- 1Nghị quyết 52/2012/NQ-HĐND về cơ chế đầu tư, hỗ trợ phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XV, kỳ họp thứ 4 ban hành
- 2Nghị quyết 88/2013/NQ-HĐND về phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2020
- 3Nghị quyết 119/2013/NQ-HĐND thực hiện chế độ, chính sách đối với nhân viên thú y xã, phường, thị trấn tỉnh Vĩnh Phúc
- 4Nghị quyết 201/2015/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020
- 5Nghị định 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp
- 6Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên
- 7Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 3016/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Chương trình khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025
- 9Quyết định 2422/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2023
- 10Quyết định 663/QĐ-BNN-KN năm 2021 về định mức kinh tế, kỹ thuật khuyến nông Trung ương do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Thông tư 12/2021/TT-BNNPTNT hướng dẫn về việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Quyết định 13/2022/QĐ-TTg thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 3Luật thú y 2015
- 4Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 5Luật Chăn nuôi 2018
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi
- 8Nghị quyết 86/2019/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 9Nghị quyết 87/2019/NQ-HĐND về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025
- 10Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chí kinh tế trang trại do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 11Quyết định 1520/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025
- 13Quyết định 414/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 2589/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch triển khai thực hiện hỗ trợ tinh lợn ngoại, tinh bò thịt, bò sữa chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2021
- 15Thông tư 10/2021/TT-BNNPTNT hướng dẫn nội dung đầu tư, hỗ trợ đầu tư thực hiện nhiệm vụ “Phát triển sản xuất
- 16Quyết định 61/2021/QĐ-UBND hướng dẫn về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 17Quyết định 150/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Quyết định 3027/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện hỗ trợ chứng nhận sản phẩm nông nghiệp áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025
- 19Kế hoạch 132/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Quyết định 150/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1505/QĐ-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 15 tháng 8 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2022-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018;
Căn cứ Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;
Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045;
Căn cứ Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Căn cứ Nghị quyết số 87/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 138/TTr-SNN&PTNT ngày 21/7/2022 và xin ý kiến thống nhất của các Thành viên UBND tỉnh tại công văn số 282/VP-NN2 ngày 28/7/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo quyết định này: “Đề án phát triển Chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Quyết định số 1505/QĐ-UBND ngày 15/8/2022 của UBND tỉnh)
Phần thứ nhất:
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT
Những năm gần đây, chăn nuôi của tỉnh đã phát triển cả về quy mô và tính chuyên nghiệp trong sản xuất, đã thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong ngành nông nghiệp. Giai đoạn 2011-2020 giá trị sản xuất chăn nuôi (giá so sánh 2010) tăng bình quân 3,72 %/năm: Năm 2011 đạt 3.825,3 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 5.337,7 tỷ đồng, chiếm 55,7% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Năm 2021, mặc dù với nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19, Dịch tả lợn Châu Phi, biến đổi cực đoan của thời tiết, khí hậu gây ra, nhưng so với năm 2020 giá trị sản xuất chăn nuôi vẫn tăng trưởng 7,24%, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 56,9% trong sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong những năm tới, ngành chăn nuôi của tỉnh sẽ đối mặt với những thách thức để phát triển đó là: biến đổi khí hậu, diễn biến dịch bệnh phức tạp, ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, diện tích đất dành cho chăn nuôi bị thu hẹp dần, chưa có phương pháp hữu hiệu cho tất cả các vùng, các đối tượng nuôi, áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng khi thực hiện cam kết các hiệp định thương mại tự do và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Xuất phát từ các yêu cầu nêu trên, việc xây dựng Đề án “Phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025” là rất cần thiết, tạo cho chăn nuôi bước phát triển mới, sản xuất hàng hóa, bền vững, tạo ra sản phẩm chủ lực đảm bảo an toàn thực phẩm và góp phần xây dựng nông thôn mới.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
- Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
- Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;
- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn;
- Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045;
- Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 -2030”;
- Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Thông tư số 10/2021/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2021 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về hướng dẫn nội dung đầu tư, hỗ trợ đầu tư thực hiện nhiệm vụ “Phát triển sản xuất giống” theo Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ;
- Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định tiêu chí kinh tế trang trại;
- Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ 17 nhiệm kỳ 2020-2025;
- Kế hoạch số 02/KH/BCSĐ ngày 01/4/2021 của Ban cán sự đảng Bộ Nông nghiệp & PTNT về tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030”;
- Nghị quyết số 86/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Nghị quyết số 87/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025;
- Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của HĐND tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 708/QĐ-UBND ngày 24/3/2021 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án tập trung tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước Ngành Nông nghiệp & PTNT;
- Quyết định số 2589/QĐ-UBND ngày 14/10/2020 của UBND tỉnh về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện hỗ trợ tinh lợn ngoại, tinh bò sữa, bò thịt chất lượng cao trên địa bàn tỉnh năm 2021;
- Quyết định số 3027/QĐ-UBND ngày 03/12/2020 của UBND tỉnh về ban hành kế hoạch thực hiện hỗ trợ chứng nhận sản xuất nông nghiệp áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 61/2021/QĐ-UBND ngày 04/11/2021 của UBND tỉnh về ban hành quy định chi tiết một số điều về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh;
- Kế hoạch số 194/KH-UBND ngày 04/8/2021 về triển khai thực hiện Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025;
- Kế hoạch số 202/KH-UBND ngày 10/8/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045;
- Kế hoạch số 132/KH-UBND ngày 24/5/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Căn cứ thực tiễn
Hiện nay, chăn nuôi của tỉnh còn có những tồn tại, hạn chế như: Phân tán, nhỏ lẻ, chủ yếu là hình thức hộ gia đình, thiếu quy hoạch phát triển; cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức, đang xuống cấp và lạc hậu. Chăn nuôi chưa thực sự phát triển theo chiều sâu, chưa có sản phẩm chủ lực; chất lượng và sức cạnh tranh chưa cao; áp dụng công nghệ mới chưa đồng bộ. Vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, chưa hình thành chuỗi sản xuất ra sản phẩm sạch và an toàn, vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh trong chăn nuôi đang trở nên bức xúc hiện nay. Hoạt động xúc tiến thương mại, chế biến sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức. Vai trò của doanh nghiệp, HTX trong lĩnh vực này còn yếu. Chưa có cơ chế, chính sách hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư lớn vào lĩnh vực chăn nuôi, nhất là lĩnh vực sản xuất thức ăn, chế biến sản phẩm. Sản xuất chăn nuôi chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, và cần có chính sách phát triển chăn nuôi phù hợp để phát triển hiệu quả, bền vững. Hệ thống quản lý còn bất cập, tăng trưởng đang có xu hướng chậm lại.
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc, đòi hỏi sản xuất chăn nuôi phải phát triển theo hướng trang trại công nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cao; sản xuất hàng hóa, thực phẩm đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm, hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; phát triển theo chiều sâu để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm phục vụ thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu; Tổ chức lại chăn nuôi, chuyển dịch từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại, hàng hóa, chăn nuôi theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi trong các trang trại, hướng đến nghề chăn nuôi chuyên nghiệp, chuyên môn hóa, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Phần thứ hai
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
I. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2011-2020
1. Chăn nuôi gia súc, gia cầm
1.1. Chăn nuôi trâu:
a) Số lượng, sản phẩm, quy mô chăn nuôi: Tổng đàn trâu của tỉnh năm 2021 có 17.700 con, đàn trâu có xu hướng giảm. Giai đoạn 2011-2020, đàn trâu giảm từ 24.230 con xuống 18.215 con, tốc độ giảm 3,12%/năm. Sản lượng thịt trâu hơi giảm từ 1.864,1 tấn năm 2011, xuống 1.434,9 tấn năm 2020, giảm bình quân 2,87%/năm.
Quy mô chăn nuôi chủ yếu là nhỏ lẻ, phân tán trong các hộ gia đình. Toàn tỉnh có 9.214 hộ chăn nuôi trâu, phân loại quy mô chăn nuôi theo quy định của Luật Chăn nuôi: Chăn nuôi nông hộ có 9.172 hộ, chiếm 99,54%; chăn nuôi trang trại với 42 cơ sở, chiếm 0,46% cơ sở chăn nuôi và chiếm 7,6% tổng số lượng đàn trâu của tỉnh.
b) Cơ cấu giống, phương thức chăn nuôi, vùng chăn nuôi: Giống trâu của tỉnh chủ yếu là trâu địa phương (trâu dé); đàn trâu trưởng thành chiếm khoảng 80%, còn lại là đàn nghé (20%). Chăn nuôi trâu 100% là tận dụng phụ phẩm nông nghiệp và chăn thả đối với các xã trung du, miền núi.
Không có vùng chăn nuôi trâu, đàn trâu chỉ tập trung chủ yếu ở một số xã miền núi của huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo (chiếm 54,6% tổng đàn).
c) Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ: Chưa có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi trâu.
d) Đánh giá: Đàn trâu có xu hướng giảm dần về số lượng, năm 2011 là 24.230 con đến năm 2020 chỉ còn 18.215 con, giảm 6.015 con (-24,8%). Đàn trâu giảm là do quá trình cơ giới hóa trong sản xuất tăng nhanh, nhu cầu phục vụ cày kèo giảm; chưa có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và nuôi chăn thả quảng canh tận dụng ở các xã miền núi là chủ yếu.
1.2. Chăn nuôi bò:
1.2.1 Chăn nuôi bò thịt:
a) Số lượng, sản phẩm, quy mô chăn nuôi:
Tổng số đàn bò thịt của tỉnh năm 2021 có 88.100 con; giai đoạn 2011-2020, đàn bò thịt giảm từ 120.060 con xuống 104.129 con, tốc độ giảm 1,57%/năm. Sản lượng thịt bò hơi tăng từ 5.475 tấn năm 2011 lên 5.624,3 tấn năm 2020, tăng bình quân 0,3%/năm.
Quy mô chăn nuôi bò thịt vẫn chủ yếu là nhỏ lẻ, phân tán, hộ gia đình chiếm chủ yếu. Toàn tỉnh có 41.178 hộ chăn nuôi bò thịt, phân loại quy mô chăn nuôi theo quy định của Luật Chăn nuôi: Chăn nuôi nông hộ có 41.124 hộ, chiếm 99,87%; chăn nuôi trang trại với 54 cơ sở, chiếm 0,13% cơ sở chăn nuôi và chiếm 1,95% tổng số lượng đàn bò thịt của tỉnh.
b) Cơ cấu giống, phương thức chăn nuôi, vùng chăn nuôi: 100% đàn bò thịt của tỉnh là bò lai các giống Brahman, Droughtmaster, Red Agus, BBB, ...đây là các giống bò thịt cao sản đã được đưa vào lai tạo thông qua kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Giai đoạn 2011-2020, toàn tỉnh đã hỗ trợ hơn 140 nghìn liều tinh bò thịt cao sản các giống trên để đưa vào lai tạo, cải tạo tầm vóc đàn bò thịt của tỉnh.
Chăn nuôi bò thịt (bình quân 2 con/hộ) nuôi nhốt tại chuồng ở vùng đồng bằng; một số xã ven đê hoặc vùng núi nuôi nhốt kết hợp chăn thả tận dụng; thức ăn cho bò là tận dụng thức ăn thô xanh, sản phẩm phụ trong nông nghiệp, sử dụng cám gạo, bột ngô làm thức ăn tinh bổ sung.
Bước đầu hình thành các nhóm hộ chăn nuôi bò thịt tại một số xã như Cao Phong, Đồng Thịnh (huyện Sông Lô), Liên Châu, Hồng Châu (huyện Yên Lạc); số lượng bò thịt tập trung nhiều ở các huyện Vĩnh Tường, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương chiếm khoảng 75% tổng đàn bò thịt.
c) Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ: Một số tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng trong nuôi bò thịt như: Lai tạo các giống bò thịt có năng suất, chất lượng cao bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo chiếm 50-60% trong phối giống bò thịt.
d) Đánh giá: Công tác lai tạo với giống bò ngoại thông qua kỹ thuật thụ tinh nhân tạo được chú trọng, nhiều giống bò thịt có năng suất chất lượng cao được đưa vào sản xuất như: Droughtmaster, Red Agus, BBB, ...; chăn nuôi bò thịt đem lại hiệu quả kinh tế ổn định. Tuy nhiên, chăn nuôi vẫn chủ yếu hình thức nông hộ, quy mô chăn nuôi trang trại số lượng còn ít; các giống bò có năng suất, chất lượng cao mới chỉ tập trung lai tạo, cải tạo ở các huyện đồng bằng, ở các xã vùng trung du, miền núi nhất là huyện Lập Thạch, Sông Lô nơi tập trung 34% tổng đàn bò của tỉnh chưa phát triển mạnh.
1.2.2. Chăn nuôi bò sữa:
a) Số lượng, sản phẩm, quy mô chăn nuôi:
Tổng số đàn bò sữa của tỉnh năm 2021 có 15.600 con; giai đoạn 2011-2020, đàn bò sữa tăng từ 2.050 con lên 15.548 con, tăng bình quân 25,25%/năm. Sản lượng sữa tăng từ 3.616 tấn năm 2011 lên 39.843,8 tấn năm 2020, tăng bình quân 30,55%/năm.
Toàn tỉnh có 1.692 hộ chăn nuôi bò sữa, phân loại quy mô chăn nuôi theo quy định của Luật Chăn nuôi: Chăn nuôi nông hộ có 1.109 hộ, chiếm 65,54%; chăn nuôi trang trại với 583 cơ sở, chiếm 34,46% cơ sở chăn nuôi (tuy nhiên, với 583 cơ sở chăn nuôi trang trại đã chiếm 68,7% tổng số lượng đàn bò sữa của tỉnh).
b) Cơ cấu giống, phương thức chăn nuôi, vùng chăn nuôi:
Giống bò sữa hiện nay chủ yếu là giống bò lai Holstein Friesian (HF) có từ 87,5% máu bò HF trở lên, có một số ít là bò HF thuần. Giai đoạn 2011-2020, toàn tỉnh đã hỗ trợ khoảng 56 nghìn liều tinh bò sữa giống HF nhập ngoại để lai tạo bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, nâng cao tỷ lệ máu bò HF trong đàn bò sữa.
Chăn nuôi bò sữa (bình quân 9,7 con/hộ), 100% nuôi nhốt và sử dụng thức ăn tinh cho bò, trong đó hầu hết bằng thức ăn công nghiệp, một số hộ sử dụng thức ăn tinh hỗn hợp tự chế biến; thức ăn thô xanh 90% là cỏ voi, kết hợp sử dụng phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp (bã bia).
Đã hình thành vùng chăn nuôi bò sữa tập trung tại các xã Vĩnh Thịnh, An tường, Vĩnh Ninh, Bình Dương (huyện Vĩnh Tường), xã Trung Nguyên, Đại Tự, Hồng Châu, Trung Hà (huyện Yên Lạc), xã Thái Hòa (Lập Thạch), xã Bồ Lý (huyện Tam Đảo), số lượng bò sữa chiếm khoảng 95% tổng đàn bò sữa.
c) Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về lai tạo giống bằng thụ tinh nhân tạo chiếm 100% trong phối giống bò sữa. Nhiều hộ chăn nuôi bò sữa đã sử dụng hệ thống làm mát bằng phun sương kết hợp quạt mát để chống nóng cho bò, đệm nền chuồng để hạn chế bệnh viêm móng; 100% số hộ nuôi bò sữa đã sử dụng máy thái cỏ, trên 90% số hộ sử dụng máy vắt sữa; 11/11 trạm thu mua sữa trang bị Tank lạnh bảo quản sữa.
d) Đánh giá: Xu hướng tăng nhanh số lượng đàn, năng suất và sản lượng sữa; đã hình thành vùng chăn nuôi bò sữa tập trung các xã vùng bãi ven sông Hồng của huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và một số xã của các huyện Lập Thạch, Tam Đảo. Chăn nuôi bò sữa đem hiệu quả kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi.
1.3. Chăn nuôi lợn:
a) Số lượng, sản phẩm, quy mô chăn nuôi:
Tổng đàn lợn của tỉnh năm 2021 có 466.200 con; trong đó đàn lợn nái có 67.600, lợn đực giống có 700 con, lợn thịt có 397.900 con. Giai đoạn 2011-2018, đàn lợn tăng từ 498.051 con lên 636.688 con, tốc độ tăng 3,57%/năm; sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng từ 64.134,8 tấn lên 91.567,3 tấn, tốc độ tăng 5,22%/năm.
Năm 2019, đàn lợn giảm xuống còn 383.910 con, sản lượng thịt lợn hơi giảm còn 76.802,8 tấn; nguyên nhân là do xảy ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với chăn nuôi lợn, số lượng lợn chết, tiêu hủy nhiều làm giảm số lượng đàn. Đến năm 2020, chăn nuôi lợn dần ổn định trở lại, đàn lợn tăng lên 449.837 con, sản lượng thịt lợn hơi đạt 68.059,9 tấn, chiếm 61,45% tổng sản lượng thịt gia súc, gia cầm hơi xuất chuồng.
Toàn tỉnh có 31.995 hộ chăn nuôi lợn, phân loại quy mô chăn nuôi theo quy định của Luật Chăn nuôi: Chăn nuôi nông hộ có 30.783 hộ, chiếm 96,21%; chăn nuôi trang trại với 1.212 cơ sở, chiếm 3,79% cơ sở chăn nuôi (tuy nhiên, với 1.212 cơ sở chăn nuôi trang trại đã chiếm 49,6% tổng số lượng đàn lợn của tỉnh).
b) Cơ cấu giống, phương thức chăn nuôi, vùng chăn nuôi:
- Đàn lợn nái: Chiếm 14,5% tổng đàn, trong đó nái ngoại chiếm khoảng 35% tổng đàn nái, số còn lại chủ yếu là lợn nái lai ngoại từ 7/8 máu ngoại trở lên.
- Đàn lợn thịt: Trên 90% là lợn lai từ 7/8 máu ngoại. Đã có nhiều lợn thịt 4 máu ngoại đến 5 máu ngoại.
- Đàn lợn đực giống: Chiếm 0,15% tổng đàn lợn, trong đó đực giống ngoại chiếm 95% tổng đàn lợn đực, các giống lợn đực ngoại dùng phối giống trực tiếp hiện nay chủ yếu là lợn Landrace, một số là Yorkshie. Các giống lợn đực ngoại cao sản như: Pi-Du, Pi4, Master16, Du-100 được nuôi tại Trại sản xuất giống vật nuôi Thanh Vân (thuộc Trung tâm giống Nông nghiệp) để sản xuất tinh cho lai tạo đàn lợn của tỉnh bằng thụ tinh nhân tạo; giai đoạn 2011-2021, tổng số hỗ trợ được hơn 600 nghìn liều tinh lợn phục vụ thụ tinh cho đàn lợn nái của tỉnh.
- Chăn nuôi nông hộ giảm mạnh tại các xã huyện Đồng Bằng, chăn nuôi trang trại đang phát triển nhanh. Trên 90% số hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp và thức ăn công nghiệp phối trộn phụ phẩm nông nghiệp theo từng giai đoạn.
- Đàn lợn được nuôi ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, bước đầu đã hình thành vùng chăn nuôi lợn tại các xã Quang Sơn, Ngọc Mỹ, Bắc Bình, Hợp Lý (huyện Lập Thạch); xã Liên Châu (huyện Yên Lạc).
c) Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ:
- Lai tạo giống: Hơn 40% tổng đàn nái được phối giống bằng thụ tinh nhân tạo và sử dụng tinh dịch lợn đực giống cao sản Pi4, Master 16.
- Chuồng trại: Chăn nuôi quy mô trang trại áp dụng kỹ thuật nuôi chuồng kín để giúp ổn định tiêu khí hậu chuồng nuôi; quy trình công nghiệp khép kín (nuôi lợn bố mẹ - lợn con - lợn thịt).
- Bảo vệ môi trường: Các hộ chăn nuôi lợn đều có hầm Biogas để xử lý chất thải, một số trang trại còn đầu tư máy ép tách chất thải rắn-lỏng, xây dựng bể, lọc sục xử lý chất thải sau Biogas.
d) Đánh giá:
- Tích cực: Lợn lai, lợn ngoại chiếm tỷ lệ cao do đó năng suất, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng; các giống mới cao sản được đưa vào lai tạo cải tạo đàn lợn bằng tiến bộ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Quy mô, phương thức chăn nuôi theo hướng trang trại - công nghiệp tăng dần, giảm chăn nuôi nhỏ lẻ. Các chủ trang trại đã tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn và kỹ thuật chăn nuôi.
- Hạn chế: Giống lợn (lợn nái, đực giống) nhất là trong chăn nuôi nông hộ chất lượng còn thấp do chưa được chọn lọc, loại thải. Chăn nuôi lợn đang phát triển theo hướng trang trại, công nghiệp, quy mô lớn nhưng đầu tư còn thấp (xây dựng chuồng trại, thiết bị,...). Quy trình chăn nuôi chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, vấn đề xử lý môi trường, chất thải chăn nuôi gặp nhiều khó khăn.
1.4. Chăn nuôi gia cầm:
a) Số lượng, sản phẩm, quy mô chăn nuôi:
- Tổng đàn gia cầm của tỉnh năm 2021 có 12,0 triệu con; trong đó đàn gà: 10,43 triệu con chiếm 86,9% tổng đàn; đàn thủy cầm (vịt, ngan, ngỗng): 1,57 triệu con chiếm 13,08% tổng đàn. Giai đoạn 2011-2020 đàn gia cầm liên tục tăng, bình quân 3,81%/năm; trong đó đàn gà đẻ tăng mạnh, năm 2013 đạt 2,58 triệu con, đến năm 2020 đạt 3,44 triệu con chiếm 33,5% tổng đàn gà.
- Sản lượng thịt gia cầm giai đoạn 2011-2020 tăng bình quân 6,15%/năm, năm 2011 đạt 20.826,2 tấn, đến năm 2020 đạt 35.630,3 tấn, tăng 14.237,1 tấn (tăng gấp 1,71 lần), trong đó sản lượng thịt gà đạt 32.398,5 tấn, chiếm 90,9% tổng sản lượng thịt gia cầm. Sản lượng trứng gia cầm giai đoạn 2011-2020 tăng bình quân 7,21%/năm, năm 2011 đạt 307,47 triệu quả, đến năm 2020 đạt 575,3 triệu quả, tăng 267,83 triệu quả (tăng gấp 1,87 lần), trong đó sản lượng trứng gà đạt 451,66 triệu quả, chiếm 78,5% tổng sản lượng trứng gia cầm.
Toàn tỉnh có 55.404 hộ chăn nuôi gia cầm, phân loại quy mô chăn nuôi theo quy định của Luật Chăn nuôi: Chăn nuôi nông hộ có 54.295 hộ, chiếm 98,0%; chăn nuôi trang trại với 1.004 cơ sở, chiếm 2% cơ sở chăn nuôi (tuy nhiên, với 1.004 cơ sở chăn nuôi trang trại đã chiếm 53% tổng số lượng đàn gà của tỉnh).
b) Cơ cấu giống, phương thức chăn nuôi, vùng chăn nuôi:
- Các giống gà công nghiệp hướng thịt nuôi trên địa bàn tỉnh gồm: Ross, CP, Cob là những giống được nhập từ các công ty trong nước, công ty liên doanh với nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Các giống gà công nghiệp hướng trứng chủ yếu là giống: Isa Brown, và Ai cập. Các hộ chăn nuôi gà thả vườn dùng chủ yếu các giống lai mẹ Lương Phượng với bố Mía.
- Đã có nhiều trang trại nuôi gà xây dựng chuồng kín có hệ thống làm mát, điều tiết nhiệt, sử dụng 100% thức ăn công nghiệp tuy nhiên chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm số lượng lớn theo phương thức thả vườn, sử dụng thức ăn công nghiệp có kết hợp với sản phẩm nông nghiệp (ngô, thóc) theo từng giai đoạn.
- Đã hình thành vùng chăn nuôi tập trung gà đẻ, gà thịt tại huyện Tam Dương, Tam Đảo (số lượng gà ở 2 huyện này chiếm 58,0% tổng đàn gà của tỉnh). Một số xã chăn nuôi gà trọng điểm như xã Kim Long (Tam Dương), xã Tam Quan (Tam Đảo) số lượng gà có thời điểm đạt trên 1 triệu con/xã.
c) Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ:
- Giống: Một số giống gà đẻ, gà thịt cao sản đã được nuôi trong các trang trại.
- Chuồng trại, thiết bị: Hệ thống chuồng nuôi khép kín, có hệ thống làm mát; máng ăn, máng uống hiện đại đã được nhiều trang trại chăn nuôi gà đẻ, gà thịt ứng dụng.
- Quy trình chăn nuôi, phòng bệnh được thực hiện tốt ở các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn.
d) Đánh giá:
- Tích cực: Tốc độ phát triển chăn nuôi gia cầm cao, liên tục nhiều năm cả về số lượng con, sản lượng thịt, trứng. Nhiều giống mới cao sản về trứng, thịt được nhập nội, đưa vào sản xuất. Cơ cấu đàn gia cầm đẻ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng đàn gia cầm (gà đạt 33,5%). Trang trại chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh cả nuôi thịt và đẻ trứng; đã hình thành vùng chăn nuôi gà tập trung với số lượng lớn ở Tam Dương, Tam Đảo. Chuồng trại, thiết bị hiện đại và nuôi công nghiệp đã được nhiều trang trại áp dụng; chăn nuôi gà thịt quy mô trang trại có xu hướng phát triển mạnh.
- Hạn chế: Chăn nuôi, sản xuất con giống gia cầm không có hệ thống (toàn tỉnh có 92 cơ sở chăn nuôi gia cầm bố mẹ, ấp nở nhưng phát triển tự phát là chính). Nhiều hộ chăn nuôi chưa đầu tư được chuồng trại, thiết bị còn chắp vá và tận dụng, số lượng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, VietGAP còn hạn chế. Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gia cầm ngày càng tăng, chưa có biện pháp xử lý hiệu quả.
1.5. Chăn nuôi khác: Ngoài các đối tượng vật nuôi là thế mạnh trong chăn nuôi của tỉnh (lợn, bò, gia cầm), trên địa bàn tỉnh còn một số đối tượng vật nuôi khác cũng phát triển tăng nhanh về số lượng đàn, sản lượng trong những năm qua, cụ thể:
- Đàn chim cút: Tổng đàn năm 2021 là 3,6 triệu con, đàn chim cút tăng nhanh về số lượng và sản lượng. Giai đoạn 2011-2020, đàn chim cút tăng từ 1,1 triệu con lên 3,0 triệu con, tốc độ tăng 11,89%/năm.
Sản lượng thịt tăng từ 50,4 tấn năm 2011, lên 93,14 tấn năm 2020, tăng bình quân 7,06%/năm. Sản lượng trứng tăng từ 190,57 triệu quả năm 2011, lên 454,12 triệu quả năm 2020, tăng bình quân 10,13%/năm.
- Đàn chim bồ câu: Tổng đàn năm 2021 là 400.000 con, đàn chim bồ câu tăng nhanh về số lượng và sản lượng. Giai đoạn 2011-2020, đàn chim bồ câu tăng từ 147,8 triệu con lên 415,6 triệu con, tốc độ tăng 12,17%/năm. Sản lượng thịt tăng từ 111,3 tấn năm 2011, lên 301,24 tấn năm 2020, tăng bình quân 11,7%/năm.
- Đàn thỏ: Tổng đàn năm 2021 là 25.000 con, đàn thỏ tăng nhanh về số lượng và sản lượng. Giai đoạn 2011-2020, đàn thỏ tăng từ 3.500 con lên 31.121 con, tốc độ tăng 27,48%/năm. Sản lượng thịt tăng từ 42,4 tấn năm 2011, lên 141,92 tấn năm 2020, tăng bình quân 14,37%/năm.
Trên địa bàn tỉnh có 01 HTX (là HTX chăn nuôi Tam Đảo) với 13 thành viên chăn nuôi thỏ sinh sản và thỏ thịt thương phẩm theo mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm (ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ổn định với Công ty Nippon Zoki Việt Nam), mỗi năm cung cấp khoảng 40.000 con thỏ thịt thương phẩm.
- Đàn chó: Do quá trình đô thị hóa nhanh trên địa bàn tỉnh dẫn đến số lượng các hộ nuôi chó cũng như số lượng chó nuôi/hộ giảm, cụ thể: Tổng đàn năm 2021 là 192.500 con, đàn chó giảm về số lượng và sản lượng. Giai đoạn 2011-2020, đàn chó từ 222.400 con xuống còn 197.955 con, tốc độ giảm 1,29%/năm. Sản lượng thịt giảm từ 1.483,3 tấn năm 2011, xuống 887,49 tấn năm 2020, giảm bình quân 5,55%/năm.
(Chi tiết số lượng, sản phẩm chăn nuôi và phương pháp xác định quy mô chăn nuôi theo quy định của Luật chăn nuôi tại phụ lục 1, 2 và 3 kèm theo)
2. Cơ sở hạ tầng trong chăn nuôi
2.1. Các cơ sở sản xuất giống:
- Cơ sở sản xuất giống của doanh nghiệp, đơn vị nhà nước: Có 01 cơ sở sản xuất giống gia cầm (là Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam) đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng như chuồng trại, thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất và 01 cơ sở sản xuất giống lợn thuộc Nhà nước quản lý (là Trại sản xuất giống vật nuôi Thanh Vân thuộc Trung tâm giống Nông nghiệp) được đầu tư cơ sở, hạ tầng đáp ứng được yêu cầu sản xuất, mỗi năm sản phẩm khoảng 100 nghìn liều tinh lợn phục vụ thụ tinh nhân tạo cho đàn lợn nái trên địa bàn tỉnh.
- Cơ sở sản xuất giống của hộ chăn nuôi: Toàn tỉnh hiện có 80 cơ sở nuôi lợn đực giống sản xuất tinh phục vụ thụ tinh nhân tạo, mỗi năm sản xuất hơn 325 nghìn liều tinh; có 43 cơ sở ấp nở trứng gà, sản xuất khoảng 18,5 triệu con giống mỗi năm; 49 cơ sở ấp nở trứng vịt, sản xuất khoảng 4,8 triệu con giống mỗi năm.
Sản xuất liều tinh lợn đáp ứng đủ nhu cầu thụ tinh nhân tạo cho đàn lợn nái; ấp nở, sản xuất giống gia cầm đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và một lượng lớn xuất bán cho thị trường các tỉnh lân cận.
2.2. Cơ sở hạ tầng chăn nuôi: Cơ sở hạ tầng chăn nuôi nông hộ, trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ và vừa là do các hộ tự đầu tư, xây dựng chắp vá, cơi nới tùy khả năng đầu tư theo từng năm; không có thiết kế, kiểu chuồng, thiết bị đồng bộ cho từng đối tượng vật nuôi. Đối với các trang trại chăn nuôi quy mô lớn đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chuồng trại, thiết bị chăn nuôi, xử lý môi trường tương đối đồng bộ, hiện đại cho từng đối tượng vật nuôi tuy nhiên số lượng còn hạn chế.
3. Công tác thú y phục vụ chăn nuôi
3.1. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm:
Giai đoạn 2011-2018, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, một số ổ dịch nhỏ như: Cúm gia cầm (CGC), Lở mồm long móng (LMLM) gia súc, Dịch tả lợn cổ điển, Tai xanh ở lợn,... được phát hiện sớm và xử lý kịp thời không lây lan diện rộng đã góp phần giúp cho chăn nuôi của tỉnh phát triển ổn định và tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi yên tâm đầu tư phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, năm 2019 bệnh Dịch tả lợn Châu phi là bệnh mới xâm nhập vào nước ta và hiện nay trên thế giới vẫn chưa có vắc xin và thuốc điều trị đã xuất hiện trên địa bàn tỉnh gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi lợn. Cụ thể như sau:
- Bệnh Cúm gia cầm: xảy ra tại các huyện huyện Tam Dương, Lập Thạch ( năm 2011), huyện Tam Đảo (năm 2011, 2017, 2018), huyện Vĩnh Tường (năm 2019). Tổng số gia cầm chết và tiêu hủy là 50.815 con.
- Bệnh Lở mồm long móng gia súc: Năm 2011: Dịch xảy ra tại 48 xã/7 huyện, thành, thị; số trâu, bò mắc bệnh 1.591 con; số lợn mắc bệnh 769 con, tiêu hủy 64 con. Năm 2018: Đã phát hiện 801 con lợn (Lợn nái 65 con, lợn thịt 736 con) của 111 hộ/44 xã/09 huyện, thành phố nghi mắc LMLM gia súc.
- Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: Từ đầu năm 2019, bệnh DTLCP đã xâm nhiễm và gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi lợn của tỉnh. Trong năm 2019 đã có 113,57 nghìn con lợn các loại (chiếm 14,5% tổng đàn lợn của tỉnh) của 6.919 hộ chăn nuôi trên địa bàn 9 huyện, thành phố phải tiêu hủy với tổng trọng lượng lợn tiêu hủy là 7.559,718 tấn. Bệnh DTLCP chủ yếu xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo an toàn sinh học; đối với các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, nhờ thực hiện tốt quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, dịch bệnh không xảy ra. Đến cuối năm 2019 dịch bệnh đã cơ bản được khống chế, từ năm 2020 đến nay chỉ phát sinh một số ổ dịch nhỏ tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ; đàn lợn của tỉnh cơ bản đã được phục hồi.
- Bệnh Dại: Giai đoạn 2011-2020, trên địa bàn tỉnh có gần 30 ngàn người đến các cơ sở y tế để điều trị dự phòng bệnh Dại và có 25 người tử vong vì bệnh Dại (Năm 2013: 09 người; Năm 2014: 01 người; Năm 2015: 05 người; Năm 2016: 03 người; Năm 2017: 01 người; Năm 2018: 03 người; Năm 2019: 02 người và Năm 2020: 01 người).
3.2. Công tác phòng chống dịch:
a) Về tiêm phòng, phun khử trùng tiêu độc:
Hàng năm, tỉnh hỗ trợ tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm và phun khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi (02 đợt chính/năm) cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, kết quả thực hiện giai đoạn 2011-2020 như sau:
- Đối với đàn gia cầm tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm cho đàn gà, vịt, ngan được trên 53,65 triệu lượt con. Đối với đàn trâu, bò: Tiêm vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng được trên 1,6 triệu lượt con; vắc xin Tụ huyết trùng được gần 01 triệu lượt con. Đối với đàn lợn nái, lợn đực giống: Tiêm vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng được trên 1,1 triệu lượt con; vắc xin Dịch tả lợn được trên 0,6 triệu lượt con; vắc xin Tai xanh được gần 01 triệu lượt con. Đối với đàn chó, mèo: Tiêm phòng vắc xin Dại được trên 533 ngàn lượt con, đạt 27,76% tổng đàn chó, mèo của tỉnh. Phun khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi cho trên 03 triệu lượt hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
- Đối với đàn gia súc, gia cầm của các tổ chức, cá nhân chăn nuôi trên địa bàn không thuộc đối tượng hỗ trợ tiêm phòng vắc xin của tỉnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn kết hợp kiểm tra, giám sát đảm bảo thực hiện tiêm phòng đầy đủ vắc xin cho đàn vật nuôi theo quy trình.
Công tác tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm của tỉnh hàng năm đều đạt trên 80% tổng đàn gia súc, gia cầm trong diện tiêm phòng, đã tạo được miễn dịch quần thể để phòng bệnh; công tác khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đạt 100% kế hoạch đã góp phần tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường, hạn chế dịch bệnh phát sinh và lấy lan trên đàn vật nuôi của tỉnh.
b) Về giám sát dịch bệnh:
* Giám sát lâm sàng: Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y trên địa bàn tỉnh được duy trì từ tỉnh đến cấp xã, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã xây dựng Quy trình giám sát, thông tin, báo cáo cụ thể, chặt chẽ từ tỉnh đến cơ sở. Do đó công tác giám sát dịch bệnh được thực hiện đến tận thôn, xóm, hộ chăn nuôi, các ổ dịch nhỏ phát sinh được phát hiện sớm và xử lý kịp thời không để lây lan diện rộng đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi của tỉnh phát triển ổn định.
* Giám sát chủ động bằng xét nghiệm:
- Bệnh cúm gia cầm:
Giám sát sự lưu hành của các chủng vi rút cúm gia cầm: Thực hiện kiểm tra, giám sát lâm sàng thường xuyên đối với gia cầm, sản phẩm của gia cầm được buôn bán tại các chợ trên địa bàn, đồng thời chủ động thu thập mẫu bệnh phẩm gia cầm (dịch ổ nhớp) của các hộ buôn bán, giết mổ; thu thập mẫu môi trường của cơ sở giết mổ gia cầm tại các chợ buôn bán gia cầm sống trên địa bàn tỉnh. Thực hiện 02 đợt/năm, số mẫu thu thập và xét nghiệm là 600 mẫu (120 mẫu gộp)/năm, tổng số mẫu thực hiện trong 10 năm (2011-2020) là 4.125 mẫu. Kết quả xét nghiệm cho thấy: Có 20/4.125 mẫu xét nghiệm phát hiện vi rút cúm gia cầm H5N6 (chiếm 0,48%).
Giám sát sau tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm: Trong 10 năm (2011 - 2020) đã thực hiện thu thập và xét nghiệm 14.813 mẫu. Kết quả xét nghiệm cho thấy có 12.606/14.813 mẫu phát hiện kháng thể đạt 85,1% số lượng mẫu xét nghiệm.
- Bệnh Lở mồm long móng: Giám sát sau tiêm phòng vắc xin LMLM gia súc, tổng số mẫu thu thập và phân tích là 492 mẫu (246 mẫu bệnh phẩm của lợn và 246 mẫu bệnh phẩm của trâu bò). Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ bảo hộ đạt trên 80% (trâu bò đạt 88,7%; lợn đạt 80,5%). Bệnh Tai xanh: Thu thập và phân tích 246 mẫu, kết quả cho thấy có 234/246 mẫu đạt bảo hộ (95,1%). Bệnh Dịch tả lợn: Thu thập và phân tích 246 mẫu, kết quả cho thấy có 201/246 mẫu đạt bảo hộ (81,7%). Bệnh Dịch tả lợn Châu phi: Từ năm 2019 đến nay, đã thu thập và phân tích 3.344 mẫu bệnh phẩm của lợn tại các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh. Kết quả, có 911 mẫu dương tính với vi rút Dịch tả lợn châu phi.
* Kết quả giám sát một số bệnh khác: Thu thập, mổ khám bệnh tích chẩn đoán 1.323 mẫu gia súc, gia cầm ốm, chết; Thu thập và xét nghiệm 10.584 mẫu bệnh phẩm tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Kết quả xét nghiệm được thường xuyên cập nhật và thông báo ngay đến Trạm Chăn nuôi và thú y để hướng dẫn chủ gia súc, gia cầm thực hiện các biện pháp phòng, điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả, không để dịch bệnh lây lan.
c) Về xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh: Toàn tỉnh đã hỗ trợ xây dựng được 15 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh (8 cơ sở chăn nuôi lợn an toàn với bệnh Long móng và Dịch tả lợn cổ điển; 07 cơ sở chăn nuôi gà an toàn với bệnh Cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro) và hỗ trợ 41 cơ sở chăn nuôi tham gia chương trình giám sát dịch bệnh.
d) Về kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y
Giai đoạn 2011-2020, thực hiện cấp 220.270 giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trong đó: Trâu, bò được 66.517 con; kiểm dịch lợn các loại 4.537.902 con; kiểm dịch gia cầm được 132.451.968 con (trong đó gia cầm giống được: 82.352.611 con; gia cầm thịt được: 50.099.357 con); thịt bò, thịt lợn được: 3.488.974 kg; thịt gà được: 2.202.092 kg; kiểm dịch trứng gia cầm được 1.030.630.226 quả; kiểm dịch trứng cút được 899.785.924 quả, trứng gà giống được 56.780.804 quả. Công tác kiểm soát giết mổ trâu, bò: 3.132 con; Lợn: 24.531 con; gia cầm: 1.757.871 con; thỏ, dê: 4.869 con. Cấp 54 Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y; 38 Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
3.3. Đánh giá kết quả thực hiện:
- Tích cực: Công tác tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm hàng năm đều đạt tỷ trên 80% tổng đàn đã tạo được miễn dịch quần thể; công tác khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi đạt 100% kế hoạch đã góp phần tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường. Nhận thức của người chăn nuôi về việc chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi từng bước được nâng cao từ đó giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Kết quả giám sát chủ động dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và giám sát huyết thanh sau tiêm phòng vắc xin là căn cứ để áp dụng, triển khai các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của tỉnh trong những năm qua đạt hiệu quả cao. Công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ đã được triển khai kịp thời, thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, góp phần ngăn chặn dịch bệnh phát sinh, lây lan đồng thời đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật.
- Hạn chế: Ý thức về chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh của một số hộ chăn nuôi chưa cao nhất là các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, tại các vùng miền núi, dân tộc thiểu số vì vậy đã có một số ổ dịch nhỏ xảy ra; chấp hành tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo của một số hộ dân chưa cao (tỷ lệ chó, mèo được tiêm phòng dưới 30% tổng đàn thống kê), chưa có cơ chế hỗ trợ của Nhà nước về vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo nuôi dẫn đến vẫn còn có trường hợp người tử vong do bệnh Dại. Năm 2019 bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh mới xâm nhập vào nước ta hiện chưa có vắc xin phòng và thuốc điều trị bệnh, xảy ra trên địa bàn tỉnh đã làm chết và tiêu hủy trên 100 nghìn con lợn gây thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn nuôi lợn của tỉnh. Công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y trên địa bàn tỉnh còn chưa triệt để, một số hộ chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật còn cố tình không khai báo, trốn tránh làm kiểm dịch vận chuyển; công tác kiểm soát giết mổ còn hạn chế do trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ (759 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ), hầu hết các cơ sở này nằm xen kẽ trong khu dân cư khó kiểm soát. Từ đó tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh phát sinh trên đàn vật nuôi.
4. Môi trường trong chăn nuôi
Hiện nay, toàn tỉnh hiện có khoảng 122 nghìn con trâu, bò, 466 nghìn con lợn và gần 12 triệu con gia cầm; ước tính hàng năm có khoảng 1,5 triệu tấn chất thải (chất thải rắn) từ đàn gia súc, gia cầm thải ra. Mặc dù những năm gần đây nhiều cơ sở chăn nuôi hàng hóa, quy mô lớn đã ra đời nhưng chăn nuôi nhỏ lẻ của tỉnh vẫn chiếm ưu thế, nước thải, chất thải nhiều nơi không được xử lý, xả trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm và là nguồn làm phát sinh dịch bệnh.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có một số công nghệ xử lý đã được ứng dụng và sử dụng phổ biến để xử lý chất thải trong chăn nuôi hiện nay như: Hầm Biogas; bể lắng, lọc, sục khí; công nghệ ép tách chất thải rắn, lỏng; đệm lót sinh học, ... Giai đoạn 2011-2020, ngành Nông nghiệp & PTNT đã thực hiện hỗ trợ được 26.702 công trình xử lý chất thải chăn nuôi gồm: 19.019 hầm Biogas, 142 bể lọc, sục xử lý chất thải chăn nuôi và 7.541 đệm lót sinh học chăn nuôi gà. Có thể khẳng định, việc xây dựng các công trình xử lý chất thải là hiệu quả và góp phần rất lớn trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường chăn nuôi đang là vấn đề bức xúc hiện nay. Tuy nhiên, công nghệ xử lý chất thải bằng hầm Biogas (phổ biến nhất hiện nay) vẫn thường xuyên bị quá tải nhất là khi quy mô chăn nuôi tăng lên.
Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi đã và đang trở lên bức xúc hiện nay. Nguyên nhân là do tính tự phát của sản xuất không gắn với sự phát triển chung của nhiều ngành với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội; chưa có công nghệ xử lý chất thải phù hợp, hiệu quả với từng điều kiện, quy mô chăn nuôi đảm bảo xử lý triệt để chất thải chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi quy mô trang trại, công nghiệp có số lượng vật nuôi lớn với số lượng đàn vật nuôi từ hàng trăm lợn nái hoặc hàng nghìn lợn thịt trở lên. Nhận thức chung về bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, việc đầu tư kinh phí còn hạn chế.
5. Giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi
5.1. Về giết mổ gia súc, gia cầm:
* Kết quả thực hiện:
- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 761 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó: Cơ sở giết mổ tập trung: 02 (01 cơ sở giết gia súc; 01 cơ sở giết mổ gia cầm) và 759 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ.
Cơ sở giết mổ tập trung: Cơ sở giết mổ gia súc tập trung thuộc Công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại Phát Đạt (thôn Cao Quang, xã Cao Minh, TP. Phúc Yên) công xuất thiết kế 200 con lợn/ngày, tuy nhiên, kể từ khi đi vào hoạt động từ năm 2018 đến nay, thời điểm cơ sở giết mổ cao nhất là 70 con lợn/ngày, hiện nay cơ sở duy trì giết mổ dưới 20 con lợn/ngày, chưa đạt 10% công xuất thiết kế. Nhà máy giết mổ gia cầm Hợp Châu - Tam Đảo thuộc công ty TNHH Japfa comfeed Việt Nam với công suất 4.000 con/ngày được xây dựng để phục vụ giết mổ phục vụ chuỗi sản xuất của công ty, tuy nhiên hiện nay hoạt động giết mổ cầm chừng, giết mổ bình quân dưới 2.000 con/ngày, đạt dưới 50% công suất thiết kế do khó khăn trong đầu ra, tiêu thụ sản phẩm.
Đối với cơ sở giết mổ nhỏ lẻ: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 759 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong khu dân cư, các cơ sở này hàng ngày giết mổ 750 con gia súc (trâu, bò khoảng 50 con; lợn 700 con) và trên 4.500 con gia cầm. Hầu hết các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ nằm rải rác trong khu dân cư chưa được chủ cơ sở quan tâm đầu tư trang thiết bị, dụng cụ giết mổ đảm bảo, cũng như hệ thống xử lý chất thải, nước thải; giết mổ trực tiếp trên sàn, chưa có khu giết mổ riêng biệt... nguy cơ nhiễm khuẩn trong và sau quá trình giết mổ, không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường.
* Đánh giá kết quả
- Hiện nay do số cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, nằm rải rác trong khu dân cư nhiều nên công tác kiểm soát giết mổ mới chỉ thực hiện được tại 02 nhà máy giết mổ tập trung và 02 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ; số lượng gia súc, gia cầm được kiểm soát giết mổ bình quân hàng ngày, trâu, bò 05 con/ngày; lợn 20 con/ngày; gia cầm 1.700 con/ngày là rất thấp so với số lượng giết mổ thực tế. Sản phẩm thịt chưa qua kiểm soát giết mổ đưa ra thị trường tiêu thụ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
- Cơ sở giết mổ tập trung quy mô lớn việc đầu tư kinh phí xây dựng lớn, chi phí vận hành cao, việc vận chuyển gia súc, gia cầm đến điểm giết mổ và đưa đi tiêu thụ gặp khó khăn, hạn chế; vì vậy, giai đoạn 2015-2020 mặc dù có cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh nhưng vẫn chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư xây dựng, chỉ có 01 doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng nhưng đến nay hoạt động cầm chừng. Các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ nằm rải rác, xen kẽ trong khu dân cư không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, khó kiểm soát. Vì vậy, việc xây dựng nhằm gom các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ vào các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô vừa và nhỏ nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng của địa phương, có sự kiểm soát của cơ quan thú y, đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, hạn chế dịch bệnh phát sinh và lây lan trên đàn vật nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường là cần thiết và phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay của tỉnh.
5.2. Về chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi:
- Trên địa bàn tỉnh chỉ có 04 chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi (thịt lợn: 01 chuỗi; giò chả: 02 chuỗi; sữa bò: 01 chuỗi) và một số cơ sở làm giò, chả, nem chua nhỏ lẻ.
- Sản phẩm chăn nuôi hiện nay tiêu thụ nội tỉnh và xuất bán đi TP.Hà Nội và các tỉnh lân cận (lợn, gia cầm, bò, trứng) thông qua các hộ tư thương chuyên kinh doanh buôn bán từ đó dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của nông dân gặp nhiều khó khăn do quá phụ thuộc vào tư thương.
6. Hệ thống quản lý nhà nước về chăn nuôi, thú y
6.1. Hệ thống tổ chức quản lý
a) Cấp tỉnh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y là đơn vị quản lý nhà nước trực thuộc Sở Nông nghiệp &PTNT (là cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh), giúp Giám đốc Sở tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về chăn nuôi và thú y trên địa bàn tỉnh.
b) Cấp huyện: Trạm Chăn nuôi và Thú y đặt tại các huyện, thành phố thuộc tỉnh (gọi là Trạm Chăn nuôi và thú y cấp huyện) chịu sự quản lý của Chi cục Chăn nuôi và thú y, thực hiện nhiệm vụ được giao trên địa bàn cấp huyện và phối hợp với phòng Nông nghiệp & PTNT hoặc phòng kinh tế giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước trong công tác sản xuất chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, hành nghề thú y trên địa bàn cấp huyện.
c) Cấp cơ sở: Thực hiện Nghị quyết số 119/2013/NQ-HĐND ngày 20/12/2013 của HĐND cấp tỉnh về việc thực hiện một số chế độ, chính sách đối với nhân viên thú y cấp xã. Hệ thống nhân viên thú y cấp xã do Chi cục Chăn nuôi và Thú y quản lý, bố trí mỗi xã, phường, thị trấn 01 nhân viên thú y làm việc tại UBND cấp xã, chịu sự quản lý phối hợp giữa trạm Chăn nuôi thú y cấp huyện và UBND cấp xã. Nhân viên thú y cấp xã thực hiện các nhiệm vụ tham mưu UBND cấp xã và trạm Chăn nuôi và thú y cấp huyện về công tác phát triển sản xuất chăn nuôi và công tác phòng chống dịch bệnh động vật tại địa phương.
d) Đánh giá: Hệ thống thú y của tỉnh Vĩnh Phúc đã được quản lý theo hệ thống tỉnh, huyện, xã, vì vậy thuận lợi trong công tác chỉ đạo chuyên môn.
6.2. Quản lý nhà nước về chăn nuôi
a) Quản lý về giống: Hàng năm, UBND các huyện, thành phố tổ chức bình tuyển, đánh giá chất lượng lợn đực giống, bò đực giống từ đó đã chỉ đạo việc thay thế, loại thải những con kém chất lượng; đề xuất với tỉnh hỗ trợ các hộ nuôi bò đực giống, lợn đực giống thay thế và đưa vào sản xuất những giống có năng suất, chất lượng cao. Quản lý nhà nước về giống vật nuôi còn thiếu hệ thống và không quản lý được theo mô hình hình tháp trong quản lý giống gia súc, gia cầm; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi chưa theo phân cấp chất lượng (cụ kỵ → ông bà → bố mẹ → thương phẩm). Các cơ sở sản xuất giống chưa đăng ký, công bố chất lượng giống. Công tác thanh tra, kiểm tra về chất lượng giống vật nuôi chưa thực hiện được nhiều.
b) Quản lý về thức ăn
Toàn tỉnh hiện có 05 Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh gồm: Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam, Công ty TNHH Deheus Vĩnh Phúc, Công ty cổ phần Việt Pháp, Công ty Việt Mỹ; Công ty cổ Đầu tư thương mại và sản xuất Minh Phương với sản lượng: 799.400 tấn/năm. Tổng số có 697 cửa hàng kinh doanh (569 cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi, 128 cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y) với khoảng 125 công ty phân phối sản phẩm.
Hàng năm tổ chức hội nghị tập huấn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, hoạt động trên địa bàn tỉnh để tuyên truyền hướng về các quy định của pháp luật về điều kiện sản xuất, buôn bán thức ăn chăn nuôi. Đồng thời tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn theo kế hoạch từ đó giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã nắm được các quy định của pháp luật về điều kiện sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thức ăn chăn nuôi theo Luật Chăn nuôi.
Công tác quản lý thức ăn chăn nuôi vẫn còn một số hạn chế như: Quản lý hệ thống đại lý thức ăn chăn nuôi chưa chặt chẽ, phối hợp giữa các cấp và ngành trong quản lý vật tư nông nghiệp nói chung và thức ăn chăn nuôi nói riêng chưa đồng bộ. Số lượng đại lý, cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi phân bố tại các huyện, thành phố nhiều dẫn đến việc kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi còn khó khăn do chi phí lấy mẫu, xét nghiệm lớn.
c) Quản lý nhà nước khác trong chăn nuôi:
- Quản lý về môi trường chăn nuôi: Kiểm tra, giám sát về môi trường chăn nuôi còn rất hạn chế do chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình chiếm số lượng lớn; chưa có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về môi trường (Sở Tài nguyên và môi trường) với cơ quan quản lý chuyên ngành (Sở Nông nghiệp & PTNT).
- Quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm:
Kiểm tra chất cấm dùng trong chăn nuôi: Tiến hành lấy 33 mẫu nước tiểu test nhanh kiểm tra chất cấm (Salbutamol) trong chăn nuôi, kết quả 100% mẫu âm tính với Sabultamol.
Chứng nhận vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm cơ sở chăn nuôi, giết mổ: Đã thực hiện kiểm tra, cấp 54 Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y; 38 Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở ấp nở, chăn nuôi, giết mổ, phòng khám thú y trên địa bàn tỉnh.
- Quản lý thuốc thú y: Hàng năm đã tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở buôn bán thuốc thú y nuôi trên địa bàn theo kế hoạch; tổ chức trinh sát, nắm bắt các hoạt động buôn bán, quảng cáo thuốc thú y, xác minh thông tin các cơ sở có dấu hiệu vi phạm để làm cơ sở cho các đợt kiểm tra theo kế hoạch và đề xuất các cuộc kiểm tra đột xuất. Tổng số thực hiện 11 cuộc kiểm tra theo kế hoạch với tổng số 192 cơ sở buôn bán thuốc thú y được kiểm tra, 02 cuộc kiểm tra đột xuất, lấy 77 mẫu thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi để phân tích kiểm tra chất lượng (23 mẫu thuốc thú y không đạt chất lượng). Qua kiểm tra phát hiện, xử phạt 28 cơ sở buôn bán thuốc thú y vi phạm, với tổng số tiền là 228.500.000 đồng.
7. Kinh phí đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách tỉnh đối với chăn nuôi giai đoạn 2011-2020
7.1. Tổng kinh phí đầu tư, hỗ trợ cho phát triển chăn nuôi trong 10 năm cho các đơn vị ngành nông nghiệp:
Tổng kinh phí là 522,407 tỷ đồng; trong đó:
- Kinh phí hỗ trợ giống vật nuôi; tinh lợn, tinh bò; cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật (thực hiện Nghị quyết số 52/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 của HĐND tỉnh về cơ chế đầu tư, hỗ trợ phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2015) là: 32.784,55 triệu đồng.
- Kinh phí thực hiện hỗ trợ xây dựng mô hình các chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp sản phẩm chăn nuôi an toàn sạch; hỗ trợ xử lý chất thải chăn nuôi; hỗ trợ mua máy nghiền, trộn thức ăn chăn nuôi; phát triển giống vật nuôi (thực hiện Nghị quyết số 88/2013/NQ-HĐND ngày 16/7/2013 của HĐND tỉnh về phát triển chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013-2020) là: 22.690,723 triệu đồng.
- Kinh phí thực hiện Nghị quyết số 201/2015/NQ-HĐND ngày 22/12/2015 của HĐND tỉnh về một số cơ chế, chính sách thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2015-2020 là: 466,932 tỷ đồng.
7.2 Tổng kinh phí đầu tư cho công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm:
Tổng kinh phí là 130,5 tỷ đồng; trong đó:
- Kinh phí đã thực hiện dự án tăng cường tiềm lực KHCN phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm: 5,6 tỷ đồng.
- Kinh phí đã thực hiện dự án phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở gia súc, gia cầm giai đoạn năm 2012-2015: 48,9 tỷ đồng.
- Kinh phí đã thực hiện dự án phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm giai đoạn 2016-2020: 76 tỷ đồng.
7.3. Nhận xét, đánh giá:
- Hỗ trợ kinh phí cho phát triển chăn nuôi để thực hiện các cơ chế, chính sách, đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao TBKT đồng bộ vào sản xuất, chăn nuôi đã làm tăng năng suất, sản lượng vật nuôi; tăng giá trị sản phẩm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, ổn định an sinh xã hội.
- Nguồn vốn ngân sách đầu tư thực hiện các chương trình, đề án, dự án về phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng so với nhu cầu; việc huy động nguồn vốn đầu tư phát triển cho nông nghiệp chưa được nhiều. Chính sách về huy động các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa đủ mạnh, phát huy hiệu quả thấp nên việc thu hút đầu tư từ các nguồn ngoài ngân sách còn gặp khó khăn; việc phối hợp, lồng ghép các chương trình khác với nội dung của Nghị quyết còn hạn chế.
- Một số cơ chế, chính sách của Trung ương chậm được ban hành, còn bất cập, chậm được sửa đổi, do vậy chưa khuyến khích được doanh nghiệp, người sản xuất đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
- Một số cơ chế, chính sách có mức hỗ trợ còn thấp, chưa thật sự khuyến khích người dân đầu tư, mở rộng sản xuất.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHĂN NUÔI CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2011-2020
1. Ưu điểm
- Chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng; tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất chăn nuôi (giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2011-2020 tăng 3,72%/năm, chiếm 55,7% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đã góp phần quan trọng duy trì tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, trong đó chăn nuôi lợn, bò, gà là thế mạnh trong phát triển chăn nuôi của tỉnh.
- Số lượng chăn nuôi quy mô trang trại ngày càng tăng nhanh; phân loại quy mô theo quy định của Luật Chăn nuôi, toàn tỉnh hiện có 3.400 cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại (quy mô nhỏ: 2936 cơ sở, quy mô vừa: 425 cơ sở, quy mô lớn: 39 cơ sở). Chăn nuôi bò sữa với 583 trang trại, chiếm 68,7% tổng đàn bò sữa; chăn nuôi lợn với 1.212 trang trại, chiếm 49,6% tổng đàn lợn và chăn nuôi gia cầm với 1.004 trang trại, chiếm 53% tổng đàn gà của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh, đã có trang trại nuôi đến 01 ngàn con lợn nái, 10 ngàn con lợn thịt, 100 ngàn con gà đẻ trứng và có mô hình liên kết sản xuất chăn nuôi lợn theo chuỗi khép kín từ chăn nuôi - giết mổ công nghiệp - chế biến - tiêu thụ sản phẩm.
- Đã bước đầu hình thành chăn nuôi chuyên con, tập trung theo vùng như: Chăn nuôi bò sữa tại các xã thuộc huyện Vĩnh Tường, chăn nuôi lợn tại các xã thuộc huyện Lập Thạch, Yên Lạc; chăn nuôi gia cầm chuyên trứng, chuyên thịt tại các xã thuộc huyện Tam Dương, Tam Đảo.
- Tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng trong nhiều mô hình chăn nuôi lợn, gà, bò sữa như sử dụng giống mới, thức ăn công nghiệp, chuồng trại kín hạn chế ảnh hưởng của thời tiết phù hợp với từng loại vật nuôi và giúp nâng cao năng suất, chất lượng.
2. Hạn chế và nguyên nhân
2.1. Hạn chế:
- Sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán, nằm xen kẽ trong khu dân cư, quy mô chăn nuôi nông hộ là chủ yếu (quy mô chăn nuôi phân theo quy định của Luật Chăn nuôi: Chăn nuôi nông hộ chiếm 96,5%, chăn nuôi trang trại chỉ chiếm 3,5%), gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh và mất an toàn thực phẩm.
- Chăn nuôi vẫn còn phát triển theo phong trào dẫn đến một số thời điểm xảy ra tình trạng cung vượt quá cầu, dư thừa sản phẩm, giá bán sản phẩm thấp hơn giá thành sản xuất, người chăn nuôi bị thua lỗ.
- Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, luôn tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh xảy ra, lây lan từ đó ảnh hưởng đến tâm lý người sản xuất chăn nuôi.
- Sản phẩm chăn nuôi đáp ứng các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, theo chuỗi liên kết, có thương hiệu còn rất hạn chế.
- Vấn đề xử lý môi trường trong chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn, chưa có công nghệ xử lý chất thải hữu hiệu với từng quy mô chăn nuôi.
a) Nguyên nhân khách quan:
- Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, chưa có diện tích dành cho chăn nuôi được quy hoạch cụ thể.
- Quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ, phân tán, thiếu liên kết; mật độ chăn nuôi cao, một số bệnh chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu (như bệnh Dịch tả lợn Châu Phi), bệnh mới xuất hiện, xâm nhập vào Việt Nam (như bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò) đã tác động trực tiếp, hạn chế đến việc đầu tư vào phát triển sản xuất của doanh nghiệp, các trang trại, hộ nông dân và khó khăn cho tiêu thụ sản phẩm.
- Tác động trực tiếp nhất là giá vật tư đầu vào cho chăn nuôi, trong đó thức ăn chiếm trên 70% giá thành sản xuất, giá liên tục tăng, làm giá thành sản phẩm chăn nuôi tăng, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm và giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Tình hình kinh doanh, buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm mắc bệnh và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y chưa được ngăn chặn kịp thời và kiểm soát, xử lý triệt để dẫn đến khó khăn cho phát triển chăn nuôi.
b) Nguyên nhân chủ quan:
- Hệ thống quản lý, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng chưa thống nhất và đồng bộ. Công tác quản lý nhà nước và hướng dẫn, chỉ đạo sản xuất của cấp cơ sở chưa được quan tâm thỏa đáng.
- Một số cơ chế, chính sách của Trung ương ban hành (đất, vốn vay,..) còn bất cập, khó áp dụng và vận dụng ở địa phương nên chưa phát huy được hiệu quả.
- Một số chính quyền cấp cơ sở chưa quan tâm công tác phát triển chăn nuôi; phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trên địa bàn.
- Ý thức chấp hành của người chăn nuôi (chủ yếu là các hộ nuôi nhỏ lẻ) về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi còn chưa cao, nhất là khi giá cả sản phẩm chăn nuôi giảm xuống thấp, người chăn nuôi có tư tưởng chủ quan, lơ là công tác phòng chống dịch bệnh.
- Vấn đề dự báo, thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, công tác xúc tiến thương mại còn yếu.
Phần thứ ba
NỘI DUNG TRIỂN KHAI
I. Dự báo bối cảnh chăn nuôi trong thời gian tới
1. Thời cơ:
Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chính sách cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Trung ương, đồng thời xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách của tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ ngân sách và xã hội để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiệp và nông thôn. Với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực, chủ động của người dân, kinh tế nông nghiệp, nông thôn có bước phát triển mới, toàn diện, chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô, trình độ, hiệu quả ngày càng cao.
- Là tỉnh công nghiệp hóa, đô thị hóa, thu nhập đầu người tăng tạo nên thị trường tiêu thụ nông sản đòi hỏi chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao, tạo cơ hội cho phát triển sản xuất và thương mại nông sản chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Với vị trí địa lý thuận lợi, giao thông nội tỉnh, giao thông giữa Vĩnh Phúc với các tỉnh miền núi phía Bắc, thủ đô Hà Nội và vùng ĐBSH ngày càng thuận lợi, tạo cơ hội cho tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của Vĩnh Phúc và phát triển thương mại nông sản với các tỉnh khác. Vĩnh Phúc có cơ hội trở thành trung tâm thương mại, chế biến cho một số sản phẩm nông sản vùng miền núi phía Bắc. Vĩnh Phúc gần sân bay quốc tế Nội Bài thuận lợi cho giao thương quốc tế.
- Việt Nam đang hội nhập sâu, rộng với các nước và các tổ chức quốc tế như WTO, AFTA, APEC, TPP..., tạo ra cơ hội cho ngành nông nghiệp Vĩnh Phúc thu hút đầu tư, công nghệ sản xuất, thị trường tiêu thụ nông sản để phát triển một nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao.
1.2. Thách thức:
- Sản xuất nông nghiệp nhìn chung quy mô nhỏ, phân tán, chủ yếu là chăn nuôi nông hộ (tuy nhiên, chăn nuôi nông hộ có xu hướng giảm dần, chưa thể chấm dứt được ngay do vẫn còn bộ phận nông dân tuổi cao không thể làm công nhân khu công nghiệp, tận dụng lao động, thức ăn, tận dụng cơ sở sản xuất tại hộ gia đình để tăng thu nhập và có nhiều hộ là nguồn thu nhập chính của gia đình), tỷ lệ cơ giới hóa còn thấp, năng suất, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng cao, chưa thực sự có nhiều đổi mới về công nghệ sản xuất và quản lý nên hiệu quả thấp; chưa có mô hình toàn diện về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Nguy cơ dịch bệnh xảy ra cao và diễn biến phức tạp, giá thành sản xuất cao trong khi giá đầu ra của sản phẩm bấp bênh, không ổn định. Do đó, cạnh tranh sản phẩm trên thị trường ngày càng khó khăn làm cho người dân không yên tâm đầu tư vào sản xuất.
- Chưa có sản phẩm xuất khẩu, chưa có nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm được quản lý theo chuỗi, chưa xây dựng được thương hiệu.
- Nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, chưa thu hút được sự đầu tư, hỗ trợ từ các tổ chức nước ngoài hay các doanh nghiệp trong nước và tư nhân.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn, nhất là ở các vùng có mật độ chăn nuôi cao ngày càng trầm trọng ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của sản xuất chăn nuôi.
II. QUAN ĐIỂM, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN
1. Quan điểm
- Phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa; bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời phát triển, nâng cao giá trị gia tăng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm, đối xử nhân đạo với vật nuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường trong tỉnh và cả nước, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
- Phát triển ngành chăn nuôi trang trại công nghiệp theo chuỗi giá trị gia tăng, gắn sản xuất với bảo quản, chế biến tiêu thụ sản phẩm. Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong trong tổ chức liên kết và tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho chăn nuôi nông hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống chuyển dần sang phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp, chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp, chăn nuôi tạo sản phẩm có tính cạnh tranh cao, chăn nuôi an toàn sinh học theo hướng hữu cơ trong chuỗi nông nghiệp tuần hoàn.
- Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường từ những hoạt động chăn nuôi, lưu thông vận chuyển, giết mổ động vật và kinh doanh phân phối.
- Tập trung phát triển những loại vật nuôi chủ lực, có lợi thế: Lợn, bò, gia cầm; đẩy mạnh việc xã hội hóa các hoạt động trong chăn nuôi, phát triển chăn nuôi phù hợp với kinh tế thị trường; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.
2. Phạm vi thực hiện:
Đề án được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Đối tượng
- Đối tượng hưởng lợi trực tiếp của Đề án là các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
- Đối tượng hưởng lợi gián tiếp là các tổ chức cung cấp dịch vụ công cho việc triển khai các nội dung của Đề án; các tổ chức cá nhân sử dụng sản phẩm chăn nuôi, nhân dân được hưởng lợi từ việc môi trường sinh thái được cải thiện.
3.2. Đối tượng thực hiện: Các Sở, ngành liên quan và địa phương; tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu chung
- Tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, công nghệ cao; sản xuất hàng hóa, thực phẩm đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm phục vụ trong tỉnh, hướng đến thị trường Hà Nội và xuất khẩu.
- Chú trọng sản xuất những sản phẩm chăn nuôi có lợi thế cạnh tranh của tỉnh, chăn nuôi hướng tuần hoàn, đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái; hình thành các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; phát triển theo chiều sâu để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm.
- Tổ chức lại chăn nuôi nông hộ theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo sinh kế của người nông dân; nâng cao tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi trong các trang trại, hướng đến nghề chăn nuôi chuyên nghiệp, chuyên môn hóa.
2. Mục tiêu cụ thể
- Giá trị sản xuất chăn nuôi (theo giá so sánh 2010), giai đoạn 2022-2025 tăng bình quân 3,0%/năm
- Đàn trâu có mặt thường xuyên 16,5 nghìn con, đàn bò thịt 105 nghìn con, đàn bò sữa 16,5 nghìn con, đàn lợn 585 nghìn con, đàn gia cầm 12,5 triệu con. Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 136,7 nghìn tấn, trong đó: thịt lợn 90,0 nghìn tấn, thịt gia cầm 38,5 nghìn tấn, thịt trâu, bò 8,2 nghìn tấn; sản lượng trứng đạt 635 triệu quả trứng; sản lượng sữa đạt 50 nghìn tấn.
- Chuyển dịch chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại, hàng hóa, phấn đấu đến năm 2025: Chăn nuôi bò sữa quy mô trang trại chiếm 75% tổng đàn bò sữa; chăn nuôi bò thịt quy mô trang trại chiếm 10% tổng đàn bò thịt; chăn nuôi lợn quy mô trang trại chiếm 55% tổng đàn lợn và chăn nuôi gia cầm quy mô trang trại chiếm 60% tổng đàn gia cầm.
- Xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật trên cạn: Đến năm 2025 xây dựng mới được ít nhất 16 cơ sở và tiếp tục duy trì điều kiện an toàn dịch bệnh đã được công nhận.
- Đàn gia súc, gia cầm của tỉnh được tiêm vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn; công tác khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi được thực hiện định kỳ, hạn chế dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xảy ra ở diện rộng.
IV. Nội dung nhiệm vụ cụ thể
1. Rà soát, bổ sung Quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi tập trung, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, quy hoạch chung xây dựng các xã.
2. Từng bước chuyển đổi bền vững phương thức sản xuất chăn nuôi theo hướng tập trung an toàn sinh học, tăng tỷ trọng chăn nuôi trang trại quy mô vừa và lớn, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, năng suất cao, chất lượng tốt, sức cạnh tranh cao. Chăn nuôi nhỏ lẻ từng bước tổ chức lại theo hướng chuyên nghiệp có kiểm soát, bảo đảm an toàn sinh học và bền vững.
3. Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác cải tạo giống vật nuôi bằng hệ thống thụ tinh nhân tạo và phối giống trực tiếp có sự quản lý; tăng cường công tác quản lý giống vật nuôi; xây dựng các mô hình trình diễn chăn nuôi tập trung, các điểm trình diễn về an toàn vệ sinh chăn nuôi gia súc, gia cầm tạo điều kiện để người chăn nuôi có cơ hội tham quan thực tập, hiểu biết về công tác vệ sinh thú y, phòng, chống dịch bệnh.
4. Tập trung phát triển 03 loại vật nuôi (bò thịt, lợn, gà) chủ lực theo Quyết định số 2075/QĐ-UBND ngày 10/9/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục sản phẩm chủ lực cấp tỉnh đến năm 2020, định hướng 2030.
5. Khuyến khích xây dựng nhà máy, cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi, quy hoạch và bố trí đồng cỏ, diện tích đất trồng cây thức ăn; hướng dẫn người chăn nuôi sử dụng các giống cỏ mới năng suất chất lượng cao, chế biến và dự trữ thức ăn chăn nuôi từ các nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Tăng cường công tác quản lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh,
6. Tổ chức lại sản xuất trong chăn nuôi. Phát triển mở rộng các cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi theo hướng tập chung hiện đại, thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, tạo được các chuỗi liên kết trong sản xuất chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm và xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu cho sản phẩm các loại vật nuôi có lợi thế của địa phương.
7. Hướng dẫn, triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
8. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, tiêm phòng các loại vắc xin, vệ sinh khử trùng tiêu độc định kỳ, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ trên địa bàn tỉnh. Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.
9. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, về đề án phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025; tuyên truyền áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, thông tin thị trường, liên kết tiêu thụ liên xã, huyện, tỉnh trong vùng.
Phần thứ tư
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Rà soát, bổ sung Quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi tập trung, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh
Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, UBND các xã để xác định các vùng chăn nuôi, các dự án chăn nuôi cập nhật vào trong Quy hoạch chung các xã đang triển khai.
1.1. Vùng chăn nuôi tập trung:
- Vùng chăn nuôi lợn: Tập trung phát triển vùng chăn nuôi lợn tại các xã: Quang Yên, Lãng Công, Hải lựu, Đồng Quế (huyện Sông Lô), Quang Sơn, Ngọc Mỹ, Bắc Bình, Hợp Lý (huyện Lập Thạch); xã Liên Châu (huyện Yên Lạc).
- Vùng chăn nuôi gia cầm: Tập trung phát triển vùng chăn nuôi gà tại các xã Hướng Đạo, Hoàng Hoa, Thanh Vân, Đạo Tú, Duy Phiên, An Hòa, Đồng Tĩnh (huyện Tam Dương), xã Tam Quan, Đại Đình (huyện Tam Đảo).
- Vùng chăn nuôi bò: Tập trung ở các địa phương có điều kiện thuận lợi về bãi chăn thả, phụ phẩm nông nghiệp như:
Chăn nuôi bò sữa tại các xã: Vĩnh Thịnh, An tường, Vĩnh Ninh, Bình Dương (huyện Vĩnh Tường); xã Trung Kiên, Đại Tự, Hồng Châu, Trung Hà (huyện Yên Lạc); xã Thái Hòa (Lập Thạch); xã Bồ Lý (huyện Tam Đảo).
Chăn nuôi bò thịt tại các xã: Cao Phong, Đồng Thịnh (huyện Sông Lô), Liên Châu, Hồng Châu, Đại Tự (huyện Yên Lạc).
Các khu đô thị phường, thị trấn đô thị hóa cao từng bước rà soát quy định khu vực không được phép chăn nuôi (theo luật chăn nuôi) để tránh ô nhiễm môi trường. Còn những khu vực khác tiếp tục cho chăn nuôi để tận dụng lao động, cơ sở vật chất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân xong phải bảo vệ môi trường sinh thái.
1.2. Diện tích đất dành cho chăn nuôi
Theo đề xuất của 7 huyện với tổng diện tích dành cho chăn nuôi là 1.159,93 ha, cụ thể như sau:
- Huyện Yên Lạc: 180,7 ha, tại 10/17 xã, thị trấn.
- Huyện Bình Xuyên: 121,38 ha, tại 10/13 xã, thị trấn.
- Huyện Tam Dương: 199,3 ha, tại 11/13 xã, thị trấn.
- Huyện Tam Đảo: 82,81 ha, tại 8/9 xã, thị trấn.
- Huyện Vĩnh Tường: 353,43 ha, tại 16/19 xã, thị trấn.
- Huyện Sông Lô: 21 ha, tại 8/17 xã, thị trấn.
- Huyện Lập Thạch: 201,31 ha, tại 15/20 xã, thị trấn.
2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật:
2.1. Về giống: Xác định giống là giải pháp quan trọng nhất trong phát triển chăn nuôi và phải gắn liền với công nghệ, điều kiện đầu tư và quy trình chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp.
a) Giống bò:
* Bò sữa:
- Tiếp tục lai tạo đàn bò sữa bằng việc sử dụng tinh bò HF nhập khẩu có năng suất chất lượng cao thông qua kỹ thuật thụ tinh nhân tạo; mục tiêu đạt sản lượng sữa 7.000 kg/con/chu kỳ.
- Hỗ trợ để khuyến khích hộ nuôi bò sữa có năng suất cao phối giống bằng tinh giới tính cái để chủ động tăng đàn bò sữa giống tốt, có năng suất sữa cao.
- Bình tuyển, đánh giá chất lượng đàn bò sữa hàng năm.
* Bò thịt:
- Thúc đẩy nhanh chương trình cải tạo giống bò nền hiện nay để tăng số lượng đàn bò cái lai nhất là ở các huyện Lập Thạch, Sông Lô trên cơ sở đẩy mạnh áp dụng thụ tinh nhân tạo bằng các giống RedSind, Brahman. Ở các vùng đã có đàn cái lai tốt (từ 7/8 máu bò ngoại trở lên), số lượng nhiều thực hiện phối giống thụ tinh nhân tạo bằng tinh bò đực chuyên thịt: Droughmaster, BBB, Red Angus.
- Tận dụng bò đực sữa hiện nay vẫn bán loại khi sơ sinh để nuôi thịt bằng việc áp dụng công nghệ thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi bò thịt công nghệ cao, tận dụng lợi thế của địa phương về đất đai, chuồng trại để phát triển chăn nuôi bò thịt.
- Tiếp tục mở rộng và từng bước hoàn thiện hệ thống thụ tinh nhân tạo bò trên phạm vi toàn tỉnh.
- Quản lý chặt chẽ đàn bò đực sử dụng phối giống trực tiếp cho bò tại các vùng sâu, vùng xa chưa áp dụng được tiến bộ thụ tinh nhân tạo; tổ chức tốt công tác bình tuyển, đánh giá chất lượng, phẩm cấp giống bò đực giống hàng năm.
* Trâu: Triển khai áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong thụ tinh nhân tạo trâu để nâng cao tầm vóc và hiệu quả trong chăn nuôi trâu.
b) Giống lợn: Hiện nay tỉnh đã có hầu hết các giống cao sản, đặc biệt là lợn đực giống dùng cho thụ tinh nhân tạo như Landrace (LR), Yorkshire (YS), Duroc (DR), Piétrain (Pi), Pi4 (Pi x YS x DR), Maxter16 (Pi x YS x Hampshire x DR), PiDu (Pi x DR), Du-100.
- Tập trung lai tạo ra các lợn thịt thương phẩm 4 máu, 5 máu bằng việc sử dụng lợn mẹ là con lai của tổ hợp LR và YS, chọn lợn đực kết thúc để phối giống tạo con lai 4 máu hoặc 5 máu ngoại có năng suất, chất lượng đáp ứng yêu cầu thị trường.
- Thực hiện hình tháp khép kín trong nhân giống lợn; đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho cơ sở, trang trại (cả nhà nước và tư nhân) nuôi lợn ông, bà để cung cấp lợn giống bố mẹ đủ tiêu chuẩn giống, đặc biệt ở các vùng có nhiều trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp.
- Tăng cường năng lực cho hệ thống thụ tinh nhân tạo lợn thông qua việc nâng cấp quy mô, thiết bị cho Trung tâm giống nông nghiệp của tỉnh để tăng tỷ lệ thụ tinh nhân tạo đối với đàn nái.
- Quản lý chặt chất lượng giống đối với lợn đực khai thác tinh cho thụ tinh nhân tạo và lợn đực dùng phối trực tiếp thông qua bình tuyển hàng năm. Kiên quyết loại thải những con đực không đạt tiêu chuẩn giống.
c) Giống gia cầm:
- Đối với giống gia cầm có năng suất cao, nuôi công nghiệp là nhập khẩu từ nước ngoài hoặc nguồn cung cấp từ các công ty sản xuất lớn có uy túi trong nước.
- Khuyến khích, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, nhân giống gia cầm tư nhân để sản xuất đủ giống cho chăn nuôi trang trại, nông hộ (nhất là các giống gà lai lông màu thả vườn).
- Giống gà chuyên thịt: Giống Ross. Cobb sử dụng nuôi theo quy mô trang trại, công nghiệp; giống gà lai lông màu (mẹ Lương Phượng lai với bố Mía, Ri, Hồ, Đông Tảo, ...) nuôi trong nông hộ, trang trại quy mô nhỏ.
- Giống gà chuyên trứng: Hyline; Isa Brown (các giống có nguồn gốc Isa Brow của các đơn vị sản xuất và cung ứng); Ai cập (các giống có nguồn gốc gà Ai Cập của các đơn vị sản xuất và cung ứng được công nhận tiến bộ về giống): nuôi trang trại, công nghiệp và trong nông hộ...
2.2. Về thức ăn:
- Thức ăn tinh cho gia súc, gia cầm: Đến năm 2020 ước tính có khoảng 80% đàn lợn, 85% gia cầm có sử dụng thức ăn công nghiệp. Tổng nhu cầu thức ăn công nghiệp ước tính khoảng 360 nghìn tấn/năm. Căn cứ vào nhu cầu thức ăn trên địa bàn và khả năng đáp ứng tại chỗ, với định hướng chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp, quy mô vừa và lớn, trong thời gian tới tỉnh cần có chính sách:
Hỗ trợ các trang trại chăn nuôi về máy móc thiết bị, vốn để tự chế biến thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm nhằm sử dụng các sản phẩm của trồng trọt tại địa phương như ngô, đậu tương,... từ đó giúp hạ giá thành chăn nuôi.
Khuyến khích và hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thức ăn sạch tham gia vào chuỗi sản xuất nuôi lợn thịt, gà thịt để tạo sản phẩm thịt sạch mang thương hiệu thịt lợn sạch, thịt gà sạch của tỉnh.
Xây dựng các nhóm liên kết trang trại, hộ chăn nuôi theo vùng chăn nuôi để sử dụng thức ăn tinh hỗn hợp công nghiệp từ nhà máy đến thẳng hộ, trang trại chăn nuôi không qua đại lý, giảm giá thức ăn thông qua cung cấp trực tiếp để hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi.
Chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây thức ăn chăn nuôi (trồng cỏ thâm canh, trồng ngô sinh khối).
- Thức ăn thô xanh cho trâu, bò: Với tổng đàn trâu, bò hiện có khoảng 122 nghìn con, nhu cầu thức ăn thô xanh dự kiến khoảng 1,2 triệu tấn/năm. Bình quân, mỗi ha cỏ trồng thâm canh năng suất 250 tấn/ha/năm. Như vậy với tình trạng đất chăn thả tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, cần chuyển đổi đất trồng màu kém hiệu quả, đất bãi sang trồng cỏ cho gia súc. Bên cạnh đó tỉnh cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thô hỗn hợp từ các nguồn phụ phẩm nông nghiệp. Chế biến, bảo quản các loại phụ phẩm nông, công nghiệp cho trâu bò, đảm bảo đủ nguồn thức ăn dự trữ vào mùa đông, mùa khô.
- Đối với chăn nuôi trang trại, công nghiệp: Hướng dẫn các trang trại ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ cao, chuyển đổi số; quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP). Xây dựng và chuyển giao các mô hình chăn nuôi tiên tiến, phù hợp với từng vùng sinh thái (đồng bằng, trung du, miền núi) đối với từng đối tượng vật nuôi.
- Đối với chăn nuôi nông hộ: Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, VietGAP nông hộ, hữu cơ sinh thái.
- Xây dựng chương trình khuyến nông chăn nuôi theo chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất giống, chế biến thức ăn, bảo quản chế biến sản phẩm đến tiêu thụ, gồm có: Xây dựng mô hình hộ; trang trại; tổ, nhóm liên kết hộ, trang trại cùng loại vật nuôi, cùng sản phẩm.
3. Giải pháp về môi trường chăn nuôi
- Các cơ sở chăn nuôi phải thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và đất đai trước khi đi vào hoạt động. Phát triển công nghệ chuồng trại hiện đại phù hợp với từng loại vật nuôi và loại hình chăn nuôi đáp ứng yêu cầu sinh trưởng, phát triển vật nuôi và bảo vệ môi trường. Áp dụng các loại công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi gắn với sản xuất phân bón hữu cơ, chế biến chế phẩm nuôi trồng thủy sản... góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi.
Đối với chăn nuôi nông hộ: Đảm bảo công tác vệ sinh môi trường trong quá trình chăn nuôi, hộ chăn nuôi phải có biện pháp thu gom, xử lý chất thải, nước thải theo Thông tư số 12/2021/TT-BNNPTNT ngày 26/10/2021 của bộ Nông nghiệp & PTNT đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường, bảo vệ môi trường chăn nuôi như: Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ được xử lý bằng một hoặc một nhóm các biện pháp sau: ủ compost, công nghệ khí sinh học (biogas), chế phẩm sinh học, đệm lót sinh học hoặc các giải pháp khác để sử dụng cho cây trồng; Nước thải được xử lý bằng một hoặc một nhóm các biện pháp: công nghệ khí sinh học, ao sinh học, chế phẩm sinh học hoặc các biện pháp khác được sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo hạn chế phát sinh mùi hôi, thối và không để chảy tràn ra môi trường xung quanh
- Đối với chăn nuôi trang trại: Yêu cầu phải đảm bảo quy định khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại theo quy định tại Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn một số điều của Luật chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi. Thu gom xử lý chất thải theo Thông tư số 12/2021/TT-BNNPTNT ngày 26/10/2021 của bộ Nông nghiệp & PTNT; nước thải đảm bảo QCVN 62-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi.
- Đối với cơ sở giết mổ gia súc gia cầm: Vị trí địa điểm hoạt động phải đảm bảo quy định của pháp luật, chất thải phát sinh từ hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm phải được xử lý đảm bảo quy chuẩn trước khi xả thải ra môi trường. Nghiêm cấm xả thải trực tiếp chất thải chưa qua xử lý hoặc xử lý không đảm bảo ra môi trường.
4. Nhóm giải pháp tổ chức, quản lý sản xuất và đào tạo nhân lực:
4.1. Về phương thức sản xuất
- Duy trì 02 phương thức chăn nuôi cơ bản hiện có:
Chăn nuôi quy mô nông hộ: Tập trung phát triển chăn nuôi hữu cơ và chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu cho tiêu dùng, Nhà nước cần tập trung hỗ trợ nhiều hơn các chính sách về đào tạo tập huấn, khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, kiểm soát dịch bệnh.
Chăn nuôi quy mô trang trại: Ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi khép kín từ khâu con giống, thức ăn, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng tại các thành phố lớn, khu công nghiệp và hướng tới xuất khẩu. Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thuế và tín dụng khuyến khích cạnh tranh, phát triển bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các hộ chăn nuôi chuyển nhanh từ chăn nuôi phân tán, quy mô nông hộ thành các trang trại quy mô nhỏ và từ các trang hại quy mô nhỏ thành các trang trại chăn nuôi tập trung với quy mô vừa và lớn. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư các dự án chăn nuôi trang trại và chăn nuôi công nghệ cao. Giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ, chuyển sang phương thức chăn nuôi có kiểm soát, tăng tỷ trọng chăn nuôi trang trại và chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y và đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Về giống:
Tăng cường năng lực quản lý gắn liền với kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về giống vật nuôi từ tỉnh đến cấp huyện (cấp huyện phải có cán bộ chuyên về chăn nuôi).
Quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất giống, cung cấp giống đóng trên địa bàn tỉnh. Sử dụng giống có tiềm năng, năng suất và chất lượng cao hiện có ở trong nước; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở, trang trại nhập khẩu nguồn giống có năng suất và chất lượng cao đưa vào sản xuất; có sự giám sát, kiểm soát chặt chẽ chất lượng giống ngay từ đầu vào.
Thường xuyên tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giống hàng năm theo quy định của pháp luật.
Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực giống vật nuôi.
- Về thức ăn chăn nuôi:
Tuyên truyền, phổ biến nội dung quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh, mua bán thức ăn chăn nuôi theo quy định của Luật Chăn nuôi tới các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người chăn nuôi.
Tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn, nguyên liệu dùng cho thức ăn hỗn hợp; định kỳ, đột xuất kiểm tra, thanh tra đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi hàng năm theo quy định của pháp luật nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý triệt để việc việc sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi giả, kém chất lượng, chưa được phép lưu hành tại Việt Nam và xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh, sử dụng thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
Thực hiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi; đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi theo quy định luật Chăn nuôi.
Quản lý hệ thống đại lý, phân phối thức ăn đúng quy định của pháp luật.
Đối với các hộ tự trộn thức ăn dùng cho chăn nuôi: Tập huấn về các quy định của pháp luật về quản lý thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là các chất cấm sử dụng trong chăn nuôi; các công thức thức ăn dùng để phối trộn cho từng đối tượng vật nuôi qua các giai đoạn sinh trưởng. Quy trình bảo quản nguyên liệu, chế biến thức ăn. Xây dựng cam kết hàng năm trong việc đảm bảo thức ăn tự trộn dùng cho chăn nuôi không có chất cấm; định kỳ kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm nếu phát hiện sử dụng chất cấm dùng trong chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
- Về điều kiện cơ sở chăn nuôi:
Tuyên truyền, phổ biến nội dung quy định về điều kiện cơ sở chăn nuôi theo quy định của Luật Chăn nuôi.
Thực hiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi; đánh giá giám sát duy trì điều kiện cơ sở chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
Kiểm tra điều kiện cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ.
- Về môi trường:
Tuyên truyền, phổ biến nội dung thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi, kiên quyết xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật nhất là chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô lớn.
- Đào tạo kỹ năng quản lý trang trại cho các chủ trang trại, theo từng đối tượng nuôi.
- Đào tạo nâng cao cho cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật theo từng loại vật nuôi. Các chương trình đào tạo thông qua đào tạo nghề, lồng ghép các chương trình đào tạo đảm bảo thiết thực và hiệu quả.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý ngành chăn nuôi, nhất là cấp huyện, xã về kỹ năng quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, các quy định của pháp luật về chăn nuôi (quản lý giống, điều kiện cơ sở chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi, môi trường chăn nuôi ...).
4.4. Giải pháp đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm chăn nuôi:
- Tăng cường phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm chăn nuôi cho các tổ chức, cá nhân liên quan.
- Quản lý chặt việc sử dụng hóa chất, kháng sinh dùng trong chăn nuôi; thường xuyên tiến hành kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm các chất cấm dùng trong chăn nuôi.
- Tuân thủ đúng quy trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm cho các cơ sở chăn nuôi, giết mổ động vật; giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
5. Nhóm giải pháp về phòng chống dịch bệnh
5.1. Về tiêm phòng, phun khử trùng tiêu độc:
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về cơ chế, chính sách đầu tư hỗ trợ của Nhà nước trong công tác phòng chống dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm; xử lý chất thải môi trường chăn nuôi.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND 14/12/2020 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông nghiệp nâng cao thu nhập cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025 và tổ chức triển khai Chương trình quốc gia, tỉnh về phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022-2030, trong đó tập trung vào tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn, chó mèo nuôi, thông tin tuyên truyền, nâng cao năng lực giám sát bệnh Dại cho lực lượng làm công tác thú y trên địa bàn tỉnh.
5.2. Về giám sát dịch bệnh:
- Giám sát dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm:
Giám sát sự lưu hành của các chủng vi rút cúm gia cầm tại các chợ, hộ buôn bán, giết mổ; thu thập mẫu môi trường của cơ sở giết mổ gia cầm, tại ổ dịch cũ trên địa bàn tỉnh. Thực hiện 02 đợt/năm, số mẫu thu thập và xét nghiệm là 600 mẫu/năm, tổng số mẫu thực hiện trong 5 năm (2021-2025) là 3.000 mẫu. Giám sát sau tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm, thực hiện 02 đợt/năm, số mẫu thu thập và xét nghiệm là 2.400 mẫu/năm, Trong 05 năm (2021-2025) thực hiện thu thập và xét nghiệm 12.000 mẫu.
Giám sát các bệnh trên đàn gia súc như: LMLM, Tai xanh, Dịch tả lợn và bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Căn cứ tình hình dịch bệnh, hàng năm xây dựng kế hoạch giám sát phù hợp, đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch bệnh bảo vệ phát triển chăn nuôi trên địa bàn.
- Thực hiện quản lý Nhà nước về Thú y đối với các cơ sở An toàn dịch bệnh, kiểm dịch trên địa bàn. Căn cứ quy định của Luật Thú y, các quy định, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp & PTNT xây dựng kế hoạch, hướng dẫn đối tượng thực hiện theo quy định.
5.3. Về xây dựng cơ sở toàn dịch bệnh:
- Hàng năm, tổ chức tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh xây dựng cơ sở chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh động vật nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và hướng tới xuất khẩu gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách, hỗ trợ phát triển cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; khuyến khích các tập đoàn, công ty có tiềm năng đầu tư xây dựng các chuỗi sản xuất các sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Thực hiện xây dựng 16 cơ sở ATDB (08 cơ sở chăn nuôi lợn an toàn với bệnh Lở mồm long móng, dịch tả lợn cổ điển; 08 cơ sở chăn nuôi gà an toàn với bệnh Cúm gia cầm H5N1, Newcastle, Gumboro).
- Hướng dẫn thực hiện việc duy trì trạng thái các cơ sở toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với các cơ sở đã được công nhận.
5.4. Về kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y:
- Tổ chức công tác kiểm dịch tận gốc động vật, sản phẩm động vật theo đúng quy trình; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kiểm dịch; tăng cường sự phối hợp liên ngành trong kiểm tra, kiểm soát hoạt động vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.
- Duy trì kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung đảm bảo điều kiện vệ sinh, ATTP; chỉ đạo xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh; từng bước gom các điểm giết mổ nhỏ lẻ vào các điểm giết mổ tập trung để tổ chức quản lý chặt chẽ và thực hiện kiểm soát giết mổ theo đúng quy định.
- Tăng cường kiểm tra điều kiện VSTY tại các cơ sở chăn nuôi; cơ sở giết mổ, kinh doanh sản phẩm động vật.
6. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, tập huấn; thông tin thị trường, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
6.1. Tuyên truyền, tập huấn:
- Thông tin tuyên truyền về lợi ích từ các mô hình điển hình về chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi theo chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của một số địa phương;
- Phát triển nhiều kênh thông tin thị trường, liên kết tiêu thụ sản phẩm liên xã, huyện, tỉnh trong vùng.
- Hàng năm tập huấn kỹ thuật cho cán bộ kỹ thuật, người chăn nuôi
- In, phát hành các hướng dẫn về chính sách, kỹ thuật chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Phổ biến quy định pháp luật về giống vật nuôi, điều kiện cơ sở chăn nuôi, quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, quy trình VietGAP.
6.2. Thông tin thị trường.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin: giá vật tư chủ yếu đầu vào cho chăn nuôi, sản phẩm đầu ra, tình hình dịch bệnh, thị trường tiêu thụ sản phẩm...Từ đó dự báo về giá cả vật tư, sản phẩm, dịch bệnh. Các thông tin về nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
- Lập Website các thông tin về chăn nuôi: giống các loại vật nuôi, nguồn cấp, chất lượng, giá vật tư, sản phẩm, tình hình dịch bệnh, thị trường tiêu thụ và hệ thống cung cấp thông tin cho cấp quản lý chăn nuôi, các tổ chức, trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại để giới thiệu, quảng bá và xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị, ngành hàng nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ.
6.3. Chế biến, tiêu thụ sản phẩm
- Ưu tiên các tổ chức, cá nhân được hưởng các chính sách về đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ và chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm tập trung.
- Tổ chức các hệ thống tiêu thụ sản phẩm gắn với cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, nhằm thay đổi thói quen tiêu dùng. Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của tỉnh, như giống lợn hướng nạc, gia cầm sạch bệnh,...
- Xây dựng mạng lưới hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; hình thành mối liên kết giữa người sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm cung cấp cho thị trường trong tỉnh, thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.
- Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho nhà đầu tư và người dân khi tham gia vào chuỗi liên kết dự án sản xuất chăn nuôi (từ khâu cung cấp nguồn nguyên liệu tại chỗ đến tiêu thụ sản phẩm ra thị trường).
- Hỗ trợ thành lập hiệp hội ngành hàng, hiệp hội chăn nuôi và hợp tác xã vừa sản xuất vừa gắn với tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
7. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ
7.2. Đất đai:
- Rà soát, chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp kém hiệu quả sang phát triển chăn nuôi và trồng cây thức ăn chăn nuôi. Ưu tiên dành quỹ đất, giao đất, miễn giảm tiền thuê đất cho các cơ sở giống, cơ sở chăn nuôi trang trại tập trung, công nghiệp đủ điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học trong vùng phát triển chăn nuôi tại các địa phương.
- Tạo điều kiện thuận lợi để các hộ có đất tại các khu vực đất dành cho phát triển chăn nuôi theo quy hoạch chung xây dựng các xã, nếu không có nhu cầu chăn nuôi được chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng giá trị đất cho các hộ có nhu cầu chăn nuôi thời hạn tối đa 49 năm.
- Tạo quỹ đất phù hợp với quy hoạch, lập và phê duyệt danh mục dự án đầu tư về chăn nuôi để kêu gọi đầu tư Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn và Nghị quyết số 87/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025.
- Hỗ trợ tiền thuê đất để xây dựng mới cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô lớn và cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung.
7.2. Hỗ trợ nâng cao chất lượng giống vật nuôi: Căn cứ Điểm c, Khoản 1, Điều 5, Thông tư số 10/2021/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2021 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về hướng dẫn nội dung đầu tư, hỗ trợ đầu tư thực hiện nhiệm vụ “Phát triển sản xuất giống” theo Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sản phẩm, dịch vụ công sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Hàng năm hỗ trợ tinh bò, tinh lợn cho hộ nuôi bò, nuôi lợn nái theo quy định.
7.4. Đổi mới tổ chức phương thức sản xuất chăn nuôi:
7.4.1. Chính sách phát triển chăn nuôi trang trại:
- Hỗ trợ đầu tư hạ tầng xây dựng trang trại chăn nuôi (vận dụng Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 chủ Chính phủ và Nghị quyết số 87/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh).
- Xử lý chất thải chăn nuôi: Xử lý môi trường trong chăn nuôi đang là vấn đề cấp thiết hiện nay; các trang trại chăn nuôi thường xuyên tập trung số lượng đàn vật nuôi lớn nên nguy cơ gây ô nhiễm môi trường là rất cao nhất là đối với chăn nuôi lợn, chăn nuôi bò. Việc hỗ trợ xây dựng công trình xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về môi trường là thực sự cần thiết để giúp chăn nuôi phát triển bền vững.
Từ năm 2022 - 2023 thực hiện theo Kế hoạch hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021- 2023 được ban hành kèm theo Quyết định số 2422/QĐ-UBND ngày 28/9/2020. Sau năm 2023 trên cơ sở tổng kết đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2021-2023 và căn cứ tình hình thực tế của địa phương, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & PTNT tiếp tục đề xuất chính sách mới về xử lý môi trường trong chăn nuôi để phù hợp với điều kiện thực tế.
- Hỗ trợ chứng nhận sản xuất chăn nuôi áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ: Thực hiện theo Quyết định số 3027/QĐ-UBND ngày 03/12/2020 của UBND tỉnh về ban hành kế hoạch thực hiện hỗ trợ chứng nhận sản xuất nông nghiệp áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025: (1) Hỗ trợ 100% chi phí để tổ chức đào tạo, tập huấn, phân tích mẫu, hỗ trợ một lần chi phí chứng nhận áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; mức hỗ trợ 40 triệu đồng/cơ sở; (2) Hỗ trợ 100% chi phí tư vấn áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, hỗ trợ một lần 100% chi phí chứng nhận sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; mức hỗ trợ 100 triệu đồng/cơ sở.
7.4.2. Bảo hiểm vật nuôi: Thực hiện chính sách bảo hiểm vật nuôi theo cơ chế, chính sách được quy định tại: Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp; Quyết định số 13/2022/QĐ-TTg ngày 09/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.
7.4.3. Hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm: Thực hiện chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo cơ chế, chính sách được quy định tại Nghị quyết số 86/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động đầu tư dự án phát triển trang trại chăn nuôi bò thịt và giết mổ, tiêu thụ sản phẩm của các tập đoàn Vinamilk, VLC và SOJITZ ... trên địa bàn tỉnh và người dân khi tham gia vào chuỗi liên kết dự án thực hiện chính sách theo Nghị quyết số 86/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của HĐND.
7.5. Chính sách phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm:
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND 14/12/2020 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông nghiệp nâng cao thu nhập cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 - 2025 (Hỗ trợ 100% kinh phí mua các loại vắc xin tiêm phòng: Lở mồm long móng; tụ huyết trùng, tai xanh, dịch tả lợn cho người sản xuất nuôi trâu, bò, lợn nái, lợn đực giống; vắc xin cúm gia cầm cho người sản xuất nuôi vịt, ngan; nuôi gà từ 3.000 con trở xuống; các loại thuốc khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi).
7.6. Chính sách giết mổ gia súc, gia cầm:
- Chính sách hỗ trợ cơ sở giết mổ gia súc gia cầm quy mô lớn thực hiện theo điểm a, khoản 1 Điều 11, Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ.
7.7. Chính sách xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh: Hỗ trợ theo Quyết định số 3016/QĐ-UBND ngày 25/11/2019 của UBND tỉnh về phê duyệt chương trình khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025, mức hỗ trợ: Hỗ trợ 50% kinh phí mua dụng cụ, vật tư, công lấy mẫu, xét nghiệm, thẩm định chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh; 100% kinh phí thông tin tuyên truyền, tham quan, tổng kết mô hình; 100% kinh phí quản lý, chỉ đạo kỹ thuật mô hình.
7.8. Chính sách về chuyển đổi số trong sản xuất chăn nuôi
Hỗ trợ 100% kinh phí cho cơ quan quản lý chuyên ngành tiếp nhận, duy trì, tổ chức triển khai (rà soát thống kê đối tượng, đào tạo, tập huấn sử dụng, nhập dữ liệu) phần mềm quản lý về chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh để quản lý tổng đàn vật nuôi thường xuyên trên địa bàn; có thông tin nhanh, chính xác về đàn vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi; quản lý thông tin thống kê; nắm bắt tình hình dịch bệnh trên địa bàn từ đó đề xuất những giải pháp kịp thời trong chỉ đạo sản xuất chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh.
(Chi tiết các nội dung chính sách tại phụ lục 4 kèm theo)
8. Khái toán kinh phí thực hiện Đề án
Kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ giai đoạn 2022-2025 đã có quy định cụ thể của tỉnh là 102,63 tỷ đồng, cụ thể như sau:
- Hỗ trợ nâng cao chất lượng giống vật nuôi: Hỗ trợ liều tinh lợn ngoại là 7,88 tỷ đồng.
- Đổi mới tổ chức phương thức sản xuất chăn nuôi: 34,049 tỷ đồng, trong đó:
Xử lý chất thải trong chăn nuôi: 25 tỷ đồng.
Hỗ trợ chứng nhận VietGAP, hữu cơ: 5,974 tỷ đồng.
Hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm: 3,075 tỷ đồng.
- Chính sách phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm: 60 tỷ đồng.
- Chính sách xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh: 0,705 tỷ đồng.
(Chi tiết tại phụ lục 4 kèm theo)
9. Hiệu quả và đánh giá tính khả thi trong quá trình thực hiện Đề án
9.1. Hiệu quả của Đề án:
a) Hiệu quả kinh tế:
- Giá trị sản xuất chăn nuôi (theo giá so sánh 2010) đến năm 2025 ước đạt 6.445 tỷ đồng.
- Hình thành các xã và vùng trọng điểm trong chăn nuôi, tổ chức chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghiệp, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng bình quân 3,0%/năm.
- Tổ chức sản xuất chăn nuôi trang trại, công nghiệp tại các vùng trọng điểm làm tiền đề cho việc nâng cao năng suất, chất lượng thịt, trứng, hạ giá thành sản xuất, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững.
- Xây dựng các chuỗi sản xuất chăn nuôi đảm bảo ATTP từng bước xây dựng và khẳng định thương hiệu sữa bò, thịt lợn, thịt gà, trứng gà sạch Vĩnh Phúc góp phần phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh ổn định, bền vững.
b) Hiệu quả xã hội, môi trường:
- Công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi ngày càng được nâng cao, hạn chế dịch bệnh và rủi ro gặp phải trong sản xuất.
- Hoàn thiện, đồng bộ các cơ chế, chính sách phát triển chăn nuôi, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân từ đó thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới.
- Công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất chăn nuôi từng bước được giải quyết thông qua việc phát triển chăn nuôi trang trại, quy mô lớn sản xuất hàng hóa được ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hiện đại và hỗ trợ đầu tư hạ tầng có hệ thống xử lý chất thải đồng bộ.
- Giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, một trong những nguyên nhân tạo ra ô nhiễm môi trường trong nông thôn. Môi trường sản xuất trong chăn nuôi được quan tâm là điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ sức khỏe con người.
9.2. Đánh giá tính khả thi trong quá trình thực hiện Đề án: Đề án là định hướng quan trọng giúp chăn nuôi của tỉnh phát triển hiệu quả, bền vững. Đề án khi được phê duyệt là khả thi trong thực tiễn triển khai thực hiện, tuy nhiên vẫn có thể gặp một số rủi ro như khả năng xảy ra thiên tai, dịch bệnh trong chăn nuôi, khó khăn về nguồn đầu tư. Chính vì vậy, kết quả cuối cùng của Đề án có thể không đạt được như mong muốn hoặc phải tiếp tục kéo dài thời gian thực hiện mới đạt kết quả, mục tiêu đề ra.
Phần thứ năm
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH, DỰ ÁN ƯU TIÊN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Các chương trình, kế hoạch, dự án ưu tiên
1. Khuyến khích hoạt động đầu tư dự án phát triển trang trại chăn nuôi bò thịt và giết mổ, tiêu thụ sản phẩm của các tập đoàn Vinamilk, và SOJITZ trên địa bàn tỉnh.
2. Kế hoạch triển khai thực hiện hỗ trợ tinh lợn ngoại, tinh bò sữa, bò thịt chất lượng cao trên địa bàn tỉnh.
3. Kế hoạch hỗ trợ xử lý môi trường chăn nuôi đối với chăn nuôi quy mô trang trại.
4. Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
5. Dự án chuyển đổi số trong quản lý sản xuất chăn nuôi.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Đề án thực hiện từ năm 2022 đến 2025: Trên cơ sở các cơ chế, chính sách được duyệt, xây dựng các dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc kế hoạch hỗ trợ để thực hiện Đề án.
2. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
2.1. Sở Nông nghiệp & PTNT
- Là cơ quan chủ trì thực hiện Đề án; chủ động phối hợp với các sở, ngành, và địa phương liên quan hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp lập dự án đầu tư chăn nuôi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Đề án hàng năm; tham mưu, điều chỉnh, bổ sung các nội dung dự án, kế hoạch hỗ trợ phù hợp với yêu cầu phát triển để thực hiện Đề án có hiệu quả.
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành có liên quan hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi tốt, an toàn dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi; xây dựng mô hình trình diễn sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm để người dân tham quan học tập, áp dụng vào sản xuất.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, UBND các xã để xác định các vùng chăn nuôi, các dự án chăn nuôi cập nhật vào trong Quy hoạch chung các xã đang triển khai.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư các dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để triển khai tổ chức thực hiện Đề án.
2.2. Các Sở, ngành liên quan
- Sở Kế hoạch & Đầu tư tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ, Nghị quyết số 87/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh, trong đó có hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi. Phối hợp với các Sở, ngành liên quan để tổ chức thực hiện hiệu quả nội dung của Đề án này.
- Sở Tài chính: Trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính tham mưu với UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí đối với nhiệm vụ thuộc nguồn vốn chi thường xuyên để thực hiện Đề án theo quy định của Pháp luật về ngân sách nhà nước.”
- Sở Khoa học & Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất, điều chỉnh bổ sung đề tài, dự án khoa học công nghệ, dự án chăn nuôi...Tập trung các nhiệm vụ khoa học công nghệ hỗ trợ thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn hỗ trợ việc xây dựng nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm có nguồn gốc từ chăn nuôi, nhằm nâng cao giá trị gia tăng, tăng sức cạnh tranh các sản phẩm chăn nuôi an toàn trên thị trường.
- Sở Tài nguyên & Môi trường tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi theo thẩm quyền; tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân và hộ nông dân vay vốn từ Quỹ bảo vệ môi trường để xử lý môi trường. Hướng dẫn các thủ tục về đất đai, thẩm định trình UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích cho các tổ chức có nhu cầu chuyển mục đích thực hiện dự án chăn nuôi theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
- Sở Xây dựng hướng dẫn triển khai quy hoạch các vùng chăn nuôi, các cơ sở chăn nuôi của các tổ chức, cá nhân phù hợp với quy hoạch xây dựng, thực hiện công tác thẩm định thiết kế xây dựng, cấp phép xây dựng đối với các dự án chăn nuôi theo quy định.
- Sở Y tế tổ chức hướng dẫn, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chế biến từ động vật tại các cơ sở chế biến, tiêu thụ theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế. Phối hợp kiểm tra, đánh giá chất lượng VSATTP đối với các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là sản phẩm trong các chuỗi cung cấp thịt lợn, thịt gà, trứng gà sạch.
- Sở Công thương phối hợp với các cơ quan liên quan, đề xuất thực hiện các nội dung xúc tiến thương mại; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; xây dựng các phương án tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm trong các chuỗi cung cấp thịt lợn, thịt gà, trứng gà sạch; đảm bảo lưu thông, phân phối tới người tiêu dùng.
- Cục Quản lý thị trường: Chủ trì tổ chức thực hiện triệt để việc ngăn chặn buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm trái phép để bảo hộ sản xuất chăn nuôi trong tỉnh.
- Ngân hàng Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn; tạo cơ chế thông thoáng về hồ sơ, thủ tục để các tổ chức, cá nhân liên quan tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất. Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT đề xuất, xây dựng chương trình tín dụng phục vụ sản xuất phát triển chăn nuôi. Ưu tiên nguồn vốn vay cho các vùng sản xuất tập trung, sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm.
2.3. UBND các huyện, thành phố
Căn cứ nội dung Đề án đề xuất xây dựng dự án phát triển chăn nuôi phù hợp với quy hoạch và điều kiện của từng địa phương.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT xây dựng các mô hình phát triển chăn nuôi quy mô trang trại - công nghiệp, các mô hình chuỗi sản xuất cung cấp sản phẩm chăn nuôi,... Chỉ đạo việc thực hiện sản xuất chăn nuôi gắn với quy hoạch chung xây dựng các xã trên địa bàn. Tham mưu, đề xuất kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
Phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ngành liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung Đề án có chất lượng và đạt hiệu quả cao nhất.
2.4. Các doanh nghiệp, Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp
- Căn cứ vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, năng lực của doanh nghiệp, nhu cầu của thị trường, các cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh, nội dung đề án phát triển chăn nuôi, các doanh nghiệp tổ chức lập dự án đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi.
- Đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị cùng với người chăn nuôi tích cực tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng kinh tế để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển chăn nuôi bền vững.
2.5. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể và các hội nghề nghiệp: Phối hợp, phổ biến, tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, quần chúng nhân dân thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Hỗ trợ hội viên hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất chăn nuôi, bảo vệ lợi ích hội viên trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm./.
PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHĂN NUÔI QUA CÁC NĂM
(Kèm theo Quyết định số 1505/QĐ-UBND ngày 15/8/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
TT | Hạng mục | Đvt | Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | GĐ 2011- 2020 |
GTSX chăn nuôi (Giá SS 2010) | tỷ đồng | 3,825.3 | 3,911.6 | 4,175.5 | 4,217.2 | 4,528.8 | 5,024.0 | 5,102.3 | 5,397.9 | 5,067.4 | 5,337.7 | 3.72 | |
I | Số lượng đàn vật nuôi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đàn trâu | con | 24,230 | 21,435 | 21,456 | 20,470 | 20,162 | 20,075 | 18,904 | 18,142 | 17,581 | 18,215 | -3.12 |
2 | Đàn bò | con | 120,060 | 94,065 | 95,459 | 99,310 | 102,950 | 112,424 | 116,501 | 108,184 | 104,147 | 104,129 | -1.57 |
- | Bò sữa |
| 2,050 | 2,541 | 3,899 | 6,812 | 8,733 | 8,699 | 9,337 | 12,482 | 14,082 | 15,548 | 25.25 |
- | Bò thịt |
| 118,010 | 91,524 | 91,560 | 92,498 | 94,217 | 103,725 | 107,164 | 95,702 | 90,065 | 88,581 | -3.14 |
3 | Đàn lợn | con | 498,051 | 480,108 | 488,552 | 509,520 | 547,739 | 688,324 | 643,263 | 636,688 | 383,910 | 449,837 | -1.12 |
- | Lợn nái |
| 75,994 | 77,151 | 78,442 | 72,910 | 92,130 | 149,535 | 118,527 | 88,692 | 41,579 | 63,993 | -1.89 |
4 | Đàn gia cầm | 1.000 con | 8,463.6 | 8,566.6 | 8,844.5 | 8,117.4 | 8,392.0 | 9,750.8 | 9,923.6 | 11,021.2 | 11,284.8 | 11,846 | 3.81 |
- | Đàn gà | 1.000 con | 7,412.5 | 7,375.8 | 7,738.4 | 6,704.8 | 7,193.8 | 8,403.5 | 8,614.6 | 9,471.3 | 9,798.1 | 10,285 | 3.71 |
II | Sản phẩm chăn nuôi | Tấn | 92,300.1 | 95,120.5 | 96,922.9 | 99,654.1 | 109,738.4 | 122,480.4 | 126,472.6 | 130,698.9 | 117,892 | 110,749 | 2.05 |
1 | SL Thịt trâu | tấn | 1,864.1 | 1,908.4 | 1,410.3 | 1,495.6 | 1,657.3 | 1,654.6 | 1,688.6 | 1,566.5 | 1,485.9 | 1,434.9 | -2.87 |
2 | SL Thịt bò | tấn | 5,475.0 | 6,020.0 | 5,429 | 5,212.8 | 5,443.6 | 5,445 | 5,998.0 | 6,008.9 | 5,870.1 | 5,624.3 | 0.30 |
3 | SL thịt lợn hơi xuất chuồng | tấn | 64,134.8 | 65,008.5 | 67,227.2 | 70,212.9 | 77,547.9 | 87,737 | 89,327.2 | 91,567.3 | 76,802.8 | 68,059.9 | 0.66 |
4 | SL thịt gia cầm (Gà, vịt, ngan, ngỗng) | tấn | 20,826.2 | 22,183.6 | 22,856.4 | 22,732.8 | 25,089.6 | 27,643.8 | 29,458.8 | 31,556.2 | 33,733.6 | 35,630.3 | 6.15 |
- | Sản lượng thịt gà |
| 18,219.0 | 19,148.7 | 20,757.4 | 20,451.8 | 22,112.7 | 24,731.2 | 26,412.2 | 28,539.7 | 30,579.2 | 32,398.5 | 6.61 |
5 | Sản lượng sữa | tấn | 3,616.0 | 5,189.5 | 6,067.0 | 11,883.4 | 15,743.6 | 15,686.4 | 16,938.7 | 23,998.8 | 30,910.0 | 39,843.8 | 30.55 |
6 | Trứng gia cầm (Gà, vịt, ngan, ngỗng) | 1.000 quả | 307,469.9 | 333,732.4 | 348,787.5 | 363,663.2 | 399,225.4 | 435,770.1 | 458,254.0 | 490,061.7 | 535,088.2 | 575,269.4 | 7.21 |
- | Sản lượng trứng gà | 1.000 quả | 228,420.2 | 253,917.7 | 278,051.9 | 274,614.6 | 280,106.2 | 327,523.4 | 350,502.7 | 382,243.5 | 419,455 | 451,656 | 7.87 |
PHỤ LỤC 2
PHÂN LOẠI QUY MÔ CHĂN NUÔI THEO LUẬT CHĂN NUÔI
(Kèm theo Quyết định số 1505/QĐ-UBND ngày 15/8/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
TT | Huyện, TP | Tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi (hộ) | Phân loại quy mô chăn nuôi theo Luật Chăn nuôi | Tỷ lệ (%) | ||||||
Nông hộ (hộ) | Trang trại quy mô nhỏ (hộ) | Trang trại quy mô vừa (hộ) | Trang trại quy mô lớn (hộ) | Nông hộ | Trang trại quy mô nhỏ | Trang trại quy mô vừa | Trang trại quy mô lớn | |||
1 | Vĩnh Tường | 19,466 | 18,561 | 846 | 58 | 1 | 95.35 | 4.35 | 0.30 | 0.01 |
2 | Yên Lạc | 10,594 | 10,353 | 201 | 28 | 12 | 97.73 | 1.90 | 0.26 | 0.11 |
3 | Lập Thạch | 15,551 | 15,013 | 423 | 113 | 2 | 96.54 | 2.72 | 0.73 | 0.01 |
4 | Sông Lô | 14,727 | 14,435 | 241 | 48 | 3 | 98.02 | 1.64 | 0.33 | 0.02 |
5 | Tam Dương | 16,189 | 15,623 | 504 | 52 | 10 | 96.50 | 3.11 | 0.32 | 0.06 |
6 | Tam Đảo | 9,998 | 9,369 | 543 | 78 | 8 | 93.71 | 5.43 | 0.78 | 0.08 |
7 | Bình Xuyên | 6,928 | 6,801 | 93 | 33 | 1 | 98.17 | 1.34 | 0.48 | 0.01 |
8 | Vĩnh Yên | 1,117 | 1,083 | 31 | 3 | 0 | 96.96 | 2.78 | 0.27 | 0.00 |
9 | Phúc Yên | 4,158 | 4,090 | 54 | 12 | 2 | 98.36 | 1.30 | 0.29 | 0.05 |
Cộng | 98,728 | 95,328 | 2,936 | 425 | 39 | 96.6 | 2.97 | 0.43 | 0.04 |
PHỤ LỤC 3
XÁC ĐỊNH QUY MÔ CHĂN NUÔI THEO LUẬT CHĂN NUÔI
(Kèm theo Quyết định số 1505/QĐ-UBND ngày 15/8/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
I. ĐƠN VỊ VẬT NUÔI VÀ CÔNG THỨC CHUYỂN ĐỔI
1. Hệ số đơn vị vật nuôi:
STT | Loại vật nuôi | Khối lượng hơi trung bình (kg) | Hệ số đơn vị vật nuôi | Số đầu con/Đơn vị vật nuôi |
I | Lợn: |
|
|
|
1 | Lợn dưới 28 ngày tuổi | 8 | 0,016 | 63 |
2 | Lợn thịt: |
|
|
|
2.1 | Lợn nội | 80 | 0,16 | 6 |
2.2 | Lợn ngoại | 100 | 0,2 | 5 |
3 | Lợn nái: |
|
|
|
3.1 | Lợn nội | 200 | 0,4 | 3 |
3.2 | Lợn ngoại | 250 | 0,5 | 2 |
4 | Lợn đực: | 300 | 0,6 | 2 |
II | Gia cầm: |
|
|
|
5 | Gà: |
|
|
|
5.1 | Gà nội | 1,5 | 0,003 | 333 |
5.2 | Gà công nghiệp: |
|
|
|
5.2.1 | Gà hướng thịt | 2,5 | 0,005 | 200 |
5.2.2 | Gà hướng trứng | 1,8 | 0,0036 | 278 |
6 | Vịt: |
|
|
|
6.1 | Vịt hướng thịt: |
|
|
|
6.1.1 | Vịt nội | 1,8 | 0,0036 | 278 |
6.1.2 | Vịt ngoại | 2,5 | 0,005 | 200 |
6.2 | Vịt hướng trứng: | 1,5 | 0,003 | 333 |
7 | Ngan | 2,8 | 0,0056 | 179 |
8 | Ngỗng | 4 | 0,008 | 125 |
9 | Chim cút | 0,15 | 0,0003 | 3333 |
10 | Bồ câu | 0,6 | 0,0012 | 833 |
11 | Đà điểu | 80 | 0,16 | 6 |
III | Bò: |
|
|
|
12 | Bê dưới 6 tháng tuổi | 100 | 0,2 | 5 |
13 | Bò thịt: |
|
|
|
13.1 | Bò nội | 170 | 0,34 | 3 |
13.2 | Bò ngoại, bò lai | 350 | 0,7 | 1 |
14 | Bò sữa | 500 | 1 | 1 |
IV | Trâu |
|
|
|
15 | Nghé dưới 6 tháng tuổi | 120 | 0,24 | 4 |
16 | Trâu | 350 | 0,7 | 1 |
V | Gia súc khác: |
|
|
|
17 | Ngựa | 200 | 0,4 | 3 |
18 | Dê | 25 | 0,05 | 20 |
19 | Cừu | 30 | 0,06 | 17 |
20 | Thỏ | 2,5 | 0,005 | 200 |
VI | Hươu sao | 50 | 0,1 | 10 |
2. Công thức tính:
a) Hệ số đơn vị vật nuôi = Khối lượng hơi trung bình của vật nuôi/500.
b) Công thức tính đơn vị vật nuôi thông qua hệ số đơn vị vật nuôi:
Đơn vị vật nuôi = Hệ số vật nuôi x Số con
II. QUY MÔ CHĂN NUÔI
1. Nguyên tắc xác định quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
a) Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
b) Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
c) Trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.
2. Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được quy định như sau:
a) Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
b) Chăn nuôi trang trại quy mô vừa: Từ 30 đến dưới 300 đơn vị vật nuôi;
c) Chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ: Từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
d) Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi./.
PHỤ LỤC 4
KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Quyết định số 1505/QĐ-UBND ngày 15/8/2022 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
STT | Nội dung | ĐVT | Tổng khối lượng | Trong đó | Đơn giá (đồng) | Tổng tiền (đồng) | Trong đó | Ghi chú | ||||||
2022 | 2023 | 2024 | 2025 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 | |||||||
I | Hỗ trợ nâng cao chất lượng giống vật nuôi: Hỗ trợ liều tinh lợn ngoại | liều | 400,000 | 100,000 | 100,000 | 100,000 | 100,000 | 19.700 | 7,880,000,000 | 1,970,000,000 | 1,970,000,000 | 1,970,000,000 | 1,970,000,000 | Quyết định số 64/QĐ-SNN& PTNT ngày 22/02/2022 |
II | Đổi mới tổ chức phương thức sản xuất chăn nuôi |
|
|
|
|
|
|
| 34,049373,000 | 15,116,000,000 | 15,574,073,000 | 1,545,000,000 | 1,814,300,000 |
|
1 | Xử lý chất thải trong chăn nuôi |
| 15,813,000 | 7,656,000 | 8,157.000 | - | - |
| 25,000,000,000 | 12,000,000,000 | 13,000,000,000 | 0 | 0 | Quyết định số 2422/QĐ-UBND ngày 28/9/2020 |
1.1 | Chế phẩm sinh học làm đệm lót cho gà | Con | 15.500,000 | 7,500,000 | 8,000,000 |
|
| 1,000 | 15,500,000,000 | 7,500,000,000 | 8,000,000,000 | 0 | 0 |
|
1.2 | Chế phẩm sinh học làm đệm lót cho lợn | Con | 300,000 | 150,000 | 150,000 |
|
| 10,000 | 3,000,000,000 | 1,500,000,000 | 1,500,000,000 | 0 | 0 |
|
1.3 | Chăn nuôi bò thịt trên nền đệm lót sinh học | Con | 9,000 | 4,000 | 5,000 | - | - |
| 4,387,500,000 | 1,950,000,000 | 2,437,500,000 | 0 | 0 |
|
- | Chế phẩm sinh học | Con | 4,500 | 2,000 | 2,500 |
|
| 75,000 | 337,500,000 | 150,000,000 | 187,500,000 | 0 | 0 |
|
- | Nguyên liệu làm đệm lót | Con | 4,500 | 2,000 | 2,500 |
|
| 900,000 | 4,050,000,000 | 1,800,000.000 | 2,250,000,000 | 0 | 0 |
|
1.4 | Chế phẩm sinh học cho bò sữa | Con | 4,000 | 2,000 | 2,000 |
|
| 300,000 | 1,200,000,000 | 600,000.000 | 600,000,000 | 0 | 0 |
|
1.5 | Công tác tổ chức, triển khai thực hiện |
| - |
|
|
|
|
| 912,500,000 | 450,000,000 | 462,500,000 | 0 | 0 |
|
2 | Hỗ trợ chứng nhận VietGAP, hữu cơ |
| 130 | 30 | 33 | 331 | 34 |
| 5,974,000,000 | 1,236.000,000 | 1,545,000,000 | 1,545,000,000 | 1,648,000,000 | Quyết định số 3027/QĐ-UBND ngày 03/12/2020 |
2.1 | Hỗ trợ áp dụng quy trình VietGAP trong nông nghiệp, thủy sản | Cơ sở | 120 | 30 | 30 | 30 | 30 | 40,000,000 | 4,800,000,000 | 1,200,000,000 | 1,200,000,000 | 1,200,000,000 | 1,200,000,000 |
|
2.2 | Hỗ trợ chứng nhận sản phẩm hữu cơ | Cơ sở | 10 |
| 3 | 3 | 4 | 100,000,000 | 1,000,000,000 | 0 | 300,000,000 | 300,000,000 | 400,000,000 |
|
2.3 | Chi phí tổ chức, thực hiện |
| - |
|
|
|
|
| 174,000,000 | 36,000,000 | 45,000,000 | 45,000,000 | 48,000,000 |
|
3 | Hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm | Liên kết |
| 8 |
|
|
| 235,000,000 | 3,075,373,000 | 1,880,000,000 | 1,029,073,000 | 0 | 166,300,000 | Nghị quyết số 86/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 |
III | Chinh sách phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm |
|
|
|
|
|
|
| 60,000,000,000 | 15,000,000,000 | 15,000,000,000 | 15,000,000,000 | 15,000,000,000 | Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 |
IV | Chính sách xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh |
|
|
|
|
|
|
| 705,104,000 | 176,276,000 | 176,276,000 | 176,276,000 | 176,276,000 | Quyết định số 663/QĐ-BNN-KN ngày 03/02/2021 của Bộ Nông nghiệp & PTNT; Quyết định số 3016/2019/QĐ-UBND ngày 25/11/2019 của UBND tỉnh |
1 | Cơ sở chăn nuôi lợn | Cơ sở | 8 | 2 | 2 | 2 | 2 | 37,140,000 | 297,120,000 | 74,280,000 | 74,280,000 | 74,280,000 | 74,280,000 |
|
2 | Cơ sở chăn nuôi gia cầm | Cơ sở | 8 | 2 | 2 | 2 | 2 | 26,744,000 | 213,952,000 | 53,488,000 | 53,488,000 | 53,488,000 | 53,488,000 |
|
3 | Chi phí tổ chức, thực hiện |
|
|
|
|
|
|
| 194,032,000 | 48,508,000 | 48,508,000 | 48,508,000 | 48,508,000 |
|
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
| 102,634,477,000 | 32,262,276,000 | 32,720,349,000 | 18,691,276,000 | 18,960,576,000 |
|
- 1Quyết định 3500/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch phát triển chăn nuôi của thành phố Hồ Chí Minh tạo nguồn thực phẩm phục vụ bình ổn thị trường giai đoạn 2012-2015 và định hướng 2020
- 2Quyết định 1241/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2045
- 3Quyết định 4222/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2030
- 4Quyết định 69/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 5Quyết định 2297/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 tỉnh Kiên Giang
- 6Quyết định 1633/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Phát triển vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2030
- 1Nghị quyết 52/2012/NQ-HĐND về cơ chế đầu tư, hỗ trợ phát triển giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XV, kỳ họp thứ 4 ban hành
- 2Nghị quyết 88/2013/NQ-HĐND về phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2020
- 3Nghị quyết 119/2013/NQ-HĐND thực hiện chế độ, chính sách đối với nhân viên thú y xã, phường, thị trấn tỉnh Vĩnh Phúc
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6Luật thú y 2015
- 7Nghị quyết 201/2015/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020
- 8Quyết định 3500/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch phát triển chăn nuôi của thành phố Hồ Chí Minh tạo nguồn thực phẩm phục vụ bình ổn thị trường giai đoạn 2012-2015 và định hướng 2020
- 9Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 10Luật Chăn nuôi 2018
- 11Nghị định 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp
- 12Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định về giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên
- 13Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 14Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 15Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi
- 16Nghị quyết 86/2019/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 17Nghị quyết 87/2019/NQ-HĐND về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025
- 18Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chí kinh tế trang trại do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 19Quyết định 3016/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Chương trình khuyến nông tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025
- 20Quyết định 1520/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 21Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025
- 22Quyết định 414/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 23Quyết định 2422/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2023
- 24Quyết định 2589/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch triển khai thực hiện hỗ trợ tinh lợn ngoại, tinh bò thịt, bò sữa chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2021
- 25Quyết định 663/QĐ-BNN-KN năm 2021 về định mức kinh tế, kỹ thuật khuyến nông Trung ương do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 26Thông tư 10/2021/TT-BNNPTNT hướng dẫn nội dung đầu tư, hỗ trợ đầu tư thực hiện nhiệm vụ “Phát triển sản xuất
- 27Thông tư 12/2021/TT-BNNPTNT hướng dẫn về việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 28Quyết định 61/2021/QĐ-UBND hướng dẫn về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 29Quyết định 1241/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2045
- 30Quyết định 150/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 31Quyết định 4222/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2030
- 32Quyết định 69/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả, có giá trị kinh tế cao đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 33Quyết định 3027/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện hỗ trợ chứng nhận sản phẩm nông nghiệp áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025
- 34Quyết định 13/2022/QĐ-TTg thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 35Kế hoạch 132/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Quyết định 150/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 36Quyết định 2297/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 tỉnh Kiên Giang
- 37Quyết định 1633/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Phát triển vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2030
Quyết định 1505/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển Chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025
- Số hiệu: 1505/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/08/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Nguyễn Văn Khước
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/08/2022
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết