Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
*****

Số :07/2005/QĐ-BNN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

***********

Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2005

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNVỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LỢN ĐỰC GIỐNG.

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nông nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về quản lý và sử dụng lợn đực giống".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng công báo.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Nông nghiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LỢN ĐỰC GIỐNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2005/QĐ-BNN ngày 31 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài nuôi lợn đực giống để sản xuất tinh sử dụng trong thụ tinh nhân tạo hoặc để phối giống trực tiếp(sau đây được gọi là người nuôi lợn đực giống).

Điều 2. Người nuôi lợn đực giống phải tuân thủ đồng thời các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Điều 3. Các thuật ngữ dùng trong Quy định này được hiểu như sau:

1.Cơ sở nuôi lợn đực giống là nơi nuôi lợn đực để phối giống trực tiếp hoặc để sản xuất tinh sử dụng thụ tinh nhân tạo lợn, bao gồm:

a, Các doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu và trang trại chăn nuôi;

b, Trạm thụ tinh nhân tạo lợn;

c, Hộ chăn nuôi gia đình.

2. Chứng chỉ chất lượng giống là văn bản của cơ quan quản lý ngành nông nghiệp chứng nhận phẩm cấp giống đối với lợn đực giống theo các quy định hiện hành.

Điều 4. Người nuôi lợn đực giống phải công bố chất lượng giống theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định số 61/2002/QĐ-BNN, ngày 08 tháng 7 năm 2002 về việc ban hành Danh mục hàng hoá giống vật nuôi phải công bố tiêu chuẩn chất lượng; Quyết định số 66/2002/QĐ-BNN về việc ban hành các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuât đối với giống vật nuôi phải công bố chất lượng và Quyết định số 67/2002/QĐ-BNN về việc ban hành Quy định tạm thời các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đối với giống vật nuôi.

Chương 2:

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LỢN ĐỰC GIỐNG ĐỂ THỤ TINH NHÂN TẠO

Điều 5.Người nuôi lợn đực giống để sản xuất tinh sử dụng cho thụ tinh nhân tạo phải bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều 19 của Pháp lệnh giống vật nuôi, đồng thời phải bảo đảm các điều kiện sau đõy:

1. Lợn đực nuôi để sản xuất tinh sử dụng trong thụ tinh nhân tạo là lợn đực đã được kiểm tra năng suất cá thể và phải đạt yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn kiểm tra năng suất cá thể. Lợn đực giống phải có lý lịch rõ ràng, kèm theo phiếu kiểm dịch thú y, chứng chỉ chất lượng giống do cơ quan quản lý nhà nước ngành nông nghiệp có thẩm quyền cấp. Mỗi đực giống đều được đánh số và vào sổ theo dõi theo quy định hiện hành.

2. Số lượng lợn đực giống trong một trạm thụ tinh nhõn tạo khụng ớt hơn bốn con và trong một trang trại phải phự hợp với quy mụ đàn nỏi.

3. Chuồng trại phải bảo đảm vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về thú y và pháp luật về bảo vệ môi trường. Diện tích chuồng nuôi tối thiểu 5 m2/con đối với lợn nội và 6 m2/con đối với lợn ngoại.

4. Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp chăn nuôi thú y trở lên và được đào tạo, cấp chứng chỉ về kỹ thuật khai thác, pha chế, bảo quản và vận chuyển tinh dịch.

5. Có sổ sách theo dõi chất lượng tinh dịch, đủ trang thiết bị và vật tư chuyên ngành được quy định tại phụ lục 1, 2, 3, 4 và 5 kèm theo văn bản này.

Điều 6. Trong thời gian sản xuất tinh, lợn đực giống phải đ­ợc theo dõi và kiểm tra định kỳ mỗi tháng một lần các chỉ tiêu sức đề kháng của tinh trùng (R), tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K). Mỗi lần khai thác tinh phải kiểm tra các chỉ tiêu: màu sắc, mùi, lượng xuất tinh đã lọc (V), hoạt lực của tinh trùng (A), nồng độ tinh trùng (C). Kết quả kiểm tra chất lượng tinh dịch phải đ­ợc ghi chép đầy đủ, chính xác vào sổ sách, biểu mẫu theo quy định tại phụ lục kèm theo văn bản này.

Điều 7: Việc sản xuất, pha chế, kiểm tra chất lượng, bảo tồn, phõn phối, vận chuyển và vệ sinh thỳ y tinh dịch lợn phải tuõn thủ theo cỏc quy định tại Quy trỡnh kỹ thuật thụ tinh nhõn tạo lợn do Bộ Nụng nghiệp và Phỏt triển nụng thụn ban hành. Cỏc lọ đựng tinh phải được gắn nhón, trờn đú ghi rừ tờn và số hiệu lợn đực giống; khối lượng tinh dịch; tờn cơ sở sản xuất; chỉ tiờu chất lượng chủ yếu và thời hạn sử dụng.

Điều 8. Người nuôi lợn đực giống phải thực hiện nghiêm túc việc bình tuyển, giám định lợn giống hàng năm theo các tiêu chuẩn của ngành nông nghiệp đã ban hành. Nếu lợn đực không đạt tiêu chuẩn giống, người chăn nuôi lợn đực giống phải dừng ngay việc khai thác tinh dịch lợn đồng thời loại thải kịp thời và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền đã cấp chứng chỉ chất lượng giống trên địa bàn.

Điều 9. Người nuôi lợn đực giống để sản xuất tinh sử dụng thụ tinh nhân tạo có trách nhiệm báo cáo định kỳ sáu tháng/lần chất lượng lợn giống, chất lượng tinh dịch lợn với cơ quan quản lý nhà nước về ngành nông nghiệp có thẩm quyền.

Điều 10: Lợn đực giống phải được tiờm phũng định kỳ vacxin phũng bệnh, phải được kiểm tra huyết thanh cỏc bệnh truyền nhiễm theo quy định của thỳ y. Nghiờm cấm khai thỏc tinh, lưu hành và sử dụng tinh dịch lợn đực giống đang bị bệnh.

Điều 11. Số lần khai thác tinh không quá hai lần/tuần đối với lợn đực giống dưới hai năm tuổi và không quá ba lần/tuần đối với lợn đực giống trên hai năm tuổi. Tuổi bắt đầu khai thác tinh của lợn đực giống không ít hơn tám tháng tuổi đối với lợn nội, mười tháng tuổi đối với lợn ngoại và tuổi sử dụng không quá ba năm rưỡi.

Điều 12 :Mụi trường pha loóng, bảo tồn tinh dịch lợn mới sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu lần đầu chỉ được đưa vào sử dụng và lưu thụng trờn thị trường sau khi đó được khảo nghiệm và cú Quyết định của Cục trưởng Cục Nụng nghiệp cho phộp ứng dụng trong sản xuất trờn cơ sở kết quả nghiệm thu, đỏnh giỏ của Hội đồng khoa học do Cục thành lập. Phớ khảo nghiệm do tổ chức, cỏ nhõn nhập khẩu chịu trỏch nhiệm.

Điều 13 :Tổ chức, cỏ nhõn nhập khẩu tinh lợn giống phải làm hồ sơ xin nhập khẩu gửi cho Cục Nụng nghiệp. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn xin nhập khẩu tinh lợn giống theo mẫu quy định;

b) Hồ sơ lý lịch lợn đực giống có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu tinh lợn.

Đối với tinh lợn giống chưa có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam chỉ được đưa vào sử dụng và lưu thông trên thị trường sau khi đã đ­ợc khảo nghiệm và có quyết định của Cục trưởng Cục Nông nghiệp cho phép ứng dụng trong sản xuất trên cơ sở kết quả nghiệm thu, đánh giá của Hội đồng khoa học do Cục thành lập. Phí khảo nghiệm do tổ chức, cá nhân nhập khẩu chịu trách nhiệm.

Chương 3:

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LỢN ĐỰC GIỐNG ĐỂ PHỐI GIỐNG TRỰC TIẾP

Điều 15. Lợn đực giống sử dụng để phối giống trực tiếp phải được sản xuất từ cơ sở giống lợn đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh giống vật nuôi, có lý lịch rõ ràng, phiếu kiểm dịch thú y, chứng chỉ chất lượng giống do cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp cấp huyện cấp và được người chăn nuôi đăng ký với Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có cơ sở chăn nuôi.

Điều 16: Lợn đực giống sử dụng để phối giống trực tiếp khụng quỏ ba lần/tuần. Tuổi lợn bắt đầu phối giống trực tiếp khụng ớt hơn tỏm thỏng tuổi đối với lợn nội, mười thỏng tuổi đối với lợn ngoại và tuổi sử dụng khụng quỏ ba năm.

Điều 17: Lợn đực giống sử dụng để phối giống trực tiếp phải được tiờm phũng định kỳ vacxin phũng bệnh và kiểm tra huyết thanh cỏc bệnh truyền nhiễm theo quy định của ngành thỳ y. Nghiờm cấm khai thỏc, sử dụng lợn đực giống đang bị bệnh.

Điều 18: Người nuụi lợn đực giống để phối giống trực tiếp phải thực hiện nghiờm tỳc việc bỡnh tuyển, giỏm định lợn giống hàng năm theo cỏc tiờu chuẩn của ngành nụng nghiệp đó ban hành.Nếu lợn đực giống khụng đạt tiờu chuẩn phải loại thải kịp thời và bỏo cỏo với Uỷ ban nhõn dõn cấp xó, nơi đó đăng ký nuụi lợn đực giống.

Chương 4:

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHĂN NUÔI LỢN ĐỰC GIỐNG

Điều 19. Phân cấp quản lý nhà nước đối với chăn nuôi lợn đực giống như sau:

1. Cục Nông nghiệp có trách nhiệm:

a) Thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng lợn đực giống trên phạm vi cả nước, quản lý và cấp chứng chỉ chất lượng giống cho các cơ sở chăn nuôi lợn đực giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, các công ty có 100% vốn nước ngoài;

b) Tổ chức xây dựng và banh hành các biểu mẫu theo dõi, đánh giá chất lượng giống, các phần mềm quản lý và những quy định đánh số thống nhất đối với lợn đực giống trên phạm vi cả nước;

c) Thẩm định hồ sơ, tổ chức khảo nghiệm và cấp phép nhập khẩu tinh lợn, môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch lợn;

d) Hàng năm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định quản lý và sử dụng lợn đực giống của các cơ sở chăn nuôi lợn đực giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, các công ty có 100% vốn nước ngoài.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

a) Thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng lợn đực giống trên phạm vi của tỉnh, thành phố; cấp chứng chỉ chất lượng giống cho cơ sở chăn nuôi lợn đực giống trên địa bàn của tỉnh, thành phố trừ các cơ sở do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý như đã ghi ở mục a, khoản 1, Điều 19;

b) Hàng năm xây dựng kế hoạch giám định, bình tuyển lợn đực giống trên phạm vi của địa phương; chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về ngành nông nghiệp cấp huyện và cấp tương đương tổ chức thực hiện việc bình tuyển, giám định đàn lợn đực giống của các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn do tỉnh, thành phố quản lý;

c) Hàng năm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định quản lý và sử dụng lợn đực giống của các cơ sở chăn nuôi lợn đực giống trên địa bàn do tỉnh, thành phố quản lý;

d) Định kỳ một lần/năm báo cáo Cục Nông nghiệp về công tác quản lý nhà nước chất lượng lợn đực giống trên địa bàn tỉnh, thành phố.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về ngành Nông nghiệp cấp huyện có trách nhiệm:

a) Quản lý nhà nước đối với chất lượng lợn đực giống sử dụng để phối giống trực tiếp nuôi tại hộ gia đình trên địa bàn;

b) Phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức, h­ớng dẫn đăng ký và cấp chứng chỉ chất lượng giống đối với lợn đực giống sử dụng để phối giống trực tiếp nuôi tại hộ gia đình;

c) Tổ chức thực hiện việc giám định, bình tuyển lợn đực giống sử dụng để phối giống trực tiếp trên địa bàn huyện;

d) Định kỳ một lần/năm báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công tác quản lý nhà nước về chất lượng lợn đực giống trên địa bàn.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20: Cục trưởng Cục Nông nghiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quy định này.

Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, giải quyết./.

Phụ lục 1: Yêu cầu về thiết bị và dụng cụ sản xuất tinh dịch trong trạm thụ tinh nhân tạo lợn

STT

Tên thiết bị, dụng cụ

Đơn vị tính

Số lượng đối với quy mô

4 - 30 lợn đực giống

31 - 50 lợn đực giống

51 - 100 lợn đực giống

Dụng cụ lấy tinh

1

Giá nhảy cho lợn đực

Chiếc

1 - 2

2 - 3

3 – 5

2

Cốc hứng tinh

Chiếc

5 - 30

30 - 50

50 - 100

3

Khăn lọc tinh

Chiếc

5 - 30

30 - 50

50 - 100

4

Khăn sạch

Chiếc

5 - 30

30 - 50

50 - 100

5

Găng tay cao su

Đôi

5 - 30

30 - 50

50 - 100

6

Thảm cao su

Chiếc

2 - 5

5 - 10

7 - 15

Dụng cụ kiểm tra, đánh giá, pha loãng tinh dịch

1

Kính hiển vi

Chiếc

1 - 2

3 - 5

5 - 6

2

Lamen

Chiếc

300 - 500

500 - 1000

1000 - 2000

3

Phiến kính

Chiếc

300 - 500

500 - 1000

1000 - 2000

4

5

Buồng đếm (hồng cầu, bạch cầu)

Máy đo pH (pH metter)

Chiếc

Chiếc

2

1

5 - 10

2 - 3

20 - 50

3 – 5

6

Cốc đong các loại

Chiếc

5 - 10

10 - 20

50 - 80

7

Bình tam giác

Chiếc

5 - 10

10 - 20

50 - 80

8

ống hút (pipet) các loại

Chiếc

5 - 10

10 - 20

50 - 80

9

Đũa thủy tinh

Chiếc

5 - 10

10 - 20

50 - 80

10

Giấy lọc

Gói

10 - 50

30 - 50

70 - 100

11

Giấy quỳ tím

Gói

10 - 50

30 - 50

70 - 100

12

Cân điện tử

Chiếc

1

1 - 2

2 - 3

13

Giá để ống nghiệm

Chiếc

1

5

10

14

ống nghiệm

Chiếc

100 - 300

500 - 700

1000 - 1500

15

Máy khuấy từ tự làm nóng môi trường pha chế tinh.

Chiếc

1

1 - 2

3 - 5

16

Máy chưng cất n­ớc 2 lần công suất 3-4 lít/giờ.

Chiếc

1

1 - 2

3 - 5

17

Máy xác định tinh trùng quang phổ.

Chiếc

1

1 - 2

3 - 5

Dụng cụ đóng gói và bảo tồn tinh dịch:

1

Lọ đựng liều tinh (hoặc túi nilon)

Chiếc

500 - 1000

1000 - 1500

1500 - 2000

2

Tủ lạnh

Chiếc

1

3

5

3

Tủ bảo ôn

Chiếc

1

3

5

Các thiết bị, dụng cụ rửa và khử trùng:

1

Bồn rửa bằng INOX

Chiếc

4 - 6

6 - 7

6 - 10

2

Chổi lông các loại

Chiếc

5 - 10

10 - 15

15 - 20

3

Giá để dụng cụ sau khi rửa

Chiếc

3 - 5

5 - 7

7 - 10

4

Xà phòng trung tính (hộp 5 lít)

Hộp

5 - 10

10 - 15

15 - 20

5

Tủ sấy

Chiếc

1

2

3

6

Tủ đựng dụng cụ sau khi khử trùng

Chiếc

1

1

1

7

ống khử trùng dẫn tinh quản

Chiếc

1

1

1

8

Đèn khử trùng

Chiếc

1

1

1

Phụ lục 2: Mẫu sổ theo dõi phẩm chất tinh dịch lợn (áp dụng đối với lợn đực giống TTNT)

Số hiệu con đực

Ngày lấy tinh

Giờ lấy tinh

Ôn độ không khí

Phẩm chất tinh dịch

Pha loãng

Người kiểm tra

Ghi chú

Màu sắc

V

ml

A

C

106/ml

VAC

109

R

Tỷ lệ kỳ hình %

Tỷ lệ sống chết

%

pH

Loại môi trường sử dụng

Mức độ pha loãng

Số liều tinh sản xuất

Số liều tinh tiêu thụ

Phụ lục 3: Mẫu sổ theo dõi phẩm chất tinh dịch lợn (áp dụng đối với đực giống phối giống trực tiếp)

Số hiệu con đực

Ngày lấy tinh

Ôn độ không khí

Phẩm chất tinh dịch lợn

Ghi chú

V (ml)

A

C (106/ml)

VAC (109)

Tỷ lệ kỳ hình %

Phụ lục 4: Lịch lấy tinh hoặc phối giống

Ngày, tháng, năm

Số hiệu lợn đực

Ghi chú

Đực số 1

Đực số 2

Đực số 3

Đực sô 4

20-10-04

21-10-04

22-10-04

23-10-04

24-10-04

25-10-04

Phụ lục 5: Phiếu phân phối tinh dịch lợn

1. Cơ sở sản xuất tinh:…………………………………………………………

2. Ngày sản xuất:………………………………………………………………

3. Giống và số tai lợn đực:……………………………………………………..

4. Sức hoạt động của tinh trùng (tinh nguyên):………………………………..

5. Nồng độ tinh trùng:………………………………………………………….

6. Sức hoạt động của tinh trùng sau khi pha loãng:…………………………….

7. Sức hoạt động của tinh trùng lúc phân phối:………………………………..

8. Số liều tinh phân phối:……………………………………………………….

Người quản lý cơ sở chăn nuôi Người phân phối tinh

(ký tên, đóng dấu) (ký và ghi rõ họ tên tên)

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

….. , ngày tháng năm

Đơn xin nhập khẩu tinh lợn giống

Kính gửi: Cục Nông nghiệp

Tên tổ chức, cá nhân xin nhập khẩu:………………………………………….

Địa chỉ:………………………………………………………………………..

Điện thoại:………………………; Fax: ……………………………………...

Đề nghị Cục Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép nhập khẩu…….. liều tinh lợn giống. Cụ thể như sau:

STT

Tên giống lợn

Phẩm cấp giống

Số hiệu lợn đực giống

Số lượng liều tinh

Xuất xứ

1

2

3

4

Thời gian nhập khẩu:………………………………………………………….

Cảng nhập khẩu:……………………………………………………………….

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu

(Ký tên, đúng dấu)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 07/2005/QĐ-BNN về quản lý và sử dụng lợn đực giống do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 07/2005/QĐ-BNN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/01/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Bùi Bá Bổng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 12 đến số 13
  • Ngày hiệu lực: 05/03/2005
  • Ngày hết hiệu lực: 15/01/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản