phần I: Đánh giá các nguồn lực về điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế - xã hội có liên quan đến đề án

Phần II: Đánh giá thực trạng ngành chăn nuôi của tỉnh giai đoạn 2015 - 2020

Phần III: Dự báo các điều kiện ảnh hưởng đến phát triển ngành chăn nuôi

Phần IV: Xây dựng đề án phát triển chăn nuôi bền vững tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030

Phần V: Các giải pháp thực hiện đề án

Phần VI: Tổ chức thực hiện

Kết luận và kiến nghị

 

Phần I

ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ ÁN

I. Đánh giá Điều kiện tự nhiên

1. Vị trí địa lý

Tỉnh Kiên Giang nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam, phía Tây Bắc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 9°23' đến 10°32' vĩ độ Bắc và từ 103°30' đến 105°32' kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên 634.878,42 ha, bao gồm phần đất liền và phần hải đảo, có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: thành phố Rạch Giá, thành phố Hà Tiên, thành phố Phú Quốc và 12 huyện: Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Kiên Hải; trong đó, có 1 huyện đảo là Kiên Hải. Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất và là thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam. Ranh giới hành chính được xác định như sau:

- Phía Đông Bắc giáp các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang;

- Phía Nam giáp các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu;

- Phía Tây Nam là biển với khoảng 143 hòn đảo lớn nhỏ và bờ biển dài hơn 200 km; giáp với vùng biển của các nước Campuchia, Malaysia, Inđônêxia;

- Phía Bắc giáp Campuchia, với đường biên giới trên đất liền dài 56,8 km.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang

2. Đặc điểm địa hình

Tỉnh Kiên Giang nằm ở phía Tây Nam Việt Nam nên có đủ các dạng địa hình từ đồng bằng, rừng núi đến biển đảo. Riêng, phần đất liền có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Phân theo đặc điểm địa hình và điều kiện tự nhiên thì tỉnh Kiên Giang chia thành 4 tiểu vùng địa hình, gồm: Vùng Tứ giác Long Xuyên chủ yếu có địa hình đồi thấp và đất phèn ngập lũ; vùng Tây sông Hậu có địa hình đồng bằng và đất phù sa nước ngọt; vùng U Minh Thượng là vùng đồng bằng, chủ yếu có đất nhiễm mặn; vùng đảo và hải đảo có địa hình đồi núi, hải đảo.

Kiên Giang có 3 dạng địa hình chính là đồng bằng, rừng núi và biển đảo:

- Địa hình rừng núi: diện tích 7.282 ha, bao gồm các núi còn sót lại ở khu vực ven biển từ huyện Hòn Đất đến thành phố Hà Tiên, tạo diện mạo đặc sắc cho vùng biển Kiên Giang, với lợi thế rất lớn về phát triển du lịch và sản xuất vật liệu xây dựng.

- Địa hình biển đảo: khoảng 143 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 1 huyện đảo là Kiên Hải và 1 thành phố đảo là Phú Quốc, rất thuận lợi cho phát triển du lịch, vận tải, nuôi thủy sản, đặc biệt là dịch vụ phát triển kinh tế biển. Riêng đảo Phú Quốc (diện tích 58.923 ha) còn có lợi thế về phát triển nông - lâm kết hợp. Bờ biển Kiên Giang kéo dài từ rạch Tiểu Dừa giáp tỉnh Cà Mau đến biên giới Campuchia đi qua địa bàn các huyện An Minh, An Biên, Châu Thành, thành phố Rạch Giá, huyện Hòn Đất, Kiên Lương và thành phố Hà Tiên.

- Địa hình đồng bằng: Do đặc điểm bồi tụ, phân bố dòng chảy hải lưu và hoạt động của con người, đã chia cắt dạng địa hình này thành 3 vùng lớn là Vùng Tứ giác Long Xuyên chủ yếu có địa hình đồi thấp và đất phèn ngập lũ; vùng Tây sông Hậu có địa hình đồng bằng và đất phù sa nước ngọt; vùng U Minh Thượng là vùng đồng bằng, chủ yếu có đất nhiễm mặn.

3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Do nằm ở vĩ độ thấp và giáp biển nên Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, đặc điểm chung là nóng ẩm và mưa nhiều theo mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 tương ứng với gió mùa Tây Nam (TN); mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau tương ứng với gió mùa Đông Bắc (ĐB); lượng mưa bình quân dao động 1.593,4 - 2.630,1 mm, trong đó mùa mưa chiếm tới hơn 80% tổng lượng mưa; nhiệt độ không khí trung bình dao động từ 27,7 - 28,2°C; số giờ nắng trong năm khoảng 2.415 - 2.880 giờ cả trên đất liền cũng như ngoài hải đảo; tổng lượng bức xạ trong năm từ 120 - 130 kcal/ cm2; độ ẩm tương đối trung bình ở Kiên Giang là 80% - 82%, tuy nhiên vào mùa khô độ ẩm tương đối trung bình thường chỉ đạt 76% - 80% và vào mùa mưa có thể lên tới 82% - 88%; lượng bốc hơi tương đối cao. Khí hậu Kiên Giang không rét, ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào, nên rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi sinh trưởng.

4. Đặc điểm thủy văn

4.1. Sông ngòi

Kiên Giang có một hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc với tổng chiều dài 12.733 km; ảnh hưởng lớn đến việc điều tiết nước: Điều tiết nước về mùa mưa lũ, cung cấp nước tưới về mùa khô. Việc điều tiết nước ảnh hưởng đến tính chất đất và chế độ canh tác cũng như tác động rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

Các sông tự nhiên gồm: Sông Cái Lớn, Giang Thành, Cái Bé… là các sông lớn đổ ra biển Tây, có vai trò rất quan trọng trong việc tiêu thoát lũ từ nội đồng ra biển Tây. Tuy nhiên, cũng dễ bị mặn biển Tây xâm nhập sâu vào nội đồng trong mùa kiệt. Tiêu biểu sông Cái Lớn bắt nguồn từ biển Tây chia ra hai nhánh chính đi sâu vào nội đồng, là cửa có lưu lượng lớn nhất, là tuyến tiêu thoát nước và giao thông thủy quan trọng trong khu vực Bán đảo Cà Mau. Hàng năm sông chịu ảnh hưởng của nhiều chế độ nước.

4.2. Chế độ thủy văn

Thủy triều vùng biển Kiên Giang cũng như vùng biển Tây thuộc loại nhật triều không đều và nhật triều đều. Mức độ không đều rất khác nhau, cụ thể: Tại Rạch Giá, hằng tháng chủ yếu có 2 lần triều lên và triều xuống trong ngày, nhưng càng rời xa khu vực này về phía Hà Tiên cũng như về phía mũi Cà Mau và ra khơi tính chất thiên về nhật triều đều tăng dần với số ngày trong tháng có một lần triều lên và một lần triều xuống.

Biên độ triều vùng biển Tây có mức dao động từ 0,5 - 1,2 m, chân triều từ 0 - 0,5 m. Trong năm, đỉnh triều cao nhất rơi vào các tháng 6 - 7 và các tháng 12 - 1 năm sau; đỉnh triều thấp nhất vào các tháng 3 - 4 và tháng 9 - 10, khác hẳn vùng biển Đông, biên độ triều chênh lệch từ 3 - 4 m.

Thủy triều biển Tây xâm nhập vào vùng ven biển Kiên Giang qua các sông: Cái Lớn, Cái Bé, Giang Thành và các kênh: Cái Sắn, Rạch Giá - Hà Tiên, Vàm Răng, Lình Huỳnh, Vàm Rầy, Tuần Thống, Lung Lớn, Hà Giang,...

5. Các tài nguyên thiên nhiên

5.1. Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Kiên Giang năm 2019 là 634.878,42 ha, bao gồm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng và đất có mặt nước ven biển (không tính vào tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Kiên Giang). Đất đai của tỉnh Kiên Giang rất thích hợp cho trồng lúa nước, các loại hoa màu và một số cây có giá trị công nghiệp cao như: Dừa, mía, tiêu,... và cũng rất thích hợp cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

5.2. Tài nguyên nước

Đối với các huyện thị ven biển nguồn nước mặt chịu sự chi phối của nước biển Tây và nước từ sông Hậu đổ về thông qua các sông ngòi, kênh rạch trong vùng. Nguồn nước thường xuyên bị nhiễm mặn và nhiễm phèn do đó nguồn nước ngọt rất hạn chế, chủ yếu là từ nước mưa.

Đảo Phú Quốc có nguồn nước mặt còn tương đối phong phú, mật độ sông suối cao 0,42 km/km2. Các sông rạch lớn như rạch Cửa Cạn, rạch Dương Đông, rạch Đầm. Theo quan trắc toàn đảo nhận tổng lượng mưa 1,6 tỷ m3/năm. Trữ lượng nước mặt trên 900 triệu m3, tuy nhiên không phân bố đều quanh năm. Theo tổng kết của địa phương cứ 3 - 4 năm có 1 năm hạn thiếu nước.

Nguồn nước ngầm: qua một số giếng khoan ở Rạch Giá, Châu Thành, An Biên, Hà Tiên,... cho thấy nguồn nước ngọt có độ sâu từ 80 - 100 m. Nước có độ sâu dưới 100 m hầu như đều nhiễm mặn hoặc nhiễm phèn. Các huyện Phú Quốc, Kiên Hải theo kết quả khai thác hiện nay của các giếng tại bãi Thơm, phía Nam đảo từ thị trấn Dương Đông đến An Thới, tại đảo Hòn Thơm,... cho thấy khả năng nước ngầm hạn chế.

5.3. Tài nguyên rừng

Kiên Giang là một trong hai tỉnh có diện tích rừng lớn nhất vùng ĐBSCL với tổng diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng gần 86.000 ha. Trong đó, Kiên Giang có Khu Dự trữ Sinh quyển lớn thứ 2 trong 8 Khu Dự trữ Sinh quyển của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới. Khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang bao trùm lên địa phận các huyện Phú Quốc, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, Kiên Lương và Kiên Hải; trong đó có ba vùng lõi thuộc Vườn quốc gia U Minh Thượng, Vườn Quốc gia Phú Quốc và rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương và Kiên Hải.

Rừng Kiên Giang có trên 147 loài động vật quý hiếm, có giá trị bảo tồn và tham quan du lịch.

5.4. Tài nguyên biển

Kiên Giang có 200 km bờ biển với ngư trường khai thác thủy sản rộng trên 63.000 km2. Biển Kiên Giang có khoảng 143 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 43 hòn đảo có dân cư sinh sống; nhiều cửa sông, kênh rạch đổ ra biển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cung cấp cho các loài hải sản cư trú và sinh sản, là ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước. Theo tài liệu nghiên cứu cho thấy vùng biển Kiên Giang có trữ lượng cá, tôm khoảng 500.000 tấn, trong đó vùng ven bờ có độ sâu 10 - 20 m có trữ lượng chiếm 56% và trữ lượng cá ở tầng nổi chiếm 51,5%, hàng năm sản lượng khai thác hải sản đạt trên 400.000 tấn. Hiện nay tỉnh Kiên Giang có trên 10.000 phương tiện khai thác hải sản với tổng công suất trên 1,4 triệu mã lực đáp ứng nhu cầu khai thác cũng như thu mua và chế biến hải sản xuất khẩu quanh năm.

II. Các nguồn lực về điều kiện kinh tế - xã hội

1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn toàn tnh

a. Cơ cấu kinh tế của tnh

Về tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020 đạt 6,37%/năm (theo giá so sánh năm 2010), quy mô nền kinh tế của tỉnh ngày càng được mở rộng và nâng cao, năm 2020 GRDP của tỉnh đạt 96.818 tỷ đồng (giá hiện hành), tăng gấp 1,5 lần năm 2015 (GRPD năm 2015 là 61.335 tỷ đồng). Tăng trưởng cao nhất là nhóm ngành Dịch vụ (DV) tăng 8,88%/năm; tiếp theo là nhóm ngành Công nghiệp - Xây dựng (CN-XD) tăng 8,46%/năm; thấp nhất là nhóm ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp (N-L-N) tăng 2,35%/năm (Hình 1.2).

Hình 1.2. Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 tnh Kiên Giang

Về cơ cấu: Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp từ 40,39% năm 2015 xuống còn 32,74% năm 2020; tỷ trọng công nghiệp tăng từ 18,11% lên 20,65% và dịch vụ tăng từ 41,5% lên 46,61%; GRPD bình quân đầu người ước đạt 56 triệu đồng/người/năm (tương đương 2.418 USD), gấp 1,53 lần so với năm 2015 (Hình 1.3).

Hình 1.3. Cơ cấu GRPD tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020

b. Vai trò của ngành chăn nuôi

Mặc dù giá trị sản xuất nông nghiệp ở Kiên Giang tăng trưởng khá cao trong suốt gần 15 năm qua nhưng quy mô giá trị sản xuất ngành chăn nuôi còn khiêm tốn. Năm 2000, GTSX chăn nuôi (theo giá thực tế) chỉ đạt 398 tỷ đồng, chiếm 9,1% cơ cấu GTSX nông nghiệp; đến năm 2005 đạt 800 tỷ đồng, nhưng tỷ trọng giảm còn 8,8% GTSX nông nghiệp; năm 2010 đạt 2.548 tỷ đồng, chiếm 11,6%; năm 2014 đạt 3.278 tỷ đồng và chỉ chiếm 9,3%. Năm 2020, giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 3.852,90 tỷ đồng, tốc độ tăng giá trị sản xuất 98,88%.

2. Dân số, lao động, việc làm

2.1. Dân số, lao động

Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 là 0,23%/năm. Dân số trung bình năm 2020 là 1.729 ngàn người, mật độ dân số trung bình khoảng 272 người/km2; thấp hơn so với vùng ĐBSCL (424 người/km2) và thấp hơn so với mật độ dân số trung bình của cả nước (295 người/km2).

Kiên Giang có tháp dân số trẻ, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động ngày càng tăng, chiếm trung bình khoảng 61% tổng dân số toàn tỉnh. Điều này đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tỷ lệ lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo cũng có chiều hướng tăng, nhưng vẫn còn chậm từ 12,3% năm 2015 lên 14,9% năm 2020.

Mỗi năm các ngành kinh tế của tỉnh giải quyết việc làm cho từ 12 - 13 ngàn lao động. Riêng lao động đang làm việc trong ngành N - L - N chiếm khoảng 48% tổng lao động đang làm việc toàn tỉnh. Xu hướng lao động ngành N - L - N ngày càng giảm. Sức ép về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động hàng năm vẫn còn lớn khi tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động vẫn còn khoảng 4,22% năm 2020.

2.2. Việc làm và thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người của cư dân trong tỉnh trung bình năm 2020 là 4,7 triệu đồng/lao động/tháng. Cơ cấu nguồn thu nhập của người dân trong tỉnh phần lớn là từ hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm khoảng 18%.

3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sn xuất ngành chăn nuôi

3.1. Giao thông đường bộ

Giao thông bộ có 5 tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh: QL80, QL61, QL63, đường N1 và tuyến đường Hành lang ven biển phía Nam.

Hệ thống đường tỉnh có 24 tuyến với tổng chiều dài 684,59 km.

Hệ thống đường huyện có 87 tuyến với tổng chiều dài 729,49 km.

Hệ thống giao đường đô thị có 728 km.

Hệ thống giao thông nông thôn có 6.081/7.084 km.

Trong đó, đường ô tô đến trung tâm xã trong đất liền đạt 100% xã có đường nhựa và bê tông.

3.2. Giao thông đường thủy

Các cảng biển trên địa bàn tỉnh hiện có: Bình Trị là cảng chuyên dụng choxi măng, công suất 1,8 triệu tấn/năm, tiếp nhận cỡ tàu 10.000 DWT; Hòn Chông - tổng hợp, công suất 0,1 triệu tấn/năm và cỡ tàu 2.000 DWT; An Thới - tổng hợp và hành khách, công suất hàng là 0,3 ÷ 0,5 triệu tấn/năm, công suất khách là 0,43 triệu lượt khách/năm, cỡ tàu 3.000 DWT và 250 ghế.

Ngoài ra, còn có Khu bến Rạch Giá, tiếp nhận được tàu chở khách cỡ lớn và phà biển, năng lực thông qua năm 2020 khoảng 90 - 150 ngàn lượt khách/năm; cảng Bãi Vòng là cảng hành khách chính của huyện đảo, hầu như tất cả các chuyến tàu chở khách từ bờ ra đảo đều cập cảng này; bến cảng Vịnh Đầm là đầu mối tiếp nhận hàng, khách từ bờ ra đảo tiếp nhận tàu trọng tải đến 3.000 tấn; bến cảng Đá Chồng là đầu mối tiếp nhận hàng, khách từ bờ ra đảo, tiếp nhận tàu trọng tải 1.000 - 2.000 tấn (Quyết định 3383/QĐ-BGTVT ngày 28/10/2016 của Bộ Giao thông vận tải).

Các tuyến vận chuyển hành khách đường biển gồm: Rạch Giá (bến cảng Rạch Giá), Phú Quốc (bến cảng Dương Đông, An Thới và Bãi Vòng), Thổ Chu (bến cảng Thổ Chu), Nam Du (bến cảng Nam Du), hòn Sơn Hải (bến cảng Sơn Hải), Hòn Tre (bến cảng Hòn Tre); Hà Tiên (bến cảng Hà Tiên) và Tiên Hải (bến cảng Tiên Hải); Ba Hòn (bến cảng Ba Hòn); Hòn Heo (bến cảng Hòn Heo).

Giao thông đường thủy nội địa với tổng chiều dài các tuyến sông, kênh rạch trên địa bàn là 2.077 km. Trong đó khoảng 1.342 km có thể đảm bảo cho phương tiện giao thông thủy từ 10 tấn trở lên lưu thông thuận tiện, số km còn lại chủ yếu là các kênh rạch nhỏ đến tận các thôn, ấp trong tỉnh đảm bảo cho ghe thuyền từ 1 - 5 tấn lưu thông thuận tiện (Quyết định 2834/QĐ-UBND, ngày 13/12/2016 của UBND tỉnh Kiên Giang). Tuyến đường thủy quốc gia Kiên Lương - Tp. Hồ Chí Minh dài 320 km qua kênh Tháp Mười số 1 hoặc qua kênh Lấp Vò Sa Đéc (trên địa bàn có kênh vành đai Rạch Giá và kênh Rạch Giá-Hà Tiên) là tuyến vận tải nội thủy quan trọng nhất tỉnh, kết nối tỉnh với các tỉnh trong vùng ĐBSCL và Tp. Hồ Chí Minh;

Kiên Giang có hai cảng hàng không lưỡng dụng: Phú Quốc và Rạch Giá. Cảng hàng không quốc tế cấp 4C Phú Quốc có 8 chỗ đỗ máy bay với công suất 2,65 triệu lượt khách/năm. Cảng hàng không trong nước cấp 3C Rạch Giá có 4 chỗ đỗ máy bay với công suất 0,2 triệu lượt khách/năm.

3.3. Hệ thống điện

Giai đoạn 2010 - 2018, để thực hiện chương trình địa khí hóa nông thôn, trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư phát triển hạ tầng về điện phục vụ kịp thời cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nhu cầu điện sinh hoạt cho nhân dân ở các vùng nông thôn, vùng sâu, xa, biên giới hải đảo nói riêng. Đến cuối năm 2020, mạng lưới điện truyền tải đã khá hoàn chỉnh, hệ thống lưới điện phân phối của tỉnh đã cung cấp điện đến hộ gia đình, số hộ có điện sử dụng toàn tỉnh đạt 99,2%;

Hiện nay, tất cả các trung tâm huyện đảo đều đã có điện lưới quốc gia, như vậy đã hoàn thành việc đưa điện quốc gia đến tất cả các trung tâm hành chính cấp huyện của tỉnh. Thành phố Phú Quốc được cấp điện quốc gia qua đường cáp ngầm 110 kV, huyện Kiên Hải được cấp điện qua đường dây trên không 22 kV. Một số xã đảo đã có lưới điện quốc gia thay cho nguồn điện diesel gồm các xã đảo Lại Sơn, Hòn Nghệ, Sơn Hải, Hòn Thơm, Tiên Hải; các xã đảo còn lại gồm An Sơn, Nam Du, Thổ Châu đều đã được cấp điện từ nguồn nhà máy điện diesel, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cơ bản của nhân dân trên các xã đảo.

3.4. Cấp, thoát nước và xử lý chất thải nông thôn

a. Cấp nước sinh hoạt

Cấp nước sinh hoạt cho người dân tỉnh Kiên Giang hiện tại có sự tham gia của Công ty cấp thoát nước tỉnh Kiên Giang, Công ty cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Kiên Giang, UBND các xã và của hộ tư nhân.

b. Thoát nước, thu gom rác thải và vệ sinh môi trường nông thôn

- Hệ thống thoát nước đã được quan tâm đầu tư, nhưng do chưa được đầu tư đồng bộ ở một số huyện nên chưa thoát nước nhanh và còn hiện tượng ngập nước khi có mưa lớn.

- Thu gom chất thải mới được thực hiện chủ yếu cho đô thị. Chất thải rắn và chất thải chăn nuôi khu vực nông thôn chưa được thu gom, xử lý.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường còn cao, đặc biệt trong các cơ sở sản xuất, chăn nuôi trong khu dân cư, bệnh viện, khu vực dân cư... là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước và không khí.

III. Đánh giá chung

1. Những thuận li

- Kiên Giang có bờ biển dài và có nhiều đảo lớn nằm trong vịnh Thái Lan gần với các nước Thái Lan, Malaysia, Singapore... sẽ là cửa ngõ đường biển thuận lợi cho phát triển kinh tế và mở rộng giao lưu kinh tế trao đổi thương mại với các tỉnh Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, các nước trong khu vực Đông Nam Á và quốc tế.

- Kiên Giang có đường biên giới tiếp giáp với Campuchia khá dài, với nhiều cửa khẩu, trong đó có cửa khẩu quốc tế Hà Tiên, là điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu quốc tế, nhất là phát triển thương mại và hợp tác phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng giữa Kiên Giang với các tỉnh của Campuchia.

- Kiên Giang là tỉnh đồng bằng có diện tích lớn nhất so với các tỉnh khác trên phạm vi toàn quốc, có sinh thái đa dạng (biển, đảo, rừng núi, đồng bằng), tạo điều kiện thuận lợi cho Tỉnh kết hợp phát triển toàn diện nông - lâm - ngư nghiệp với du lịch - dịch vụ; hỗ trợ thu hút lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu vực nông thôn và tiêu thụ nông - lâm - thủy sản.

- Kiên Giang thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều; có nền nhiệt cao, không phân hóa theo mùa, khí hậu ở Kiên Giang có những thuận lợi cơ bản mà các tỉnh khác không có như không có rét, không có bão đổ bộ trực tiếp, ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào nên rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và gia súc sinh trưởng, phát triển quanh năm.

- Đất đai rộng, kết hợp với điều kiện khí hậu thuận lợi giúp cho tỉnh có điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp đa canh, khối lượng sản phẩm lớn, lượng sản phẩm hàng hóa nhiều và có giá trị cao.

- Kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định trong 5 năm qua đã tạo điều kiện để tăng cường các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng cho xã hội, thu nhập người dân được nâng cao, cao hơn mức trung bình toàn quốc.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực đó là giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng ngành dịch vụ. Các khu vực kinh tế có tiềm năng thế mạnh được tăng cường đầu tư, khai thác và phát huy tốt hơn, trong đó khu vực nông lâm sản tăng trưởng khá và giữ vai trò quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Tỉnh.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật (thủy lợi, giao thông, điện) được quan tâm đầu tư và từng bước được hoàn thiện tạo thuận lợi cho sản xuất của lĩnh vực nông nghiệp.

- Tỉnh có nguồn lao động dồi dào để đáp ứng cho nhu cầu lao động của tỉnh nói chung và lĩnh vực chăn nuôi nói riêng.

- Chủ trương và hệ thống chính sách của tính đang từng bước được hoàn thiện theo hướng thông thoáng đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp và thương mại - dịch vụ, phát triển đô thị và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

2. Những khó khăn

- Vị trí của Kiên Giang nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ... nên việc giao lưu kinh tế của tỉnh gặp nhiều khó khăn.

- Do các đảo nằm cách xa đất liền nên điều kiện phát triển kinh tế cũng như dân sinh cũng gặp không ít khó khăn như gia tăng chi phí đầu vào trong sản xuất, hay tiếp cận với những thay đổi về khoa học, công nghệ...

- Vùng bị giới hạn bởi các con sông lớn, điều kiện lưu thông với các vùng khác còn trắc trở.

- Biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, rất khó lường, tình trạng ngập úng, xâm nhập mặn trong những năm gần đây gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp và đời sống Nhân dân.

- Là khu vực có địa hình thấp, địa chất mềm yếu nên phát triển hạ tầng khó khăn.

- Đất nông nghiệp nhiều nơi còn bị phèn, mặn, nguồn nước ngọt chưa được khai thác phục vụ đủ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, nhiều vùng còn khan hiếm nước ngọt nghiêm trọng.

- Ngành nông nghiệp phát triển tuy ổn định nhưng tốc độ tăng trưởng chậm, chưa gắn kết nhiều với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, do đó hiệu quả thường thấp.

- Lực lượng lao động dồi dào, tuy nhiên còn hạn chế về chất lượng. Trình độ dân trí và tay nghề còn thấp sẽ là trở ngại lớn trong chuyển giao công nghệ kỹ thuật cho nông dân.

Phần II

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÀNH CHĂN NUÔI CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. Hiện trạng phát triển ngành chăn nuôi

1. Vai trò chăn nuôi trong phát triển kinh tế nông nghiệp

Năm 2020, giá trị sản xuất chăn nuôi ước đạt 5.203 tỷ đồng và năm 2021 ước đạt 4.681 tỷ, chiếm tỷ trọng khoảng 10-11% trong GTSX ngành nông nghiệp.

Qua nhiều năm phát triển, nhưng do hạn chế về điều kiện tự nhiên như ngập lũ, xâm nhập mặn và điều kiện kinh tế - xã hội như xa các nguồn cung cấp thức ăn công nghiệp, chi phí vận chuyển thức ăn, sản phẩm chăn nuôi tốn kém; nằm xa các trung tâm đô thị, khoa học kỹ thuật lớn để chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm... nên chăn nuôi ở Kiên Giang còn kém phát triển và vai trò của ngành chăn nuôi còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng, kinh tế - xã hội toàn tỉnh nói chung.

2. Thực trạng phát triển chăn nuôi

Sản xuất chăn nuôi trong bối cảnh nhiều địa phương phải áp dụng giãn cách trong thời gian khá dài, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất chăn nuôi, nhưng cơ bản hoạt động sản xuất chăn nuôi vẫn được duy trì tổng đàn gia súc, gia cầm, nhìn chung dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn được kiểm soát (dịch Cúm A/H5N6, A/H5N8, Dịch tả heo châu Phi, Viêm da nổi cục vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát).

Năm 2020, so với mặt bằng chung của ĐBSCL, Kiên Giang phát triển khá về đàn trâu, heo và thấp hơn về đàn bò, gia cầm. Các loại vật nuôi chính có vai trò lớn cho tăng thu nhập của người nông dân ở Kiên Giang là heo, gia cầm, bò và chim yến (Phụ lục 1).

Trong giai đoạn 2016 - 2020, tình hình chăn nuôi phát triển không ổn định. Bên cạnh những ảnh hưởng bất lợi do thời tiết, giá nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi, sự cạnh tranh của các sản phẩm động vật đông lạnh, nhập khẩu, diện tích đồng cỏ chăn thả tự nhiên thu hẹp, tình hình khô hạn do biến đổi khí hậu, dịch bệnh Covid-19, mối đe dọa lớn nhất đó là tình hình dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm như Lở mồm long móng (LMLM), Tai xanh, Dịch tả heo Châu Phi... vẫn chưa được kiểm soát triệt để đang là những khó khăn hạn chế sự phát triển của ngành chăn nuôi nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng (Phụ lục 2).

Tuy nhiên, những thuận lợi về đất đai, thiên nhiên, đã làm cho ngành chăn nuôi ở tỉnh có rất nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là heo, gia cầm, bò thịt...Trong những năm gần đây, các chương trình, mô hình chuyển đổi sản xuất đã được thực hiện tốt như: Chương trình nạc hóa đàn heo, sinh hóa đàn bò, chăn nuôi gà thả vườn, chăn nuôi vịt siêu thịt,... đã làm thay đổi đáng kể hệ thống chăn nuôi của tỉnh; chuyển đổi cơ cấu kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa có sức cạnh tranh và phát triển bền vững. Kết quả chăn nuôi trong giai đoạn 2016 - 2020 và dự kiến đến cuối năm 2021 như sau:

2.1. Tăng trưởng về quy mô đàn

a. Đàn trâu, bò

Năm 2020, tổng đàn trâu 4.273 con, giảm 19%, đàn bò 1.924 con, tăng 5% so cùng kỳ năm 2016. Do nhu cầu sức kéo được dần thay thế bằng máy móc cho nên đa số các hộ dân không quan tâm đầu tư; đàn trâu, đàn bò ổn định do có sự hỗ trợ, đầu tư từ các chương trình dự án: Vingroup, Heifer,... Tổng đàn chủ yếu tập trung nhiều tại các huyện Giang Thành, Giồng Riềng, Kiên Lương và Tp. Phú Quốc. Chăn nuôi trâu, bò còn mang tính chất phân tán, quảng canh và tận dụng (Hình 2.1, 2.2, Phụ lục 3, 4).

Hình 2.1. Quy mô đàn và sản lượng thịt trâu giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Kiên Giang

 

Hình 2.2. Quy mô đàn và sản lượng thịt bò giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Kiên Giang

b. Đàn heo

Năm 2020, đàn heo đạt 200.250 con, giảm 41% so cùng kỳ năm 2016; Đàn heo phát triển tương đối ổn định trong 2 năm 2017-2018. Quý I năm 2019, tổng đàn heo đạt 330.854 con (trong đó: 283.388 con heo thịt, 47.088 con heo nái, 378 con heo đực giống), huyện có tổng đàn khá lớn gồm: Giồng Riềng, Tân Hiệp (Hình 2.3).

Hình 2.3. Quy mô đàn và sản lượng thịt heo giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Kiên Giang

Trên địa bàn tỉnh hiện nay không có các trại heo của các doanh nghiệp FDI, có 30 trại chăn nuôi heo gia công cho Công ty C.P Việt Nam, quy mô từ 500 - 6.000 con/trại, diện tích đất trung bình dành cho chăn nuôi quy mô trang trại là 5.869 m2/trang trại, hầu hết tập trung tại các huyện Gò Quao, Giồng Riềng, Châu Thành, Hòn Đất, Tân Hiệp (Hình 2.4, Phụ lục 5).

Hình 2.4. Sự phân b đàn heo năm 2020 tnh Kiên Giang

c. Đàn gia cầm

Năm 2020, đàn gia cầm đạt 4,469 triệu con, giảm 23%, trong đó đàn gà đạt 2,214 triệu con, tăng 4%, đàn vịt đạt 1,955 triệu con, giảm 38% so cùng kỳ năm 2016. Do tình hình dịch cúm gia cầm vẫn còn diễn biến phức tạp nên chăn nuôi gia cầm không phát triển. Hình thức nuôi gia cầm, ngoài chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong các hộ gia đình và nuôi vịt chạy đồng hoặc cầm bến; có một số hộ dân nuôi gà công nghiệp gia công cho các Công ty tư nhân dưới hình thức trang trại (có 05 trang trại gà nuôi gia công cho Công ty TNHH CJ VINA AGRI-CN Bình Dương và C.P) (Hình 2.5, Phụ lục 6, 7, 8).

 

Hình 2.5. Quy mô đàn gia cầm giai đoạn 2016 - 2020 tnh Kiên Giang

d. Chim yến

Nghề nuôi chim yến đem lại hiệu quả kinh tế cao nên hiện nay đang phát triển mạnh trong tỉnh. Giai đoạn 2007 - 2013, toàn tỉnh chỉ có 270 hộ nuôi, tổng diện tích 48.000 m2, với khoảng 126.000 con chim yến. Từ năm 2014 đến nay, nghề nuôi chim yến phát triển mạnh, đến cuối năm 2020 toàn tỉnh có 2.828 hộ nuôi chim yến với 2.995 nhà nuôi chim yến (trong đó 1.721 nhà xây dựng kiên cố nuôi chim yến; 1.274 nhà ở cải tạo bên trong nâng tầng hoặc nhà tiền chế chuyên nuôi chim yến). Địa phương nuôi chim yến nhiều nhất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là Thành phố Rạch Giá có 849 hộ nuôi chim yến với 872 nhà nuôi chim yến (Hình 2.6, Phụ lục 9).

Tuy nhiên, hoạt động nuôi chim yến chủ yếu phát triển tự phát, thiếu sự liên kết, quy trình nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chưa liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất. Đa số tổ yến đều chưa được truy xuất nguồn gốc. Mặc dầu hiện nay số lượng nhà yến đang có xu hướng tăng nhanh nhưng không ít nhà yến không có chim vào làm tổ hoặc có nhưng sản lượng thu hoạch tổ yến không cao. Đa số nhà yến đều ở khu vực nội thành, khu dân cư tập trung. Gần một nửa những nhà nuôi chim yến đều sử dụng không đúng công năng, được cải tạo, cơi nới từ nhà ở thành nhà nuôi chim yến, nhà tạm, nhà tiền chế.... Bên cạnh những lợi ích kinh tế từ việc khai thác sản phẩm từ chim yến, việc phát triển nuôi chim yến một cách ồ ạt cũng phát sinh nhiều vấn đề cần phải xem xét, cân nhắc và điều chỉnh như: ô nhiễm tiếng ồn từ việc phát loa dẫn dụ và tiếng kêu của chim yến đã ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống của người dân ở khu dân cư; công tác quản lý xây dựng, môi trường, dịch bệnh, cảnh quan đô thị...

Hình 2.6. Tình hình phát triển nhà yến tỉnh Kiên Giang

 

Hình 2.7. Sự phân bổ nhà yến tỉnh Kiên Giang năm 2020

2.2. Thực trạng về các hợp phần kỹ thuật đang áp dụng trong chăn nuôi

a. Hệ thống chuồng trại chăn nuôi

Kết quả điều tra cho thấy các cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại có chuồng kiểu chuồng kín, hệ thống chuồng trại được xây dựng kiên cố, có tường rào ngăn cách khu chăn nuôi, khu cách ly heo bệnh, hố sát trùng ở cổng ra vào có rắc vôi bột, nơi tắm rửa, thay quần áo bảo hộ cho công nhân. Ngoài ra, một số trại có kho chứa thức ăn, nguyên liệu thức ăn, kho chứa thuốc thú y, sát trùng, hóa chất, cổng riêng để xuất heo, đường vận chuyển thức ăn khác với đường vận chuyển phân, đường vào và đường ra riêng biệt. Chăn nuôi heo nông hộ phần lớn có kiểu chuồng kiên cố, chuồng được xây dựng nơi khô ráo, gần nhà hoặc gần sông, kênh, rạch để tiện chăm sóc, quản lý. Do diện tích đất có hạn, mặt khác quy mô chăn nuôi nông hộ nhỏ nên thường không có hố sát trùng ra vào và khu vực cách ly heo bệnh, hệ thống xử lý môi trường chưa tốt.

b. Quản lý con giống

Kết quả điều tra cho thấy giống ngoại chủ yếu tập trung ở các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn là các trang trại có trình độ chăm sóc và quản lý tốt, họ đã mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi các giống ngoại để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với giống lai. Các con giống được cung cấp từ trại giống có giấy chứng nhận kiểm dịch hay có giấy công bố tiêu chuẩn chất lượng. Hầu hết con giống đều được cách ly trước khi nhập đàn. Tuy nhiên, vẫn có 23,2% số trại chỉ cách ly 7 ngày khi nhập đàn, trong khi đó để đảm bảo và ngăn chặn mầm bệnh từ việc cách ly đàn phải ít nhất 2 tuần. Gần 70% chăn nuôi nông hộ sử dụng giống heo lai, số ít sử dụng giống heo nội (12,8%). Nguyên do là giống lai dễ nuôi và nguồn vốn bỏ ra ít hơn, cơ sở hạ tầng và công chăm sóc cũng ít hơn so với heo giống ngoại, lại cho năng suất cao hơn giống nội nên phù hợp với điều kiện chăn nuôi quy mô nhỏ.

c. Quản lý thức ăn, nước uống chăn nuôi

Các cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại 100% sử dụng thức ăn công nghiệp, có kiểm tra bằng cảm quan trước khi sử dụng và bảo quản riêng biệt, có 47,6% trang trại sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn cho vật nuôi. Đối với chăn nuôi nông hộ, do quy mô chăn nuôi nhỏ nên phần lớn các hộ chăn nuôi theo hình thức sử dụng hỗn hợp cám công nghiệp và phụ phẩm, thức ăn khác, 78,4% số hộ có kiểm tra bằng cảm quan trước khi sử dụng nhưng việc bảo quản thức ăn chăn nuôi ở khu riêng phần lớn không thực hiện. Do thói quen trong chăn nuôi nên các hộ thường ước lượng thức ăn cho vật nuôi, không có công thức phối trộn.

Về nguồn nước chăn nuôi, phần lớn các cơ sở chăn nuôi được khảo sát sử dụng nước giếng khoan cho heo uống và vệ sinh chuồng trại. Các trang trại quy mô lớn xử lý nước trước khi sử dụng bằng một số hóa chất như clorin, cloramin B còn các nông hộ trên 70% không xử lý nước. Ngoài ra, một số hộ còn sử dụng nước ao, hồ để chăn nuôi. Điều này có thể làm vật nuôi nhiễm một số mầm bệnh từ nước không đảm bảo chất lượng.

Nước sinh hoạt chủ yếu vẫn là nước giếng và một phần là nước mưa, nước máy mới được một số ít hộ được sử dụng. Đây cũng là điều cần chú ý vì việc sử dụng nước ngầm (nước giếng) trong chăn nuôi có thể là một nguồn lây lan dịch bệnh cho người và động vật.

d. Quy trình vệ sinh, khử trùng

Công tác vệ sinh là cơ sở, nền tảng của biện pháp phòng bệnh trong chăn nuôi. Qua điều tra cho thấy, hầu hết các hộ chăn nuôi có định kỳ khử trùng chuồng trại, phát quang bụi rậm, vệ sinh cống rãnh trong khu vực nuôi và có biện pháp kiểm soát côn trùng trong chuồng nuôi.

Dọn dẹp vệ sinh, sát trùng, tẩy uế chuồng trại sau khi bán và trước khi nuôi đợt mới có trên 70% trang trại và 50% nông hộ thực hiện. Sau khi heo được tiêu thụ chuồng nuôi thường được các hộ để trống từ 3 - 15 ngày. Thường các cơ sở chăn nuôi không có các ô chuồng riêng cho từng loại heo, mà nuôi từ khi nhập về đến khi xuất bán ở cùng một ô chuồng nên việc dọn dẹp, vệ sinh, sát trùng chuồng trại khi chuyển đàn có 62% trang trại và 39,2% nông hộ thực hiện.

e. Công tác phòng, chống dịch bệnh

Hầu hết các hộ chăn nuôi có lịch tiêm phòng vắc xin (trên 90%), các trang trại heo chủ yếu là tiêm phòng các bệnh Dịch tả, Tai xanh, LMLM, Viêm phổi địa phương, các trang trại gà tiêm phòng vắc xin Newcastle, Tụ huyết trùng và cúm H5N1, các hộ chăn nuôi nhỏ thực hiện tiêm phòng trên 70% các bệnh Dịch tả, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, Tai xanh, LMLM và E. Coli. Điều này cho thấy nhận thức về tầm quan trọng của việc tiêm phòng trong quản lý dịch bệnh cho đàn vật nuôi của các hộ khá cao.

Các trang trại chăn nuôi quy mô lớn nuôi áp dụng phương thức chăn nuôi “cùng vào cùng ra”, để trống chuồng trước khi nuôi và cách ly phòng, ngừa heo bệnh rất nghiêm ngặt. Tuy nhiên, ở các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, do phần lớn chăn nuôi theo hình thức nuôi hỗn hợp và chuồng trại được xây dựng nhỏ nên khó áp dụng.

Kết quả điều tra cho thấy, bệnh thường xảy ra trên heo, gà là Tụ huyết trùng (30 - 40%), ngoài ra trên heo còn xảy ra bệnh Dịch tả heo Châu Phi và một số bệnh khác. Khi phát hiện vật nuôi bệnh, chết phần lớn các hộ báo cho thú y. Đa số các hộ lựa chọn chôn heo chết và có rắc vôi bột lên hố chôn để khử trùng.

2.3. Hiệu quả chăn nuôi

a. Chi phí và hiệu quả chăn nuôi heo

Qua điều tra cho thấy, trong chi phí trung gian (CPTG) bình quân cho 1 tấn thịt hơi của các hộ chăn nuôi thì chi phí thức ăn chiếm nhiều nhất, tiếp theo là chi phí giống. So sánh CPTG giữa các cơ sở chăn nuôi quy mô khác nhau thì cơ sở chăn nuôi trang trại có CPTG là 43,68 triệu đồng cao hơn nông hộ (42,53 triệu đồng). Về chi phí thức ăn cho thấy ở quy mô nông hộ chiếm tỷ lệ chiếm 79,68% cao hơn quy mô trang trại là 71,77%. Có sự khác nhau về tỷ trọng chi phí thức ăn là do các cơ sở trang trại sử dụng thức ăn công nghiệp và giống ngoại nhiều hơn, khả năng tăng trọng nhanh hơn dẫn đến thời gian nuôi giảm đi, tận dụng lượng thức ăn tối đa cho vật nuôi nên chi phí thức ăn chiếm thấp hơn trong cơ cấu tổng chi phí cơ sở. Đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, đa phần sử dụng giống lai và giống nội nên con giống tăng trưởng chậm và thời gian nuôi kéo dài hơn dẫn đến tiêu tốn thức ăn nhiều làm cho hiệu quả thấp hơn.

Sau thức ăn, chi phí về giống chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng chi phí chăn nuôi. Các trang trại thường nuôi giống ngoại, chi phí giống cao là 9,6 triệu đồng chiếm 20,98% tổng CPTG và hộ chăn nuôi quy mô nhỏ 7,67 triệu đồng chiếm 18,03% trong tổng CPTG.

Trong tổng CPTG, chi phí thú y chiếm tỷ trọng không cao (trang trại là 2,75%, nông hộ là 1,22%) nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chăn nuôi. Quy mô chăn nuôi càng lớn thì công tác thú y càng được chú trọng và thực hiện rất tốt. Tỷ lệ các cơ sở tham gia tập huấn khá cao nên cơ sở chăn nuôi thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh khá tốt.

Chi phí tự có chủ yếu là chi phí lao động gia đình ước có và chi phí thức ăn tự có. Trong đó chi phí tự có ở quy mô trang trại ít hơn quy mô nông hộ do các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn đã đầu tư chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi hiện đại hơn nên giảm được thời gian chăm sóc, các trang trại nuôi giống ngoại nên sử dụng thức ăn công nghiệp hoàn toàn, không sử dụng các loại thức ăn khác. Do chi phí tự có cao nên làm cho tổng chi phí chăn nuôi tính trên 1 tấn thịt hơi của chăn nuôi nông hộ cao hơn trang trại. Tóm lại, sự chênh lệch chi phí giữa các quy mô khác nhau có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi.

Việc lựa chọn quy mô sản xuất phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng đối với nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Để lựa chọn quy mô chăn nuôi phù hợp, bên cạnh các yếu tố chủ quan như khả năng đáp ứng về nguồn lực và trình độ quản lý của người chăn nuôi, còn phải dựa vào các yếu tố khách quan như biến động giá cả thị trường, sự sẵn có các yếu tố đầu vào, quan hệ cung cầu về sản phẩm đó.

Trong thời điểm ngành chăn nuôi gặp khó khăn như hiện nay, việc lựa chọn quy mô sản xuất phù hợp có ý nghĩa quan trọng đối với nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Trong quá trình điều tra, chúng tôi nhận thấy các hộ có hình thức chăn nuôi hỗn hợp (nái kết hợp với thịt) với số lượng trên 10 con/hộ mang lại hiệu quả do có con giống của gia đình tự sản xuất và tận dụng được thức ăn, lấy công làm lời nên họ vẫn có thể duy trì trong bối cảnh bất lợi.

b. Hiệu quả nuôi chim yến

Nuôi chim yến đã phát triển trở thành một nghề kinh tế có mức tăng trưởng cao nhưng việc quản lý an toàn dịch bệnh cho đối tượng nuôi này còn chưa được đảm bảo, khó thực hiện.

Số lượng chim yến tồn tại trong tự nhiên và nguồn thức ăn là yếu tố quan trọng để nhà yến thành công. Tuy nhiên, hiện nay đang xuất hiện tình trạng xây dựng mới và cải tạo nhà yến một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát về quy hoạch lẫn quy mô, gây ra không ít hệ lụy trong công tác quản lý về xây dựng, đô thị, môi trường, xung đột lợi ích... Kết quả điều tra cho thấy hầu hết các hộ nuôi yến quản lý, kiểm soát số lượng chim yến gây nuôi và sản lượng sản phẩm còn chưa chặt chẽ, nhiều nhà yến (trên 70%) chưa lắp đặt thiết bị kiểm soát độ ẩm, cường độ ánh sáng nên chưa tạo được điều kiện sống thích hợp như điều kiện sống tự nhiên dẫn đến số lượng chim yến, sản lượng yến thô chưa cao. Bên cạnh đó, việc mua, bán, thương mại sản phẩm tổ yến còn chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, nhiều khi bị ép giá, việc đầu tư vào khâu chế biến còn chưa được chú trọng, chưa có tiêu chuẩn sản phẩm đối với mặt hàng này, chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm. Vì vậy, hầu hết các nhà yến thu hoạch sản lượng yến thô không ổn định, giá cả bấp bênh nên không hạch toán được hiệu quả kinh tế chính xác.

2.4. Hiện trạng giống vật nuôi

a. Giống heo

Trước đây, toàn tỉnh chỉ có một trại heo giống cấp ông bà duy nhất được xây dựng năm 2011 - 2012 và đã đi vào sản xuất bắt đầu từ quý IV/2013. Đây là trại được đầu tư xây dựng và vận hành đạt tiêu chuẩn trại heo giống sinh sản cấp ông bà theo quy định hiện nay, với quy mô sản xuất 200 con nái cơ bản và 8 con heo đực làm việc cấp ông bà (giống Yorkshire, Landrace, Duroc), mỗi năm có thể sản xuất và cung ứng cho nhu cầu của người chăn nuôi từ 3.500 - 4.000 con giống/ năm, trong đó heo giống cấp bố mẹ khoảng 30-35%/ năm (1.000 - 1.500 con/năm), đáp ứng khoảng 6-8% nhu cầu.

Các cơ sở/hộ chăn nuôi sản xuất con giống còn lại chủ yếu chỉ nuôi nhỏ lẻ tập trung tại các huyện Tân Hiệp và Giồng Riềng, trong đó tại huyện Tân Hiệp có khoảng 20 - 30 cơ sở nuôi giữ từ 10 - 15 nái, nguồn gốc con nái giống này chủ yếu là tự để lại, đôi khi sử dụng heo thương phẩm để làm giống sinh sản, số còn lại rất ít được mua con giống từ các cơ sở sản xuất có uy tín ở các tỉnh Miền Đông và Tp. Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, năm 2019 do bị bệnh Dịch tả heo Châu Chi, trại heo giống của tỉnh không còn, đàn heo đực giống trong tỉnh được nuôi giữ để sản xuất tinh phối giống gieo tinh nhân tạo và phối giống trực tiếp còn rất ít. Mặc dù, hiện nay gần 70% số heo nái được phối giống gieo tinh nhân tạo nhưng số heo đực giống vẫn chưa được quản lý đúng theo Quyết định số 07/QĐ-BNNPTNT của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 31/01/2005 về việc ban hành Quy định về quản lý và sử dụng đực giống. Đây là một vấn đề khó khăn về công tác quản lý giống vật nuôi nói chung và heo đực giống nói riêng.

Hiện nay, hầu hết đàn heo nuôi của tỉnh là các giống lai 3 máu thuộc các giống: Yokshire, Landrace, Duroc, Pietrain, tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất đạt 91%.

Hình 2.8. Cơ cấu đàn heo tỉnh Kiên Giang năm 2020

b. Giống gia cầm

Hiện tại trong tỉnh vẫn chưa có cơ sở nuôi giữ gia cầm ông bà hoặc bố mẹ để sản xuất giống cung ứng cho người chăn nuôi. Giống gia cầm được nuôi hiện tại chủ yếu từ đàn giống thương phẩm để lấy trứng và ấp nở lấy con nuôi theo hình thức tự cung, tự cấp và tự trao đổi là chính, phần còn lại được mua từ các cơ sở sản xuất giống ngoài tỉnh, chất lượng con giống, dịch bệnh khó kiểm soát chặt chẽ dẫn đến hiệu quả kinh tế không ổn định.

2.5. Các phương thức chăn nuôi chủ yếu

a. Chăn nuôi nông hộ

Là phương thức chăn nuôi phổ biến ở các huyện trong tỉnh, đây là phương thức chăn nuôi truyền thống có từ lâu đời và tồn tại ở hầu hết các vùng nông thôn. Hiện nay trên toàn tỉnh có khoảng 34.016 hộ chăn nuôi. Theo kết quả điều tra, những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, quy mô số lượng heo bình quân là 40 con/hộ, trong đó số lượng heo nái từ 1 - 40 con/hộ, heo thịt từ 2 - 300 con/hộ, diện tích đất trung bình dành cho chăn nuôi quy mô nông hộ là 322 m2/hộ, trâu bò 2 - 3 con, gia cầm từ 20 - 50 con. Hình thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả tự nhiên, tận dụng thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp, chế biến thủy sản và tự nhiên là chính, như tấm, cám đối với heo con; rơm, cỏ đối với trâu bò; cơm, thóc đối với gia cầm. Do chăn thả tự do, môi trường chăn nuôi không đảm bảo, không có sự cách ly các đàn gia súc, gia cầm giữa các hộ gia đình nên vật nuôi dễ mắc bệnh, dễ lây lan mỗi khi có dịch; tỷ lệ nuôi sống thấp và cuối cùng là hiệu quả kinh tế không cao. Tuy vậy, phương thức chăn nuôi này lại dễ thực hiện đối với hầu hết hộ gia đình nông thôn, đặc biệt hộ nghèo và phù hợp với các giống vật nuôi địa phương.

b. Chăn nuôi bán công nghiệp

Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp những kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống và kỹ thuật nuôi dưỡng tiên tiến. Mục đích chăn nuôi mang tính chất sản xuất hàng hóa. Đặc trưng của phương thức chăn nuôi này là quy mô đàn tăng: Heo (thịt, nái) từ 20 - 30 con, gia cầm từ 100-300 con (đàn gia cầm vừa thả, vừa nhốt), trâu bò vài chục con; chủ chăn nuôi quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (chuồng trại), con giống, bổ sung thức ăn công nghiệp, đồng thời áp dụng các quy trình phòng bệnh, nên tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chăn nuôi cao hơn so với chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ.

c. Chăn nuôi công nghiệp

Những năm gần đây, bên cạnh phương thức chăn nuôi nông hộ và bán công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp đang có xu hướng ngày càng phát triển ở tỉnh, kể từ sau khi Nhà nước có chủ trương phát triển kinh tế trang trại.

Phương thức chăn nuôi tập trung, công nghiệp dưới hình thức trang trại (tư nhân, hộ gia đình) là loại hình tổ chức sản xuất có nhiều lợi thế, giảm chi phí đầu vào vì đã tập trung các dịch vụ như cung cấp con giống, thức ăn công nghiệp, thuốc thú y, thụ tinh nhân tạo và tiêu thụ sản phẩm. Trong tỉnh hiện nay có 34 trang trại nuôi heo, gà gia công, khoảng 45.000 con heo, 90.000 con gà công nghiệp, tập trung tại các huyện Gò Quao, Giồng Riềng, Châu Thành, Hòn Đất và Tân Hiệp.

d. Chăn nuôi vịt chạy đồng hoặc cầm bến

Chăn nuôi vịt thả đồng (chạy đồng) hoặc cầm bến là tập quán chăn nuôi truyền thống của vùng ĐBSCL nói chung và Kiên Giang nói riêng (phổ biến tại Giồng Riềng, Châu Thành, Tân Hiệp, Gò Quao, Hòn Đất, vùng ven thành phố Rạch Giá). Phương thức chăn nuôi này về hình thức nuôi có tập trung, nhưng quy mô đàn hoặc đầu tư giống, kỹ thuật, thức ăn, chuồng trại chưa đạt tiêu chí trang trại. Mùa vụ nuôi phụ thuộc vào mùa thu hoạch lúa và mùa nước nổi; ngay sau mỗi vụ gặt, người dân thả vịt trên các cánh đồng để tận dụng nguồn thóc rơi vãi và chờ vịt chạy đồng từ tỉnh nọ sang tỉnh kia hoặc nuôi giam có lưới bao quanh tại các bến sông, rạch (nuôi cầm bến). Cách chăn nuôi này có hiệu quả đối với dân nghèo vì đầu tư ít, song lại là nguy cơ tiềm tàng gieo rắc mầm bệnh trong phạm vi không gian rộng mỗi khi trong đàn có cá thể mang bệnh.

Hiện nay, chăn nuôi vịt chạy đồng đang là mối đe dọa sự bùng phát dịch Cúm gia cầm tại các địa phương nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ.

3. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi

3.1. Tình hình giết mổ gia súc, gia cầm

Trên địa bàn tỉnh hiện có 42 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, trong đó 14 cơ sở thuộc thị trấn, thành phố và 28 cơ sở giết mổ gia súc nhỏ lẻ thuộc tuyến xã; kiểm soát giết mổ trên 90%, tăng 20% so với năm 2015. Những nơi có cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đủ điều kiện hoạt động theo quy định đều được ngành Thú y phối hợp với chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ, sản phẩm động vật được bày bán trên những địa bàn này đều được ngành Thú y kiểm tra và đóng dấu kiểm soát giết mổ đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Về phương thức giết mổ tuy còn áp dụng giết mổ thủ công nhưng nhìn chung có sự cải tiến đáng kể so với trước: cơ sở giết mổ tập trung ở xã Dương Tơ - Tp. Phú Quốc đã áp dụng phương thức giết mổ treo, một số cơ sở đã giết mổ trên sàn. Đến nay còn một số huyện chưa xây dựng được cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung hoặc chậm di dời theo quy định (U Minh Thượng, An Biên, Giang Thành và Hòn Đất) làm cho công tác kiểm soát giết mổ, phòng, chống dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.

3.2. Kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật

Công tác kiểm dịch được thực hiện đúng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y. Năm 2020 kiểm dịch xuất tỉnh được 28.961 con heo thịt, 4.825 con trâu, bò thịt và 112.817 con gia cầm thịt. Riêng sản phẩm thịt trâu và bò kiểm dịch được 17,7 tấn. Kiểm dịch nhập tỉnh heo 55.319 con, gia cầm thịt 237.345 con và thịt gà đông lạnh 317,7 tấn.

3.3. Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn

a. Công tác giết mổ gia súc, gia cầm

Thực hiện Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT, ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tổ chức kiểm tra đánh giá, phân loại trực tiếp tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Có 39 cơ sở giết mổ động vật tập trung của thị trấn, thành phố và nhỏ lẻ thuộc tuyến xã qua phân loại đa số đạt loại B, riêng chỉ có 03 cơ sở giết mổ động vật tập trung xếp loại C gồm Tp. Phú Quốc (lò mổ Dương Đông); Hòn Đất (lò mổ Thị trấn); Tp. Rạch Giá (lò mổ Phú Nông).

b. Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm

Do có tập tính và thói quen của người dân, thích tiêu thụ thịt “nóng”, từ đó các sản phẩm vật nuôi thường được phân phối trực tiếp từ các cơ sở giết mổ đến các quầy, sạp tại các chợ truyền thống, một số siêu thị, quán ăn, chưa có hệ thống thu mua hoàn chỉnh như các thành phố lớn.

Gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm tiêu thụ chủ yếu tại các chợ và thông qua thương lái đến người tiêu dùng. Toàn tỉnh có khoảng 367 chợ, trong đó có 23 chợ thuộc thị trấn và thành phố, phần còn lại 344 chợ thuộc xã. Đối với chợ thuộc thành phố và thị trấn có từ 15-25 sạp bán sản phẩm động vật, chợ xã có từ 05-10 sạp bán sản phẩm động vật. Một số quầy, sạp nhỏ nhận sản phẩm động vật trực tiếp từ các hộ giết mổ, nhưng phần lớn tự giết mổ.

Thời gian qua, việc mua bán thịt ở nhiều chợ trong tỉnh còn nhiều hạn chế. Mặc dù các chợ có sự sắp xếp, phân chia khu vực riêng để bán thịt gia súc, gia cầm, nhưng kệ bán thịt còn tùy tiện, kích thước, chất lượng kệ chưa đúng quy định, người bán thịt phần đông là không đeo tạp dề, ngồi trên kệ bán không mỹ quan thương nghiệp; một số chợ vẫn còn nhiều quầy sạp không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm như: mặt bàn bằng cây, diện tích không đồng đều, móc treo làm bằng sắt bị đính nhiều tạp chất, giàn treo làm bằng cây, lót giấy cát ton trên mặt sạp, nhất là chợ xã. Việc vận chuyển sản phẩm động vật từ các cơ sở giết mổ cũng thường không đảm bảo vệ sinh thú y, không an toàn thực phẩm do ít người sử dụng xe chuyên dùng, đa số sử dụng phương tiện xe gắn máy là chính.

Công ty cổ phần chăn nuôi C.P đã đưa ra mô hình chăn nuôi khép kín 3F (Mô hình 3F, viết tắt là Feed - Farm - Food là quy trình sản xuất thực phẩm an toàn, truy xuất nguồn gốc, bắt đầu từ thức ăn chăn nuôi, tới quá trình nuôi ở các trang trại đến khâu chế biến thực phẩm). Tại Kiên Giang, công ty đã hình thành chuỗi phân phối thịt heo, gà qua 18 cửa hàng PorkShop, Freshop tại Rạch Giá, Gò Quao, Hòn Đất, An Biên, Hà Tiên và Phú Quốc, cung ứng từ 800 - 1.000 tấn thịt/năm.

4. Thực trạng môi trường chăn nuôi

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có hơn 34.016 hộ chăn nuôi, trong đó có 34 trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn. Hầu hết các trang trại chăn nuôi của Công ty C.P được chứng nhận VietGAHP. Có 72 lò, điểm giết mổ gia súc, gia cầm. Tất cả các cơ sở giết mổ tập trung đều có sự quản lý của chính quyền địa phương và cơ quan thú y.

Hầu hết các trang trại đang hoạt động có lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát và kiểm tra hàng năm của các cơ quan chức năm thì hầu hết các trang trại chưa thật sự đã xử lý triệt để chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động như: Nước thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn trước khi xả thải, khí thải chưa được xử lý hiệu quả và còn phát sinh mùi hôi gây ảnh hưởng môi trường xung quanh. 18/26 dự án (trang trại) đang hoạt động có lập bản cam kết bảo vệ môi trường (kế hoạch bảo vệ môi trường tương đương) nhưng hiện đã vượt công suất (số lượng con/trại thuộc danh mục phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường), 10/26 dự án (trang trại) không chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định như không thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường.

Tất cả các trang trại quy mô vừa và lớn chưa đảm bảo việc thực hiện kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đúng quy định, số phí thu được còn rất thấp.

Hình 2.9. Nước thải được các trang trại tại Gò Quao > 1.000 con thải chất thải trực tiếp ra môi trường

Trong 21/26 trang trại có thực hiện các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường, các trang trại đều có trang bị hệ thống biogas để xử lý chất thải trong quá trình nuôi. Tuy nhiên, hệ thống biogas tại 26/26 trang trại đều quá tải do việc đầu tư công suất hệ thống không tương thích với số nuôi thực tại hoặc hệ thống biogas chỉ thực hiện theo hình thức ngụy trang (hệ thống không có lớp đáy chống thấm) dẫn đến nước thải từ hệ biogas có thể làm ảnh hưởng đến mạch nước ngầm khu vực chăn nuôi là rất lớn. Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi đa phần là sau khi qua hệ thống biogas thì được thải trực tiếp ra môi trường. Nước thải chưa đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi (QCVN 62-MT:2016/BTNMT).

Hình 2.10. Hệ thống biogas vượt tải tại một trang trại công suất thiết kế cho 2.000 con/lần nuôi, số thực nuôi là 3.400 con/lần nuôi

Ngoài các hộ chăn nuôi vừa và lớn thì còn hơn 90% hộ chăn nuôi chưa thực hiện bản kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định (khoảng 20-30% số hộ nuôi có hệ thống biogas hoặc đệm sinh học để xử lý chất thải). Tuy nhiên, các hệ thống biogas xử lý chất thải đều bị vượt công suất hoặc đã cũ và người dân ít duy tu bảo dưỡng, dẫn đến nước thải sau xử lý luôn vượt quy chuẩn quy định theo Thông tư số 04/2016/TT-BTNMT ngày 29/4/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi (QCVN 62-MT:2016/BTNMT). Phần lớn xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng mô hình VAC hoặc thải trực tiếp ra môi trường (phía sau khu vực vườn nhà) gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại khu vực nuôi. Một số ít hộ chăn nuôi nằm xen kẽ trong các khu dân cư tập trung thì nước thải được thải trực tiếp xuống cống thoát nước công cộng hoặc ao, mương công cộng... gây ô nhiễm môi trường, dẫn đến nhiều trường hợp khiếu kiện, khiếu nại hoặc tranh chấp về môi trường.

Trong hoạt động chăn nuôi, chất thải trong chăn nuôi heo là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất. Chất thải của các trang trại, gia trại nuôi heo chủ yếu được xử lý bằng hệ thống biogas, song biện pháp này chỉ giải quyết được vấn đề thu hồi khí sinh học tận thu làm nhiên liệu (hoặc phải đốt bỏ) còn mức độ giảm thiểu ô nhiễm không đáng kể, không giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước và mùi hôi thối. Hầu hết các hệ thống biogas hiện nay trên địa bàn đều được các trang trại xây dựng nhỏ hơn mức cần thiết nên hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm lại càng hạn chế. Một số trang trại quy mô lớn gây ô nhiễm nghiêm trọng, gây bức xúc kéo dài ở tại các địa phương như: Hòn Đất, Gò Quao, Châu Thành, Tân Hiệp... Tuy nhiên, việc yêu cầu các trang trại xử lý chất thải, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải của các trang trại vẫn còn gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu tư, vận hành hệ thống xử lý chất thải, nước thải rất tốn kém, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các trang trại chăn nuôi nên hầu hết các trang trại đều chậm khắc phục. Số lượng nuôi tại các trang trại vừa và lớn đa số vượt hơn công suất so với công suất cam kết khi thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường với cơ quan chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, dẫn đến quá tải đối với các thành phần môi trường và làm suy thoái, ô nhiễm môi trường.

Qua kết quả kiểm tra thực tế của Chi cục Bảo vệ Môi trường, Chi cục Chăn nuôi và thú y đối với các trang trại, hộ chăn nuôi trong những năm qua, đa phần còn tồn tại như:

- Trong thời gian gần đây, các trang trại chăn nuôi thành lập mới đều có lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định. Tuy nhiên vẫn còn một số trang trại vừa và nhỏ, gia trại chưa khắc phục việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết môi trường hay Kế hoạch bảo vệ môi trường theo Luật bảo vệ môi trường.

- Chưa thực hiện: giám sát môi trường theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt; lập và gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ; kê khai và đóng phí nước thải công nghiệp theo quy định; thực hiện các thủ tục về môi trường khi tăng quy mô, công suất của dự án; chưa thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án; báo cáo kết quả hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án; xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi đúng theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt hoặc cam kết môi trường hay Kế hoạch bảo vệ môi trường; xây dựng hệ thống xử lý khí thải và mùi hôi đúng theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt hoặc cam kết môi trường hay Kế hoạch bảo vệ môi trường; lập hồ sơ về chất thải nguy hại và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh; bố trí hố chôn lấp xác heo chết đúng vị trí theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.

- Nước thải vượt quy chuẩn quy định theo Quy chuẩn Việt nam QCVN 62-MT/2015: BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi.

5. Công tác Thú y

5.1. Tình hình dịch bệnh động vật

Mặc dù có sự chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời, có hiệu quả của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và sự nỗ lực của ngành thú y, nhưng với tính chất phức tạp của dịch bệnh, trong các năm qua đã có phát sinh một số trường hợp dịch bệnh (Phụ lục 11).

a. Bệnh Dịch tả heo Châu Phi

Tại Kiên Giang, dịch bệnh được ghi nhận xuất hiện từ ngày 18/5/2019 tại thị trấn Tân Hiệp, sau đó bùng phát mạnh, lây lan rộng tại 711 khu phố, ấp thuộc 129 xã, phường, thị trấn của 15 huyện, thành phố trong tỉnh, số lượng thiệt hại nhiều tại các huyện có tổng đàn lớn, gồm: Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, Châu Thành và Hòn Đất.

Năm 2020, toàn tỉnh có 15 hộ chăn nuôi có heo mắc bệnh DTHCP, tổng số hủy 66 con.

Lũy kế: trong giai đoạn có 3.812 hộ có heo mắc bệnh DTHCP, số mắc bệnh và hủy 49.053 con.

Hình 2.11. Tiêu hủy heo bị bệnh DTHCP vào năm 2019 tại Tân Hiệp

b. Bệnh Lở mồm long móng

Giai đoạn 2015 - 2020, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, tình hình dịch bệnh LMLM được kiểm soát tốt, không phát hiện dịch bệnh LMLM tại các cơ sở chăn nuôi trong bối cảnh một số tỉnh trong khu vực và nhiều tỉnh trên cả nước xảy ra nhiều ổ dịch.

Trên heo, chỉ phát hiện một trường hợp nhập heo vào lò giết mổ Hữu Nghị, tại thị trấn Thứ 11, huyện An Minh, 06 con để giết mổ, heo có nguồn gốc nhập tỉnh có triệu chứng bệnh LMLM (2019). Chi cục đã xử lý và áp dụng các biện pháp phòng chống theo quy định.

Trên trâu, bò không ghi nhận trường hợp mắc bệnh, mặc dù Kiên Giang là tỉnh biên giới, có huyện Giang Thành, Tp. Hà Tiên là địa bàn cấp huyện giáp biên, thuộc vùng khống chế dịch bệnh LMLM, có số lượng trâu, bò lớn, chiếm tỷ lệ trên 40% tổng đàn cả tỉnh.

c. Bệnh Tai xanh: Trong giai đoạn 2015 - 2020, trên địa bàn tỉnh không phát hiện ổ dịch bệnh Tai xanh trên heo. Trên cả nước, dịch bệnh Tai xanh xảy ra ít.

d. Bệnh Cúm gia cầm: Trong giai đoạn có 3 năm có phát sinh dịch bệnh, có 4 đàn gia cầm mắc bệnh, số mắc bệnh và tiêu hủy 1.395 con.

e. Các bệnh khác

- Bệnh Tụ huyết trùng, Phó thương hàn trên heo và một số bệnh khác xảy ra rải rác tại các hộ nuôi nhỏ, tỷ lệ chết thấp, số mắc bệnh và chết giảm qua các năm.

- Bệnh Newcastle: Trong giai đoạn có phát sinh 1 ổ dịch, số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy 117 con. Ngoài ra, qua giám sát còn phát hiện một số ổ dịch ít nguy hiểm, số con mắc bệnh và chết ít.

5.2. Kết quả công tác phòng chống dịch bệnh

Nhìn chung, trong 5 năm qua ngoài bệnh Dịch tả heo Châu Phi lần đầu xuất hiện, không có vắc xin phòng, đã gây thiệt hại rất nặng thì công tác phòng, chống dịch bệnh đã được tổ chức thực hiện tốt. Tỷ lệ tiêm phòng các bệnh bắt buộc phòng bằng vắc xin, tuy không đạt trên 80% tổng đàn, nhưng công tác tổ chức thực hiện có trọng tâm, trọng điểm nên đã hạn chế tối đa xảy ra dịch bệnh; công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng đã cắt được đường truyền lây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và giúp tiêu diệt các bệnh truyền nhiễm khác, góp phần hạn chế dịch bệnh chung; công tác giám sát tình hình dịch bệnh đã được hệ thống giám sát dịch bệnh ở cơ sở thực hiện xuyên suốt, phát hiện sớm khi dịch bệnh mới phát sinh, cơ chế phản ứng khi phát hiện dịch bệnh đúng đắn, phản ứng nhanh, hiệu quả nên dịch bệnh được dập tắt nhanh, không lây lan diện rộng.

Việc tiêm phòng được tiếp tục xã hội hóa với sự hợp tác của hơn 90 cửa hàng, điểm bán thuốc thú y, sự trực tiếp thực hiện của 91 cán bộ thú y mạng lưới cùng 115 cán bộ phụ trách thú y thuộc Tổ Kinh tế kỹ thuật xã thuộc quản lý của Trung tâm Khuyến nông tỉnh. Ngoài 2 đợt chính còn tiêm bổ sung, tiêm nhắc, tiêm lặp lại cho gia súc, gia cầm theo quy định.

Các nguồn vắc xin phòng bệnh do Trung ương, tỉnh hỗ trợ được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng địa bàn, đúng đối tượng, vỏ chai lọ sau khi tiêm phòng được thu hồi về Chi cục Chăn nuôi và Thú y để xử lý hủy sau khi đã kiểm tra nhãn mác, số lô, số lượng đã cấp.

Chi cục cũng đã tổ chức đoàn, tổ kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh các sai lệch, đôn đốc công tác tiêm phòng thực hiện đúng tiến độ.

Công tác giám sát phát hiện, báo cáo dịch bệnh rất quan trọng, nhằm sớm phát hiện dịch bệnh để bao vây xử lý kịp thời, không để dịch lây lan ra diện rộng hoặc nguy cơ phát sinh bệnh. Theo đó, Chi cục đã thường xuyên củng cố hệ thống giám sát dịch đến tận cơ sở, lấy mẫu giám sát bệnh nguy hiểm, tạo kênh ghi nhận thông tin dịch bệnh và hướng dẫn người chăn nuôi biện pháp, kỹ thuật phòng, trị.

Công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng có vai trò rất quan trọng trong phòng, chống dịch bệnh, cắt đứt đường truyền lây của mầm bệnh trong quần thể vật nuôi qua môi trường, hạn chế lây lan và tái phát dịch bệnh. Ngoài việc tuyên truyền hướng dẫn định kỳ thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng đối với cơ sở chăn nuôi, nơi tập trung mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm và lò ấp trứng, ngành Chăn nuôi và Thú y đã cùng với Chính quyền địa phương mở nhiều đợt vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường trên phạm vi toàn tỉnh (mỗi năm tổ chức từ 3 - 4 đợt).

6. Công tác chẩn đoán - xét nghiệm và điều trị bệnh động vật

Công tác xét nghiệm: Từ năm 2016 - 2020 đã lấy 2.565 mẫu huyết thanh giám sát sau tiêm phòng vắc xin để kiểm tra hiệu giá kháng thể. Trong đó, Cúm gia cầm: 1.404 mẫu, Lở mồm long móng: 398 mẫu, Tai xanh: 365 mẫu và Dịch tả heo: 398 mẫu.

Qua thực hiện xét nghiệm giám sát sau tiêm phòng trên gia súc, gia cầm cho thấy tỷ lệ bảo hộ của vắc xin Cúm gia cầm: 81,68%, LMLM: 54,27%, Dịch tả heo: 55,69%, Tai Xanh: 74,3%. Nguyên nhân tỷ lệ bảo hộ của các loại vắc xin chưa cao chủ yếu là do bảo quản vắc xin và tiêm phòng vắc xin chưa đúng quy trình kỹ thuật.

Công tác chẩn đoán bệnh động vật: Do điều kiện phòng mổ khám chưa được đầu tư trang thiết bị đầy đủ nên công tác chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và khâu thăm hỏi bệnh, chưa thực hiện được các xét nghiệm trên mẫu bệnh phẩm. Bước đầu xác định nguyên nhân gây bệnh kết hợp mổ khám xác định bệnh tích và hình ảnh để chẩn đoán bệnh. Với đặc điểm Kiên Giang có đàn gia cầm lớn, qua mổ khám đã ghi nhận được đa số ca gia cầm mắc bệnh Dịch tả vịt và Newcastle trên gà với các triệu chứng điển hình gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Nguyên nhân chủ yếu là do không tiêm phòng hoặc tiêm phòng vắc xin không đúng kỹ thuật.

Công tác điều trị bệnh động vật: Chủ yếu thực hiện trên chó, mèo. Hằng năm thực hiện được khoảng 400 - 500 ca điều trị các bệnh đường tiêu hóa, bệnh trên da, bệnh Care... Bên cạnh đó, Trạm Chẩn đoán còn thực hiện cung cấp vắc xin để phòng bệnh cho gia súc, gia cầm và thuốc để điều trị cho đàn vật nuôi.

Qua công tác mổ khám chẩn đoán đã nắm bắt sơ bộ tình hình dịch tễ của địa phương từ đó có hướng tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng, trị bệnh đạt hiệu quả.

7. Công tác Khuyến nông chuyển giao kỹ thuật trong chăn nuôi

Hoạt động khuyến nông đã bám sát các chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước và địa phương để chuyển tải những tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, góp phần tăng hiệu quả kinh tế, tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường.

Trung tâm Khuyến nông đã tích cực đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động sát với điều kiện thực tế và định hướng phù hợp với xu hướng phát triển và sản xuất của người chăn nuôi. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông các cấp đáp ứng yêu cầu sản xuất của người chăn nuôi.

Tuy nhiên, hoạt động khuyến nông chăn nuôi trong thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các nhóm đối tượng nông dân khác nhau. Hoạt động khuyến nông mới tập trung vào xây dựng mô hình mới để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, chưa có nhiều mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm và xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm.

8. Các cơ sở kinh doanh thuốc thú y

Căn cứ vào Luật Thú y, Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y và Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý thuốc thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tiến hành cấp Chứng chỉ hành nghề và Giấy đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh theo quy định.

Qua số liệu hàng năm, số cửa hàng kinh doanh thuốc thú y ngày càng tăng do nhu cầu phát triển trong chăn nuôi. Thực tế chăn nuôi tỉnh ta ngày càng phát triển, do đó công tác phòng bệnh và chữa bệnh là nhu cầu tất yếu để chăn nuôi đạt hiệu quả cao vì thế số cửa hàng kinh doanh thuốc thú y ngày càng nhiều góp phần bảo đảm hoạt động chăn nuôi (Hình 2.13).

Hình 2.12. Số cửa hàng được cấp Chứng chỉ hành nghề và Giấy đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản năm 2016 - 2020

9. Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm

Cùng với sự phát triển của lĩnh vực chăn nuôi, hoạt động kinh doanh, buôn bán vật tư, thuốc thú y trên địa bàn tỉnh thời gian gần đây phát triển mạnh. Tuy nhiên hoạt động này cần được kiểm soát chặt chẽ, loại bỏ kịp thời các sản phẩm chất lượng thấp, hàng giả để bảo vệ hoạt động chăn nuôi, góp phần phát triển chăn nuôi an toàn, hiệu quả.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Luật Thú y và Điều 12, 17 của Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ về áp dụng thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP); tăng cường đầu tư trang thiết bị, nguồn nhân lực phục vụ kiểm tra chất lượng của sản phẩm; bảo đảm kiểm tra tất cả các lô hàng đạt chất lượng trước khi xuất xưởng; nghiên cứu độ ổ định của sản phẩm và lưu mẫu theo quy định; sản xuất, kinh doanh thuốc thú y đã có Giấy chứng nhận lưu hành hoặc trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam; không sản xuất, kinh doanh thuốc thú y cấm, ngoài danh mục chưa được phép lưu hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về thú y, cơ quan chuyên ngành cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh thuốc thú y, góp phần bảo đảm hoạt động chăn nuôi và phòng trị bệnh cho vật nuôi. Giai đoạn 2016 - 2020, mỗi năm đều tổ chức 01 cuộc thanh tra, tổng số cơ sở vi phạm: 136, với số tiền xử phạt là 774.504.000 đồng.

Qua thanh tra, kiểm tra các trường hợp sai phạm chủ yếu là: Kinh doanh thuốc ngoài danh mục (27%), thuốc sai nhãn hàng hóa so với đăng ký trong danh mục (chiếm 60%), không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề giấy đủ điều kiện kinh doanh hết hạn sử dụng (13%).

Đánh giá sai phạm và nguyên nhân

Các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang về cơ bản có ý thức chấp hành nghiêm và có đầy đủ thủ tục theo quy định ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên còn một số sai phạm là do ý thức chấp hành pháp luật của các Công ty, nhà sản xuất còn lợi dụng kẻ hở các quy định của pháp luật để sai phạm; công tác thanh tra còn chồng chéo.

- Về khách quan: Do nhu cầu sản xuất, chăn nuôi ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản càng nhiều. Mặc khác do sự thiếu hiểu biết của người chăn nuôi và giá cả mặt hàng trong nước biến động liên tục dẫn đến các Công ty, nhà sản xuất có những vi phạm trên.

- Về chủ quan: Do ý thức chấp hành các quy định của pháp luật của một số Công ty, nhà sản xuất, hộ kinh doanh chỉ chú trọng chạy theo lợi nhuận. Việc quản lý của các ngành có liên quan chưa quan tâm triệt để, quyết liệt trên lĩnh vực của ngành mình quản lý.

10. Các chính sách và tình hình thực hiện các chương trình, dự án

10.1. Chương trình khuyến nông trong chăn nuôi

a. Mô hình chăn nuôi heo

Từ năm 2015 - 2020, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai 4 dạng mô hình (nuôi heo sinh sản theo hướng ATSH, nuôi heo thương phẩm trên nền đệm lót sinh học và sử dụng men vi sinh hoạt tính, mô hình nuôi heo thương phẩm theo hướng ATSH và Mô hình nuôi heo đạt chuẩn VietGAHP) với 103 điểm và tổng 695 con heo.

Qua triển khai cho thấy khả năng thích nghi của giống heo Y - L với điều kiện ở tỉnh Kiên Giang, góp phần nâng cao chất lượng đàn heo ở địa phương. Kết quả cho thấy số heo con sơ sinh trung bình lứa 1 là 10,5 con, cao hơn so với yêu cầu mô hình là 8 con.

Mô hình nuôi heo thương phẩm, heo có tỷ lệ nuôi sống cao (100%), ít dịch bệnh, sử dụng lao động nông nhàn, thực liệu thức ăn sẵn ở địa phương ủ với men vi sinh góp phần tiết kiệm 10% chi phí thức ăn, tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh học sẽ không thấy mùi hôi của phân, cải thiện môi trường sống cho người chăn nuôi, giảm chi phí lao động, heo khỏe mạnh, lớn nhanh, đồng đều, do đó tăng chất lượng và sản phẩm của đàn heo.

Hiện nay, Trung tâm Khuyến nông đang thực hiện và xây dựng 3 mô hình chăn nuôi heo: Mô hình nuôi heo thương phẩm theo hướng ATSH, mô hình nuôi heo sinh sản tại nông hộ theo hướng ATSH và mô hình nuôi heo thương phẩm sử dụng thức ăn thảo dược theo hướng ATSH.

b. Mô hình chăn nuôi trâu, bò

Năm 2020, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai 2 dạng mô hình bao gồm mô hình thụ tinh nhân tạo trên bò và mô hình thụ tinh nhân tạo trên trâu. Mô hình đã triển khai phối 100 con trâu, bò (96 con bò và 4 con trâu) với 300 liều tinh trâu, bò. Bê sinh lũy kế đến nay 44 con (43 con bê và 01 nghé), mô hình hiện đang theo dõi và tổ chức đánh giá hiệu quả cuối năm 2021.

Hiện nay, Trung tâm Khuyến nông đang tiếp tục thực hiện và xây dựng 3 mô hình: Mô hình thụ tinh nhân tạo trên trâu, mô hình cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, mô hình nuôi bò sinh sản cải tạo chất lượng đàn bò tỉnh Kiên Giang.

c. Mô hình chăn nuôi

Từ năm 2015 - 2020, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai 2 dạng mô hình: nuôi gà sinh sản theo hướng ATSH (03 điểm với số lượng 500 con), nuôi gà nòi lai theo hướng ATSH (338 điểm với tổng 5.620 con gà).

Qua triển khai, đánh giá gà có tỷ lệ sống đến xuất chuồng đạt trung bình 92%, gà thịt được nuôi trên nền đệm lót sinh học đã phân hủy tốt chất thải, không có mùi hôi như nuôi trên nền. Từ đó góp phần bảo vệ môi trường khu vực nuôi, hạn chế được bệnh tật, gà tăng trọng nhanh, tỷ lệ nuôi sống cao.

Hiện nay, Trung tâm Khuyến nông đang tiếp tục thực hiện và xây dựng 2 mô hình: Mô hình nuôi gà lai thương phẩm theo hướng ATSH và mô hình nuôi gà thương phẩm kết hợp sử dụng thức ăn thảo dược.

d. Mô hình chăn nuôi vịt

Từ năm 2017 - 2020, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai 3 dạng mô hình: Mô hình nuôi vịt biển sinh sản, mô hình nuôi vịt biển thương phẩm theo hướng ATSH, mô hình nuôi vịt Grimaud thương phẩm theo hướng ATSH và nuôi vịt biển dưới tán rừng phòng hộ với 150 điểm, số lượng 20.900 con vịt. Tỷ lệ sống của vịt từ 90% - 95%, đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Vịt biển sống ở độ mặn từ 2 - 15 ‰ với điều kiện tại các vùng ven biển và vùng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu.

Hiện nay, Trung tâm Khuyến nông đang tiếp tục thực hiện và xây dựng mô hình nuôi vịt Grimaud thương phẩm theo hướng ATSH.

e. Mô hình dẫn dụ, gây nuôi chim yến

Trong năm 2019 và 2020, tỉnh Kiên Giang đã tổ chức 02 sự kiện về nuôi chim yến đó là Hội thảo khoa học “Định hướng và phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Kiên Giang” do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức và Diễn đàn “Phát triển bền vững ngành nuôi chim yến hướng tới xuất khẩu tại các tỉnh phía Nam” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức.

Qua tọa đàm, các diễn giả đánh giá cao tiềm năng phát triển nuôi chim yến tại tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên hầu hết những nhà nuôi chim yến đều tự phát, việc phát loa dẫn dụ và tiếng kêu của chim yến tại các nhà nuôi trong khu vực nội thành, khu dân cư đã ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của người dân, chưa đảm bảo các biện pháp bảo vệ môi trường và phòng chống dịch bệnh trên chim yến. Sản phẩm tổ yến chủ yếu bán thô nên giá trị gia tăng chưa cao, chưa xây dựng được chuỗi liên kết và chưa truy xuất được nguồn gốc cho tổ yến nên tổ yến chỉ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu theo đường tiểu ngạch.

10.2. Chương trình quản heo đực giống

- Tập huấn hướng dẫn quản lý heo đực giống: Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tổ chức triển khai được 6 lớp tập huấn tại các huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng, U Minh Thượng; Tp. Rạch Giá, Hà Tiên và Phú Quốc. Nội dung triển khai các văn bản quản lý nhà nước về quản lý heo đực giống, Pháp lệnh giống vật nuôi; Nghị định 119/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, kỹ thuật đánh giá chất lượng, bình tuyển heo đực giống, đeo thẻ tai, nhập số liệu và thông tin theo dõi. Có 200 học viên tham dự lớp tập huấn, đối tượng tham dự là những người chăn nuôi heo đực giống, khai thác tinh heo nhân tạo; những hộ dẫn heo phối giống trực tiếp và những người hành nghề gieo tinh nhân tạo trên địa bàn các huyện, thành phố.

- Triển khai phân loại đánh giá theo dõi (đeo thẻ tai) cho heo đực giống: Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tổ chức bình tuyển đánh giá, đeo thẻ tai, kiểm tra chất lượng tinh heo giống được 53 cơ sở chăn nuôi heo đực giống trên địa bàn toàn tỉnh với số heo đực giống là 200 con trong đó đã bấm tai được 141 con; 59 con còn lại không đạt tiêu chuẩn nên không bấm tai.

10.3. Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ

Sau khi Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020 ban hành, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành Quyết định số 08/2018/QĐ-UBND về thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn tỉnh và đã tổ chức thực hiện có sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở; huy động được tổ chức, cá nhân có liên quan tích cực tham gia thực hiện.

Năm 2019, UBND tỉnh đã phê duyệt kinh phí hỗ trợ là 27.882.473.000 đồng cho 09/15 huyện có nhu cầu bao gồm: Châu Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, U Minh Thượng, Giang Thành, Hòn Đất, Kiên Lương và Kiên Hải. Năm 2020, UBND tỉnh đã phê duyệt kinh phí hỗ trợ là 27.502.794.000 đồng cho 08/15 huyện có nhu cầu bao gồm: Châu Thành, Tân Hiệp, An Biên, Giồng Riềng, Gò Quao, U Minh Thượng, Giang Thành và Kiên Lương. Tổng kinh phí phê duyệt cho 2 năm là 55.385.267.000 đồng.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chính sách này tại Kiên Giang chỉ thực hiện được chương trình hỗ trợ xây dựng hầm biogas với tổng số 111 hầm tại các huyện Gò Quao, Tân Hiệp, Giang Thành, Giồng Riềng, tổng kinh phí 555 triệu đồng. Trong lúc đó nguồn kinh phí chi trả từ Trung ương chưa được cấp, phải tạm ứng từ nguồn ngân sách địa phương chi trả được 210 triệu đồng.

Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ đã hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi xây dựng các công trình xử lý chất thải chăn nuôi (hầm biogas), từ đó góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và cung cấp thêm nguồn chất đốt, phân bón cho cây trồng.

Thực tế cho thấy việc thực hiện chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ còn đối mặt với không ít khó khăn, vướng mắc, cụ thể:

- Tỉnh Kiên Giang chưa có cơ sở cung cấp con giống, phải phụ thuộc hoàn toàn các cơ sở ngoài tỉnh khiến chi phí đi lại, vận chuyển tăng gây bất lợi đối với nông hộ.

- Theo quy định phải mua gà, vịt giống bố mẹ hậu bị từ 8 tuần tuổi trở lên, nhưng các cơ sở sản xuất giống chỉ bán con giống 1 ngày tuổi.

- Đặc thù tinh heo (tinh tươi) thời gian bảo quản ngắn, các cơ sở cung cấp tinh heo ngại làm thủ tục thanh quyết toán nên không tham gia cung ứng.

- Nhiều nông hộ đăng ký tham gia chính sách hỗ trợ, song khi thực hiện lại không có kinh phí đối ứng.

- Một số chỉ tiêu không thể đẩy nhanh tiến độ như gieo tinh bò (phụ thuộc vào chu kỳ lên giống của bò cái), đào tạo dẫn tinh viên (phụ thuộc vào chương trình của nơi đào tạo, người học)...

Ngoài những chương trình, dự án chính trên, còn có một số chương trình dự án được sự hỗ trợ, đầu tư từ các tập đoàn như: Vingroup, Heifer,... do Hội Nông dân, Trung tâm Khuyến Nông triển khai thực hiện.

II. Đánh giá chung

1. Kết quả đạt được

Chính sách của Tỉnh về phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương và người dân.

Phương thức tổ chức sản xuất chăn nuôi hàng hóa dưới hình thức trang trại tư nhân, hộ gia đình chăn nuôi heo, bò, gia cầm... trong nhiều năm gần đây đã phát triển, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp. Nhiều tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi được chuyển giao và áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao như: Giống heo nhiều nạc, giống gà vịt siêu thịt, siêu trứng; giống bò thịt cao sản, cải tạo đàn bò địa phương; kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc và thúc đẩy việc sơ chế, chế biến, pha trộn và sản xuất thức ăn hỗn hợp để đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi.

Chất lượng giống và kỹ thuật chăn nuôi đã được cải thiện, nâng cao một bước, giúp cải thiện tình trạng về sinh sản, sinh trưởng. Công tác quản lý đàn gia súc, bố trí cơ cấu đàn hợp lý dần được chú trọng. Công tác phòng, chống dịch bệnh luôn được quan tâm, làm tiền đề thực hiện chuỗi vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu cho các cơ sở chăn nuôi cung cấp sản phẩm an toàn.

Công tác phòng, chống dịch bệnh được triển khai tích cực và hiệu quả; nhiều dịch bệnh nguy hiểm đã được khống chế; tỷ lệ tiêm phòng ngày càng được nâng cao; công tác kiểm dịch vận chuyển động vật và sản phẩm động vật được tăng cường. Kiểm soát giết mổ đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm ngày càng được chú trọng.

Công tác thanh tra, kiểm tra điều kiện bảo đảm chất lượng vật tư nông nghiệp và bảo đảm an toàn thực phẩm được triển khai đồng bộ, hiệu quả, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, thể hiện tính răn đe đối với các hành vi gây mất an toàn thực phẩm.

Các mô hình khuyến nông góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, cơ giới hóa, hiện đại hóa ngành chăn nuôi, từng bước hình thành quy mô chăn nuôi trang trại và công nghiệp; các mô hình chuồng kín, có hệ thống làm mát, chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng ATSH. Công tác chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong chăn nuôi.

2. Những khó khăn, hạn chế

Chăn nuôi gia súc, gia cầm về cơ bản vẫn là quy mô nhỏ, phân tán và tận dụng; chăn nuôi hàng hóa theo quy mô trang trại bước đầu khởi sắc phát triển song chưa nhiều, còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch.

Năng suất, chất lượng giống vật nuôi còn thấp, nhất là giống heo và bò thịt; nhiều cá thể giống nhập nội bản chất di truyền rất tốt nhưng không thích nghi, không phát huy được trong điều kiện ở nước ta mà vẫn không loại thải.

Chăn nuôi còn chịu quá nhiều rủi ro: ngoài rủi ro do thiên tai, rủi ro dịch bệnh gây ra là lớn nhất (Cúm gia cầm, Dịch tả heo Châu Phi, Viêm da nổi cục trên trâu, bò...). Dịch bệnh vẫn còn nhiều tiềm ẩn, nhiều bệnh chưa có vắc xin, làm giảm hiệu quả và tính bền vững của ngành chăn nuôi.

Việc nhân rộng các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao (VietGAHP, an toàn sinh học) trong chăn nuôi còn nhiều hạn chế nhưng chưa tìm được giải pháp hữu hiệu.

3. Nguyên nhân

- Chăn nuôi nông hộ chiếm đa số, tập quán chăn nuôi và thói quen tiêu dùng thực phẩm tự cung, tự cấp vẫn còn tồn tại. Sản xuất chăn nuôi chịu áp lực rất lớn với sự biến động của thị trường trong nước và thế giới. Tình hình thiên tai dịch bệnh diễn biến phức tạp cùng với giá cả thị trường thiếu ổn định, giá cả thức ăn chăn nuôi tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất chăn nuôi.

- Các chuỗi chăn nuôi mặc dù đã được hình thành nhưng còn manh mún. Hầu hết sản phẩm chăn nuôi được tiêu thụ thông qua thương lái, cho nên có lúc, có nơi còn bị ép giá, khó khăn cho người chăn nuôi; mối quan hệ giữa người sản xuất, người kinh doanh và người tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi chưa chặt chẽ.

- Công tác tuyên truyền, hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật đã từng bước hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập do đội ngũ cán bộ mỏng, nhiều mô hình chăn nuôi có hiệu quả kinh tế chưa được nhân rộng.

Phần III

DỰ BÁO CÁC ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI

I. Những tiến bộ khoa học và công nghệ trong chăn nuôi

Khoa học - công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi, nhất là công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học trong cải tạo chất lượng giống, tăng trưởng, xử lý ô nhiễm môi trường, kiểm soát dịch bệnh ngày càng phát triển và thực tiễn đã được một số trang trại chăn nuôi ở Kiên Giang áp dụng vào sản xuất sẽ cho phép chủ động kiểm soát dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo vệ sinh thú y và tăng năng suất chăn nuôi. Đây được xem là tiền đề quan trọng phát triển chăn nuôi tập trung sản xuất hàng hóa lớn.

II. Dự báo các Điều kiện ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi

- Những năm tới, dân số sẽ tiếp tục tăng và trong xu thế phát triển của nền kinh tế - xã hội, mức thu nhập của người dân tăng sẽ kéo theo nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng (bao gồm thịt các loại, trứng, sữa bình quân/người), đó là quy luật tất yếu. Do đó, thị trường tiêu thụ thực phẩm thịt, trứng có chuyển biến tích cực, có lợi cho người chăn nuôi.

- Nguồn nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi ở Kiên Giang khá phong phú và đa dạng, trong tương lai thu hút được các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi vào các khu công nghiệp ở Kiên Giang sản xuất thì giá thành sản phẩm chăn nuôi sẽ giảm, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm chăn nuôi phát triển.

- Trong những năm gần đây, Nhà nước từ cấp Trung ương đến địa phương đã ban hành nhiều văn bản về phòng chống dịch bệnh gia súc - gia cầm, tái cơ cấu ngành chăn nuôi, chính sách hỗ trợ chăn nuôi, chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Luật Chăn nuôi và các thông tư, nghị định có liên quan... Đây được xem là hành lang pháp lý để tỉnh Kiên Giang quy hoạch lại hệ thống tổ chức sản xuất ngành chăn nuôi trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 và xa hơn đến năm 2030.

- Thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường trong lúc đó điều kiện tự nhiên Kiên Giang bị hạn chế do phần lớn diện tích nằm trong vùng ngập lũ và xâm nhập mặn nên gây nhiều bất lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm

- Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid -19 trên toàn thế giới ngay cả đối với Việt Nam, sẽ đứt gẫy hàng loạt các chuỗi sản xuất, cung ứng đối với ngành chăn nuôi, làm giá nguyên liệu vật tư đầu vào tăng cao, đặc biệt là thức ăn chăn nuôi chiếm đến 80% giá thành nhưng nguyên liệu sản xuất phần lớn phải nhập khẩu nên rất bất lợi cho ngành chăn nuôi. Nhiều chợ đầu mối, chợ truyền thống tạm ngưng hoạt động, chi phí sản xuất tăng, khâu lưu thông bị gián đoạn, nhu cầu thị trường giảm nên các cơ sở chăn nuôi gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, lượng vật nuôi tồn đọng trong chuồng cao, tăng nguy cơ thua lỗ. Ngoại trừ các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi theo chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, cung cấp các kênh phân phối như siêu thị, hệ thống cửa hàng bán lẻ hiện đại vẫn đảm bảo tiêu thụ, giá bán được duy trì với mức ổn định.

- Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên cả nước và trong tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhưng hiện chưa có vắc xin phòng bệnh; bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò là bệnh mới xuất hiện trên địa bàn tỉnh, đường lây truyền do các véc tơ trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, ve, mòng hút máu khó kiểm soát... Bên cạnh đó, tỉnh Kiên Giang đa số là các hộ chăn nuôi chưa đảm bảo an toàn sinh học, điểm giết mổ nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ cao; lưu lượng vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào, lưu thông trong tỉnh nhiều; biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh gia súc, gia cầm cao.

- Nhà chăn nuôi và chủ cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm gặp khó khăn về vốn đầu tư và vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh. Trong khi đó khả năng thu hút đầu tư từ ngoài tỉnh vào Kiên Giang phát triển chăn nuôi rất hạn chế, những thành tựu của ngành chăn nuôi Kiên Giang những năm qua chủ yếu từ nội lực, vốn phát triển các cơ sở chăn nuôi đều do các hộ nông dân tích lũy dần từ hoạt động sản xuất.

III. Cơ hội và thách thức

1. Cơ hội

- Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi trên thị trường trong nước và quốc tế đang ngày càng tăng cao, ngành chăn nuôi Việt Nam nói chung, Kiên Giang nói riêng có cơ hội lớn ngay ở thị trường nội tỉnh, nội địa và có triển vọng hướng tới xuất khẩu. Với dân số Kiên Giang đến năm 2025 theo kế hoạch khoảng 1.791.122 người thì nhu cầu thịt xẻ các loại là 91.341 tấn/năm (trong khi năm 2020 mới sản xuất được 41.394 tấn) và trứng gia cầm là 304.470.000 quả/năm. Đây là những nền móng quan trọng để ngành phát triển trong giai đoạn tới bởi năng

- Luật Chăn nuôi ra đời với các điều kiện, quy định tương đối toàn diện giúp ngành chăn nuôi thời gian tới có hành lang pháp lý ổn định để thúc đẩy phát triển theo chuỗi, theo chiều sâu, bền vững, thu hút và khuyến khích được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào chăn nuôi công nghệ cao, chăn nuôi hữu cơ, an toàn sinh học.

- Khoa học - công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi, nhất là xử lý ô nhiễm môi trường, kiểm soát dịch bệnh ngày càng phát triển và thực tiễn đã được một số trang trại chăn nuôi ở Kiên Giang áp dụng vào sản xuất sẽ cho phép chủ động kiểm soát dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo vệ sinh thú y và tăng năng suất chăn nuôi. Đây được xem là tiền đề quan trọng cho phát triển chăn nuôi tập trung sản xuất hàng hóa lớn.

- Nguồn nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi ở Kiên Giang khá phong phú và đa dạng, trong tương lai thu hút các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và các khu, cụm công nghiệp ở Kiên Giang sản xuất thì giá thành sản phẩm chăn nuôi sẽ giảm, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm chăn nuôi phát triển.

- Sau dịch bệnh Cúm gia cầm H5N1, dịch bệnh heo Tai xanh, bệnh Dịch tả heo Châu Phi cộng với việc tuyên truyền sâu rộng về tầm quan trọng việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đã dần nâng cao ý thức và hình thành nhận thức mới cả cho người tiêu dùng và người sản xuất kinh doanh thực phẩm chăn nuôi. Đồng thời, trong quá trình phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm từ năm 2004 đến nay đã rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn để có những cơ chế chính sách và biện pháp triệt để tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi, củng cố hệ thống thú y, thu mua, giết mổ và hệ thống buôn bán các sản phẩm chăn nuôi cũng như thay đổi tập quán tiêu dùng, an toàn vệ sinh thực phẩm và ý thức bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Đặc biệt trong thời gian gần đây, Nhà nước từ cấp Trung ương đến địa phương đã ban hành các văn bản về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, tái cơ cấu ngành chăn nuôi, chính sách hỗ trợ chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm... Đây được xem là hành lang pháp lý để tỉnh Kiên Giang quy hoạch lại hệ thống tổ chức sản xuất ngành chăn nuôi trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 và xa hơn đến năm 2030.

2. Thách thức

Giá giống vật nuôi và giá nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y liên tục tăng và ở mức cao lại chưa được kiểm soát theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật là thách thức lớn nhất đối với ngành chăn nuôi Việt Nam nói chung và Kiên Giang nói riêng.

Dịch bệnh vật nuôi tuy đã được khống chế nhưng vẫn tiềm ẩn và có nguy cơ tái phát, nhất là các dịch Cúm gia cầm, dịch heo Tai xanh, dịch bệnh Lở mồm long móng, bệnh Dịch tả heo Châu Phi, Viêm da nổi cục trên trâu, bò... là rủi ro lớn nhất đối với nhà chăn nuôi phải gánh chịu trong những năm qua, số ít thua lỗ, phá sản.

Sản phẩm chăn nuôi của Kiên Giang phải cạnh tranh khá quyết liệt với sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước và nhập khẩu; thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi hạn chế về phạm vi, đối tượng do hệ thống thương mại, lưu thông phân phối chưa bài bản, tự phát, cộng với giá cả thị trường không ổn định đã ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ và hạn chế đầu tư phát triển của ngành chăn nuôi.

Chưa có chiến lược tiếp thị, nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong và ngoài tỉnh để giúp cho người chăn nuôi định hướng đầu tư phát triển loại vật nuôi gì, quy mô, thời điểm, chính sách hỗ trợ...

Phần IV

XÂY DỰNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. Quan điểm, mục tiêu phát triển chăn nuôi

1. Quan điểm phát triển

Phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 dựa trên quan điểm phát triển tổng thể ngành, cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phù hợp với định hướng chiến lược phát triển chăn nuôi Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045.

Phát huy tiềm năng, lợi thế các vùng sinh thái của tỉnh để phát triển chăn nuôi toàn diện, hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với phát triển các chuỗi giá trị, trở thành ngành sản xuất hàng hóa để nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm, đối xử nhân đạo với vật nuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kết hợp giữa chăn nuôi nông hộ với phát triển mạnh các mô hình chăn nuôi tập trung, chăn nuôi hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao; đa dạng hóa vật nuôi gắn với nhu cầu thị trường; tập trung phát triển những loại vật nuôi có lợi thế: heo, bò, gia cầm, chim yến.

Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động trong chăn nuôi, phát triển chăn nuôi phù hợp với kinh tế thị trường, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu chung

- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính có tỷ trọng đáng kể trong ngành nông nghiệp, có quy mô sản xuất theo hướng tập trung, với trình độ chăn nuôi từng bước được hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu thị trường cho nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, hạn chế tối đa thiệt hại, ô nhiễm môi trường.

- Đa dạng hóa các loài vật nuôi để phát huy lợi thế của từng tiểu vùng và nhu cầu đa dạng của từng thị trường, nhưng tập trung chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng đàn gia cầm (chủ yếu gà, vịt), đàn heo, đàn bò, chim yến. Chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ sang phát triển chăn nuôi trang trại chiếm tỷ trọng ngày càng cao; khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Mức tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2025 trung bình từ 5,5 - 5,7%/năm.

- Đàn heo: 320.000 con, đàn trâu: 4.500 con, đàn bò: 13.000 con, đàn gia cầm: 6 triệu con.

- Sản phẩm: Thịt hơi các loại: 90.800 tấn, trứng các loại: 370 triệu quả, sản lượng yến thô: 35 tấn.

- Xây dựng được ít nhất 5 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

- Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi heo xử lý chất thải bằng biogas hoặc áp dụng quy trình, công nghệ tiên tiến, giải pháp xử lý chất thải đạt từ 70% trở lên.

b. Định hướng đến năm 2030

- Mức tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi bình quân giai đoạn 2026 - 2030 đạt từ 8 - 8,5%/năm.

- Đàn heo: 450.000 con, Đàn trâu: 6.000 con, đàn bò: 18.000 con, đàn gia cầm: 10 triệu con.

- Sản phẩm: Thịt hơi các loại: 134.500 tấn, trứng các loại: 450 triệu quả, sản lượng yến thô: 40 tấn.

- Xây dựng được ít nhất 15 cơ sở chăn nuôi và 2 vùng chăn nuôi tập trung an toàn dịch bệnh.

- Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi heo xử lý chất thải bằng biogas hoặc áp dụng quy trình, công nghệ tiên tiến, giải pháp xử lý chất thải đạt từ 90% trở lên.

II. Xây dựng phương án phát triển ngành chăn nuôi bền vững tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, phân tích và lựa chọn phương án phát triển

Dựa trên cơ sở khoa học về điều tra, khảo sát các hộ, trang trại chăn nuôi và cơ quan quản lý. Đồng thời dựa trên dự báo các điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm và động vật khác; tình hình triển khai thực hiện khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu kép, chuyển sang trạng thái bình thường mới và các căn cứ pháp lý hiện hành, đưa ra 2 phương án trong 2 điều kiện khác nhau, đó là: (1) Tiếp tục phát triển chăn nuôi theo Kế hoạch số 179/KH-UBND ngày 13/11/2020 của UBND tỉnh thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045, theo Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính Phủ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; (2) Phát triển chăn nuôi trong điều kiện do dịch bệnh trên người và gia súc diễn biến phức tạp, thời tiết không thuận lợi và các tác nhân khác.

Phương án 1: Tiếp tục phát triển chăn nuôi theo Kế hoạch số 179/KH-UBND ngày 13/11/2020 của UBND tỉnh thực hiện Chiến lưc phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045, theo Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính Phủ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, trong đó có điều chỉnh một số chỉ tiêu đến năm 2025. (PA1)

Kế hoạch số 179/KH-UBND trước đây được tính toán trong điều kiện dịch Covid - 19 chưa diễn biến phức tạp, bệnh Dịch tả heo Châu Phi đã được khống chế. Đồng thời trong quá trình triển khai thực hiện tốt các cơ chế, chính sách tái đàn trong chăn nuôi. Mặc dù chúng ta đã có hệ thống giải pháp thích ứng linh hoạt, bình thường mới nhưng ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và dịch bệnh trên gia súc, gia cầm là không nhỏ, tái đàn, tăng đàn gặp khó khăn. Do đó về lộ trình thực hiện cần điều chỉnh tốc độ, chỉ tiêu đến năm 2025 phù hợp thực tiễn nhằm tạo tiền đề, hạ tầng để đến năm 2030 đạt các mục tiêu đã đề ra không chỉ cho tỉnh Kiên Giang mà còn góp phần hoàn thành chiến lược chăn nuôi của Chính phủ. Các chỉ tiêu chính PA1 như sau:

a. Đến năm 2025

- Mức tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2025 trung bình từ 5,5 - 5,7%/năm.

- Đàn heo: 320.000 con, đàn trâu: 4.500 con, đàn bò: 13.000 con, đàn gia cầm: 6 triệu con.

- Sản phẩm: Thịt hơi các loại: 90.800 tấn, trứng các loại: 370 triệu quả, sản lượng yến thô: 35 tấn.

- Xây dựng được ít nhất 5 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

- Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi heo xử lý chất thải bàng biogas hoặc áp dụng quy trình, công nghệ tiên tiến, giải pháp xử lý chất thải đạt từ 70% trở lên.

b. Định hướng đến năm 2030

- Mức tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi bình quân giai đoạn 2026 - 2030 đạt từ 8 - 8,5%/năm.

- Đàn heo: 450.000 con, Đàn trâu: 6.000 con, đàn bò: 18.000 con, đàn gia cầm: 10 triệu con.

- Sản phẩm: Thịt hơi các loại: 134.500 tấn, trứng các loại: 450 triệu quả, sản lượng yến thô: 40 tấn.

- Xây dựng được ít nhất 15 cơ sở chăn nuôi và 2 vùng chăn nuôi tập trung an toàn dịch bệnh.

- Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi heo xử lý chất thải bằng biogas hoặc áp dụng quy trình, công nghệ tiên tiến, giải pháp xử lý chất thải đạt từ 90% trở lên.

Bảng 4.1. Phát triển đàn gia súc, gia cầm đến năm 2025, định hướng 2030 (theo PA1)

STT

Hạng mục

ĐVT

Hiện trạng

Định hướng

2020

2025

2030

I

Quy mô đàn

 

 

 

 

1

Đàn heo

Con

200.250

320.000

450.000

 

- Thịt

Con

176.859

290.000

397.600

 

- Nái

Con

23.177

29.700

52.000

 

- Đực giống

Con

214

300

400

2

Đàn trâu

Con

4.273

4.500

6.000

3

Đàn bò

Con

11.924

13.000

18.000

4

Đàn gia cầm

Con

4,246

6

10

 

- Đàn gà

Triệu con

2,214

3,5

5

II

Sản phẩm

 

 

 

 

1

Thịt hơi các loại

Tấn

58.715,74

90.800

134.500

1.1

Thịt trâu, bò hơi

Tấn

1.590

1.800

2.500

1.2

Thịt heo

Tấn

40.127

65.000

92.000

1.3

Thịt gia cầm

Tấn

16.998,74

24.000

40.000

2

Trứng các loại

Triệu quả

323,054

370

450

3

Sản lượng yến thô

Tấn

17

35

40

Phương án 2: Phát triển chăn nuôi trong điều kiện do dịch bệnh trên người và gia súc diễn biến phức tạp, thời tiết không thuận lợi và các tác nhân khác. (PA 2)

Các chỉ tiêu chính của PA2 như sau:

a. Đến năm 2025

- Mức tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2025 trung bình từ 5,2 - 5,5%/năm.

- Đàn heo: 300.000 con, Đàn trâu: 4.500 con, đàn bò: 13.000 con, đàn gia cầm: 6 triệu con.

- Sản phẩm: Thịt hơi các loại: 86.800 tấn, trứng các loại: 370 triệu quả, sản lượng yến thô: 35 tấn.

- Xây dựng được ít nhất 5 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

- Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi heo xử lý chất thải bằng biogas hoặc áp dụng quy trình, công nghệ tiên tiến, giải pháp xử lý chất thải đạt từ 70% trở lên.

b. Định hướng đến năm 2030

- Mức tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi bình quân giai đoạn 2026 - 2030 đạt từ 6 - 6,5%/năm.

- Đàn heo: 400.000 con, Đàn trâu: 5.500 con, đàn bò: 16.000 con, đàn gia cầm: 9 triệu con.

- Sản phẩm: Thịt hơi các loại: 115.300 tấn, trứng các loại: 400 triệu quả, sản lượng yến thô: 40 tấn.

- Xây dựng được ít nhất 15 cơ sở chăn nuôi và 2 vùng chăn nuôi tập trung an toàn dịch bệnh.

- Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi heo xử lý chất thải bằng biogas hoặc áp dụng quy trình, công nghệ tiên tiến, giải pháp xử lý chất thải đạt từ 90% trở lên.

Bảng 4.2. Phát triển đàn gia súc, gia cầm đến năm 2025, định hướng 2030 (theo PA2)

STT

Hạng mục

ĐVT

Hiện trạng

Định hướng

2020

2025

2030

I

Quy mô đàn

Con

 

 

 

1

Đàn heo

Con

200.250

300.000

400.000

 

- Thịt

Con

176.859

270.700

352.650

 

- Nái

Con

23.177

29.000

47.000

 

- Đực giống

Con

214

300

350

2

Đàn trâu

Con

4.273

4.500

5.500

3

Đàn bò

Con

11.924

13.000

16.000

4

Đàn gia cầm

Con

4,246

6

9

 

- Đàn gà

Triệu con

2,214

3,5

4,5

II

Sản phẩm

 

 

 

 

1

Thịt hơi các loại

Tấn

58.715,74

86.800

115.300

1.1

Thịt trâu, bò hơi

Tấn

1.590

1.800

2.300

1.2

Thịt heo

Tấn

40.127

61.000

82.000

1.3

Thịt gia cầm

Tấn

16.998,74

24.000

31.000

2

Trứng các loại

Triệu quả

323,054

370

400

3

Sản lượng yến thô

Tấn

17

35

40

Căn cứ trong điều kiện thực tế và tình hình ngành chăn nuôi triển khai thực hiện kế hoạch trong điều kiện đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: (1) Đại dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp, tác động đến đời sống, kinh tế, xã hội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và hoạt động tiêu thụ nông sản, việc giãn cách xã hội thực hiện ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; (2) Dịch bệnh trên động vật diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh trên người hiện nay, Chính phủ đã có những giải pháp phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện thực hiện mục tiêu kép, chuyển sang trạng thái bình thường mới, đồng thời một số chỉ tiêu của PA1 tỉnh Kiên Giang đã đạt được trong những năm trước đây, với sự tập trung đẩy mạnh tái đàn và phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, phát huy thế mạnh trong chăn nuôi nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, xét thấy PA1 là phương án cần phải phấn đấu phát triển, phù hợp nhất và đây cũng là phương án chọn để phân tích, tính toán cho các chỉ tiêu trong đề án. PA2 là phương án dự phòng trong trường hợp dịch bệnh trên người và gia súc diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất chăn nuôi, thời tiết không thuận lợi và các tác nhân khác.

III. Xây dựng đề án phát triển ngành chăn nuôi bền vững tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 theo phương án chọn

1. Định hướng phát triển các loại vật nuôi

Tập trung phát triển những vật nuôi có lợi thế, có sản phẩm hàng hóa lớn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, khu vực ĐBSCL, thành phố Hồ Chí Minh và hướng đến xuất khẩu. Trước hết tập trung phát triển chăn nuôi heo, bò thịt, gia cầm và chim yến.

1.1. Đối với đàn heo

- Heo là vật nuôi chính sẽ được tiếp tục phát triển; chuyển dần từ chăn nuôi phân tán sang chăn nuôi trang trại, từng bước hình thành các khu vực khuyến khích chăn nuôi tập trung, đồng thời mở rộng quy mô đàn heo chăn nuôi theo hướng hữu cơ, truyền thống với các giống heo bản địa, heo lai giữa giống cao sản và giống bản địa. Đàn heo được nuôi trang trại, công nghiệp chiếm trên 40%.

- Chú trọng nâng cao chất lượng đàn nái sinh sản để tăng năng suất ngành chăn nuôi thông qua tăng hệ số lứa đẻ, số con /lứa, số lượng con giống được nuôi sống/lứa, tăng trọng nhanh nhằm tăng vòng quay trong chăn nuôi, để cùng với tăng tổng đàn sẽ thúc đẩy tăng trưởng nhanh hơn giá trị gia tăng.

- Đầu tư hỗ trợ heo giống cấp ông bà và nhân giống heo cấp bố mẹ để năm 2025 đàn heo trong tỉnh đạt trên 80% sử dụng giống heo lai chất lượng cao, có năng suất và tỷ lệ nạc cao.

- Xây dựng trạm cung cấp dịch vụ tinh giống heo và gieo tinh nhân tạo quy mô 20 con đực giống theo Đề án Phát triển giống cây trồng vật nuôi tỉnh.

- Đưa quy mô đàn heo từ 200.250 con năm 2020 lên 320.000 con năm 2025 (TTBQ 9,83%/năm), đến năm 2030 là 450.000 con (TTBQ 7,06%/năm).

- Địa bàn phát triển chăn nuôi heo chủ yếu ở các huyện thuộc vùng Tây Sông Hậu và Tứ Giác Long Xuyên. Trong đó, đẩy mạnh chăn nuôi heo theo hướng tập trung ở huyện Gò Quao, Châu Thành, Hòn Đất, Tân Hiệp, đặc biệt là huyện Giang Thành còn nhiều dư địa để kêu gọi đầu tư mới trang trại quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo chuỗi khép kín từ con giống tới tiêu thụ.

Bảng 4.3. Phát triển đàn heo đến năm 2025, định hướng 2030

STT

Huyện, thành ph

Quy mô đàn (con)

Hiện trạng

Định hưng

2020

2025

2030

 

Toàn tỉnh

200.250

320.000

450.000

1

Rạch Giá

4.664

5.000

6.000

2

Hà Tiên

846

5.000

6.000

3

Phú Quốc

5.298

5.000

6000

4

Kiên Lương

7.062

14.000

25.000

5

Hòn Đất

14.388

18.000

30.000

6

Tân Hiệp

54.198

54.800

60.000

7

Châu Thành

6.579

20.000

28000

8

Giồng Riềng

38.356

100.000

131.800

9

Gò Quao

29.697

40.000

57.000

10

An Biên

20.462

23.000

32.000

11

An Minh

6.314

8.000

14.000

12

Vĩnh Thuận

9.247

6.000

10.000

13

Kiên Hải

123

200

200

14

U Minh Thượng

2.201

10.000

16.000

15

Giang Thành

815

11.000

28.000

1.2. Đối với đàn gia cầm

- Tập trung phát triển đàn gia cầm theo hướng an toàn sinh học, đảm bảo tính bền vững, hạn chế tối đa bùng phát dịch bệnh; quản lý chặt chẽ các mô hình chăn nuôi để hạn chế lây lan nguồn bệnh từ đối tượng này sang đối tượng khác. Chuyển mạnh từ chăn nuôi phân tán sang chăn nuôi tập trung.

- Xây dựng trại giống gia cầm ông bà theo hướng thịt chất lượng cao, chọn giống gia cầm đặc sản như gà Nòi, gà Ri, vịt biển 15, vịt trời.

- Triển khai các chương trình nhân giống gia cầm cấp bố mẹ 20.000 con/năm trong đó gồm giống gà thịt chất lượng cao và giống vịt trên tất cả các huyện, thị và thành phố trong tỉnh theo Đề án Phát triển giống cây trồng, vật nuôi tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020 đã được phê duyệt.

- Mở rộng trại giống gia cầm quy mô 2.000 con giống ông bà tại vùng U Minh Thượng.

- Phát triển chăn nuôi gia cầm: Đưa quy mô đàn gia cầm lên 6 triệu con năm 2025 (TTBQ 7,16%/năm), đến năm 2030 đạt 10 triệu con (TTBQ 6,72%/năm). Tập trung chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng đàn gà trong tổng đàn gia cầm từ 52% năm 2020 lên 58% năm 2025.

- Địa bàn phát triển chăn nuôi gia cầm chủ yếu ở các huyện thuộc vùng Tây Sông Hậu và Tứ Giác Long Xuyên.

Bảng 4.4. Phát triển đàn gia cầm đến năm 2025, định hướng 2030

STT

Huyện, thành phố

Quy mô đàn gia cầm
(nghìn con)

Trong đó: Quy mô đàn gà
(nghìn con)

HT

Định hướng

HT

Định hướng

2020

2025

2030

2020

2025

2030

 

Toàn tỉnh

4.246

6.000

10.000

2.214,22

3.500

5.000

1

Rạch Giá

18,70

30

40

8,19

8

15

2

Hà Tiên

26,07

70

100

16,91

40

80

3

Phú Quốc

150,09

170

180

135,30

140

270

4

Kiên Lương

68,38

100

150

56,80

80

90

5

Hòn Đất

140,29

300

450

69,18

125

250

6

Tân Hiệp

552,28

890

1.780

313,70

587

945

7

Châu Thành

281,25

450

600

167,70

150

250

8

Giồng Riềng

1.535,10

2.070

3.500

605,73

1200

1.200

9

Gò Quao

475,33

500

850

192,18

250

450

10

An Biên

421,99

460

800

297,29

300

500

11

An Minh

237,51

300

400

129,48

210

300

12

Vĩnh Thuận

189,39

200

300

136,32

170

200

13

Kiên Hải

2,60

30

50

2,05

0

0

14

U Minh Thượng

104,71

200

400

49,84

70

250

15

Giang Thành

42,31

230

400

33,55

170

200

1.3. Đối vi đàn trâu, bò

- Tùy theo điều kiện, tập quán của mỗi địa phương để chọn những giống nuôi phù hợp nhằm khai thác tốt nguồn thức ăn, tranh thủ các chương trình hỗ trợ sản xuất, sử dụng có hiệu quả lao động gia đình góp phần đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi theo nhu cầu của thị trường và tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

- Cần tăng tỷ lệ phối tinh nhân tạo trên trâu bò góp phần cải tạo chất lượng đàn bò cái nền, gia tăng năng suất chất lượng đàn bò tỉnh Kiên Giang. Ưu tiên chọn các giống bò thích nghi tốt với điều kiện khí hậu tại địa phương.

- Địa bàn phát triển chăn nuôi bò tập trung chủ yếu ở các huyện thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên, huyện Giồng Riềng, Tân Hiệp. Đến năm 2025 tổng đàn bò đạt khoảng 13.000 con (TTBQ 1.04%/năm), đến năm 2030 là 18.000 con (TTBQ 6,72%/năm), trong đó khoảng 5% được nuôi trang trại.

- Đàn trâu đến 2025 đạt khoảng 4.500 con (TTBQ 1,04%/năm), đến năm 2030 đạt 6.000 con (TTBQ 5,92%/năm), trong đó khoảng 5% được nuôi trang trại.

Bảng 4.5. Phát triển đàn trâu, bò đến năm 2025, định hướng 2030

STT

Huyện, thành phố

Quy mô đàn trâu (con)

Quy mô đàn bò (con)

HT

Định hướng

HT

Định hướng

2020

2025

2030

2020

2025

2030

 

Toàn tỉnh

4.273

4.500

6.000

11.924

13.000

18.000

1

Rạch Giá

37

10

10

215

40

40

2

Hà Tiên

680

400

400

509

550

700

3

Phú Quốc

-

-

-

2.647

1.930

750

4

Kiên Lương

735

915

1.100

1.466

1.600

2.500

5

Hòn Đất

154

250

300

816

950

1.500

6

Tân Hiệp

133

150

250

318

280

365

7

Châu Thành

125

150

150

446

350

350

8

Giồng Riềng

312

300

500

942

1.000

1.150

9

Gò Quao

893

950

1.300

460

550

720

10

An Biên

17

40

60

133

80

120

11

An Minh

-

15

40

28

15

20

12

Vĩnh Thuận

42

15

65

58

35

100

13

Kiên Hải

-

-

-

-

-

-

14

U Minh Thượng

130

150

300

141

170

300

15

Giang Thành

1.015

1.155

1.525

3.745

5.450

9.385

1.4. Nuôi chim yến

- Hướng dẫn và hỗ trợ thủ tục pháp lý có liên quan cho các tổ chức, cá nhân trong việc phát triển nghề nuôi chim yến, sản xuất liên kết theo chuỗi sản phẩm, truy xuất nguồn gốc để phục vụ xuất khẩu, chế biến sản phẩm từ yến theo quy định.

- Sản lượng tổ yến đạt từ 30 - 35 tấn vào năm 2025 và từ 35 - 40 tấn vào năm 2030.

1.5. Các loài vật khác

Ngoài các vật nuôi truyền thống, trên địa bàn huyện Phú Quốc có thể nghiên cứu phát triển một số mô hình nuôi các loại vật nuôi đặc sản để phục vụ du lịch như ong ruồi, ong mật, heo rừng, cá sấu, chó Phú Quốc, kỳ đà, kỳ nhông...

2. Định hướng các cơ sở giết mổ gia súc - gia cầm tập trung

Ngành chăn nuôi heo được nhiều người dân đầu tư, tham gia từ sản xuất con giống đến chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ; đồng thời lượng tiêu thụ thịt heo chiếm tỷ lệ lớn trong nhu cầu tiêu dùng của người dân. Do đó cần xác định con heo là đối tượng vật nuôi tham gia chuỗi liên kết và cung ứng. Để bảo đảm chuỗi cung ứng sản phẩm thịt heo an toàn thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn thì việc hoàn thành hệ thống mạng lưới cơ sở giết mổ là hết sức cần thiết và cấp bách, có thể nói hệ thống giết mổ hoàn chỉnh đi vào hoạt động sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác xây dựng các chuỗi liên kết giữa những hộ kinh doanh giết mổ và các trang trại chăn nuôi trong cũng như ngoài tỉnh sẽ được thuận lại. Do đó việc xúc tiến xây dựng các cơ sở giết mổ ở các địa phương chưa có hoặc chưa hoàn thành nâng cấp các cơ sở cũ cần phải được ưu tiên. Trong thời gian tới, cần hoàn thành xây dựng và đầu tư nâng cấp các lò giết mổ tập trung theo phương án đã được xây dựng tại phần V: Các giải pháp thực hiện đề án.

Song song đó rất cần thiết phải có sự xúc tác, tạo động lực từ cơ chế, chính sách, đặc biệt là các ưu đãi, hỗ trợ theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP.

3. Định hướng phát triển khu vực chăn nuôi

Về lâu dài sẽ từng bước chuyển các cơ sở chăn nuôi tập trung (trang trại) vào các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung để tránh gây ô nhiễm cho các khu dân cư, hạn chế dịch bệnh, tiện lợi cho tổ chức sản xuất. Giai đoạn từ nay đến nấm 2025 sẽ chọn 1-2 khu vực thí điểm xây dựng khu vực chăn nuôi tập trung ở những nơi có tiềm năng, lợi thế, kinh nghiệm về chăn nuôi trang trại như Châu Thành, Tân Hiệp, Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành.

Để tạo hành lang pháp lý cho vận hành quản lý các khu vực khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, Sở Nông nghiệp và PTNT Kiên Giang sẽ đề xuất UBND tỉnh ban hành tiêu chuẩn lựa chọn và quy chế quản lý khu vực khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung dựa trên nguyên tắc là khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, thực hiện nghiêm Luật Thú y, Luật Chăn nuôi, hạn chế tối đa ảnh hưởng ô nhiễm đến nguồn nước và các khu dân cư, các trang trại phải tự xử lý chất thải và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Các khu vực khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung có mật độ trang trại chăn nuôi hợp lý, không gây quá tải về môi trường, kết hợp tốt giữa chăn nuôi với các ngành sản xuất khác. Nhà nước đảm bảo xây dựng cơ sở hạ tầng (đường, điện, nước) đến khu chăn nuôi tập trung, các trang trại sẽ xây dựng các công trình nối kết từ các tuyến trục vào trang trại. Việc sang nhượng quyền sử dụng đất trong các khu vực khuyến khích phát triển chăn nuôi sẽ do các hộ tự thỏa thuận.

4. Thức ăn chăn nuôi

Khuyến khích phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu, thức ăn bổ sung, nhất là công nghệ sinh học nhằm đáp ứng đủ các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh, hóa chất dùng trong chăn nuôi và tận thu, nâng cao giá trị dinh dưỡng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp trong tỉnh như: Bã men bia, bã dứa, tiết và phụ phẩm lò mổ, vỏ đầu tôm...

Thí điểm chọn một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng cây thức ăn gia súc để phục vụ phát triển chăn nuôi đại gia súc ở vùng Tứ giác Long Xuyên.

Khuyến khích, kêu gọi các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư xây dựng 01-02 nhà máy chế biến thức ăn gia súc (kết hợp chế biến thức ăn cho tôm) công suất khoảng 35.000 tấn/năm ở một trong các khu công nghiệp của tỉnh.

5. Kiểm soát dịch bệnh

Nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh, nhất là việc khống chế các dịch bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến đàn vật nuôi và những dịch bệnh có nguy cơ lây sang người, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao trong tỉnh và cả nước.

Mục tiêu cụ thể:

- Tỷ lệ tiêm phòng LMLM cho trâu bò thuộc diện tiêm phòng, địa bàn nguy cơ cao đạt từ 80% trở lên;

- Tỷ lệ tiêm phòng LMLM cho heo nọc, heo nái, heo hậu bị, heo để chọn giống nuôi nông hộ được từ 80% trở lên;

- Cúm gia cầm: Tiêm phòng theo quy trình nuôi, trừ trường hợp miễn tiêm phòng theo quy định, tổ chức tiêm phòng đạt tỷ lệ tối thiểu 80% tổng đàn thuộc diện tiêm.

- Trên 70% số xã, phường, thị trấn không có bệnh DTHCP trong năm 2021 - 2022; trên 80% số xã, phường, thị trấn không có bệnh DTHCP trong năm 2023 và trên 85% số xã, phường, thị trấn không có bệnh DTHCP trong năm 2024 - 2025. Đến năm 2030 có 90% xã, phường, thị trấn không có bệnh DTHCP.

- Bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò: giai đoạn 2021 - 2025 có dưới 25 xã, phường, thị trấn có trâu, bò mắc bệnh/ năm; giai đoạn 2026 - 2030 có dưới 10 xã, phường, thị trấn có trâu, bò mắc bệnh/ năm; số lượng trâu, bò mắc bệnh giảm so với giai đoạn 2021 - 2025.

Phần V

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

I. Giải pháp về quy hoạch, định hướng và quản lý

1. Quy định vùng cấm và vùng được phép chăn nuôi

Ngày 05/8/2022, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND, quy định khu vực không được phép chăn nuôi, chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi và vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết, Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh xây dựng bản đồ chăn nuôi, trong đó thể hiện được các vùng cấm nuôi, vùng định hướng chăn nuôi tập trung đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện chăn nuôi, nhất là khoảng cách an toàn trong chăn nuôi theo Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi; Quyết định số 27/2020/QĐ-UBND ngày 24/12/2020 của UBND tỉnh về việc quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2030. Các địa phương xác định mật độ, khoảng cách hợp lý giữa các cơ sở, trang trại chăn nuôi, đảm bảo cách ly dịch bệnh nhất là Dịch tả heo Châu Phi và sức tải môi trường đối với chất thải, khí thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi để hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển chăn nuôi. Bởi việc quy hoạch chăn nuôi tập trung kiểu “khu công nghiệp” đặt ra nhiều vấn đề nan giải về quỹ đất, vốn, hạ tầng, thu hút đầu tư, đặc biệt là rất khó thực hiện giải pháp an toàn dịch bệnh, môi trường.

Bên cạnh đó, căn cứ Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 để điều chỉnh, tích hợp phát triển chăn nuôi phù hợp tiềm năng, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của từng vùng sinh thái; bám sát tín hiệu thị trường. Đây là giải pháp then chốt, làm kim chỉ nam cho việc tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị để chăn nuôi của tỉnh đi đúng hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi tuần hoàn ở cả quy mô trang trại, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp; khẳng định vai trò quan trọng của chăn nuôi nông hộ truyền thống.

Vùng Tứ giác Long Xuyên tập trung phát triển chăn nuôi trâu, bò, các trang trại nuôi heo, gia cầm quy mô từ 30-300 đơn vị vật nuôi theo hình thức công nghiệp; vùng Tây sông Hậu tiếp tục phát huy lợi thế về chăn nuôi gia trại, trang trại gia công thương phẩm heo, gia cầm từ 30 đơn vị vật nuôi trở lên và sản xuất, cung ứng giống vật nuôi.

Bảng 5.1. Phát triển trang trại chăn nuôi tập trung tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 và định hướng đến 2030

STT

Loại hình cơ sở

ĐVT

Hiện trạng

Định hướng

2020

2025

2030

1

Trang trại chăn nuôi heo

Cơ sở

26

40

56

 

- Trại vừa

Cơ sở

18

26

35

 

- Trại lớn

Cơ sở

8

14

21

2

Trang trại chăn nuôi gia cầm

Cơ sở

6

10

22

2. Định hưng vùng chăn nuôi tập trung

Vùng Tứ giác Long Xuyên: với điều kiện đất sản xuất nông nghiệp lớn, dư địa phát triển chăn nuôi còn nhiều, đây sẽ vùng ưu tiên tập trung cơ sở chăn nuôi trang trại vừa, trang trại lớn và các Hợp tác xã chăn nuôi trâu, bò, heo, gà, vịt. Huyện Hòn Đất định hướng đến năm 2025 hình thành vùng chăn nuôi tập trung tại xã Bình Giang, xã Bình Sơn diện tích khoảng 150 ha; Huyện Kiên Lương định hướng đến năm 2025 hình thành vùng chăn nuôi tập trung tại ấp Cảng, xã Hòa Điền diện tích khoảng 300 ha và đến năm 2030 bổ sung thêm vùng chăn nuôi tập trung ở xã Kiên Bình; huyện Giang Thành định hướng đến năm 2025 hình thành vùng chăn nuôi tập trung ở xã Vĩnh Điều khoảng 150 ha đến 214 ha, đến năm 2030 bổ sung vùng chăn nuôi tập trung ở xã Phú Mỹ, Phú Lợi. Tại các vùng chăn nuôi tập trung kết hợp xây dựng cơ sở chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm và sản xuất phân hữu cơ theo quy trình công nghiệp nhằm tận dụng phế, phụ phẩm trong chăn nuôi.

Vùng Tây sông Hậu: Việc vận hành cống Cái Lớn - Cái Bé theo đánh giá của cơ quan chuyên môn không có tác động lớn đến lĩnh vực chăn nuôi, chủ yếu tác động đến trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Do đó, cần phát huy thế mạnh vốn có chăn nuôi trang trại quy mô vừa, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung liên xã, cụm xã về chăn nuôi heo, gia cầm và cung ứng giống. Trong đó, Giồng Riềng ưu tiên xã Long Thạnh, Vĩnh Thạnh, Thạnh Phước, Thạnh Lộc, Bàn Tân Định, Hòa Lợi, Hòa Thuận; huyện Gò Quao tập trung các xã Vĩnh Tuy, Vĩnh Thắng, Vĩnh Hòa Hưng Bắc, Định An; huyện Tân Hiệp chủ yếu các xã Thạnh Trị, Tân An, Tân Hiệp A, Thạnh Đông A, Tân Thành, Tân Hội, Tân Hòa; huyện Châu Thành tập trung các xã Minh Hòa, Giục Tượng, Mong Thọ A, Mong Thọ B, Vĩnh Hòa Phú,...

Các huyện, thành phố còn lại: duy trì tổng đàn hợp lý, chăn nuôi các loài đặc sản, đặc hữu của địa phương trong vùng được phép chăn nuôi và đảm bảo các điều kiện về vệ sinh thú y, môi trường theo quy định.

Đến năm 2025 xây dựng được ít nhất 5 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, đến năm 2030 phấn đấu 15 cơ sở nuôi, ít nhất 01 cơ sở sản xuất giống vật nuôi (Trại giống Nông Lâm Ngư nghiệp Hòn Đất) và 2 vùng chăn nuôi tập trung an toàn dịch bệnh.

3. Quản lý, phát triển nuôi chim yến

Các huyện, thành phố có lợi thế phát triển nghề nuôi chim yến cần quy hoạch chi tiết vùng nuôi, tổ chức thực hiện nghiêm Điều 25 (Quản lý nuôi chim yến) Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ Hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi, Nghị quyết của HĐND tỉnh về vùng nuôi chim yến.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm..., vừa tận dụng, phát huy ưu thế của tỉnh có số nhà yến đứng đầu cả nước, nhưng phải làm tốt khâu quản lý, định hướng, điều tiết được sản xuất, bình đẳng, không để xảy ra xung đột, khiếu kiện trên cơ sở đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của tổ chức, cá nhân nuôi yến và cộng đồng.

Thông qua các hoạt động khuyến nông phổ biến, nhân rộng mô hình nuôi chim yến hiệu quả nhờ sử dụng công nghệ cao, liên kết trong sản xuất; xây dựng yến sào thành sản phẩm OCOP Kiên Giang, tăng giá trị thông qua chế biến sâu, đa dạng sản phẩm, hỗ trợ quảng bá, tạo dựng thương hiệu, hướng đến xuất khẩu.

Thường xuyên dự báo và cập nhật số lượng quần thể, số lượng nhà yến, sản lượng, nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm yến sào để quản lý, khuyến cáo, ban hành các chính sách phù hợp.

Ngành thú y chủ động xây dựng kế hoạch, giải pháp phòng, chống dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nuôi yến phù hợp thực tiễn và quy định pháp luật hiện hành.

4. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung

Kế thừa thành quả đạt được từ Đề án Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2006 - 2010, Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát, điều chỉnh, bổ sung, tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng hoàn thiện mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Kiên Giang. Trong đó:

- Chỉ đạo các huyện, thành phố chậm nhất đến cuối năm 2022 phải xây dựng hoàn thành cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại thị trấn như huyện Giang Thành, An Biên, U Minh Thượng.

- Các cơ sở giết mổ tập trung tại các huyện, thành phố: Rạch Giá, Hà Tiên, Giồng Riềng, Kiên Lương, Châu Thành, Tân Hiệp từng bước nâng cấp, cải tạo, đầu tư hệ thống giết mổ treo, mở rộng công suất phù hợp với nhu cầu giết mổ.

- Cơ sở đã hoạt động, đến nay qua rà soát quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đánh giá điều kiện đảm bảo ATTP theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT xếp loại C không có khả năng khắc phục sai lỗi, vi phạm nghiêm trọng về môi trường,... buộc dừng hoạt động hoặc phải di dời.

II. Giải pháp về khoa học công nghệ, khuyến nông và cải tạo giống vật nuôi

1. Khoa học, công nghệ và chuyển đổi số

- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh, truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi như công nghệ quản lý TE-FOOD (một ứng dụng của công nghệ Blockchain) đang được áp dụng khá phổ biến ở các tỉnh, thành. Công nghệ TE-FOOD triển khai phù hợp ở các cơ sở chăn nuôi heo từ 30 con, gia cầm từ 1.000 con trở lên, giúp cập nhật thông tin theo thời gian thực về tổng đàn, giám sát dịch bệnh, sản lượng tiêu thụ, truy xuất nguồn gốc dễ dàng và hạn chế tối đa (hoặc thay thế) các loại giấy tờ, thủ tục... phục vụ cho công tác quản lý, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ.

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ về xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường, trong đó tập trung cho việc ngăn chặn, hạn chế và xử lý ô nhiễm tại khu vực khu chăn nuôi, giết mổ, khu xử lý chất thải tập trung,....

- Tạo điều kiện, cơ chế hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động cho Trung tâm Giống Nông lâm ngư nghiệp, Trung tâm Khuyến nông liên kết với các cơ sở nghiên cứu khoa học trong-ngoài tỉnh để khảo nghiệm, xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao, hướng dẫn các tiến bộ khoa học cho người dân ứng dụng vào sản xuất.

- Chuyển đổi số trong nông nghiệp bao gồm chăn nuôi là xu thế tất yếu, khách quan của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, là động lực và là một trong những giải pháp đột phá lớn, không những khắc phục hạn chế nội tại của ngành về cơ sở dữ liệu, kết nối cung cầu, thương mại điện tử,...mà còn góp phần nâng tầm ngành chăn nuôi về năng suất, sản lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phê duyệt, ban hành chương trình hành động cụ thể đến 2025. Đây cũng là cơ hội của Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Kiên Giang khi được triển khai trong thời điểm ngành nông nghiệp đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất ở tất cả các lĩnh vực.

- Đánh số vùng nuôi, cơ sở chăn nuôi GSGC theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT phục vụ truy xuất nguồn gốc, thương mại điện tử, xuất khẩu.

2. Công tác khuyến nông

Đẩy mạnh chương trình khuyến nông chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, chuỗi khép kín, kinh tế tuần hoàn để người chăn nuôi có thể làm chủ được kỹ thuật xuất sản, giao dịch sản phẩm; chuyển giao quy trình, công nghệ chăn nuôi cho nông hộ, trang trại phù hợp với từng đối tượng vật nuôi và vùng sinh thái.

Đa dạng hóa các chương trình truyền thông nhằm từng bước thay đổi nhận thức và các thói quen không phù hợp trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi.

Triển khai các “Mô hình trình diễn kỹ thuật” để người chăn nuôi tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm. Tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá và nhân rộng các mô hình trên để tuyên truyền, giới thiệu những kinh nghiệm hay, cách làm giỏi, những gương điển hình tiên tiến trong phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và động vật khác. Định hướng giai đoạn từ 2021 - 2025 xây dựng trên 10 loại mô hình, với hàng trăm điểm trình diễn thực hiện.

a. Mô hình chăn nuôi heo

- Áp dụng công nghệ tự động công nghệ 4.0 trong chăn nuôi heo trang trại.

- Mô hình chăn nuôi heo thương phẩm theo hướng ATSH và hữu cơ.

- Mô hình heo thương phẩm sử dụng thức ăn thảo dược theo hướng ATSH và theo hướng hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

b. Mô hình chăn nuôi trâu bò

- Mô hình nuôi bò sinh sản cải tạo đàn bò tại tỉnh Kiên Giang.

- Mô hình thụ tinh nhân tạo cho trâu, bò.

- Mô hình trồng cây thức ăn cho gia súc kết hợp nuôi bò vỗ béo.

c. Mô hình chăn nuôi gà

- Mô hình nuôi gà thương phẩm theo hướng ATSH quy mô trang trại, nông hộ.

- Mô hình gà thương phẩm sử dụng thức ăn thảo dược theo hướng ATSH gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

d. Mô hình chăn nuôi vịt

- Mô hình nuôi vịt Grimaud theo hướng ATSH.

- Mô hình nuôi vịt xiêm pháp theo hướng ATSH.

e. Mô hình dẫn dụ, gây nuôi chim yến

- Thông qua các hoạt động khuyến nông phổ biến, nhân rộng các mô hình nuôi chim yến hiệu quả, mô hình liên kết trong sản xuất, xây dựng nhà yến để người dân học tập kinh nghiệm về công nghệ, phương pháp kỹ thuật...

- Tổ chức tập huấn, đào tạo chuyên môn, kỹ thuật nhân giống để phát triển nguồn giống trong tỉnh.

- Thông tin tuyên truyền đến người nuôi yến vùng được phép nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh, nuôi yến theo hướng ATSH, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và an toàn dịch bệnh trên đàn yến.

- Phối hợp xây dựng nhãn hiệu tập thể truy xuất nguồn gốc và chế biến chuyên sâu tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm góp phần nâng cao giá trị cho sản ngành yến phục vụ cho thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu chính ngạch các sản phẩm từ tổ yến, xây dựng chỉ dẫn địa lý cho thương hiệu yến sào Kiên Giang.

3. Cải tạo giống vật nuôi

- Chọn tạo nâng cao năng suất, chất lượng, sự đồng nhất về sản phẩm của các giống vật nuôi trong sản xuất phù hợp với địa phương, từng phương thức chăn nuôi và phân khúc thị trường; hỗ trợ tích cực cho chương trình xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, sản phẩm chăn nuôi sản xuất theo chuỗi và truy xuất được nguồn gốc.

- Tiếp tục cải tiến nâng cao tầm vóc đàn bò trong tỉnh, phát triển mạng lưới thụ tinh nhân tạo và sử dụng một số giống bò có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái trong tỉnh để tạo đàn cái nền phục vụ cho lai tạo giống bò thịt chất lượng cao, cung cấp bê đực cho nuôi vỗ béo bò thịt tại Giang Thành, Hà Tiên.

- Bình tuyển, chọn lọc đàn trâu trong sản xuất, tạo đàn cái nền và đực giống tốt cung cấp cho nhu cầu cải tiến, nâng cao chất lượng đàn giống, thực hiện tốt giải pháp đảo đực giống giữa các vùng nhằm tránh tình trạng cận huyết và phát huy ưu thế lai.

- Hằng năm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức đánh giá, bình tuyển chất lượng đối với đàn đực giống, hoạt động dịch vụ gieo tinh trực tiếp trên địa bàn nhằm loại thải những đực giống kém chất lượng, không có lý lịch, nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời đề xuất tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ thải loại đực giống mang tính khả thi.

- Khuyến khích trang trại, doanh nghiệp đầu tư cơ sở sản xuất giống vật nuôi chất lượng tốt, chủ động nguồn giống phục vụ nhu cầu chăn nuôi của tỉnh.

Giống heo: Đến năm 2025, Trại giống nông nghiệp Hòn Đất - Trung tâm giống Nông lâm ngư nghiệp tỉnh dự kiến nuôi 150 con nái và 08 con đực giống (gồm giống Yorkshire, Landrac, Duroc) cấp ông bà, sản xuất đàn bố mẹ từ 1.000 - 1.500 con/năm (đáp ứng 8-12% nhu cầu giống của tỉnh, còn lại người dân tự giữ lại làm giống từ đàn thương phẩm và mua từ các tỉnh lân cận). Đến năm 2030, cấp bố mẹ: từ 2.000 - 2.500 con giống (đáp ứng 30 - 40% nhu cầu giống của tỉnh).

Giống gia cầm: Đến năm 2025, đối với cơ sở sản xuất giống gà có từ 1 - 2 cơ sở sản xuất giống có qui mô 5.000 mái đẻ/cơ sở, đối với cơ sở sản xuất giống vịt có từ 2 - 3 trại vịt bố mẹ với qui mô từ 2.000 mái đẻ trở lên/trại. Đến năm 2030, Trại gà giống - Trung tâm Giống dự kiến nuôi 2.000 con giống cấp ông bà, 80.000 - 120.000 con giống cấp bố mẹ (đáp ứng 5 - 10% nhu cầu con giống của các cơ sở/hộ chăn nuôi trong tỉnh).

Lượng giống vật nuôi còn lại do các cơ sở sản xuất giống trong dân cung ứng, một phần con giống do các hộ tự túc và phần của các trang trại do hệ thống khép kín trong nội bộ doanh nghiệp, công ty đảm bảo.

III. Giải pháp nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh

1. Tăng cường năng lực ngành chăn nuôi và thú y

- Trọng tâm là tổ chức thực hiện Kế hoạch số 120/KH-UBND ngày 11/6/2021 của UBND tỉnh về tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp giai đoạn 2021 - 2030 tỉnh Kiên Giang. Trong đó, sắp xếp lại tổ chức Chi cục Chăn nuôi và Thú y, giữ ổn định bộ máy thú y từ tỉnh, đến các huyện, thành phố và tăng cường bố trí lực lượng nhân viên thú y cấp xã đạt trên 80% tổng số xã, phường, thị trấn đảm bảo về số lượng, chất lượng và các chế độ về phụ cấp lương, bảo hiểm phù hợp quy định và đặc thù của tỉnh.

- Thay đổi cách tiếp cận về phương thức quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm để người sản xuất, kinh doanh tự chủ động trong việc kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm chăn nuôi của mình trước khi ra thị trường.

- Xã hội hóa các dịch vụ công về chăn nuôi, thú y như tiêm phòng, chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị bệnh động vật,... để các thành phần kinh tế có đủ điều kiện có thể tham gia nhằm giảm áp lực về biên chế, ngân sách nhà nước nhưng cung cấp cho người dân chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ chăn nuôi, thú y các cấp, nhất là hệ thống chăn nuôi thú y cấp xã về kỹ năng, kỹ thuật chăn nuôi, quản lý dịch bệnh và an toàn thực phẩm.

2. Phòng, chống dịch bệnh động vật

- Chủ động tổ chức và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn dịch tễ đàn gia súc, gia cầm và các vật nuôi khác thông qua truyền thông, tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc, kiểm soát giết mổ, kiểm dịch vận chuyển, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh (sản xuất giống và chăn nuôi tập trung), triển khai chính sách hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trong chăn nuôi kịp thời.

- Phối hợp, trao đổi thông tin chăn nuôi, vận chuyển, giám sát dịch bệnh chủ động, bị động với Chi cục Thú y vùng VII và Chi cục Chăn nuôi và Thú y của 10 tỉnh trong khu vực nhằm nắm bắt thông tin dịch tễ kịp thời, chủ động phương án trong tình huống bị dịch uy hiếp hoặc khi mầm bệnh đã xâm nhập, liên kết chống dịch liên tỉnh nhất là địa bàn giáp ranh.

- Đẩy mạnh hoạt động chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị bệnh động vật: Duy trì chứng nhận ISO/IEC 17025:2017 của bộ phận xét nghiệm phục vụ giám sát sau tiêm phòng trên gia súc gia cầm nhằm đánh giá tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng để có biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, nâng cấp, cải tạo khu mổ khám, đầu tư trang thiết bị và cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, tập huấn các kỹ thuật chuyên sâu, mở rộng phạm vi, chỉ tiêu chẩn đoán, điều trị bệnh.

3. Quản lý vật tư đầu vào trong chăn nuôi

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư đầu vào (giống, thuốc thú y, hóa chất, vắc xin, thức ăn chăn nuôi, vật tư,...) đảm bảo các điều kiện về thủ tục hành chính, chứng chỉ hành nghề, vệ sinh thú y, chất lượng, nhãn hàng hóa,... theo quy định pháp luật hiện hành; xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm, công khai trên phương tiện thông tin theo quy định.

Phát huy vai trò tham mưu, phối hợp quản lý nhà nước trên địa bàn phụ trách của các Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện, thành phố.

IV. Giải pháp về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường

Nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi là do chất thải rắn và nước thải tại các trang trại chăn nuôi, hộ chăn nuôi và các lò giết mổ gia súc tập trung thường phát sinh nhiều, với mức độ ô nhiễm cao, làm phát thải khí nhà kính, mùi hôi không khí, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cộng đồng, nước mặt, nước ngầm và vệ sinh môi trường, trong khi đó tỷ lệ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có hầm biogas còn rất thấp, tình trạng xả thải trực tiếp ra môi trường còn phổ biến. Các trại nuôi lợn không thực hiện đúng cam kết nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, nhất là công trình xử lý nước thải; đơn vị quản lý buông lỏng giám sát quá trình xây dựng, vận hành các trại nuôi chăn nuôi, giết mổ,... đã để lại nhiều hệ lụy cho môi trường như chất lượng môi trường nước, không khí tại các trang trại, gia trại bị ô nhiễm cục bộ.

Bảo vệ tốt môi trường là một trong 3 trụ cột của phát triển bền vững ngành chăn nuôi, do đó cần tập trung triển khai một số giải pháp sau:

- Tổ chức thẩm định, cấp giấy phép môi trường theo thẩm quyền và quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng của công tác thẩm định, cấp giấy phép môi trường đối với các dự án chăn nuôi.

- Mở rộng và phát triển mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi hữu cơ, bảo vệ môi trường gắn với xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh. Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung cách biệt khu dân cư, đảm bảo điều kiện về môi trường; kết hợp chăn nuôi với trồng cây nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; xây dựng, nâng cấp cơ sở giết mổ tập trung đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Huy động các nguồn thu hợp pháp để ưu tiên đầu tư trở lại cho công tác bảo vệ môi trường.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết thỏa đáng khiếu nại, tố cáo về môi trường không để phát sinh thành điểm nóng chính trị, gây mất an ninh trật tự; Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về việc để xảy ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.

- Quản lý chặt chẽ các vùng cấm nuôi và được phép chăn nuôi:

Chăn nuôi gia súc, gia cầm phải được hoạch định, quản lý chặt chẽ theo từng vùng, địa bàn cả về số lượng, chủng loại, khoảng cách an toàn trong chăn nuôi, mật độ để không quá tải về xả thải ra môi trường. Đặc biệt là những khu vực có sử dụng nguồn nước ngầm hoặc nguồn nước sông hồ cung cấp cho nhà máy cấp nước sinh hoạt phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường trước khi xây dựng và đưa trang trại đi vào hoạt động. Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết quy định khu vực không được phép chăn nuôi, chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi và vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh, Quyết định số 27/2020/QĐ-UBND ngày 24/12/2020 của UBND tỉnh về việc quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2030, quy định khoảng cách an toàn trong chăn nuôi theo Thông tư số 23/2019/TT- BNNPTNT. Việc rà soát lại quy định các vùng nuôi, cấm nuôi phải thực hiện định kỳ vì đây là biện pháp vĩ mô quan trọng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

2. Xử lý ô nhiễm môi trường trong phát triển chăn nuôi

a. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng Hệ thống khí sinh học Biogas

Trong thực tiễn, tùy điều kiện từng nơi, từng quy mô trang trại có thể sử dụng loại hầm (công trình) khí sinh học cho phù hợp. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công trình khí sinh học được đánh giá là giải pháp hữu ích nhằm giảm khí thải methane (Khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính) và sản xuất năng lượng sạch. Hiện nay, việc sử dụng hầm Biogas đang được người chăn nuôi quan tâm vì vừa bảo vệ được môi trường vừa có thể thay thế chất đốt hoặc có thể được sử dụng cho chạy máy phát điện, tạo ra điện sinh hoạt gia đình và điện phục vụ trang trại. Các loại hầm Biogas đang sử dụng phổ biến hiện nay gồm hầm Biogas sử dụng bạt chống thấm HDPE, hầm Biogas sử dụng Composite, hầm Biogas làm bằng Bê tông đã rất phổ biến tại cơ sở chăn nuôi tỉnh Kiên Giang.

Nhiều trang trại đã ứng dụng giải pháp tấm phủ ni-lông (Lagoon cover) trong xử lý chất thải chăn nuôi, vừa sản xuất biogas chạy máy phát điện giúp tiết kiệm điện năng, vừa giảm ô nhiễm môi trường. Chất thải sau khi xử lý là nguồn phân hữu cơ quan trọng cho cây trồng và cải tạo đất, giúp tăng năng suất cây trồng, gia tăng giá trị nông nghiệp trên một đơn vị đất sản xuất, đồng thời góp phần tạo nên hệ thống cây trồng, vật nuôi mới đối với những vùng đất nghèo dinh dưỡng.

Hình 5.1. T hợp chăn nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường

Kinh tế nông nghiệp tuần hoàn đang là xu hướng, thịnh vượng cả về kinh tế, môi trường. Chăn nuôi theo mô hình VACB (Vườn - Ao - Chuồng - Biogas) như nuôi bò trùn quế cá nước ngọt cây ăn trái/rau màu ở các huyện Gò Quao, Giồng Riềng, Châu Thành,... đã chứng minh tính hiệu quả, bền vững giúp quản lý chất thải, sử dụng hợp lý phế, phụ phẩm từng khâu, trả lại độ phì cho đất, nước, xử lý an toàn chất thải động vật, tạo năng lượng tái sinh phục vụ sinh hoạt, tối đa hóa lợi nhuận của mô hình, dễ áp dụng.

b. Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học

- Xử lý môi trường bằng men sinh học

Sử dụng các Chế phẩm EM bổ sung vào nước thải, dùng phun vào chuồng nuôi, vào chất thải để giảm mùi hôi, dùng trộn vào thức ăn,...

- Chăn nuôi trên đệm lót sinh học

Chăn nuôi trên đệm lót sinh học là sử dụng các phế thải từ chế biến lâm sản (phôi bào, mùn cưa...) hoặc phế phụ phẩm trồng trọt (thân cây ngô, đậu, rơm, rạ, trấu, vỏ cà phê..,) cắt nhỏ để làm đệm lót có bổ sung chế phẩm sinh học. Sử dụng chế phẩm sinh học trên đệm lót là sử dụng “bộ vi sinh vật hữu hiệu” đã được nghiên cứu và tuyển chọn chọn thuộc các chi Bacillus, Lactobacillus, Streptomyces, Saccharomyces, Aspergillus... với mong muốn là tạo ra lượng vi sinh vật hữu ích đủ lớn trong đệm lót chuồng nhằm tạo vi sinh vật có lợi đường ruột, tạo các vi sinh vật sinh ra hoạt chất nhằm ức chế và tiêu diệt vi sinh vật có hại, để các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ từ phân gia súc gia cầm, nước giải giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Chăn nuôi trên đệm lót sinh học giảm gây ô nhiễm môi trường và phù hợp nhất đối với mô hình chăn nuôi nông hộ.

c. Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ (Compost)

Nhờ quá trình lên men và nhiệt độ tự sinh của đống phân ủ sẽ tiêu diệt được phần lớn các mầm bệnh nguy hiểm, thậm chí ủ phân có thể phân hủy được cả xác động vật chết khi lượng phế thải thực vật đủ lớn. Trong phân ủ có chứa chất mùn làm đất tơi xốp, tăng dung lượng hấp thụ khoáng của cây trồng, đồng thời có tác dụng tốt đến hệ vi sinh vật có ích trong đất. Phân ủ còn có tác dụng tốt đối với tính chất lý hoá học và sinh học của đất, không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật và giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái.

d. Xử lý bằng công nghệ ép tách phân

Đây là công nghệ hiện đại, rất hiệu quả và đang được nhiều nhà chăn nuôi quan tâm áp dụng. Dựa trên nguyên tắc “lưới lọc” máy ép có thể tách hầu hết các tạp chất nhỏ đến rất nhỏ trong hỗn hợp chất thải chăn nuôi. Tùy theo tính chất của chất rắn mà có các lưới lọc phù hợp. Quá trình xử lý tuy phải đầu tư ban đầu tốn kém hơn nhưng rất hiện đại, nhanh, gọn, ít tốn diện tích và đang là một trong những biện pháp hiệu quả nhất đối với các trang trại chăn nuôi lợn, trâu bò theo hướng công nghiệp hiện nay.

e. Xử lý nước thải bằng ô xi hóa

Phương pháp này thường được dùng đối với các bể lắng nước thải, có thể xử lý bằng sục khí, bằng ô-zôn (O3) hoặc bằng Hiđrô perôxit (H2O2).

f. Vệ sinh chuồng trại

Ngoài việc hàng ngày tiến hành dọn vệ sinh phân rác và nước tiểu vật nuôi, thì cần định kỳ hàng tuần quy định 01 ngày thực hiện tổng vệ sinh chuồng trại và khu vực chăn nuôi, thu gom rác về nơi quy định để xử lý và phun khử trùng khu vực chăn nuôi bằng thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh cư trú hoặc tiềm ẩn trong môi trường.

g. Trồng cây xanh

Xung quanh khu vực chăn nuôi tiến hành trồng cây xanh để tạo bóng mát và chắn được gió, ngoài ra cây xanh còn quang hợp hút khí CO2 và thải khí O2 rất tốt cho môi trường chăn nuôi.

h. Hồ sinh học

Sử dụng đối với chất thải ở dạng lỏng, có thể kết hợp nuôi cá và dùng một số loại cây thủy sinh như bèo tây, rau muống,... Các yếu tố này làm sạch nước thải chăn nuôi.

V. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Xác định nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế, trong đó có đóng góp không nhỏ của các thành phần cấu thành ngành chăn nuôi, thời gian qua Trung ương đã có nhiều quyết sách, đặc biệt là cơ chế, chính sách hỗ trợ chăn nuôi. Thực trạng cho thấy ngành chăn nuôi của tỉnh còn không ít hạn chế, khó khăn về nguồn lực (đất đai, vốn, hạ tầng, trang thiết bị, đầu tư, ứng dụng KHCN,...), rất cần có thêm động lực, chất xúc tác tạo đòn bẩy để vươn lên mạnh mẽ, đạt năng suất, sản lượng, tốc độ tăng trưởng cao từ 8 - 8,5% đến năm 2030. Đó là cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển cho nông hộ, trang trại, đặc biệt là các chính sách hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính đầu tư vào các dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm ứng dụng công nghệ cao như các Công ty/tập đoàn DABACO, GREEN FEED, DE HEUS, CJ Vina, C.P, AGRIFISH An Giang,... Đồng thời tạo điều kiện cho người chăn nuôi tái đàn, tăng đàn, khôi phục sản xuất sau dịch bệnh như Dịch tả lợn Châu Phi vừa qua.

1. Chính sách đất đai

Trong quy hoạch sử dụng đất cần dành quỹ đất với tỷ lệ phù hợp để phát triển chăn nuôi đáp ứng các quy định của Luật Chăn nuôi, bảo đảm yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm môi trường, an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học (hiện chỉ ghi chung là đất nông nghiệp khác). Ưu tiên giao đất, thuê đất với chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về đất đai cho các cơ sở giống, cơ sở chăn nuôi trang trại tập trung, công nghiệp đủ điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học trong vùng phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung, chế biến công nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi.

2. Chính sách tài chính và tín dụng

Huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh với mà mức vay, thời hạn vay, lãi suất vay ưu đãi, phù hợp với chu trình sản xuất. Ưu tiên cho vay đầu tư dự án phát triển giống vật nuôi, cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến sản phẩm chăn nuôi theo hướng công nghiệp, cơ sở sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sinh học.

Căn cứ điều kiện cụ thể trình Hội đồng nhân dân tỉnh có chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các dự án đầu tư phát triển chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn.

Đặc biệt vận dụng triệt để các chính sách theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính Phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Trong đó đặc biệt là chính sách về khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung và giết mổ, chế biến công nghiệp. Các sở, ngành, địa phương cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư rộng rãi, tổ chức các hội thảo phổ biến, hướng dẫn trình tự, thủ tục để doanh nghiệp nắm bắt, mạnh dạn xây dựng dự án đầu tư...

Triển khai thực hiện tốt Nghị định 15/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 của Chính phủ về Đầu tư theo hình thức đối tác công tư nhằm kêu gọi các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật, cơ sở nhà xưởng, kho lưu trữ, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi,...

Về phía nhà đầu tư phải đưa ra các quy trình chăn nuôi hoặc công nghiệp phụ trợ mang tính khả thi, phù hợp địa bàn Kiên Giang, khả năng thu hồi vốn tốt, đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ các cam kết về chăn nuôi bền vững để thuyết phục bên cấp vốn. Đơn cử như chuỗi sản xuất khép kín từ trang trại tới bàn ăn 3F (Feed - Farm - Food: Quy trình sản xuất thực phẩm an toàn từ thức ăn chăn nuôi đến quá trình nuôi ở các trang trại và khâu chế biến thực phẩm thịt) của Tập đoàn DABACO Việt Nam, Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam.

3. Chính sách phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Triển khai thực hiện tốt Kế hoạch 26/KH-UBND ngày 27/01/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 332/2020/NQ-HĐND, ngày 20/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Dự kiến đến năm 2025 có 20 doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi được hỗ trợ về đầu tư hạ tầng khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và 30 doanh nghiệp được hỗ trợ về đầu tư với dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm ứng dụng công nghệ cao.

4. Chính sách thương mại

Với sản lượng thịt, trứng sản xuất được hàng năm, Kiên Giang vẫn chưa cân đối được cung - cầu (hiện thiếu khoảng 18.000 tấn thịt/năm), do đó phần lớn sản phẩm từ chăn nuôi được tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh. Do đó, cần khuyến khích các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi gia tăng sản xuất, hạn chế điều tiết xuất tinh heo, gia cầm, có chế độ, chương trình liên kết thu mua, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật từ các gia trại, nông hộ.

- Gắn kết khuyến nông với thị trường, nhằm định hướng phát triển chăn nuôi phù hợp với nhu cầu tiêu dùng; hình thành các kênh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi theo hướng liên kết từ sản xuất đến giết mổ và tiêu thụ tại các thị trường lớn như Phú Quốc, Rạch Giá, các khu vực đô thị - công nghiệp - du lịch Kiên Lương - Hà Tiên, Tắc Cậu - Xẻo Rô,... Nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đến Thành phố Hồ Chí Minh (chỉ tự cung được trên 10% thịt các loại, 5% trứng), Thành phố Cần Thơ tự đáp ứng khoảng 47 - 50% nhu cầu, mỗi ngày cần cung ứng thêm 130-135 tấn thịt các loại, 265.000 quả trứng.

- Xây dựng các chuỗi ngành thịt an toàn, có sự kiểm soát từ trang trại đến bàn ăn; hình thành mối liên kết giữa người sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sản phẩm được tiêu thụ kịp thời, giá cả phù hợp thông qua hệ thống Trung tâm thương mại, siêu thị, Bách hóa xanh,...; khuyến khích các doanh nghiệp có chuỗi sản xuất khép kín như Công ty C.P mở rộng hệ thống các cửa hàng phân phối Pork Shop, Fresh Shop từ 18 điểm hiện nay lên 40 - 50 điểm tại các huyện, thành phố, sản lượng cung ứng từ 2.000 - 3.000 tấn/năm.

- Đầu tư hạ tầng, xây dựng các trung tâm hội chợ, chợ đầu mối giới thiệu, tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi (như các chợ giống heo, gia cầm ở huyện Tân Hiệp; điểm trung chuyển, giao nhận heo tại xã Minh Hòa, huyện Châu Thành); hỗ trợ việc tổ chức hội chợ, triển lãm, hội thi con giống và sản phẩm chăn nuôi.

- Tổ chức hoặc tham gia các sản thương mại điện tử, các hệ thống tiêu thụ sản phẩm gắn với cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng. Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh, như giống heo hướng nạc, gia cầm sạch bệnh, yến sào Rạch Giá, yến sào Kiên Giang,...

VI. Giải pháp quản lý và sản xuất chăn nuôi

1. Tổ chức lại sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết

- Khuyến khích đầu tư phát triển chăn nuôi theo các chuỗi liên kết, gắn sản xuất với thị trường, theo các mô hình: hộ chăn nuôi - hợp tác xã - doanh nghiệp - thị trường hoặc hộ chăn nuôi - hợp tác xã - thị trường hoặc hộ chăn nuôi - doanh nghiệp - thị trường... trong đó vai trò của các doanh nghiệp là rất quan trọng quyết định sự thành bại của các chuỗi liên kết sản xuất.

- Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho người chăn nuôi về cơ bản nên thông qua doanh nghiệp và hợp tác xã vừa có hiệu quả, khả thi và bền vững, như kinh nghiệm của một số tỉnh đã triển khai thực hiện...

2. Đổi mới tổ chức sản xuất

- Tổ chức sản xuất các ngành hàng sản phẩm chăn nuôi theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại và hiệu quả gắn với các chuỗi liên kết, trong đó phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp, hiệp hội và hợp tác xã, tổ hợp tác.

- Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đủ khả năng đầu tư vào ngành chăn nuôi theo chuỗi khép kín và hỗ trợ, dẫn dắt người chăn nuôi sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường. Chú trọng củng cố và phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới trong lĩnh vực chăn nuôi làm cầu nối giữa các nông hộ, trang trại với các doanh nghiệp lớn và thị trường. Trong đó, ứng dụng KHCN, chuyển đổi số trong chăn nuôi là khâu đột phá.

VII. Đề xuất các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư

Việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án đề xuất kịp thời trong thời kỳ của Đề án sẽ là yếu tố quan trọng để thực hiện tốt các chỉ tiêu của đề án đưa ra. Các đề xuất đầu tư cho các dự án, đề tài là:

- Dự án nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh và xử lý chất thải chăn nuôi.

- Dự án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực quản lý nhà nước, đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ và xúc tiến thương mại chăn nuôi, thú y.

- Dự án số hóa dữ liệu ngành chăn nuôi, phục vụ xây dựng Cổng dữ liệu số các cơ quan nhà nước tỉnh Kiên Giang theo Quyết định số 920/QĐ-UBND ngày 07/4/2021 của UBND tỉnh Kiên Giang và Kế hoạch số 186/KH-UBND ngày 24/12/2020 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.

- Đề án xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025.

- Đề án phát triển giống cây trồng, vật nuôi tỉnh Kiên Giang phục vụ tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2030 (Đề án lồng ghép).

VIII. Đánh giá tính hiệu quả, bền vững của Đề án

Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Vì vậy, khi Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 tỉnh Kiên Giang” đi vào thực tiễn cuộc sống sẽ phát triển bền vững thể hiện ở các hiệu quả sau:

a. Hiệu quả về kinh tế

- Đề án sẽ tạo điều kiện cho tỉnh và các ngành có liên quan quản lý tốt hoạt động chăn nuôi trên địa bàn các huyện, thành phố. Lựa chọn các phương án đầu tư nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.

- Việc bố trí các vùng chăn nuôi tập trung, đặc biệt là mô hình chăn nuôi công nghệ cao, tạo sản lượng lớn là tiền đề để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu chăn nuôi tập trung theo hướng hiệu quả, bền vững, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm chăn nuôi.

- Khi Đề án được triển khai, thực hiện trong điều kiện nền kinh tế phát triển ổn định, không có sự biến động quá lớn của khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh cũng như những nhận định phân tích theo phương án chọn, thì hiệu quả kinh tế của đề án sẽ đạt kết quả khá cao, góp phần tăng giá trị sản xuất, tăng tỷ trọng của chăn nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp tỉnh.

b. Hiệu quả về xã hội, bảo vệ môi trường

Công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi ngày càng được nâng cao, hạn chế dịch bệnh và rủi ro trong sản xuất.

Công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất chăn nuôi từng bước được giải quyết thông qua việc phát triển chăn nuôi theo vùng tập trung và xã trọng điểm, với những trang trại, gia trại được hỗ trợ đầu tư hạ tầng có hệ thống xử lý chất thải đồng bộ; giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, một trong những nguyên nhân tạo ra ô nhiễm môi trường trong nông thôn. Môi trường sản xuất trong chăn nuôi được quan tâm là điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ sức khỏe con người.

Đề án thực sự là một bước quan trọng trong việc dần hoàn thiện, đồng bộ các cơ chế, chính sách phát triển chăn nuôi, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Xác định 03 khâu đột phá để thực hiện hiệu quả Đề án:

(1) Kiên trì hướng dẫn, vận động nông hộ mạnh dạn thay đổi tập quán chăn nuôi, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

(2) Đồng bộ các giải pháp để tăng trưởng hợp lý quy mô chăn nuôi gia trại, trang trại, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao và liên kết trong sản xuất, giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

(3) Phát huy vai trò kiến tạo của cơ quan chuyên môn ở tất cả các khâu trong chuỗi chăn nuôi và tạo động lực thông qua cơ chế, chính sách từ Trung ương đến chính sách đặc thù của tỉnh.

IX. Dự toán kinh phí thực hiện Đề án

Kinh phí thực hiện Đề án cần triển khai trên nguyên tắc xã hội hóa nguồn vốn đầu tư bằng việc huy động tối đa các nguồn lực và lồng ghép với các chương trình mục tiêu, các dự án đầu tư phát triển, xây dựng nông thôn mới, từ các nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và cần có chính sách ưu đãi, thu hút các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển chăn nuôi của tỉnh.

Tổng nhu cầu kinh phí đầu tư phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021 - 2030, là 313,4 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn kinh phí: kinh phí ngân sách địa phương (kinh phí sự nghiệp) chiếm 10,5%; vốn thu hút từ các thành phần kinh tế chiếm 89,5%. Trong đó:

- Kinh phí ngân sách Nhà nước: Tổng kinh phí 32,9 tỷ đồng (giai đoạn 2021- 2025 là 31,9 tỷ đồng, giai đoạn 2026 - 2030 là 1 tỷ đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp thuộc ngân sách địa phương.

- Vốn huy động từ thành phần kinh tế: Đầu tư xây dựng mới các trang trại gia súc, gia cầm, hoàn thiện các cơ sở giết mổ tập trung, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh. Tổng nguồn vốn huy động từ thành phần kinh tế là 280,5 tỷ đồng (Bảng 5.2).

- Ngoài ra, trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, trường hợp phát sinh nhu cầu kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, số hóa dữ liệu, xây dựng bản đồ chăn nuôi của tỉnh, các chương trình, dự án đáp ứng nhu cầu chỉ đạo, điều hành của cấp thẩm quyền, cụ thể hóa chủ trương, chính sách cho phát triển ngành chăn nuôi,...cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng dự toán kinh phí hàng năm, giai đoạn theo nhu cầu thực tế trình Sở Tài chính, UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Bảng 5.2. Nhu cầu kinh phí phát triển chăn nuôi bền vững tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2030

STT

Danh mục

ĐVT

Giai đoạn

Giai đoạn

Thời kỳ

2021-2025

2026-2030

2021-2030

1

Tổng nhu cầu vốn

Tỷ đồng

164,4

149

313,4

-

Đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi heo

Tỷ đồng

96

110

206

-

Đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gia cầm

Tỷ đồng

4

12

16

-

Xây dựng, hoàn thiện cơ sở giết mổ tập trung

Tỷ đồng

30

20

50

-

Xây dựng cơ sở ATDB

Tỷ đồng

2,5

5

7,5

-

Xây dựng vùng ATDB

Tỷ đồng

 

2

2

-

Chương trình Khuyến nông

Tỷ đồng

9,9

-

9,9

-

Hỗ trợ di dời hộ chăn nuôi ra khỏi vùng cấm nuôi

Tỷ đồng

22

-

22

2

Nguồn vốn

Tỷ đồng

164,4

149

313,4

*

Ngân sách

Tỷ đồng

31,9

1

32,9

-

Trung ương

Tỷ đồng

0

0

0

-

Địa phương (sự nghiệp)

Tỷ đồng

31,9

1

32,9

*

Các thành phần kinh tế

Tỷ đồng

132,5

148

280,5

3

Cơ cấu nguồn vn

%

100

100

100

*

Ngân sách

%

19,4

0,67

10,5

-

Trung ương

%

0

0

0

-

Địa phương (sự nghiệp)

%

19,4

0,67

10,5

*

Các thành phần kinh tế

%

80,6

99,33

89,5

Phần VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Sau khi UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 tỉnh Kiên Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chính chịu trách nhiệm triển khai đề án, giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y tham mưu, tổ chức thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch hàng năm, 5 năm đảm bảo nhiệm vụ, mục tiêu phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; tổ chức phổ biến cho các ngành, các cấp, doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân biết, thực hiện.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất theo đề án được phê duyệt; xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư các dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao.

- Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi kỹ thuật chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, xây dựng các mô hình trình diễn về chăn nuôi an toàn thực phẩm và dịch bệnh.

- Xây dựng hệ thống thông tin thị trường sản phẩm chăn nuôi, giá cả thức ăn chăn nuôi, con giống trong nước và quốc tế, góp phần cho việc điều phối bình ổn giá thị trường.

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu khảo sát thị trường, thuế, hàng rào kỹ thuật, xu thế tiêu dùng, tiềm năng xuất và nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi. Giúp người chăn nuôi tiếp cận thông tin, huấn luyện phương pháp tiếp cận thị trường, kinh nghiệm quản lý sản xuất và kinh doanh.

- Thực hiện hoàn thành việc xây dựng hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tổ chức lại hệ thống giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm theo hướng tập trung, công nghiệp gắn với vùng chăn nuôi hàng hóa, bảo đảm yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi.

- Tiếp tục triển khai tuyên truyền phổ biến Luật Chăn nuôi và tổ chức thực hiện tốt việc kê khai, đăng ký hoạt động chăn nuôi theo quy định.

- Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi, vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành.

- Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Đề án; tham mưu, điều chỉnh, bổ sung các nội dung Đề án phù hợp với yêu cầu phát triển và tình hình thực tiễn tại các địa phương.

II. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố đề xuất danh mục đầu tư, hỗ trợ chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.

III. Sở Tài Chính

Trên cơ sở Đề án được duyệt, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng dự toán kinh phí thực hiện gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến, tổng hợp gửi Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan trong khả năng cân đối nguồn ngân sách hằng năm.

IV. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các chính sách, giải pháp thúc đẩy thị trường, xúc tiến thương mại cho sản phẩm chăn nuôi.

V. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và triển khai các giải pháp, tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển chăn nuôi theo định hướng của Đề án.

VI. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương lập phương án, kế hoạch sử dụng đất, bố trí quỹ đất cho chăn nuôi và chính sách về đất đai cho tổ chức, cá nhân thuê phát triển chăn nuôi, xây dựng cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp và kiểm soát ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn.

- Hướng dẫn các địa phương, cơ sở chăn nuôi thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

- Thường xuyên kiểm tra, thanh tra và có biện pháp xử lý về tình trạng gây ô nhiễm do các hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

VII. Sở Nội vụ

Phối hợp Với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh kiện toàn hệ thống thú y các cấp theo quy định của Luật Thú y, đảm bảo đủ nhân lực thực hiện có hiệu quả công tác chuyên ngành Chăn nuôi và Thú y.

VIII. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại trên địa bàn triển khai kịp thời các chính sách tín dụng liên quan đến hoạt động phát triển chăn nuôi theo chỉ đạo của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của tỉnh,

Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất các chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo chỉ đạo của địa phương (nếu có) để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nội dung của Đề án.

IX. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tnh và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tnh (chủ yếu Hội Nông dân, Liên minh Hợp tác xã tnh)

Tích cực phối hợp các ngành chức năng và địa phương cùng cấp tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, người chăn nuôi thực hiện tốt quy định cấm chăn nuôi trong khu vực nội thành, nội thị, vùng nuôi chim yến theo quy định; từng bước thay đổi nhận thức và các thói quen không phù hợp trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi.

X. UBND các huyện, thành phố

Ủy ban nhân dân các huyện có trách nhiệm xây dựng quy hoạch và kế hoạch cụ thể của địa phương mình để chỉ đạo, điều hành công tác phát triển chăn nuôi trên phạm vi quản lý của địa phương. UBND huyện có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ban ngành chức năng để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi, vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang sau khi được ban hành.

XI. UBND cấp xã, phường, thị trấn

Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển chăn nuôi trên địa bàn.

XII. Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất chăn nuôi

Thực hiện đúng các quy định về chăn nuôi - thú y của Nhà nước. Chấp hành nghiêm quy định cấm chăn nuôi trong khu vực nội thành, nội thị, vùng nuôi chim yến và kê khai hoạt động chăn nuôi.

 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận

Kiên Giang là một trong những tỉnh nông nghiệp quy mô lớn của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long với giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá cao trong những năm qua. Mặc dù phát triển chăn nuôi đã được chú trọng nhưng GTSX, tỷ trọng ngành chăn nuôi còn thấp, tăng trưởng đàn vật nuôi các năm gần đây chưa đạt kế hoạch đề ra. Thực tế phát triển không ổn định này đến từ nhiều nguyên nhân, do hoàn cảnh địa lý, biến đổi khí hậu, chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tách, vật tư đầu vào liên tục tăng và dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm trong suốt hai thập niên qua.

Trong những năm gần đây, các chương trình, mô hình chuyển đổi sản xuất đã được thực hiện tốt, từ đó đã làm thay đổi đáng kể hệ thống chăn nuôi của tỉnh, nhất là nuôi trang trại khép kín có bước phát triển và còn nhiều dư địa. Đồng thời, chăn nuôi nông hộ truyền thống vẫn giữ vai trò nhất định và có những đóng góp quan trọng vào duy trì tổng đàn, tăng giá trị sản xuất; mô hình chăn nuôi tổng hợp gồm giống, thương phẩm, hậu bị và chăn nuôi tuần hoàn khẳng định tính hiệu quả và bền vững.

Để ngành chăn nuôi phát triển ổn định và bền vững, ngoài các kế hoạch chung trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh đã thống nhất chủ trương xây dựng Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, bảo đảm tính bền vững. Do đó Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 là căn cứ pháp lý để các Sở, ngành và các địa phương tổ chức, triển khai thực hiện, lập kế hoạch phát triển sản xuất cho hằng năm.

Đề án đã xây dựng được hệ thống các quan điểm, định hướng và các mục tiêu phát triển dựa trên trên cơ sở khoa học, thực tiễn, pháp lý cùng với các luận chứng, luận cứ phân tích, đánh giá, từ đó đề xuất được các phương án và hệ thống các giải pháp mang tính khả thi nhằm mục tiêu phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh.

Đề án được xây dựng 02 phương án (02 kịch bản) cho phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025, định hướng 2030. Phân tích và lựa chọn Phương án 1 là phương án phát triển trong điều kiện thực hiện mục tiêu kép, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình đại dịch Covid - 19 với trạng thái bình thường mới để tính toán các chỉ tiêu của Đề án.

Sau khi Đề án được phê duyệt, công bố, triển khai giám sát thực hiện tốt sẽ đạt được các chỉ tiêu đề ra như sau:

- Mức tăng trưởng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2025 trung bình từ 5,5 - 5,7%/năm, giai đoạn 2026 - 2030 đạt từ 8 - 8,5%/năm.

- Quy mô đàn heo đến năm 2025 là 320.000 con, đến năm 2030 là 450.000 con.

- Quy mô đàn gia cầm đến năm 2025 là 6 triệu con, đến năm 2030 là 10 triệu con.

- Đàn bò đến năm 2025 là 13.000 con, đến năm 2030 là 18.000 con.

- Đàn trâu đến năm 2025 là 4.500 con, đến năm 2030 là 6.000 con.

- Sản lượng thịt các loại đạt 90.800 tấn vào năm 2025 (đáp ứng trên 70% nhu cầu tiêu dùng của tỉnh) và 135.000 tấn vào năm 2030.

- Sản lượng tổ yến đạt từ 30 - 35 tấn vào năm 2025 và từ 35 - 40 tấn vào năm 2030.

- Sản lượng trứng đến năm 2025 đạt từ 370 triệu quả trứng, đến năm 2030 đạt khoảng 450 triệu quả trứng.

- Xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh đến năm 2025 xây dựng được ít nhất 5 cơ sở, đến năm 2030 ít nhất 15 cơ sở và 2 vùng chăn nuôi tập trung an toàn dịch bệnh.

- Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi heo xử lý chất thải bằng biogas hoặc áp dụng quy trình, công nghệ tiên tiến, giải pháp xử lý chất thải đạt từ 70% trở lên năm 2025 và trên 90% năm 2030.

II. Kiến nghị

Đề án đã tập trung phân tích và đề ra các giải pháp mang tính định hướng chiến lược cho ngành chăn nuôi, làm cơ sở để ban hành tiếp tục các chương trình hành động, kế hoạch,... đặc biệt là cụ thể các chính sách của Trung ương và cơ chế, hỗ trợ đặc thù của tỉnh. Do đó các Sở, ngành, địa phương có liên quan cần tiến hành triển khai thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và thực hiện đồng bộ các giải pháp để đảm bảo đạt được các mục tiêu của Đề án đã đề ra, đồng thời tiếp tục xây dựng các dự án, kế hoạch chi tiết cho các giai đoạn tiếp theo.

Ủy ban nhân dân các huyện rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để có phương án bố trí quỹ đất với tỷ lệ thích hợp dành cho phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi tập trung quy mô trang trại gắn với sản xuất thức ăn chăn nuôi, giết mổ, phân phối, tiêu thụ theo chuỗi./.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Chăn nuôi, 2018.

2. Luật Thú y, 2015.

3. Luật Bảo vệ môi trường, 2020.

4. Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/1/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.

5. Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

6. Nghị định 35/2016/NĐ-CP, ngày 15/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y.

7. Thông tư số 14/2016/TT-BNPTNT ngày 02/06/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

8. Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Hướng dẫn một số điều của Luật chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi.

9. Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2020 - 2025.

10. Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh DTHCP giai đoạn 2019 - 2025.

11. Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045.

12. Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025.

13. Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 20/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2021- 2025.

14. Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025.

15. Quyết định số 1814/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò giai đoạn 2022-2030.

16. Cục Chăn nuôi, 2019. Báo cáo kết quả thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2008-2018 và định hướng phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2040.

17. Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

18. Nghị quyết số 332/2020/NQ-HĐND, ngày 20/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang quy định chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

19. Kế hoạch số 179/KH-UBND ngày 13/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, theo Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

20. Quyết định số 27/2020/QĐ-UBND ngày 24/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2030.

21. Dự án “ Điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”.

22. UBND các huyện, thành phố, 2021. Báo cáo hiện trạng và định hướng phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn các huyện, thành phố đến năm 2030.

23. Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 05/8/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa X, kỳ họp thứ 7 về quy định khu vực không được phép chăn nuôi, chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi và vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.


PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Số lượng các loài vật nuôi chính vùng ĐBSCL năm 2020

STT

Địa danh

Quy mô đàn (Nghìn con)

Dân số (Nghìn người)

Bình quân (con/người)

Trâu

Heo

Gia cầm

Heo

Gia cầm

I

Cả nước

2.333

6.326

22.028

512.690

97.582,70

0,06

0,23

5,25

II

Đông Nam Bộ

36,2

424,5

3.989,8

59.037

18.342,90

0,02

0,22

3,22

 

Tỷ lệ (%)

1,6

6,7

18,1

11,5

18,8

 

 

 

III

Vùng ĐBSCL

22,5

948,1

1.870,1

87.245

17.318,60

0,05

0,11

5,04

 

Tỷ lệ (%)

0,9

15

8,5

20,3

17,7

 

 

 

1

Long An

6

112,6

81,6

9.034

1.714

0,07

0,05

5,27

2

Tiền Giang

0,2

121,2

248,4

17.660

1.773

0,07

0,14

9,96

3

Bến Tre

0,3

223,4

283,5

8.560

1.292

0,17

0,22

6,63

4

Trà Vinh

0,3

225,1

148,1

7.742

1.010

0,22

0,15

7,67

5

Vĩnh Long

0,1

83,8

214,2

10.707

1.023

0,08

0,21

10,47

6

Đồng Tháp

3

39,5

77,2

5.458

1.600

0,02

0,05

3,41

7

An Giang

2,3

66,8

65,1

4.642

1.905

0,04

0,03

2,44

8

Kiên Giang

4,5

11,5

173,7

3.768

1.729

0,01

0,10

2,18

9

Cần Thơ

0,4

4,1

110,2

2.120

1.241

0,00

0,09

1,71

10

Hậu Giang

1,5

3,7

102,9

4.581

730

0,01

0,14

6,28

11

Sóc Trăng

2,6

53,3

125,5

6.700

1.196

0,04

0,10

5,60

12

Bạc Liêu

1,2

2,6

165,6

3.100

914

0,00

0,18

3,39

13

Cà Mau

0,2

0,4

74,1

3.173

1.194

0,00

0,06

2,66

Nguồn: Niên giám thng kê, 2020, Tổng cục Thng kê

 

Phụ lục 2: Kết quả phát triển chăn nuôi giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Kiên Giang

STT

Hạng mục

ĐVT

Giai đoạn 2016 - 2020

TTBQ (%/năm) 2016-2020

2016

2017

2018

2019

2020

I

Quy mô đàn

 

 

 

 

 

 

 

1

Đàn heo

Con

340.050

340.207

340.330

200.738

200.250

-10,29

1.1

Thịt

Con

292.483

292.487

292.503

181.131

162.062

-12,15

1.2

Nái

Con

47.358

47.202

47.388

19.199

23.177

-9,68

1.3

Đực giống

Con

209

518

439

408

214

19,50

2

Đàn trâu

Con

5.257

5.314

5.013

5.010

4.273

-4,84

3

Đàn bò

Con

11.339

12.098

13.366

12.406

11.924

1,53

4

Đàn gia cầm

Nghìn con

5.486,35

5.537,69

5.438,50

4.483,06

4.246,00

-5,93

4.1

Đàn gà

Nghìn con

2.127,78

2.133,79

2.022,30

2.031,49

2.214,22

1,13

4.1

Đàn vịt

Nghìn con

3.164,53

3.178,20

3.188,30

2.229,20

1.955,41

-10,40

6

Đàn dê

Con

1.542

3.736

3.850

2.551

2.298

25,42

II

Sản phẩm

 

 

 

 

 

 

 

1

Thịt hơi các loại

Tấn

57.024

55.656

59.323

64.566

61.567

2,10

1.1

Thịt trâu, bò hơi

Tấn

1.564

1.573

1.583

1.587

1.590

0,41

1.2

Thịt heo

Tấn

45.897

46.036

47.011

39.409

40.127

-2,98

1.3

Thịt gia cầm

Tấn

13.973

14.997

16.065

20.126

18.814

8,30

2

Trứng các loại

Nghìn quả

317.385

326.420

326.533

323.521

203.622

-8,78

3

Sl yến thô

Tấn

-

-

-

-

17.140

-

Nguồn: Niên giám thng kê tỉnh Kiên Giang, 2019, 2020

 

Phụ lục 3: Hiện trạng phát triển đàn trâu tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020

STT

Huyện, thành phố

Quy mô đàn (con)

Sản phẩm thịt hơi (tấn)

2016

2017

2018

2019

2020

2016

2017

2018

2019

2020

 

Toàn tỉnh

5.257

5.314

5.013

5.010

4.273

623,05

626,36

630

632,00

633,00

1

Rạch Giá

16

57

58

50

37

0,90

0,90

0,91

0,90

1,00

2

Hà Tiên

682

617

722

692

680

80,71

80,87

81,34

81,00

80,80

3

Kiên Lương

817

828

841

870

735

80,12

80,50

80,97

81,03

81,80

4

Hòn Đất

163

177

176

178

154

83,58

84,21

84,70

84,80

81,24

5

Tân Hiệp

118

181

108

95

133

30,96

31,25

31,43

31,50

84,20

6

Châu Thành

467

366

222

188

125

27,82

28,12

28,50

28,50

29,30

7

Giồng Riềng

579

542

406

357

312

80,27

80,85

81,32

81,70

29,20

8

Gò Quao

1.173

1.058

903

1.098

893

78,21

78,54

79,00

79,70

82,40

9

An Biên

92

76

39

39

17

27,81

28,01

28,17

28,30

25,02

10

An Minh

1

-

2

-

-

-

-

-

-

-

11

Vĩnh Thuận

79

85

75

61

42

24,58

24,70

24,84

24,90

24,51

12

Phú quốc

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

13

Kiên Hải

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

14

U Minh Thượng

220

64

117

132

130

30,28

30,50

30,68

31,01

30,92

15

Giang Thành

850

1.263

1.344

1.250

1.015

77,81

77,91

78,36

78,66

80,11

Nguồn: Niên giám thng kê tỉnh Kiên Giang, 2019, 2020

 

Phụ lục 4: Hiện trạng phát triển đàn bò tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020

STT

Huyện, thành phố

Quy mô đàn (con)

Sản phẩm thịt hơi (tấn)

2016

2017

2018

2019

2020

2016

2017

2018

2019

2020

 

Toàn tỉnh

11.339

12.098

13.366

12.406

11.924

940,96

947,00

953,00

955,00

957,00

1

Rạch Giá

128

245

240

240

215

16,37

16,58

16,69

16,51

16,22

2

Hà Tiên

765

1.024

975

621

509

110,58

111,51

112,21

112,30

112,04

3

Kiên Lương

1.570

1.640

1.651

1.603

1.466

120,87

121,01

121,72

121,80

122,41

4

Hòn Đất

836

751

889

893

816

101,21

101,58

102,23

102,30

105,17

5

Tân Hiệp

270

250

319

322

318

38,12

39,18

39,43

38,26

38,31

6

Châu Thành

346

566

394

446

446

40,03

40,84

41,10

41,10

41,12

7

Giồng Riềng

895

1.010

1.161

1.090

942

55,68

55,78

56,13

56,50

56,20

8

Gò Quao

560

562

467

481

460

52,82

52,91

53,25

53,50

52,70

9

An Biên

82

120

131

64

133

4,02

4,12

4,15

3,89

4,11

10

An Minh

17

11

28

28

28

0,71

0,88

0,89

0,89

0,87

11

Vĩnh Thuận

30

64

44

51

58

4,57

4,60

4,63

4,29

4,34

12

Phú quốc

2.525

2.055

2.525

2.490

2.647

210,78

211,81

213,15

216,04

215,18

13

Kiên Hải

2

4

-

-

-

-

-

-

-

-

14

U Minh Thượng

63

18

166

147

141

4,88

5,66

5,77

5,08

5,81

15

Giang Thành

3.250

3778

4.376

3.930

3.745

180,33

180,54

181,67

182,11

182,52

Nguồn: Niên giám thng kê tỉnh Kiên Giang, 2019, 2020

 

Phụ lục 5: Hiện trạng phát triển đàn heo tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020

STT

Huyện, thành phố

Quy mô đàn (con)

Sản phẩm thịt hơi (tấn)

2016

2017

2018

2019

2020

2016

2017

2018

2019

2020

 

Toàn tỉnh

340.050

340.207

340.330

200.738

200.250

45.897

46.036

47.011

39.409

40.127

1

Rạch Giá

6.781

6.781

6.921

2.225

4.664

1.050

1.001

998

663

834

2

Hà Tiên

5.780

5.780

5.622

923

846

1.102

1.107

1.110

781

946

3

Kiên Lương

12.064

11.878

11.584

5.039

7.062

1.711

1.725

1.730

1.432

1.534

4

Hòn Đất

21.916

19.343

19.056

17.774

14.388

3.001

3.026

3.030

2.564

2.714

5

Tân Hiệp

65.503

59.044

58.421

27.440

54.198

6.001

6.010

6.069

5.451

5.232

6

Châu Thành

18.228

27.258

26.899

6.090

6.579

4.017

4.017

4.187

3.728

3.634

7

Giồng Riềng

89.800

90.301

90.978

38.313

38.356

4.742

14.802

15.207

14.321

14.221

8

Gò Quao

49.350

49.232

49.455

28.771

29.697

4.851

4.871

4.987

3.760

3.736

9

An Biên

20.127

19.889

19.963

35.071

20.462

2.488

2.490

2.573

1.778

1.832

10

An Minh

19.074

18.877

18.788

8.330

6.314

2.504

2.510

2.573

1.369

1.457

11

Vĩnh Thuận

11.298

10.581

10.601

9.448

9.247

1.253

1.287

1.317

1.059

1.206

12

Phú quốc

5.108

5.108

5.987

12.152

5.298

622

623

636

373

564

13

Kiên Hải

280

380

422

3.734

123

158

159

162

125

138

14

U Minh Thượng

12.133

12.803

12.655

2.961

2.201

2.010

2.018

2.061

1.731

1.705

15

Giang Thành

2.608

2.952

2.978

2.467

815

388

390

401

270

374

Nguồn: Niên giám thng kê tỉnh Kiên Giang, 2019, 2020

 

Phụ lục 6: Hiện trạng phát triển đàn gia cầm tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020

STT

Huyện, thành phố

Quy mô đàn (nghìn con)

TTBQ (%/năm) 2016-2020

2016

2017

2018

2019

2020

 

Toàn tỉnh

5.486,35

5.537,69

5.438,50

4.483,06

4.246,00

-5,93

1

Rạch Giá

124,28

119,96

111,19

94,63

18,70

-26,48

2

Hà Tiên

44,06

42,63

39,39

43,16

26,07

-10,22

3

Kiên Lương

68,26

68,01

62,83

66,73

68,38

0,17

4

Hòn Đất

189,02

208,55

191,86

238,72

140,29

-3,62

5

Tân Hiệp

783,54

795,87

758,94

564,00

552,28

-7,71

6

Châu Thành

459,50

441,46

430,36

191,72

281,25

-3,80

7

Giồng Riềng

324,59

2.336,79

2.357,46

1.329,01

1.535,10

148,17

8

Gò Quao

698,76

624,86

638,83

555,58

475,33

-8,95

9

An Biên

257,60

256,36

257,02

483,44

421,99

18,79

10

An Minh

158,24

156,54

156,64

251,53

237,51

13,50

11

Vĩnh Thuận

139,74

139,85

129,72

209,20

189,39

11,16

12

Phú quốc

154,38

166,60

134,74

249,20

150,09

8,49

13

Kiên Hải

23,83

23,21

19,78

10,04

2,60

-35,18

14

U Minh Thượng

106,82

105,09

99,30

134,56

104,71

1,55

15

Giang Thành

52,74

51,92

50,44

61,09

42,31

-3,51

Nguồn: Niên giám thng kê tỉnh Kiên Giang, 2019, 2020

 

Phụ lục 7: Hiện trạng phát triển đàn gà tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020

STT

Huyện, thành phố

Quy mô đàn (nghìn con)

TTBQ (%/năm) 2016-2020

2016

2017

2018

2019

2020

 

Toàn tnh

2.127,78

2.133,79

2.022,30

2.031,49

2.214,22

1,13

1

Rạch Giá

27,89

27,56

20,89

16,42

8,19

-21,16

2

Hà Tiên

40,70

39,15

35,85

33,454

16,91

-17,09

3

Kiên Lương

49,11

48,24

43,02

49,079

56,80

4,31

4

Hòn Đất

82,61

98,76

82,051

155,625

69,18

9,19

5

Tân Hiệp

342,11

343,34

314,87

281,481

313,70

-1,77

6

Châu Thành

155,61

144,24

134,67

74,584

167,70

16,57

7

Giồng Riềng

505,18

504,50

505,58

357,972

605,73

10,02

8

Gò Quao

261,09

261,78

271,96

226,347

192,18

-6,93

9

An Biên

149,62

148,04

148,04

334,746

297,29

28,47

10

An Minh

105,12

101,12

101,12

119,321

129,48

5,68

11

Vĩnh Thuận

97,93

97,78

87,57

144,535

136,32

12,19

12

Phú quốc

150,51

162,63

130,76

109,172

135,30

-1,03

13

Kiên Hải

23,83

23,21

19,78

9,737

2,05

-36,77

14

U Minh Thượng

86,66

84,70

78,89

72,804

49,84

-12,09

15

Giang Thành

49,81

48,76

47,24

41,221

33,55

-9,14

Nguồn: Niên giám thng kê tỉnh Kiên Giang, 2019, 2020

 

Phụ lục 8: Hiện trạng phát triển đàn vịt tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016 - 2020

STT

Huyện, thành phố

Quy mô đàn (nghìn con)

TTBQ (%/năm) 2016-2020

2016

2017

2018

2019

2020

 

Toàn tỉnh

3.164,53

3.178,20

3.188,30

2.229,20

1.955,41

-10,40

1

Rạch Giá

94,87

90,88

88,82

71,73

10,51

-27,77

2

Hà Tiên

2,590

2,601

2,67

9,04

9,10

60,58

3

Kiên Lương

14,53

14,77

14,80

12,64

11,48

-5,48

4

Hòn Đất

95,01

97,15

97,22

71,11

70,67

-6,29

5

Tân Hiệp

413,07

418,58

409,89

251,24

225,06

-12,47

6

Châu Thành

290,72

291,08

289,55

111,47

110,66

-15,66

7

Giồng Riềng

1.761,85

1770,02

1.788,04

903,53

903,84

-11,9

8

Gò Quao

329,14

330,18

333,64

298,23

270,88

-4,61

9

An Biên

73,215

73,380

73,97

114,39

113,55

13,73

10

An Minh

44,142

43,850

43,90

121,23

101,27

39,78

11

Vĩnh Thuận

27,143

27,228

27,27

51,12

51,49

22,16

12

Phú quốc

3,870

3,972

3,980

14,00

14,60

64,72

13

Kiên Hải

-

-

-

0,30

0,41

36,67

14

U Minh Thượng

13,024

13,16

13,17

54,99

53,87

79,16

15

Giang Thành

1,340

1,350

1,38

18,15

8,02

290,59

Nguồn: Niên giám thng kê tnh Kiên Giang, 2019, 2020

 

Phụ lục 9: Sự phân bố nhà yến tỉnh Kiên Giang năm 2020

STT

Huyện, thành phố

Hộ dẫn dụ

Nhà dẫn dụ

Nhà dẫn dụ

Diện tích (m2)

Nhà kiên cố

Nhà nâng tầng, tiền chế

 

Toàn tỉnh

2.828

2.995

1.721

1.274

730.630

01

Rạch Giá

849

872

401

471

142.123

02

An Biên

79

86

53

33

25.674

03

An Minh

137

154

102

52

33.101

04

Tân Hiệp

116

117

84

33

21.469

05

Kiên Lương

301

324

181

143

89.991

06

Châu Thành

259

259

201

58

59.316

07

Gò Quao

34

34

27

7

5.052

08

Giang Thành

42

47

40

7

12.298

09

Giồng Riềng

57

58

38

20

13.524

10

U Minh Thượng

30

30

15

15

5.944

11

TP Phú Quốc

40

41

14

27

13.194

12

Hòn Đất

623

708

454

250

240.749

13

TP Hà Tiên

232

232

93

139

63.343

14

Vĩnh Thuận

28

32

17

15

4.752

15

Kiên Hải

1

1

-

-

100

Nguồn: Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, 2020

 

Phụ lục 10: Số lượng cơ sở giết mổ tỉnh Kiên Giang năm 2020

STT

Huyện, thành phố

Số lò giết mổ gia súc

Số lò giết mổ gia cầm

Số điểm giết mổ gia súc và gia cầm

Thị trấn

 

Toàn tnh

14

28

06

23

1

Rạch Giá

1

0

1

0

2

Hà Tiên

1

0

1

0

3

Giồng Riềng

2

12

1

1

4

Kiên Lương

1

1

0

0

5

Hòn Đất

1

2

0

5

6

Châu Thành

1

1

1

0

7

Tân Hiệp

2

3

0

0

8

Gò Quao

1

8

0

0

9

An Biên

0

0

0

4

10

An Minh

1

1

0

0

11

Vĩnh Thuận

1

0

0

3

12

Phú Quốc

2

0

2

1

13

Giang Thành

0

0

0

2

14

U Minh Thượng

0

0

0

7

Nguồn: Chi cục Chăn nuôi và Thú y tnh, 2020

 

Phụ lục 11: Tổng hợp tình hình dịch bệnh trong giai đoạn 2015 - 2020

STT

Danh mục

ĐVT

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

I

Dịch bệnh trên heo

1

DTHCP

Ổ dịch

0

0

0

0

3.797

15

2

LMLM

Ổ dịch

0

0

0

0

1

0

3

Tai xanh

Ổ dịch

0

0

0

0

0

0

4

THT

Ổ dịch

146

130

0

1

1

0

5

PTH

Ổ dịch

181

230

53

20

2

0

6

E. Coli

Ổ dịch

253

240

92

28

0

0

7

Tiêu chảy

Ổ dịch

225

256

102

23

7

0

II

Dịch bệnh trên gia cầm

1

Cúm gia cầm

Ổ dịch

1

1

0

2

0

0

2

Newcastle gà

Ổ dịch

0

0

0

1

0

0

3

THT

Ổ dịch

11

6

7

3

1

0

4

Gumboro gà

Ổ dịch

0

0

2

1

0

0

Nguồn: Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, 2020

 

Phụ lục 12. Phát triển đàn gia súc, gia cầm, sản lượng thịt hơi các loại đến năm 2025, định hướng 2030

STT

Danh mục

Giai đoạn 2021 - 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

2021

2022

2023

2024

2025

TTBQ (%)

2026

2027

2028

2029

2030

TTBQ (%)

1

Heo (con)

195.255

221.000

250.000

283.000

320.000

13,15

342.600

367.000

393.000

420.500

450.000

7,06

2

Trâu (con)

4.273

4.330

4.400

4.440

4.500

1,30

4.750

5.000

5.350

5.670

6.000

5,92

3

Bò (con)

10.025

10.700

11.500

12.200

13.000

6,71

13.900

14.800

15.800

16.850

18.000

6,72

4

Gia cầm (nghìn con)

3.566

4.100

4.600

5.300

6.000

13,89

6.700

7.500

8.200

9.000

10.000

10,76

5

Thịt hơi các loại (tấn)

62.510

68.500

75.500

82.800

90.800

9,78

98.000

106.000

115.000

124.300

134.500

8,18

 

Phụ lục 13: Phân bổ chỉ tiêu các trang trại chăn nuôi heo tập trung cho các huyện, thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

STT

Huyện, thành phố

ĐVT

Hiện trạng 2020

Định hưng

2025

2030

Tri vừa

Trại lớn

Tri vừa

Trại lớn

Tri vừa

Trại lớn

1

Hà Tiên

Cơ sở

-

-

-

-

-

-

2

Kiên Lương

Cơ sở

-

-

1

-

3

-

3

Hòn Đất

Cơ sở

8

1

9

2

10

4

4

Tân Hiệp

Cơ sở

2

1

3

2

4

3

5

Châu Thành

Cơ sở

5

2

6

3

8

4

6

Giồng Riềng

Cơ sở

2

1

3

2

4

3

7

Gò Quao

Cơ sở

1

2

2

3

3

4

8

An Biên

Cơ sở

-

-

-

-

-

-

9

An Minh

Cơ sở

-

-

-

-

-

-

10

Vĩnh Thuận

Cơ sở

-

-

-

-

-

-

11

Kiên Hải

Cơ sở

-

-

-

-

-

-

12

U.M.Thượng

Cơ sở

-

-

-

-

-

-

13

Giang Thành

Cơ sở

-

1

1

2

2

3

Tổng số

Cơ sở

18

8

26

14

35

21

 

Phụ lục 14: Các chương trình và các mô hình khuyến nông đề xuất từ 2021 đến 2025

Năm

Tên chương trình

Tên mô hình

Quy mô/ điểm

Số điểm

Số lượng gia súc, gia cầm (con)

S lượng tinh giống (liều)

Số lớp tập huấn, tọa đàm, hội thảo (lớp)

Tổng kinh phí thực hiện (đồng)

Ghi chú

2021

Chương trình phát triển chăn nuôi gia súc 2021

Mô hình thu tinh nhân tạo trên bò

02 con/điểm

33

 

99

15

459.783.000

Mô hình đang thực hiện

Mô hình thu tinh nhân tạo trên trâu

02 con/điểm

2

 

12

Mô hình điểm nuôi heo theo hướng ATSH

50/điểm

 

 

 

Chương trình phát triển chăn nuôi gia cầm 2021

Mô hình nuôi gà ô tía thương phẩm theo hướng ATSH

200 con/điểm

15

3.000

 

19

506.341.000

Mô hình nuôi vịt Grimaud thương phẩm theo hướng ATSH

100 con/điểm

48

4.800

 

2022

Chương trình phát triển chăn nuôi gia súc năm 2022

Mô hình cải tạo đàn bò bằng phương pháp thu tinh nhân tạo

02 con/điểm

43

 

129

19

651.000.000

Mô hình đề xuất

Mô hình nuôi bò sinh sản cải tạo chất lượng đàn bò tỉnh Kiên Giang

02 con/điểm

8

16

 

Mô hình nuôi heo thương phẩm theo hướng ATSH kết hợp sử dụng thảo được để cải thiện chất lượng thịt heo

10 con/điểm

3

30

 

Mô hình nuôi heo sinh sản tại nông hộ theo hướng ATSH

04 con/điểm

3

12

 

Chương trình phát triển chăn nuôi gia cầm năm 2022

Mô hình nuôi gà thương phẩm kết hợp sử dụng thức ăn thảo dược

200 con/điểm

6

1.200

 

23

689.610.000

Mô hình nuôi gà lai thương phẩm theo hướng ATSH

200 con/điểm

30

6.000

Mô hình nuôi vịt Grimaud thương phẩm theo hướng ATSH

100 con/điểm

23

2.300

2023

Chương trình phát triển chăn nuôi gia súc năm 2023

Mô hình nuôi bò vỗ béo kết hợp trồng cây thức ăn gia súc

6 con/điểm

2

12

 

 

 

 

Mô hình cải tạo đàn bò bằng phương pháp thu tinh nhân tạo

02 con/điểm

50

 

100

 

 

Mô hình nuôi bò sinh sản cải tạo chất lượng đàn bò tỉnh Kiên Giang

02 con/điểm

8

16

 

 

 

Mô hình nuôi heo thương phẩm theo hướng ATSH kết hợp sử dụng thảo dược để cải thiện chất lượng thịt heo

20 con/điểm

10

200

 

25

1.600.000.000

Mô hình nuôi heo sinh sản tại nông hộ theo hướng ATSH

05 con/điểm

9

45

 

Mô hình nuôi heo thương phẩm tự động và thông minh

900 con/điểm

1

900

 

Lớp đào tạo lớp dẫn tinh viên cho Khuyến nông và công tác viên

20 người/lớp

1

 

 

Chương trình phát triển chăn nuôi gia cầm năm 2023

Mô hình nuôi gà thương phẩm kết hợp sử dụng thức ăn thảo dược

200 con/điểm

10

2.000

 

20

900.000.000

Mô hình nuôi gà nòi lai thương phẩm theo hướng ATSH

300 con/điểm

30

9.000

 

Mô hình nuôi vịt Grimaud dòng đại thương phẩm theo hướng ATSH

100 con/điểm

50

5.000

 

Lớp đào tạo kỹ thuật nuôi yến nâng cao cho cán bộ khuyến nông

20 người/lớp

1

 

 

Mô hình nuôi vịt xiêm thương phẩm theo hướng ATSH

100 con/điểm

20

2.000

 

Chương trình thông tin tuyên truyền

Tuyên truyền về chăn nuôi ATSH, VietGAHP, GlobalGAP, chăn nuôi hữu cơ; nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý sản phẩm chăn nuôi; Các văn bản quy phạm pháp luật về chăn nuôi

 

 

 

 

 

150.000.000

2024

Chương trình phát triển chăn nuôi gia súc năm 2024

Mô hình cải tạo đàn bò bằng phương pháp thu tinh nhân tạo

02 con/điểm

70

 

140

20

1.500.000.000

 

Mô hình nuôi bò sinh sản cải tạo chất lượng đàn bò tỉnh Kiên Giang

02 con/điểm

60

120

 

Mô hình nuôi heo thương phẩm theo hướng ATSH kết hợp sử dụng thảo dược để cải thiện chất lượng thịt heo

30 con/điểm

10

300

 

Mô hình nuôi heo sinh sản tại nông hộ theo hướng ATSH

05 con/điểm

10

50

 

Mô hình nuôi heo thương phẩm tự động và thông minh

1000 con/điểm

1

1.000

 

Chương trình phát triển chăn nuôi gia cầm năm 2024

Mô hình nuôi gà nòi lai thương phẩm theo hướng ATSH

300 con/điểm

30

9000

 

18

800.000.000

Mô hình nuôi gà thương phẩm kết hợp sử dụng thức ăn thảo dược

200 con/điểm

10

2000

 

Mô hình nuôi vịt Grimaud dòng đại thương phẩm theo hướng ATSH

100 con/điểm

50

5000

 

Mô hình nuôi vịt xiêm thương phẩm theo hướng ATSH

100 con/điểm

20

2000

 

Chương trình thông tin tuyên truyền

Tuyên truyền về chăn nuôi ATSH, VietGAHP, GlobalGAP, chăn nuôi hữu cơ; nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý sản phẩm chăn nuôi; Các văn bản quy phạm pháp luật về chăn nuôi

 

 

 

 

 

150.000.000

2025

Chương trình phát triển chăn nuôi gia súc năm 2025

Mô hình cải tạo đàn bò bằng phương pháp thu tinh nhân tạo

02 con/điểm

70

 

140

20

1.500.000.000

 

Mô hình nuôi bò sinh sản cải tạo chất lượng đàn bò tỉnh Kiên Giang

02 con/điểm

60

120

 

Mô hình nuôi heo thương phẩm theo hướng ATSH kết hợp sử dụng thảo dược để cải thiện chất lượng thịt heo

30 con/điểm

10

300

 

Mô hình nuôi heo sinh sản tại nông hộ theo hướng ATSH

05 con/điểm

10

50

 

Mô hình nuôi heo thương phẩm tự động và thông minh

1000 con/điểm

1

1.000

 

Chương trình phát triển chăn nuôi gia cầm năm 2025

Mô hình nuôi gà nòi lai thương phẩm theo hướng ATSH

300 con/điểm

30

9000

 

18

800.000.000

Mô hình nuôi gà thương phẩm kết hợp sử dụng thức ăn thảo dược

200 con/điểm

10

2000

 

Mô hình nuôi vịt Grimaud dòng đại thương phẩm theo hướng ATSH

100 con/điểm

50

5000

 

Mô hình nuôi vịt xiêm thương phẩm theo hướng ATSH

100 con/điểm

20

2000

 

Chương trình thông tin tuyên truyền

Tuyên truyền về chăn nuôi ATSH, VietGAHP, GlobalGAP, chăn nuôi hữu cơ; nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý sản phẩm chăn nuôi; Các văn bản quy phạm pháp luật về chăn nuôi

 

 

 

 

 

150.000.000

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

9.856.734.000

 

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tnh Kiên Giang, 2021

 

Phụ lục 15: Danh mục các chương trình, kế hoạch đầu tư thời kỳ 2021 - 2030

ĐVT: Tỷ đng

STT

Danh mục chương trình, kế hoạch đề xuất

Chủ đầu tư

Thời kỳ 2021-2030

Giai đoạn 2021 - 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

Tổng vn

Ngân sách NN

Các TPKT

Tổng vốn

Ngân sách NN

Các TPKT

Tổng vốn

Ngân sách NN

Các TPKT

TW

ĐP

TW

ĐP

 

TW

ĐP

 

1

Đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi heo

Các thành phần kinh tế

206

 

 

206

96

 

 

96

110

 

 

110

2

Đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gia cầm

Các thành phần kinh tế

16

 

 

16

4

 

 

4

12

 

 

12

3

Xây dựng, hoàn thiện cơ sở giết mổ tập trung

Các thành phần kinh tế

50

 

 

50

30

 

 

30

20

 

 

20

4

Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh

Chủ trang trại

7,5

 

 

7,5

2,5

 

 

2,5

5

 

 

5

5

Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh

Sở NNPTNT

2

 

1

1

 

 

 

 

2

 

1

1

6

Chương trình khuyến nông

Trung tâm khuyến nông

9,9

 

9.9

 

9.9

 

9,9

 

 

 

 

 

7

Hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi vùng cấm nuôi

Sở NNPTNT

22

 

22

 

22

 

22

 

 

 

 

 

Cộng

313,4

 

32,9

280,5

164,4

 

31,9

132,5

149

 

1

148

 

Phụ lục 16. Nhu cầu kinh phí phát triển chăn nuôi bền vững tỉnh Kiên Giang theo từng năm (giai đoạn 2021 - 2030)

STT

Danh mục

ĐVT

Giai đoạn 2021 - 2030

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

1

Tổng nhu cầu vốn

Tỷ đồng

16,98

16,87

39,65

41,95

48,95

32,7

32,7

27,2

28,2

28,2

-

Đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi heo

Tỷ đồng

11

10

20

25

30

25

25

20

20

20

-

Đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gia cầm

Tỷ đồng

-

-

-

2

2

2

2

2

3

3

-

Xây dựng, hoàn thiện cơ sở giết mổ tập trung

Tỷ đồng

5

5

10

5

5

4

4

4

4

4

-

Xây dựng cơ sở ATDB

Tỷ đồng

-

0.5

1

0.5

0.5

1

1

1

1

1

-

Xây dựng vùng ATDB

Tỷ đồng

-

-

-

-

-

0,7

0,7

0,2

0,2

0,2

-

Chương trình Khuyến nông

Tỷ đồng

0,98

1,37

2,65

2,45

2,45

-

-

-

-

-

-

Hỗ trợ di dời hộ chăn nuôi ra khỏi vùng cấm nuôi

Tỷ đồng

-

-

6

7

9

-

-

-

-

-

2

Nguồn vn

Tỷ đồng

16,98

16,87

39,65

41,95

48,95

32,7

32,7

27,2

28,2

28,2

*

Ngân sách

Tỷ đồng

0,98

1,37

8,65

9,45

11,45

0,35

0,35

0,1

0,1

0,1

-

Trung ương

Tỷ đồng

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Địa phương (sự nghiệp)

Tỷ đồng

0,98

1,37

8,65

9,45

11,45

0,35

0,35

0,1

0,1

0,1

*

Các thành phần kinh tế

Tỷ đồng

16

15,5

31

32,5

37,5

32,35

32,35

27,1

28,1

28,1

3

Cơ cấu nguồn vốn

%

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

*

Ngân sách

%

5,8

8,1

21,8

22,5

23,4

1,1

1,1

0,4

0,3

0,3

-

Trung ương

%

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Địa phương (sự nghiệp)

%

5,8

8,1

21,8

22,5

23,4

1,1

1,1,

0,4

0,3

0,3

*

Các thành phần kinh tế

%

94,2

91,9

78,2

77,5

76,6

98,9

98,9

99,6

99,7

99,7

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2297/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 tỉnh Kiên Giang

  • Số hiệu: 2297/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 14/09/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
  • Người ký: Lê Quốc Anh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/09/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản