- 1Quyết định 2531/QĐ-UBND năm 2014 quy định chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật thú y 2015
- 4Nghị định 35/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thú y
- 5Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Luật Quy hoạch 2017
- 10Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
- 11Luật Chăn nuôi 2018
- 12Quyết định 48/2017/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch chăn nuôi, cơ sở giết mổ, gia súc gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 13Quyết định 25/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 14Quyết định 172/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt "Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019-2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 16Quyết định 1520/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 1632/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐND quy định về chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 19Quyết định 17/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Khoản 8, Khoản 10 Điều 2, Điều 5 quy định về quy hoạch chăn nuôi, cơ sở giết mổ, gia súc gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 kèm theo Quyết định 48/2017/QĐ-UBND
- 20Quyết định 414/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1633/QĐ-UBND | Bình Phước, ngày 07 tháng 9 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19/11/2018;
Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 22/10/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025;
Thực hiện Chương trình hành động số 17-CTr/TU ngày 30/9/2021 của Tỉnh ủy về việc ban hành Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiệm kỳ 2021-2026 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025;
Thực hiện Quyết định số 612-QĐ/TU ngày 16/6/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc kiện toàn Ban Chủ nhiệm thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp;
Thực hiện Kết luận số 368-KL/TU ngày 25/06/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2030.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 110/TTr-SNN ngày 29/8/2022 về việc phê duyệt Đề án “Phát triển vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2030”.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2030” (kèm theo nội dung Đề án).
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Đề án; lập kế hoạch triển khai thực hiện hàng năm; kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xử lý những vướng mắc, tồn tại trong quá trình thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHÁT TRIỂN VÙNG CHĂN NUÔI AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Ban hành Kèm theo Quyết định số: 1633/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2022 của Chủ UBND tỉnh)
MỤC LỤC
PHẦN I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết xây dựng đề án
2. Cơ sở pháp lý xây dựng đề án
PHẦN II. THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Tình hình chăn nuôi
2. Môi trường chăn nuôi
3. Tình hình dịch bệnh
4. Tình hình hoạt động kiểm soát giết mổ
5. Tình hình xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh (ATDB)
6. Đánh giá chung
PHẦN III. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1. Quan điểm
2. Phạm vi, đối tượng
3. Mục tiêu
3.1. Mục tiêu tổng quát
3.2. Mục tiêu cụ thể
PHẦN IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Chăn nuôi an toàn sinh học và chủ động phòng bệnh
1.1. Chăn nuôi an toàn sinh học
1.2. Giải pháp phòng bệnh bằng vắc xin
1.2.1. Vùng chăn nuôi gia cầm ATDB
1.2.2. Vùng chăn nuôi gia súc ATDB
1.3. Giám sát dịch bệnh động vật
1.3.1. Vùng chăn nuôi gia cầm ATDB
1.3.2. Vùng chăn nuôi gia súc ATDB
1.4. Thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi
2. Quản lý vận chuyển, Kiểm soát giết mổ và Giám sát an toàn thực phẩm
2.1. Quản lý vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào vùng ATDB
2.2. Kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y trong vùng ATDB
2.3. Giám sát an toàn thực phẩm
3. Kế hoạch ứng phó khi có dịch bệnh, phát hiện tác nhân gây bệnh
3.1. Vùng chăn nuôi gia cầm ATDB
3.2. Vùng chăn nuôi gia súc ATDB
4. Hệ thống và công tác thú y trong vùng ATDB
5. Xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ trong quản lý vùng ATDB
5.1. Xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu
5.2. Ứng dụng công nghệ trong quản lý vùng ATDB
PHẦN V. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN VÀ CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN
1. Hiệu quả kinh tế - xã hội
2. Các Chương trình, Kế hoạch, Dự án ưu tiên thực hiện
2.1. Xây dựng vùng chăn nuôi gia cầm ATDB đối với bệnh CGC và Niu-cát-xơn
2.2. Xây dựng vùng chăn nuôi ATDB đối với bệnh LMLM trên gia súc và bệnh Dịch tả lợn cổ điển
2.3. Dự án nâng cao năng lực quản lý vùng an toàn dịch bệnh động vật
PHẦN VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
4. Sở Công Thương
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
6. Sở Thông tin và truyền thông; Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên
8. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sản xuất chăn nuôi
SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Trong những năm qua, cùng với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và định hướng phát triển chăn nuôi đúng đắn, ngành Chăn nuôi của tỉnh Bình Phước đã có những bước phát triển nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng, trở thành ngành sản xuất hàng hóa và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Tỉnh đã thu hút nhiều Công ty, Tập đoàn Chăn nuôi lớn đến đầu tư và tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn và gà. Việc xây dựng các trang trại, cơ sở chăn nuôi công nghệ cao, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương thức quản lý hiện đại đã giúp ngành Chăn nuôi của tỉnh phát triển mạnh theo hướng chăn nuôi an toàn dịch bệnh (sau đây viết tắt là ATDB), an toàn sinh học (sau đây viết tắt là ATSH), đảm bảo môi trường và bước đầu hình thành các chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ; từ đó, đã giúp khống chế và kiểm soát tốt hơn các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm; nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.
Để phát triển chăn nuôi một cách bền vững, cung cấp những sản phẩm chất lượng, an toàn và phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả hơn nữa thì việc xây dựng các cơ sở, vùng chăn nuôi ATDB theo các tiêu chuẩn, quy định trong nước và quốc tế là điều hết sức cần thiết. Theo quy định của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), một quốc gia muốn xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật phải có vùng ATDB đối với một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên động vật. Do đó, việc xây dựng vùng, cơ sở ATDB là giải pháp phù hợp, là hành lang pháp lý để các doanh nghiệp chăn nuôi phát triển bền vững, cung cấp sản phẩm chất lượng, an toàn cho thị trường trong nước và đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi ra thị trường thế giới. Đây cũng chính là định hướng phát triển chăn nuôi của Chính phủ và của tỉnh.
Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 22/10/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025) đã định hướng phát triển Nông nghiệp với 03 nhiệm vụ trọng tâm: tạo vùng nguyên liệu, chế hiến và hình thành liên kết chuỗi; 3 ngành trọng điểm: Chăn nuôi, Trồng trọt, Lâm nghiệp; 03 sản phẩm xuất khẩu chủ yếu: chăn nuôi (lợn, gà), hạt Điều, sản phẩm từ gỗ; 03 giải pháp hỗ trợ tổng thể: Quy hoạch lại vùng sản xuất nguyên liệu; chính sách thu hút, hỗ trợ; nông nghiệp công nghệ cao. Để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XI, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 17-CTr/TU ngày 30/9/2021, trong đó, yêu cầu thực hiện xây dựng “Đề án phát triển vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh” (sau đây viết tắt là Đề án) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình phát triển Nông nghiệp tỉnh Bình Phước.
2. Cơ Sở pháp lý xây dựng Đề án
- Luật Thú y trên cạn năm 2021 của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE).
- Luật Thú y ngày 19/6/2015.
- Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017.
- Luật Chăn nuôi ngày 19/11/2018.
- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y.
- Nghị định số 02/2017/NĐ-CP, ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
- Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về vùng, cơ sở ATDB động vật.
- Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh trên cạn.
- Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.
- Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.
- Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.
- Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019 - 2025”.
- Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 22/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2021 - 2025”.
- Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030”.
- Nghị quyết số 01/NQ-ĐH ngày 22/10/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
- Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/5/2021 của Tỉnh ủy về việc chuyển đổi số đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Chương trình hành động số 17-CTr/TU ngày 30/9/2021 của Tỉnh ủy về việc ban hành Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XI, nhiệm kỳ 2021 - 2025.
- Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND ngày 13/7/2020 Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định về chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Quyết định số 17/2020/QĐ-UBND ngày 29/7/2020 và Quyết định số 48/2017/QĐ-UBND ngày 13/11/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch chăn nuôi, cơ sở giết mổ, gia súc gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 25/2018/QĐ-UBND ngày 27/04/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Quyết định số 2531/QĐ-UBND ngày 24/11/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Trong những năm qua, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh chóng, chuyển dịch từ chăn nuôi nông hộ, chưa đảm bảo ATSH, hiệu quả thấp sang chăn nuôi quy mô trang trại, tập trung, khép kín, đảm bảo ATSH, kiểm soát dịch bệnh chủ động và hiệu quả. Tỷ lệ chăn nuôi theo quy mô trang trại và áp dụng khoa học công nghệ, tổ chức sản xuất khép kín, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến để nâng cao năng suất, cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang có các doanh nghiệp đã và đang các cơ sở chăn nuôi lợn, gà hiện đại hướng tới đáp ứng các tiêu chí ATDB theo tiêu chuẩn của Việt Nam và Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) nhằm xuất khẩu các sản phẩm thịt gà, thịt lợn sang các nước. Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:
a) Chăn nuôi lợn
Theo số liệu thống kê đến ngày 01/10/2021, tổng đàn lợn là 1.263.913 con; theo số liệu của ngành Nông nghiệp đến tháng 10/2021 là 1.945.038 con; trong đó, chăn nuôi trang trại 1.788.469 con (92% tổng đàn) và đàn chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ khoảng 156.569 con (8% tổng đàn).
Tổng số trang trại chăn nuôi lợn: 349 trang trại, tập trung nhiều tại các huyện: Lộc Ninh 97 trang trại, Chơn Thành 63 trang trại, Hớn Quản 58 trang trại, Đồng Phú 48 trang trại...; trong đó, 212 trại có chuồng lạnh, kín (60,74% tổng số trại), 137 trại có chuồng hở (39,26% tổng số trại). Các trang trại lợn chủ yếu nuôi gia công hoặc cho các Công ty, Tập đoàn thuê nuôi như: CP, CJ, Japfa, Làng Sen, Velmar, Thái Việt, NewHope, Hòa Phước...
b) Chăn nuôi gia cầm
Tổng đàn gia cầm của tỉnh theo số liệu thống kê đến ngày 01/10/2021 là 7.345.000 con; theo số liệu của ngành Nông nghiệp đến tháng 10/2021 là 9.565.869 con; trong đó, chăn nuôi trang trại 5.421.134 con (khoảng 5.358.893 con gà và 62.241 con vịt), chiếm 57% tổng đàn gia cầm; chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ khoảng 4.082.494 con (3.500.526 con gà và 581.968 con vịt, ngan), chiếm 43% tổng đàn gia cầm.
Tổng số trang trại chăn nuôi gia cầm là 87 trại với 51 trại chăn nuôi công nghệ chuồng lạnh, kín, tự động hoặc bán tự động (58,62% số trang trại) và 36 trang trại là trại hở, bán nuôi thả (41,38% số trang trại). Các trại gia cầm chủ yếu cho nuôi gia công hoặc cho các Công ty, Tập đoàn thuê chăn nuôi như CP, Emivest, Vietswan, Sunjin, Japfa...
- Chăn nuôi trâu, bò, dê:
Chăn nuôi trâu, bò trong những năm gần đây vẫn duy trì ổn định. Tổng đàn trâu, bò của tỉnh theo số liệu thống kê đến ngày 01/10/2021 là 53.021 con; trong đó, 13.052 con trâu và 39.969 con bò; theo số liệu của ngành Nông nghiệp đến tháng 10/2021, tổng đàn trâu, bò khoảng 54.223 con, trong đó, khoảng 14.404 con trâu và khoảng 39.819 con bò. Chăn nuôi trâu, bò vẫn theo hình thức nuôi nhỏ, lẻ nông hộ là chủ yếu. Người dân chủ yếu nuôi chăn thả, một số ít hộ chăn nuôi kết hợp giữa chăn thả với việc bổ sung thêm thức ăn tại chuồng, sử dụng hoàn toàn lao động gia đình.
Tổng đàn dê khoảng 157.904 con, tập trung chủ yếu tại các huyện: Bù Đốp, Lộc Ninh, Hớn Quản, Bù Gia Mập, Bù Đăng; chủ yếu là chăn nuôi nông hộ nhỏ, lẻ, kết hợp trồng trọt và sử dụng phụ phế phẩm nông nghiệp sẵn có ở gia đình và tại địa phương.
- Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 436 trang trại, trong đó, tỷ lệ trang trại chuồng kín, lạnh chiếm 50%, vị trí trang trại đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, đảm bảo khoảng cách đến các đối tượng chịu ảnh hưởng theo quy định của pháp luật; chấp hành các quy định về đầu tư, đánh giá tác động môi trường; góp phần bảo vệ môi trường, tránh ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và đời sống dân cư trong khu vực.
- Cơ sở chăn nuôi quy mô lớn đầu tư hệ thống xử lý chất thải tiên tiến, hiện đại; áp dụng biện pháp, hóa chất xử lý giảm phát tán mùi hôi. Chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi được thu gom, xử lý đảm bảo các điều kiện về vệ sinh thú y, tiêu diệt mầm bệnh gây hại trước khi sử dụng làm phân bón cho cây trồng. Nước thải từ hoạt động chăn nuôi được thu gom đưa vào hệ thống xử lý chất thải đảm bảo theo các quy định, phân hủy sinh học, được tái sử dụng cho hoạt động chăn nuôi và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trại chăn nuôi.
- Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng cơ sở chăn nuôi chưa thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường theo quy định, chủ yếu xảy ra ở trang trại chăn nuôi quy mô vừa, quy mô nhỏ như: xả thải ra môi trường, không bảo dưỡng hệ thống xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường. Các trường hợp vi phạm bị cơ quan chức năng xử phạt theo quy định và yêu cầu khắc phục sai phạm trước khi tái đàn chăn nuôi.
- Trong những năm gần đây, trên cả nước, một số dịch bệnh nguy hiểm trên động vật nuôi như: bệnh Cúm gia cầm, Dịch tả lợn Châu Phi, bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò... gây ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi, thiệt hại kinh tế, tăng giá thành sản phẩm động vật và mất cân đối về cung cầu. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Bình Phước, công tác phòng, chống dịch bệnh luôn được các cấp chính quyền quan tâm, chỉ đạo quyết liệt nên tình hình dịch bệnh động vật tương đối ổn định. Các ổ dịch chủ yếu xảy ra trên nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Các trang trại thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi ATDB, phòng ngừa, khống chế tốt nên dịch bệnh ít xảy ra.
- Từ năm 2019, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện lần đầu tiên trên địa bàn tỉnh và số lợn chết và tiêu hủy 21.801 con/1.133.000kg, gây thiệt hại trên 48,3 tỷ đồng. Năm 2020, số lợn phải tiêu hủy 1.186 con/55.200kg, ước thiệt hại trên 2,750 tỷ đồng. Năm 2021, số lợn tiêu hủy là 4.901 con/280.644 kg, ước thiệt hại trên 14 tỷ đồng. Năm 2021, bệnh Viêm da nổi cục là bệnh mới trên trâu, bò đã xảy ra trên đàn bò tại 62 xã thuộc 10 huyện, thị xã, thành phố với 739 con bò bị bệnh; số bò chết và tiêu hủy 131 con bò/18.832 kg, ước thiệt hại do bò chết, tiêu hủy là 847 triệu đồng. Bệnh Lở mồm long móng xuất hiện 01 ổ dịch tại xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng với 13 con bò bị bệnh. Bệnh Cúm gia cầm xảy ra 2 ổ dịch tại xã Thanh Lương (thị xã Bình Long) và xã Long Bình (huyện Phú Riềng) với số gà chết, tiêu hủy 29.500con/72.250 kg, ước thiệt hại kinh tế do tiêu hủy gà bệnh, chết khoảng 2,53 tỷ đồng (so với giá gà hơi bình quân 35.000đồng/kg). Các ổ dịch đã được xử lý kịp thời theo quy định, hạn chế lây lan ra diện rộng.
- Dịch bệnh xảy ra không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi, ngân sách nhà nước hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật mà còn ảnh hưởng đến đời sống xã hội người dân, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, buôn bán, giá cả thị trường cung cấp sản phẩm chăn nuôi.
Tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm từ năm 2017 - 2021
STT | Nội dung | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | Năm 2021 | ||||||||||
Trâu, bò | Lợn | Gia cầm | Trâu, bò | Lợn | Gia cầm | Trâu, bò | Lợn | Gia cầm | Trâu, bò | Lợn | Gia cầm | Trâu, bò | Lợn | Gia cầm | ||
1 | Số hộ có dịch | 17 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 5 | 1.429 | 0 | 2 | 37 | 0 | 441 | 107 | 2 |
2 | Số xã có dịch | 2 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 2 | 99 | 0 | 1 | 30 | 0 | 43 | 43 | 2 |
3 | Số huyện có dịch | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 | 11 | 0 | 1 | 11 | 0 | 10 | 10 | 2 |
4 | Số động vật mắc bệnh | 17 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 5 | 21.998 | 0 | 4 | 1.186 | 0 | 348 | 4.901 | 29.500 |
5 | Số tiêu hủy | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 0 | 21.801 | 0 | 0 | 1.186 | 0 | 125 | 4.901 | 29.500 |
6 | Thiệt hại |
|
| 48,3 tỷ | 2,75 tỷ | 17,377 tỷ |
4. Tình hình hoạt động kiểm soát giết mổ
- Trên địa bàn tỉnh có 32 cơ sở giết mổ tập trung, gồm: 28 cơ sở giết mổ gia súc và 4 cơ sở giết mổ gia cầm. Hoạt động giết mổ được các cơ quan chuyên môn cấp huyện quản lý và kiểm tra giám sát. Riêng đối với cơ sở giết mổ gia cầm của Công ty TNHH CPV Food do Cục Thú y và Chi cục Chăn nuôi và Thú y quản lý.
- Số lượng giết mổ tại các cơ sở hàng ngày khoảng 1.000 con lợn; 15 con trâu, bò và 2.500 con gia cầm; chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh. Riêng đối với nhà máy giết mổ, chế biến thịt gà của Công ty TNHH CPV Food tại Chơn Thành có công suất chế biến giai đoạn 1 khoảng 36.000 tấn sản phẩm/năm, tương đương giết mổ khoảng 15 triệu con gà/năm, giai đoạn 2 đến năm 2025 chế biến 170.400 tấn sản phẩm/năm, tương đương giết mổ khoảng 71 triệu con gà/năm. Hiện tại nhà máy giết mổ khoảng 80.000 con/ngày. Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam đã khởi công xây dựng Nhà máy giết mổ, chế biến thịt gia súc, gia cầm tại KCN Minh Hưng Silkico với công suất giai đoạn 1 giết mổ 37,4 triệu con gà/năm; giai đoạn 2 giết mổ 374.400 con heo/năm và chế biến sâu 2.000 tấn sản phẩm thịt gia súc, gia cầm/năm. Sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
5. Tình hình xây dựng cơ sở ATDB
- Kết quả xây dựng cơ sở ATDB:
Năm 2021, trên địa bàn tỉnh có 51/87 cơ sở chăn nuôi gia cầm (59%) và 115/349 cơ sở chăn nuôi lợn (33%) được công nhận ATDB và còn hiệu lực (113 cơ sở ATDB đối với bệnh Lở mồm long móng và Dịch tả lợn cổ điển, 02 cơ sở ATDB đối với bệnh Lở mồm long móng; trong đó, 15 cơ sở được công nhận thêm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi).
- Kết quả xây dựng vùng ATDB:
Thực hiện các chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh, từ đầu năm 2020, ngành Nông nghiệp đã triển khai Kế hoạch xây dựng vùng ATDB đối với gà tại 06 huyện, thị xã, thành phố: Đồng Xoài, Chơn Thành, Hớn Quản, Bình Long, Đồng Phú, Bù Đăng, đã đạt một số kết quả như sau:
Huyện Đồng Phú đã được công nhận vùng ATDB đối với bệnh Cúm gia cầm năm 2021. Các huyện, thị xã, thành phố còn lại tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp như: giám sát mầm bệnh, tiêm phòng, tiêu độc... và hoàn thành các thủ tục để đề nghị Cục Thú y công nhận vùng ATDB.
Hiện trong vùng ATDB trên đã hình thành một chuỗi sản xuất chăn nuôi gà an toàn quy mô 50-100 triệu con gà thịt/năm và đã có những lô hàng sản phẩm gà xuất khẩu. Cụ thể: tính đến tháng 8/2021, Công ty TNHH CPV Food xuất khẩu 89 tấn thịt gà thành phẩm sang Hồng Kông (Trung Quốc) và Lào.
6.1. Thuận lợi
- Chăn nuôi lợn, gà trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh về số lượng, theo mô hình trang trại chăn nuôi quy mô lớn, công nghệ cao, chăn nuôi khép kín từ đầu vào đến đầu ra, tạo các chuỗi hoặc tham gia liên kết chuỗi sản phẩm.
- Tình hình dịch bệnh trên lợn, gà tương đối ổn định, dịch bệnh chủ yếu xảy ra trên các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ. Đối với các trang trại chăn nuôi lớn áp dụng chăn nuôi ATSH và kiểm soát tốt nên ít xảy ra dịch bệnh.
- Hầu hết các Công ty chăn nuôi lớn trên địa bàn tỉnh đều xuất ra ngoài tỉnh để tiêu thụ và hướng tới xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi lợn, gà nên rất quan tâm và hưởng ứng chủ trương xây dựng các cơ sở, vùng chăn nuôi ATDB.
6.2. Một số khó khăn
- Tình trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ, lẻ đan xen với các cơ sở chăn nuôi tập trung. Các mầm bệnh nguy hiểm như: vi rút Cúm gia cầm, Lở mồm long móng vẫn còn lưu hành trong đàn vật nuôi nên nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
- Công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm chăn nuôi nông hộ gặp nhiều khó khăn; đặc biệt là tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, chăn nuôi nông hộ phân tán, không có chuồng nhốt.
- Thực trạng mua bán, giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm còn tự phát, chưa được quản lý tốt và nguy cơ lây lan dịch bệnh cao.
- Lực lượng Thú y cơ sở mỏng. Nhận thức của một số người chăn nuôi còn hạn chế, có tư tưởng chủ quan và trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Do giá cả thị trường không ổn định, giá bán sản phẩm từ cơ sở ATDB, sản phẩm tham gia vào chuỗi ATDB chưa có sự khác biệt nhiều so với các sản phẩm bình thường, do đó, các trại tư nhân, người chăn nuôi chưa thực sự quan tâm, hưởng ứng tham gia đăng ký xây dựng cơ sở ATDB, đa số chỉ có các Công ty, Doanh nghiệp chăn nuôi chủ động đăng ký xây dựng cơ sở ATDB.
- Một số cơ sở, trang trại chăn nuôi chưa chấp hành tốt các quy định về quy mô chăn nuôi, kiểm soát chất thải, khí thải gây tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cộng đồng và môi trường sinh thái.
QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
Phát huy tiềm năng, lợi thế ngành Chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh để phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm an toàn thực phẩm, ATDB, an toàn môi trường, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân và doanh nghiệp, phù hợp với chủ trương, định hướng của tỉnh.
Phạm vi: Các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Đối tượng: Bệnh Cúm gia cầm và Niu-cát-xơn trên gà, bệnh Dịch tả lợn cổ điển, bệnh Lở mồm long móng trên lợn và gia súc mẫn cảm trâu, bò, dê.
3.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng thành công vùng chăn nuôi ATDB gia súc, gia cầm theo quy định của Việt Nam và tiêu chuẩn của OIE, tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi bền vững, chăn nuôi theo chuỗi, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Đối với gia cầm: Trong giai đoạn 2021 - 2030, xây dựng thành công 11 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh ATDB đối với bệnh Cúm gia cầm và Niu-cát-xơn trên gà theo tiêu chuẩn Việt Nam; trong đó, có 06 huyện, thành phố: Đồng Phú, Đồng Xoài, Chơn Thành, Bù Đăng, Hớn Quản, Phú Riềng đạt ATDB theo tiêu chuẩn OIE.
- Đối với gia súc: Trong giai đoạn 2021 - 2030, xây dựng thành công 11 huyện, thị xã, thành phố ATDB đối với bệnh Lở mồm long móng trên gia súc và bệnh Dịch tả lợn cổ điển trên lợn theo tiêu chuẩn Việt Nam; trong đó, có 06 huyện, thành phố: Đồng Phú, Đồng Xoài, Chơn Thành, Bù Đăng, Hớn Quản, Phú Riềng đạt ATDB theo tiêu chuẩn OIE.
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Chăn nuôi an toàn sinh học và chủ động phòng bệnh
1.1. Chăn nuôi an toàn sinh học
- Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Kế hoạch an toàn sinh học, đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, đôn đốc và kiểm tra, bảo đảm thực hiện nghiêm các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi ATSH.
- Cơ sở chăn nuôi có trách nhiệm áp dụng nghiêm các biện pháp chăn nuôi ATSH; đối với cơ sở có chuỗi chăn nuôi quy mô lớn, xuất khẩu, cần có Kế hoạch ATSH áp dụng cho từng công đoạn của chuỗi sản xuất; trong đó, lưu ý:
Có quy trình thực hành trong chăn nuôi đảm bảo ATSH, ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào, cụ thể: Quy trình vệ sinh, tiêu độc, sát trùng; quy trình kiểm soát con người ra vào cơ sở; quy trình bảo quản thức ăn; quy trình kiểm soát động vật, véc tơ truyền bệnh...
Hàng ngày, thực hiện việc vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi, máng ăn, dụng cụ chăn nuôi; có biện pháp ngăn chặn côn trùng, gặm nhấm để tránh mang mầm bệnh từ ngoài vào trong chuồng, trại nuôi.
Ghi chép các hoạt động chăn nuôi, quản lý dịch bệnh, áp dụng các biện pháp ATSH.
Thường xuyên tổ chức thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ, điểm buôn bán động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn huyện. Thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng đột xuất tại ổ dịch và các vùng lân cận khi có dịch bệnh xảy ra.
Sử dụng các loại hóa chất được phép lưu hành để vệ sinh, sát trùng, tiêu độc theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc Cục Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh.
- Quản lý chăn nuôi, xây dựng hệ thống quản lý chăn nuôi trong vùng ATDB từ cấp huyện - cấp xã - cơ sở chăn nuôi (trang trại và nông hộ). Xây dựng, cấp mã trại phục vụ cho quản lý và truy xuất nguồn gốc. Xây dựng phần mềm quản lý, thống kê, cập nhật tình hình chăn nuôi từ xã - huyện - tỉnh; nhất là phải quản lý chăn nuôi nông hộ nhỏ, lẻ để xây dựng thành công vùng ATDB (vì dịch bệnh chủ yếu xuất hiện từ chăn nuôi nông hộ nhỏ, lẻ).
1.2. Giải pháp phòng bệnh bằng vắc xin
1.2.1. Vùng chăn nuôi gia cầm ATDB
Tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm và Niu-cát-xơn miễn phí cho các cơ sở, hộ chăn nuôi nông hộ; các doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm của mình.
- Đối tượng tiêm phòng:
Trang trại, cơ sở nuôi gia cầm tập trung: Gia cầm giống, gia cầm đẻ trứng thương phẩm, gia cầm nuôi thịt với thời gian nuôi trên 45 ngày, trừ trường hợp được miễn tiêm phòng theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Đàn gia cầm nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình: Gà, vịt, ngan, chim cút.
- Phạm vi tiêm phòng: Trong vùng ATDB gồm 9 huyện, thị xã, thành phố: Đồng Xoài, Đồng Phú, Chơn Thành, Bù Đăng, Hớn Quản, Bù Gia Mập, Phước Long, Phú Riềng và Bình Long. Thực hiện phòng bệnh Cúm gia cầm và Niu-cát-xơn 100% đàn gia cầm chăn nuôi tập trung và trên 80% đàn gia cầm chăn nuôi nhỏ, lẻ.
- Thời gian tiêm phòng: Tổ chức tiêm phòng theo quy trình nuôi và định kỳ tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm nuôi mới, đàn gia cầm hết thời gian miễn dịch bảo hộ hoặc theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
- Liều lượng, đường tiêm: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin.
- Căn cứ vào thông báo chủng vi rút lưu hành tại thực địa, Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác định đối tượng, phạm vi tiêm phòng và chủng loại vắc xin sử dụng để phòng, chống bệnh Cúm gia cầm cho phù hợp.
- Căn cứ vào điều kiện chăn nuôi, khí hậu, thời tiết, đặc điểm của từng vùng, miền, Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch tiêm phòng cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả tiêm phòng và đúng quy định.
1.2.2. Vùng chăn nuôi gia súc ATDB
Tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng, Dịch tả lợn cổ điển miễn phí cho các cơ sở, hộ chăn nuôi nông hộ; các doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc của doanh nghiệp.
- Đối tượng tiêm phòng:
Các trang trại, cơ sở nuôi gia súc tập trung: Trâu, bò, lợn, dê, cừu, trừ trường hợp được miễn tiêm phòng theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Đàn gia súc nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình: Trâu, bò, lợn, dê và cừu.
- Phạm vi tiêm phòng: Gồm các huyện, thị xã, thành phố trong vùng ATDB. Thực hiện tiêm phòng 100% đàn gia súc chăn nuôi tập trung và trên 80% đàn gia súc chăn nuôi nhỏ, lẻ.
- Thời gian tiêm phòng: Tổ chức tiêm phòng theo quy trình nuôi và định kỳ tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc nuôi mới, đàn gia súc hết thời gian còn miễn dịch bảo hộ hoặc theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
- Liều lượng, đường tiêm: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin.
- Căn cứ vào thông báo chủng vi rút Lở mồm long móng, Dịch tả lợn cổ điển lưu hành tại thực địa, Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác định đối tượng, phạm vi tiêm phòng và chủng loại vắc xin sử dụng để phòng, chống dịch bệnh cho phù hợp.
- Căn cứ vào điều kiện chăn nuôi, khí hậu thời tiết, đặc điểm của từng vùng, miền, Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch tiêm phòng cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả tiêm phòng và đúng quy định.
1.3. Giám sát dịch bệnh động vật
1.3.1. Vùng chăn nuôi gia cầm ATDB
Thực hiện việc giám sát tiêm phòng theo các hướng dẫn của Cục Thú y để chứng minh vùng ATDB theo quy định của Việt Nam và OIE, bao gồm các nội dung cơ bản:
- Giám sát lâm sàng: Phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt đối với đàn gia cầm mới nuôi, đàn gia cầm trong vùng có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác định.
- Giám sát lưu hành vi rút Cúm gia cầm (thể độc lực cao hoặc chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người): Lấy mẫu dịch ngoáy hầu họng, dịch ngoáy ổ nhớp, mẫu phân tươi, mẫu bệnh phẩm tổ chức để giám sát lưu hành vi rút và giám sát sự biến đổi của vi rút.
- Giám sát sau tiêm phòng:
Giám sát sau tiêm phòng để đánh giá kết quả tiêm phòng và khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau khi được tiêm vắc xin.
Lấy mẫu huyết thanh để xét nghiệm kháng thể sau tiêm phòng.
Thời điểm lấy mẫu: Sau 21 ngày kể từ thời điểm tiêm phòng gần nhất.
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh Cúm gia cầm và Niu-cát-xơn, trong đó, có Kế hoạch giám sát bệnh Cúm gia cầm và Niu-cát-xơn, bao gồm: Giám sát lâm sàng, giám sát lưu hành vi rút, giám sát sau tiêm phòng.
(Hướng dẫn chi tiết về giám sát bệnh Cúm gia cầm và Niu-cát-xơn trong vùng ATDB, vùng đệm tại Phụ lục II)
1.3.2. Vùng chăn nuôi gia súc ATDB
Thực hiện việc giám sát dịch bệnh theo hướng dẫn của Cục Thú y để chứng minh vùng ATDB theo quy định của Việt Nam và tiêu chuẩn OIE, bao gồm các nội dung cơ bản:
- Giám sát lâm sàng: Phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt đối với gia súc mới đưa vào địa bàn, mới nuôi, gia súc trong vùng có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao.
- Giám sát lưu hành vi rút: Lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu dịch hầu họng (probang) để giám sát lưu hành vi rút, giám sát biến đổi của vi rút hoặc lấy mẫu huyết thanh để giám sát lưu hành kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên.
- Giám sát sau tiêm phòng:
Giám sát sau tiêm phòng để đánh giá kết quả tiêm phòng và khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn gia súc sau khi được tiêm vắc xin;
Lấy mẫu huyết thanh để xét nghiệm kháng thể bảo hộ sau tiêm phòng;
Thời điểm lấy mẫu: Sau 21 ngày kể từ thời điểm tiêm phòng gần nhất.
- Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh, trong đó có kế hoạch giám sát các bệnh Lở mồm long móng, Dịch tả lợn cổ điển, bao gồm: Giám sát lâm sàng, giám sát lưu hành vi rút, giám sát sau tiêm phòng.
(Hướng dẫn chi tiết về giám sát các bệnh tại Phụ lục III và IV).
1.4. Thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi
- Hàng năm, tổ chức thực hiện 03 đọt tống vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi nhằm làm sạch môi trường, hạn chế tối đa sự phát triển và lây lan của mầm bệnh, ngăn chặn vi trùng gây bệnh xâm nhập đàn vật nuôi và ngăn chặn sự bộc phát thành dịch, góp phần phát triển chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe con người. Thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ; cơ sở chăn nuôi tập trung; cơ sở giết mổ; các chợ có buôn bán gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm.
- Hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi thường xuyên. Khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện chăn nuôi ATSH.
2. Quản lý vận chuyển, kiểm soát giết mổ và giám sát an toàn thực phẩm
2.1. Quản lý vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào vùng ATDB
- Xây dựng quy định và triển khai biện pháp kiểm soát vận chuyển động vật và sản phẩm động vật ra, vào vùng ATDB.
- Rà soát, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện thủ tục đăng ký kiểm dịch trên hệ thống Cổng thông tin điện tử, hệ thống Một cửa điện tử.
- Thiết lập hệ thống nhận diện gia súc, gia cầm trên cơ sở thực hiện việc đánh dấu theo từng con hoặc theo lô hàng; xây dựng hệ thống trực tuyến thu thập, quản lý dữ liệu về vận chuyển, đảm bảo truy xuất nguồn gốc.
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan để thực hiện kiểm dịch tại gốc đối với động vật, sản phẩm động vật xuất tỉnh và cách ly, theo dõi, quản lý động vật nhập tỉnh theo quy định.
- Đối với các huyện có đường biên giới với Vương quốc Campuchia: Xây dựng Quy định phối hợp liên ngành để tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép qua biên giới và tổ chức lấy mẫu xét nghiệm trước khi xử lý.
- Các Trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông, Tổ kiểm dịch lưu động: Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ gia súc, gia cầm và sản phẩm vận chuyển ra vào địa bàn cấp tỉnh; tiêu độc khử trùng phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, chất thải động vật; kịp thời phát hiện những sai phạm trong hoạt động kinh doanh, vận chuyển, giết mổ và sản phẩm của gia súc, gia cầm bị bệnh, không rõ nguồn gốc.
- UBND cấp huyện thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn cấp huyện.
2.2. Kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y trong vùng ATDB
- Xây dựng quy định và tổ chức kiểm soát giết mổ động vật trong vùng ATDB.
- Thực hiện quy trình kiểm soát giết mổ động vật theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh Thú y.
- Thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng ngay sau mỗi ca giết mổ và cuối buổi chợ, cuối ngày đối với khu vực buôn bán gia cầm, sản phẩm động vật.
- Các địa phương rà soát, triển khai thực hiện mạng lưới cơ sở giết mổ động vật tập trung; tăng cường kiểm tra, xử lý cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không được cấp phép; kiểm tra xử lý động vật và sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc; định kỳ thực hiện giám sát điều kiện vệ sinh thú y tại cơ sở giết mổ.
- Trong trường hợp phát hiện động vật, sản phẩm động vật mắc bệnh tại các cơ sở giết mổ thì thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định.
2.3. Giám sát an toàn thực phẩm
Tổ chức triển khai thực hiện giám sát an toàn thực phẩm (sau đây viết tắt là ATTP) đối với sản phẩm động vật; giám sát ATTP tại các vùng ATDB phục vụ xuất khẩu.
3. Kế hoạch ứng phó khi có dịch bệnh, phát hiện tác nhân gây bệnh
3.1. Vùng chăn nuôi gia cầm ATDB
- Xây dựng Kế hoạch dự phòng để ứng phó khi phát hiện các trường hợp động vật nhiễm mầm bệnh, mắc bệnh, sản phẩm động vật nhiễm mầm bệnh đã được công nhận ATDB.
- Biện pháp xử lý gia cầm mắc bệnh Cúm gia cầm, Niu-cát-xơn:
Gia cầm mắc bệnh Cúm gia cầm A/H5, A/H7 hoặc chủng vi rút cúm có khả năng truyền lây bệnh và gây tử vong cho người thì được xử lý theo hướng dẫn tại Phụ lục 09, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Gia cầm mắc bệnh Niu-cát-xơn được xử lý theo hướng dẫn tại Phụ lục 16, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Việc xử lý tiêu hủy gia cầm mắc bệnh theo hướng dẫn tại Phụ lục 06, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
3.2. Vùng chăn nuôi gia súc ATDB
- Xây dựng Kế hoạch dự phòng để ứng phó khi phát hiện các trường hợp động vật nhiễm mầm bệnh, mắc bệnh, sản phẩm động vật nhiễm mầm bệnh đã được công nhận ATDB.
- Biện pháp xử lý gia súc mắc bệnh:
Gia súc mắc bệnh Lở mồm long móng được xử lý theo hướng dẫn tại Phụ lục 10, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2021 - 2025 (ban hành kèm theo Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 22/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ).
Lợn mắc bệnh Dịch tả lợn cổ điển được xử lý theo hướng dẫn tại Phụ lục 13, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Việc xử lý gia súc mắc bệnh theo hướng dẫn tại Phụ lục 06, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
4. Hệ thống và công tác Thú y trong vùng ATDB
- Hệ thống Thú y các cấp, nhất là tại vùng ATDB được tổ chức theo quy định của pháp luật, chỉ đạo tổ chức hoạt động có hiệu quả đối với công tác quản lý chăn nuôi ATSH, giám sát dịch bệnh, kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ, phòng, chống dịch bệnh ở bên trong và bên ngoài vùng ATDB; tổ chức đánh giá, công nhận các cơ sở, vùng ATDB theo quy định.
- Nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm: Trang bị máy móc, đào tạo nhân lực... hỗ trợ xây dựng, nâng cấp Trạm Chẩn đoán xét nghiệm, kiểm dịch và điều trị bệnh động vật của Chi cục Chăn nuôi Thú y nhằm nâng cao khả năng chẩn đoán xét nghiệm bảo đảm thực hiện tốt các chỉ tiêu xét nghiệm phục vụ giám sát, thẩm định cơ sở ATDB.
- Đa dạng hóa, hiện đại hóa các hình thức thông tin tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông như: tổ chức tọa đàm giữa cơ quan quản lý chuyên ngành thú y với người chăn nuôi; thực hiện phóng sự truyền hình; bài viết trên báo điện tử; in ấn tờ rơi, pa-nô và áp phích lắp đặt ở nơi công cộng; thông tin trên mạng xã hội với những thông tin ngắn gọn, thiết thực và đúng quy định pháp luật.
5. Xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ trong quản lý vùng ATDB
5.1. Xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu
- Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương (cấp huyện và tỉnh) có trách nhiệm xây dựng, thu thập, quản lý tất cả thông tin, dữ liệu, tài liệu liên quan đến các hoạt động chăn nuôi, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, giám sát dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, phòng bệnh bằng vắc xin, cũng như các tài liệu liên quan cần bảo đảm tổ chức quản lý một cách có hệ thống, bài bản, khoa học, logic và dễ truy xuất.
- Các cơ sở chăn nuôi trong vùng ATDB xây dựng và quản lý tất cả thông tin, dữ liệu, tài liệu liên quan đến hoạt động chăn nuôi của cơ sở, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, giám sát dịch bệnh, kiểm dịch, sử dụng thuốc thú y, phòng bệnh bằng vắc xin, cũng như các tài liệu liên quan bảo đảm có hệ thống, bài bản, khoa học, logic và dễ truy xuất.
5.2. Ứng dụng công nghệ trong quản lý vùng ATDB
- Sử dụng hệ thống quản lý thông tin dịch bệnh động vật Việt Nam (VAHIS) trong cập nhật tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và vùng ATDB.
- Ứng dụng phần mềm quản lý trang trại chăn nuôi, giám sát dịch bệnh bằng công nghệ GIS.
- Xây dựng và áp dụng công nghệ số trong kiểm dịch và truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật.
- Hỗ trợ các trang trại trong việc sử dụng công nghệ số trong quản lý tất cả thông tin, dữ liệu, tài liệu liên quan đến hoạt động chăn nuôi của cơ sở.
- Xây dựng một hệ thống quản lý tất cả các thông tin như số liệu chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, vận chuyển, giết mổ, môi trường...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN VÀ CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN
Theo nhận định của các chuyên gia về thị trường thế giới, nhu cầu tiêu dùng tại nhiều quốc gia về thịt bò giảm, thay vào đó, thịt heo, gà sẽ tăng mạnh, đặc biệt, Bình Phước có cơ hội tăng xuất khẩu thịt ức gà vào thị trường Châu Âu (EU). Trên địa bàn tỉnh đang hình thành các chuỗi liên kết khép kín, công nghệ cao. Các sản phẩm sơ chế, chế biến từ thịt lợn, gà để xuất khẩu đang là ngành có nhiều triển vọng trong việc đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và đang được định hướng là một trong ba nhóm sản phẩm trụ cột đóng góp chung vào tông kim ngạch xuất khẩu hàng năm, góp phần tăng thu ngân sách của tỉnh.
- Xây dựng thành công vùng chăn nuôi ATDB sẽ tạo động lực thu hút đầu tư chăn nuôi công nghệ cao và chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi. Với việc xây dựng các nhà máy, trang trại sẽ tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng và tạo việc làm cho người dân địa phương.
- Vùng, cơ sở ATDB tạo một giải pháp kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới, là hành lang pháp lý để các doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi.
- Tạo môi trường chăn nuôi phát triển bền vững, cung cấp sản phẩm chất lượng, an toàn cho người dân trong và ngoài tỉnh.
- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương, mỗi trang trại sử dụng 30 - 60 lao động; đối với các nhà máy, chuỗi thực phẩm sử dụng hàng ngàn lao động.
2. Các Chương trình, Kế hoạch, Dự án ưu tiên thực hiện
2.1. Xây dựng vùng chăn nuôi gia cầm ATDB đối với bệnh Cúm gia cầm và Niu-cát-xơn
- Phạm vi thực hiện: 11 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian: Từ năm 2021 đến năm 2030.
- Kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí thực hiện: 824 tỷ (Tám trăm hai mươi bốn tỷ).
Nguồn từ ngân sách Nhà nước: 156 tỷ (Một trăm năm mươi sáu tỷ).
Nguồn của Doanh nghiệp: 668 tỷ (Sáu trăm sáu mươi tám tỷ).
2.2. Xây dựng vùng chăn nuôi ATDB đối với bệnh Lở mồm long móng trên gia súc và bệnh Dịch tả lợn cổ điển
- Phạm vi thực hiện: 11 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian: Từ năm 2021 đến năm 2030.
- Kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí thực hiện: 1.776 tỷ (Một nghìn bảy trăm bảy mươi sáu tỷ).
Nguồn từ ngân sách Nhà nước: 240 tỷ (Hai trăm bốn mươi tỷ).
Nguồn của Doanh nghiệp: 1.536 tỷ (Một nghìn năm trăm ba mươi sáu tỷ).
2.3. Dự án nâng cao năng lực quản lý vùng ATDB động vật
- Phạm vi thực hiện: Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh.
- Thời gian: Từ năm 2021 đến 2025.
- Kinh phí thực hiện: 15 tỷ (Mười lăm tỷ).
(Có Bảng kinh phí kèm theo tại Phụ lục I)
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Tham mưu thành lập các tổ công tác kỹ thuật cấp tỉnh để hướng dẫn xây dựng vùng ATDB.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và UBND cấp huyện để xây dựng Chương trình, Quy định, Kế hoạch, Dự án chi tiết trình UBND tỉnh phê duyệt, bố trí kinh phí, nguồn lực và chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án đúng quy định.
- Phối hợp với Cục Thú y để xây dựng, ban hành các quy định quản lý kỹ thuật tại vùng ATDB.
- Tổ chức hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án.
- Chủ trì họp triển khai, sơ kết, tổng kết, báo cáo và rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện Đề án.
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện xây dựng vùng, cơ sở ATDB trên cơ sở của Đề án và theo từng năm để tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng quy định.
- Thành lập tổ công tác kỹ thuật cấp huyện để hướng dẫn xây dựng vùng ATDB.
- Phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các phòng chức năng, UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện hiệu quả các mục tiêu, Kế hoạch đề ra.
- Xây dựng, duy trì mạng lưới Thú y cơ sở và hướng dẫn thực hiện khai báo, giám sát và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu về tình hình chăn nuôi, tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
- Bố trí kinh phí thực hiện các nội dung xây dựng vùng, cơ sở ATDB trên địa bàn quản lý theo sự phân cấp của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả triển khai thực hiện xây dựng vùng, cơ sở ATDB theo yêu cầu của Sở Nông nghiệp và PTNT.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
- Tham mưu UBND tỉnh bố trí, hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện Đề án đúng quy định.
- Xây dựng các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư đối với các vùng ATDB.
4. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND cấp huyện, các hiệp hội ngành hàng trong và ngoài tỉnh, các tổ chức có liên quan đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm của vùng, cơ sở ATDB.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các chính sách ưu đãi cho các tổ chức, cá nhân thuê đất và kiểm soát tình hình ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
6. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò, trách nhiệm, quyền lợi của tổ chức, cá nhân có liên quan trong vùng an toàn dịch bệnh động vật.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên
- Tổ chức vận động nhân dân nêu cao vai trò, trách nhiệm trong việc phát hiện, báo cáo tình hình gia súc, gia cầm bị bệnh trên địa bàn với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng; hưởng ứng kế hoạch tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc khử trùng nhằm ngăn chặn dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra trên địa bàn tỉnh.
- Tuyên truyền và vận động các tổ chức, cá nhân chăn nuôi gia cầm hưởng ứng và tham gia xây dựng vùng, cơ sở ATDB. Thông qua các tổ, chi hội Nông dân, Phụ nữ ở cơ sở để thành lập các tổ, nhóm tham gia xây dựng cơ sở, vùng ATDB.
8. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sản xuất chăn nuôi
- Tổ chức sản xuất chăn nuôi theo quy định của pháp luật và chấp hành các quy định trong vùng ATDB.
- Tích cực tham gia cùng các cấp chính quyền và cơ quan chuyên môn để xây dựng vùng chăn nuôi ATDB. Chủ động và tích cực thực hiện các giải pháp về phòng, chống và giám sát dịch bệnh theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn của Trung ương và địa phương nơi xây dựng chuỗi ATDB; hỗ trợ tối đa trong điều kiện cho phép và bảo đảm lợi ích chung của doanh nghiệp và người dân địa phương trong công tác phòng, chống và giám sát dịch bệnh.
- Tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện và vận hành cơ sở hạ tầng, các quy trình có liên quan đến sản xuất, bảo đảm ATSH, ATDB và ATTP.
- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu sang các nước; tổ chức khảo sát, nắm thông tin để định hướng thị trường tiêu thụ trong nước đế có kế hoạch bố trí sản xuất, chế biến./.
BẢNG KINH PHÍ XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN CỦA ĐỀ ÁN
VNĐ
STT | Nội dung thực hiện | Ngân sách | Doanh nghiệp | ||
Hàng năm | Cả giai đoạn 2021-2030 | Hàng năm | Cả giai đoạn 2021-2030 | ||
I | Xây dựng vùng ATDB CGC và Niu-cát-xơn trên gia cầm | 19.500.000.000 | 156.000.000.000 | 83.500.000.000 | 668.000.000.000 |
1 | Tiêm phòng vắc xin | 10.000.000.000 | 34.000.000.000 |
|
|
2 | Giám sát dịch bệnh | 4.500.000.000 | 17.000.000.000 |
|
|
3 | Tiêu độc khử trùng | 3.400.000.000 | 17.000.000.000 |
|
|
4 | Quản lý chăn nuôi vùng ATDB | 1.600.000.000 | 6.000.000.000 |
|
|
II | Xây dựng vùng chăn nuôi ATDB đối với bệnh LMLM trên gia súc và bệnh Dịch tả lợn cổ điển | 30.000.000.000 | 240.000.000.000 | 192.000.000.000 | 1.536.000.000.000 |
1 | Tiêm phòng vắc xin | 21.500.000.000 | 78.000.000.000 |
|
|
2 | Giám sát dịch bệnh | 3.500.000.000 | 18.000.000.000 |
|
|
3 | Tiêu độc khử trùng | 3.400.000.000 | 17.000.000.000 |
|
|
4 | Quản lý chăn nuôi vùng ATDB | 1.600.000.000 | 7.000.000.000 |
|
|
III | Dự án nâng cao năng lực quản lý vùng ATDB động vật | 15.000.000.000 | 15.000.000.000 |
|
|
Tổng cộng (I II III): |
| 411.000.000.000 | 275.500.000.000 | 2.204.000.000.000 |
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT DỊCH BỆNH CÚM GIA CẦM VÀ NIU-CÁT-XƠN THEO TIÊU CHÍ CỦA OIE
A. GIÁM SÁT LÂM SÀNG CÚM GIA CẦM NUÔI VÀ CHIM HOANG DÃ
I. Mục tiêu: 100% các ổ dịch lâm sàng trên đàn gia cầm nuôi, chim hoang dã gây nuôi, chim hoang dã nghi bị mắc bệnh Cúm gia cầm và Niu-cát-xơn phải được phát hiện hoặc báo cáo cho cơ quan Thú y kịp thời.
II. Thiết kế giám sát
1. Địa điểm
Thực hiện giám sát phát hiện bệnh tới từng trại, hộ chăn nuôi gia cầm tại các tỉnh thuộc dự án; giao trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, yêu cầu chủ trang trại, hộ chăn nuôi gia cầm cam kết báo cáo khi nghi ngờ dịch Cúm gia cầm và Niu-cát-xơn xảy ra, nhằm phát hiện sớm, khống chế kịp thời khi dịch còn ở diện hẹp.
2. Thời gian: Thực hiện liên tục trong 12 tháng/năm.
3. Đối tượng giám sát
- Tất cả đàn gia cầm nuôi, chim hoang dã gây nuôi có biểu hiện nghi ngờ Cúm gia cầm và Niu-cát-xơn gửi bệnh phẩm tới phòng thí nghiệm chẩn đoán để xét nghiệm.
- Tất cả chim hoang, các động vật mẫn cảm với bệnh Cúm gia cầm và Niu-cát-xơn tại vườn thú, vườn quốc gia bị chết không rõ nguyên nhân phải được lấy mẫu và gửi bệnh phẩm để xét nghiệm vi rút Cúm gia cầm và Niu-cát- xơn.
Chú ý: Giám sát dựa trên các thông số sản xuất, ví dụ như tỷ lệ tử chết tăng, giảm thức ăn và tiêu thụ nước, có các dấu hiệu lâm sàng của bệnh đường hô hấp hoặc giảm sản lượng trứng, là những dấu hiệu rất quan trọng để phát hiện sớm đàn gia cầm đã nhiễm vi rút Cúm gia cầm.
4. Loại mẫu
Mẫu dịch ngoáy hầu họng của gia cầm sống, mẫu phủ tạng gia cầm chết hoặc xác nguyên con gia cầm chết
5. Số lượng mẫu
Lấy mẫu bệnh phẩm của 03 cá thể nghi mắc bệnh hoặc chết trong 01 ổ dịch để xét nghiệm bệnh.
6. Tổ chức lấy mẫu
Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh hoặc cấp huyện (đối với tỉnh, thành phố có hệ thống thú y 3 cấp) thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, xử lý ổ dịch, điều tra nguồn gốc ổ dịch và tăng cường công tác giám sát tại khu vực xung quanh trại, hộ chăn nuôi bị dịch nhằm phát hiện sớm các ổ dịch Cúm trên đàn gia cầm để xử lý kịp thời, không để dịch lây lan và theo quy định tại Phụ lục 09: Hướng dẫn phòng, chống bệnh Cúm gia cầm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Các mẫu được gửi đến phòng thử nghiệm đã đăng ký chỉ tiêu xét nghiệm Cúm gia cầm.
7. Xét nghiệm mẫu
Chỉ tiêu xét nghiệm: Phát hiện cúm vi rút cúm A, H5, H7, N1, N6, N8, N9 và chẩn đoán phân biệt với bệnh Niu-cát-xơn bằng phương pháp xét nghiệm Realtime RT- PCR. Giải trình tự gien.
B. GIÁM SÁT VI RÚT TẠI VÙNG XÂY DỰNG ATDB THUỘC DỰ ÁN
I. Mục tiêu
Đánh giá tỷ lệ lưu hành vi rút Cúm gia cầm tại vùng xây dựng ATDB và vùng đệm thuộc Dự án.
II. Thiết kế giám sát
1. Đối với vùng xây dựng ATDB
1.1. Tính cỡ mẫu
- Tổng số xã của 11 huyện, thị xã, thành phố xây dựng ATDB: 111 xã, phường, thị trấn.
- Yêu cầu: ATDB đối với Cúm gia cầm độc lực cao A/H5, A/H7 và Niu-cát-xơn.
- Giả thiết đặt ra: Không có xã, phường, thị trấn nào có lưu hành vi rút Cúm H5, H7 và Niu-cát-xơn.
- Sử dụng Phương pháp tính cỡ mẫu dựa vào VN Epitools: Với độ tin cậy 95%, tỷ lệ lưu hành 1% (giả thiết phủ định có ít nhất 1 xã có lưu hành vi rút, tỷ lệ lưu hành =1/95), giả sử phương pháp xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu là 100% thì số xã tối thiểu cần lấy mẫu là 58 xã.
- Cỡ mẫu cho 1 xã (tổng đàn gia cầm trên 100.000 con, tỷ lệ lưu hành 1%): Cần lấy tối thiểu 298 mẫu swab đơn (làm tròn lấy 300 mẫu đơn) gộp lại thành 60 mẫu xét nghiệm.
- Tổng số mẫu tối thiểu cần lấy tại các huyện xây dựng vùng ATDB: 60 mẫu gộp/xã x 58 xã = 3.480 mẫu gộp trong đó có 2.958 mẫu gộp (sẽ lấy ở các trang trại chiếm 85% tổng đàn) và 522 mẫu gộp sẽ lấy mẫu ở chợ buôn bán gia cầm sống (gia cầm được chọn lấy mẫu có nguồn gốc tại địa phương).
1.2. Phương pháp chọn mẫu
- Lập danh sách các trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện lấy mẫu.
- Lấy mẫu tại các trang trại, hộ chăn nuôi: 85% tổng số mẫu; lấy mẫu 02 lần/năm.
- Còn lại (15% tổng số mẫu) lấy ở chợ/điểm buôn bán gia cầm sống: 50% mẫu gộp lấy trên gà và 50% mẫu gộp lấy trên vịt, ngan.
2. Đối với vùng đệm xung quanh vùng ATDB
Cách tính cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu được thực hiện tương tự như đối với vùng xây dựng ATDB.
3. Xét nghiệm mẫu
Chỉ tiêu xét nghiệm: Phát hiện vi rút cúm A/H5, N1, N6, N8; A/H7, nếu dương tính A/H7 xét nghiệm tiếp N9 và chẩn đoán phân biệt với bệnh Niu-cát-xơn bằng phương pháp xét nghiệm Realtime RT-PCR. Giải trình tự gien.
4. Biện pháp can thiệp trong quá trình giám sát
Khi phát hiện gia cầm dương tính với vi rút A/H5N1, A/H5N6, A/H5N8 tại ô chuồng (trại) thì Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh tiến hành, điều tra nguồn gốc gia cầm, xác định nơi chăn nuôi gia cầm có xét nghiệm dương tính, xử lý ổ dịch; đồng thời, tiến hành các hoạt động giám sát lâm sàng, lấy mẫu giám sát chủ động nhằm phát hiện sớm các ổ dịch Cúm trên đàn gia cầm để xử lý kịp thời, không để dịch lây lan và theo quy định tại Phụ lục 09 - Hướng dẫn phòng, chống bệnh Cúm gia cầm và Phụ lục 16 - Hướng dẫn phòng, chống bệnh Niu-cát-xơn, ban hành theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
C. GIÁM SÁT TẠI CƠ SỞ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN ATDB ĐỐI VỚI BỆNH CÚM GIA CẦM, NIU-CÁT-XƠN
100% các cơ sở ATDB đối với bệnh Cúm gia cầm được giám sát định kỳ bệnh CGC theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về vùng, cơ sở ATDB động vật.
D. HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT HUYẾT THANH HỌC
I. Mục tiêu
Đánh giá tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng (đối với gia cầm được tiêm phòng) hoặc đánh giá tỷ lệ lưu hành huyết thanh (đối với gia cầm không được tiêm phòng)
II. Thiết kế giám sát
1. Địa điểm
- Địa bàn có đàn gia cầm nuôi nhỏ lẻ
- Cơ sở chăn nuôi gia cầm
2. Tần suất: Định kỳ 6 tháng/1 lần lấy mẫu giám sát.
3. Đối tượng giám sát: Đàn gia cầm nuôi nhỏ lẻ, đàn gia cầm tại cơ sở.
4. Loại mẫu: Huyết thanh.
5. Số lượng mẫu
- Đàn gia cầm nuôi nhỏ lẻ: Mỗi xã lấy 61 mẫu huyết thanh của gia cầm nuôi nhỏ lẻ xung quanh. Tổng số xã lấy mẫu là 44 xã /năm với tổng số 2.684 mẫu.
- Cơ sở chăn nuôi gia cầm: Mỗi cơ sở gia cầm lấy 61 mẫu huyết thanh của gia cầm (đối với gia cầm được tiêm phòng) hoặc 30 mẫu huyết thanh (đối với gia cầm không được tiêm phòng)
6. Tổ chức lấy mẫu
Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn (theo Phụ lục 09 về hướng dẫn phòng, chống bệnh Cúm gia cầm và Phụ lục 02 hướng dẫn giám sát sau tiêm phòng và giám sát bệnh động vật).
7. Xét nghiệm mẫu
Gửi mẫu giám sát đến phòng thử nghiệm đã đăng ký chỉ tiêu xét nghiệm Cúm gia cầm. Chỉ tiêu xét nghiệm: phát hiện cúm A bằng ELISA, A/H5, A/H7 bằng phương pháp xét nghiệm HA, HI.
BẢNG SỐ LƯỢNG MẪU DỰ KIẾN LẤY GIÁM SÁT DỊCH BỆNH (CÚM GIA CẦM VÀ NIU-CÁT-XƠN) TRÊN GIA CẦM
STT | Phân vùng | Tên huyện | Số xã | Giám sát Cúm gia cầm, Niu-cát-xơn | |||||||
Giám sát lưu hành | Giám sát sau tiêm phòng | ||||||||||
Số xã lấy mẫu | Số mẫu đơn/xã | Tổng số mẫu đơn | Số mẫu gộp /xã | Tổng số mẫu gộp/ bệnh | Số xã lấy mẫu/ năm | Số mẫu/ xã | Tổng số mẫu/ bệnh | ||||
1 | Vùng ATDB (OIE) | Đồng Phú | 11 | 6 | 300 | 1.800 | 60 | 360 | 4 | 61 | 244 |
2 | Vùng ATDB (OIE) | Chơn Thành | 9 | 5 | 300 | 1.500 | 60 | 300 | 4 | 61 | 244 |
3 | Vùng ATDB (OIE) | Đồng Xoài | 8 | 4 | 300 | 1.200 | 60 | 240 | 4 | 61 | 244 |
4 | Vùng ATDB (OIE) | Bù Đăng | 16 | 8 | 300 | 2.400 | 60 | 480 | 4 | 61 | 244 |
5 | Vùng ATDB (OIE) | Hớn Quản | 13 | 7 | 300 | 2.100 | 60 | 420 | 4 | 61 | 244 |
6 | Vùng ATDB (OIE) | Phú Riềng | 10 | 5 | 300 | 1.500 | 60 | 300 | 4 | 61 | 244 |
7 | Vùng ATDB (VN) | Bình Long | 6 | 3 | 300 | 900 | 60 | 180 | 4 | 61 | 244 |
8 | Vùng ATDB (VN) | Lộc Ninh | 16 | 8 | 300 | 2.400 | 60 | 480 | 4 | 61 | 244 |
9 | Vùng ATDB (VN) | Bù Đốp | 7 | 4 | 300 | 1.200 | 60 | 240 | 4 | 61 | 244 |
10 | Vùng ATDB (VN) | Bù Gia Mập | 8 | 4 | 300 | 1.200 | 60 | 240 | 4 | 61 | 244 |
11 | Vùng ATDB (VN) | Phước Long | 7 | 4 | 300 | 1.200 | 60 | 240 | 4 | 61 | 244 |
Tổng | 111 | 58 |
| 17.400 |
| 3.480 | 44 |
| 2.684 |
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRONG VÙNG ATDB
A. GIÁM SÁT LÂM SÀNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG
I. Mục tiêu: 100% các ổ dịch lâm sàng trên các loài động vật cảm nhiễm với bệnh LMLM nghi bị mắc bệnh LMLM phải được phát hiện hoặc báo cáo cho cơ quan thú y kịp thời.
II. Thiết kế giám sát
1. Địa điểm
Thực hiện giám sát phát hiện bệnh tới từng trại, hộ chăn nuôi động vật (trâu, bò, lợn, dê, cừu,...) tại các tỉnh thuộc Dự án; giao trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, yêu cầu chủ trang trại, hộ chăn nuôi gia cầm cam kết báo cáo khi nghi ngờ động vật mắc bệnh LMLM nhằm phát hiện sớm, khống chế kịp thời khi dịch còn ở diện hẹp.
2. Thời gian: Thực hiện liên tục trong 12 tháng/năm.
3. Đối tượng giám sát
- Tất cả động vật nuôi, hoang dã gây nuôi có biểu hiện nghi ngờ được lấy mẫu gửi bệnh phẩm tới phòng thí nghiệm để xét nghiệm.
- Tất cả động vật mẫn cảm với bệnh LMLM tại vườn thú, vườn Quốc gia bị chết không rõ nguyên nhân phải được lấy mẫu và gửi bệnh phẩm để xét nghiệm vi rút LMLM.
4. Loại mẫu
Biểu mô (ưu tiên), mụn nước, Swab của mụn nước đã vỡ; Dịch thực quản (probang); mẫu máu (giai đoạn sốt).
5. Số lượng mẫu
Lấy mẫu của từng cá thể động vật nghi mắc bệnh hoặc chết (01 - 03 cá thể) trong 01 ổ dịch để xét nghiệm bệnh.
6. Tổ chức lấy mẫu
Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh hướng dẫn thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, xử lý ổ dịch, điều tra nguồn gốc ổ dịch và tăng cường công tác giám sát tại khu vực xung quanh trại, hộ chăn nuôi bị dịch nhằm phát hiện sớm các ổ dịch LMLM để xử lý kịp thời, không để dịch lây lan và xử lý theo quy định tại Phụ lục 10: Hướng dẫn phòng, chống bệnh LMLM theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Các mẫu được gửi đến phòng thử nghiệm đã đăng ký chỉ tiêu xét nghiệm LMLM theo quy định...
7. Xét nghiệm mẫu
Chỉ tiêu xét nghiệm: Phát hiện vi rút LMLM type O, A bằng kỹ thuật xét nghiệm ELISA. Giải trình tự gien.
I. Mục tiêu
Chứng minh đàn gia súc không bị nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh LMLM tại vùng xây dựng ATDB và vùng đệm thuộc Dự án.
II. Thiết kế giám sát
1. Đối với vùng xây dựng ATDB
a) Địa điểm và đối tượng giám sát
- Tại các hộ/ trại chăn nuôi chưa được công nhận cơ sở ATDB.
- Lấy mẫu tại các điểm trung chuyển gia súc và cơ sở giết mổ gia súc.
b) Đối tượng giám sát: Trâu bò, dê, cừu, lợn
c) Tần suất lấy mẫu: 01 (một) lần/ năm.
d) Loại mẫu: Huyết thanh, mẫu probang của trâu bò, dê, cừu, lợn
đ) Cách tính cỡ mẫu (áp dụng cho 01 huyện)
Giả thiết giám sát tại 01 huyện có 6 xã, 1 thị trấn với tổng đàn khoảng 2.500 trâu bò và 500 dê cừu.
- Sử dụng Phương pháp tính cỡ mẫu dựa vào ứng dụng Epitools (http://epitools.edu.vn/): Với tỷ lệ lưu hành bệnh ước đoán 1%, độ tin cậy 95%, giả sử phương pháp xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu là 100% thì số xã tối thiểu cần giám sát là 4 xã.
- Số mẫu cần lấy cho 1 xã: 60 mẫu/ xã (làm tròn). Trong đó, 50 mẫu trên trâu bò và 10 mẫu trên dê cừu. Tổng số mẫu cần lấy cho 4 xã: 60 x 4 = 240 mẫu. Đối với mỗi hộ/ trại chăn nuôi lấy tối đa 5 mẫu.
Thực hiện tại 11 huyện, thị xã, thành phố với 111 xã, phường, thị trấn; số xã phải lấy mẫu là 58 xã; tổng số mẫu giám sát trong 1 năm là 3.480 mẫu.
2. Đối với vùng đệm xung quanh vùng ATDB
Cách tính cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu được thực hiện tương tự như đối với vùng xây dựng ATDB với tỷ lệ lưu hành bệnh ước tính 5%.
3. Phương pháp xét nghiệm
Phát hiện kháng thể kháng kháng nguyên 3ABC đối với mẫu huyết thanh. Nếu có mẫu huyết thanh dương tính kháng thể 3ABC thì tiếp tục xác chẩn lại bang bang realtime PCR đối với mẫu probang để có biện pháp xử lý phù hợp đối với gia súc mang trùng. Nuôi cấy và phân lập vi rút LMLM.
4. Biện pháp can thiệp trong quá trình giám sát
Khi phát hiện gia súc dương tính với vi-rút LMLM tại hộ/trại chăn nuôi thì Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh tiến hành xử lý gia súc mắc bệnh, điều tra nguồn gốc gia súc và tăng cường công tác giám sát tại khu vực xung quanh nhằm phát hiện sớm các ổ dịch LMLM để xử lý kịp thời, không để dịch lây lan và xử lý theo quy định tại Phụ lục 10 - Hướng dẫn phòng, chống bệnh LMLM theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
C. GIÁM SÁT SAU TIÊM PHÒNG VẮC XIN LỞ MỒM LONG MÓNG
1. Mục tiêu
Đánh giá kết quả tiêm phòng và tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng hàng năm đối với đàn trâu, bò, dê cừu tại vùng xây dựng ATDB và vùng đệm thuộc Dự án.
2. Địa điểm giám sát
Tại các hộ/ trại chăn nuôi trâu bò, dê cừu tại vùng xây dựng ATDB và vùng đệm thuộc Dự án.
3. Đối tượng giám sát
Trâu, bò, dê cừu sau khi tiêm vắc xin LMLM.
4. Thời gian và tần suất lấy mẫu
Sau khi kết thúc tiêm phòng mũi tiêm cuối cùng từ 4 tuần trở lên nhưng không quá 03 tháng kể từ ngày tiêm phòng. Tần suất lấy mẫu: 02 lần/ năm.
5. Loại mẫu
Huyết thanh của trâu, bò, dê cừu đã được tiêm phòng vắc xin LMLM. Ghi rõ ngày tiêm phòng và loại vắc xin (đơn giá típ O, nhị giá type O&A).
6. Số lượng mẫu lấy giám sát
Tại mỗi huyện tại lựa chọn ít nhất 02 xã và tổ chức lấy 61 mẫu huyết thanh sau khi tiêm vắc xin LMLM theo quy định để đánh giá tỷ lệ bảo hộ.
Chia đều đối tượng gia súc được lấy mẫu, trường hợp số lượng trâu không đủ để lấy mẫu thì có thể lấy mẫu trên bò và ngược lại, đảm bảo đủ số lượng mẫu giám sát.
Thực hiện tại 11 huyện, thị xã, thành phố với 111 xã, phường, thị trấn; mỗi huyện lây 02 xã; số xã phải lấy mẫu là 44 xã; tổng số mẫu giám sát trong 1 năm là 2.684 mẫu.
7. Xét nghiệm mẫu
- Phương pháp xét nghiệm: LPB ELISA đánh giá kháng thể bảo hộ đối với vi rút LMLM type O (nếu dùng vắc xin đơn giá) hoặc kháng thể bảo hộ đối với type O và type A (nếu dùng vắc xin nhị giá O&A).
- Xét nghiệm bằng phản ứng trung hòa (VNT) đối với 04 chủng vi rút: O-Mya 98; O-Panasia, O-Ind2001e; O-Ind2001d bằng cách chọn ra 60 mẫu huyết thanh có kết quả tử kết quả ELISA. Cụ thể như: Chọn 20 mẫu (hiệu giá 1/45- 90); Chọn 20 mẫu (hiệu giá 1/128-256); Chọn 20 mẫu (>256).
- Quy trình xét nghiệm bệnh LMLM theo quy định tại TCVN 8400- 1:2010.
D. GIÁM SÁT TẠI CƠ SỞ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN ATDB ĐỐI VỚI BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG
100% các cơ sở ATDB đối với bệnh LMLM được giám sát định kỳ theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về vùng, cơ sở ATDB động vật.
BẢNG SỐ LƯỢNG MẪU DỰ KIẾN GIÁM SÁT BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG
STT | Phân vùng | Tên huyện | Số xã | Giám sát Lở mồm long móng | |||||
Giám sát lưu hành | Giám sát sau tiêm phòng | ||||||||
Số xã lấy mẫu | Số mẫu /xã | Tổng số mẫu | Số xã lấy mẫu/ năm | Số mẫu/ xã | Tổng số mẫu | ||||
1 | Vùng ATDB (OIE) | Đồng Phú | 11 | 6 | 60 | 360 | 4 | 61 | 244 |
2 | Vùng ATDB (OIE) | Chơn Thành | 9 | 5 | 60 | 300 | 4 | 61 | 244 |
3 | Vùng ATDB (OIE) | Đồng Xoài | 8 | 4 | 60 | 240 | 4 | 61 | 244 |
4 | Vùng ATDB (OIE) | Bù Đăng | 16 | 8 | 60 | 480 | 4 | 61 | 244 |
5 | Vùng ATDB (OIE) | Hớn Quản | 13 | 7 | 60 | 420 | 4 | 61 | 244 |
6 | Vùng ATDB (OIE) | Phú Riềng | 10 | 5 | 60 | 300 | 4 | 61 | 244 |
7 | Vùng ATDB (VN) | Bù Gia Mập | 8 | 4 | 60 | 240 | 4 | 61 | 244 |
8 | Vùng ATDB (VN) | Phước Long | 7 | 4 | 60 | 240 | 4 | 61 | 244 |
9 | Vùng ATDB (VN) | Bình Long | 6 | 3 | 60 | 180 | 4 | 61 | 244 |
10 | Vùng ATDB (VN) | Bù Đốp | 7 | 4 | 60 | 240 | 4 | 61 | 244 |
11 | Vùng ATDB (VN) | Lộc Ninh | 16 | 8 | 60 | 480 | 4 | 61 | 244 |
Tổng | 111 | 58 |
| 3.480 | 44 |
| 2.684 |
HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT BỆNH DỊCH TẢ LỢN CỔ ĐIỂN TRONG VÙNG ATDB
A. GIÁM SÁT LÂM SÀNG BỆNH DTLCĐ
Giám sát lâm sàng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt đối với đàn lợn mới nuôi, trong khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định, đảm bảo 100% các ổ dịch lâm sàng trên các loài lợn nghi bị mắc bệnh DTLCĐ phải được phát hiện, lấy mẫu xét nghiệm và báo cáo cho cơ quan thú y kịp thời.
B. GIÁM SÁT LƯU HÀNH VI RÚT DTLCĐ
I. Mục tiêu
Chứng minh đàn lợn nuôi và lợn hoang dã (nếu có) không bị nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh DTLCĐ tại vùng xây dựng ATDB và vùng đệm thuộc Dự án.
II. Thiết kế giám sát
1. Đối với vùng xây dựng ATDB
a) Địa điểm và đối tượng giám sát
- Tại các hộ/trại chăn nuôi chưa được chứng nhận cơ sở ATDB.
- Lấy mẫu tại các điểm trung chuyển lợn, sản phẩm lợn và điểm/cơ sở giết mổ lợn.
- Lợn hoang dã trong vùng ATDB (nếu có).
b) Đối tượng giám sát: Lợn nuôi các loại, lợn hoang dã.
c) Tần suất lấy mẫu: 01 (một) lần/ năm.
d) Loại mẫu: Máu, huyết thanh của lợn đang sốt cao hoặc thận, lách, hạch amidan, van hồi manh tràng của lợn mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh.
đ) Cách tính cỡ mẫu (áp dụng cho 01 huyện)
Giả thiết giám sát tại 01 huyện có 6 xã, 1 thị trấn với tổng đàn khoảng 3.000 lợn.
- Sử dụng Phương pháp tính cỡ mẫu dựa vào ứng dụng Epitools (http://epitools.edu.vn/): Với tỷ lệ lưu hành bệnh ước đoán 1%, độ tin cậy 95%, giả sử phương pháp xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu là 100% thì số xã tối thiểu cần giám sát là 4 xã.
- Số mẫu cần lấy cho 1 xã: 60 mẫu/xã (làm tròn). Tổng số mẫu cần lấy cho 4 xã: 60 x 4 = 240 mẫu. Đối với mỗi hộ/ trại chăn nuôi lấy tối đa 5 mẫu. Gộp 5 mẫu đơn thành 1 mẫu xét nghiệm.
Thực hiện 11 huyện với tổng số xã là 111 xã; số xã phải lấy mẫu là 58 xã; tổng số mẫu giám sát trong 1 năm là 3.480 mẫu và 696 mẫu xét nghiệm.
2. Đối với vùng đệm xung quanh vùng ATDB
Cách tính cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu được thực hiện tương tự như đối với vùng xây dựng ATDB với tỷ lệ lưu hành bệnh ước tính 5%.
3. Phương pháp xét nghiệm
Thực hiện theo quy trình chẩn đoán bệnh Dịch tả lợn quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5273:2010.
4. Biện pháp can thiệp trong quá trình giám sát
Khi phát hiện lợn dương tính với vi-rút DTLCĐ tại hộ/trại chăn nuôi thì Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh tiến hành xử lý gia súc mắc bệnh, điều tra nguồn gốc gia súc và tăng cường công tác giám sát tại khu vực xung quanh nhằm phát hiện sớm các ổ dịch DTLCĐ để xử lý kịp thời, không để dịch lây lan và xử lý theo quy định tại Phụ lục 13 Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
C. GIÁM SÁT SAU TIÊM PHÒNG BỆNH DTLCĐ
1. Mục tiêu
Đánh giá kết quả tiêm phòng và tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng hàng năm đối với đàn lợn tại vùng xây dựng ATDB và vùng đệm thuộc Dự án.
2. Địa điểm giám sát
Tại các hộ/trại chăn nuôi trâu lợn tại vùng xây dựng ATDB và vùng đệm thuộc Dự án.
3. Đối tượng giám sát
Lợn nuôi các loại sau khi tiêm vắc xin DTLCĐ.
4. Thời gian và tần suất lấy mẫu
Sau khi kết thúc tiêm phòng mũi tiêm cuối cùng từ 3 tuần trở lên nhưng không quá 03 tháng kể từ ngày tiêm phòng. Tần suất lấy mẫu: 02 lần/năm.
5. Loại mẫu
Huyết thanh của lợn đã được tiêm phòng vắc xin DTLCĐ. Ghi rõ ngày tiêm phòng và loại vắc xin.
6. Số lượng mẫu lấy giám sát
Tại mỗi huyện tại lựa chọn ít nhất 02 xã và tổ chức lấy 61 mẫu huyết thanh sau khi tiêm vắc xin DTLCĐ theo quy định để đánh giá tỷ lệ bảo hộ.
Thực hiện 11 huyện với tổng số xã là 111 xã; mỗi huyện lấy 02 xã; số xã phải lấy mẫu là 44 xã; tổng số mẫu giám sát trong 1 năm là 2.684 mẫu.
7. Xét nghiệm mẫu
Thực hiện theo quy trình chẩn đoán bệnh Dịch tả lợn quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5273:2010.
D. GIÁM SÁT TẠI CƠ SỞ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN ATDB ĐỐI VỚI BỆNH DTLCĐ
100% các cơ sở ATDB đối với bệnh DTLCĐ được giám sát định kỳ theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
BẢNG SỐ LƯỢNG MẪU DỰ KIẾN GIÁM SÁT DỊCH BỆNH DỊCH TẢ LỢN CỔ ĐIỂN TRÊN LỢN
STT | Phân vùng | Tên huyện | Số xã | Giám sát DTLCĐ trên lợn | ||||||
Giám sát lưu hành | Giám sát sau tiêm phòng | |||||||||
Số xã lấy mẫu | Số mẫu/ bệnh/ xã | Tổng số mẫu/ bệnh | Tổng số mẫu gộp xét nghiệm | Số xã lấy mẫu/ năm | Số mẫu/ bệnh/xã | Tổng số mẫu/ bệnh | ||||
1 | Vùng ATDB (OIE) | Đồng Phú | 11 | 6 | 60 | 360 | 72 | 4 | 61 | 244 |
2 | Vùng ATDB (OIE) | Chơn Thành | 9 | 5 | 60 | 300 | 60 | 4 | 61 | 244 |
3 | Vùng ATDB (OIE) | Đồng Xoài | 8 | 4 | 60 | 240 | 48 | 4 | 61 | 244 |
4 | Vùng ATDB (OIE) | Bù Đăng | 16 | 8 | 60 | 480 | 96 | 4 | 61 | 244 |
5 | Vùng ATDB (OIE) | Hớn Quản | 13 | 7 | 60 | 420 | 84 | 4 | 61 | 244 |
6 | Vùng ATDB (OIE) | Phú Riềng | 10 | 5 | 60 | 300 | 60 | 4 | 61 | 244 |
7 | Vùng ATDB (VN) | Bù Gia Mập | 8 | 4 | 60 | 240 | 48 | 4 | 61 | 244 |
8 | Vùng ATDB (VN) | Phước Long | 7 | 4 | 60 | 240 | 48 | 4 | 61 | 244 |
9 | Vùng ATDB (VN) | Bình Long | 6 | 3 | 60 | 180 | 36 | 4 | 61 | 244 |
10 | Vùng ATDB (VN) | Bù Đốp | 7 | 4 | 60 | 240 | 48 | 4 | 61 | 244 |
11 | Vùng ATDB (VN) | Lộc Ninh | 16 | 8 | 60 | 480 | 96 | 4 | 61 | 244 |
Tổng | 111 | 58 |
| 3.480 | 696 | 44 |
| 2.684 |
- 1Quyết định 1010/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi, thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 2Quyết định 1505/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển Chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025
- 3Quyết định 2297/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 tỉnh Kiên Giang
- 4Quyết định 1053/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt kế hoạch xây dựng, duy trì cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật năm 2024 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 5Quyết định 1820/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Kế hoạch xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2024-2030
- 6Quyết định 111/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt “Đề án xây dựng và phát triển vùng chăn nuôi An toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2024-2030”
- 1Quyết định 2531/QĐ-UBND năm 2014 quy định chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật thú y 2015
- 4Nghị định 35/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thú y
- 5Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Luật Quy hoạch 2017
- 10Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
- 11Luật Chăn nuôi 2018
- 12Quyết định 48/2017/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch chăn nuôi, cơ sở giết mổ, gia súc gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 13Quyết định 25/2018/QĐ-UBND quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 14Quyết định 172/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt "Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019-2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 16Quyết định 1520/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 1632/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐND quy định về chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 19Quyết định 17/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Khoản 8, Khoản 10 Điều 2, Điều 5 quy định về quy hoạch chăn nuôi, cơ sở giết mổ, gia súc gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 kèm theo Quyết định 48/2017/QĐ-UBND
- 20Quyết định 414/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 21Quyết định 1010/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi, thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 22Quyết định 1505/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển Chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025
- 23Quyết định 2297/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 tỉnh Kiên Giang
- 24Quyết định 1053/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt kế hoạch xây dựng, duy trì cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật năm 2024 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 25Quyết định 1820/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Kế hoạch xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2024-2030
- 26Quyết định 111/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt “Đề án xây dựng và phát triển vùng chăn nuôi An toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2024-2030”
Quyết định 1633/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Phát triển vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2030
- Số hiệu: 1633/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/09/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Huỳnh Anh Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/09/2022
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết