Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2151/QĐ-UBND

Đắk Nông, ngày 31 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÃ HỘI HÓA CUNG CẤP PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI VÀ DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH/SỨC KHỎE SINH SẢN TẠI KHU VỰC THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2016-2020” TỈNH ĐẮK NÔNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009;

Căn cứ Pháp lệnh Dân số số 06/2003/PL-UBTVQH11 ngày 09/01/2013;

Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Thông tư số 135/2008/TT- BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Thông tư số 156/2014/TT- BTC ngày 23/10/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2014/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Quyết định số 693/QĐ -TTg ngày 06/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg;

Căn cứ Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 818/QĐ-BYT ngày 12/3/2015 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020”;

Căn cứ Công văn số 3421/BYT-TCDS ngày 27/5/2015 của Bộ Y tế về việc triển khai xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển;

Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 189/TTr- SYT ngày 09/11/ 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2016-2020” tỉnh Đắk Nông (có Đề án kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và các đoàn thể có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2016-2020” tỉnh Đắk Nông.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./. 

 

Nơi nhận:
- Bộ Y tế (B/cáo);
- Tổng cục Dân số - KHHGĐ (B/cáo);
- TT Tỉnh ủy (B/cáo);
- TT HĐND tỉnh (B/cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Liên đoàn Lao động tỉnh;
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh;
- Hội Nông dân tỉnh;
- Hội Cựu chiến binh tỉnh;
- Cổng Thông tin Điện tử tỉnh;
- Như điều 3;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu VT, VX (T).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tôn Thị Ngọc Hạnh

 

ĐỀ ÁN

“XÃ HỘI HÓA CUNG CẤP PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI VÀ DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH/SỨC KHỎE SINH SẢN TẠI KHU VỰC THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2016-2020” TỈNH ĐẮK NÔNG
(Kèm theo Quyết định số: 2151/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ ÁN

1. Tên Đề án: Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2016-2020” tỉnh Đắk Nông.

2. Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông

3. Cơ quan quản lý: Sở Y tế tỉnh Đắk Nông.

4. Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh.

5. Cơ quan, đơn vị phối hợp: Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình các huyện, thị xã.

6. Địa bàn triển khai:

Đề án được triển khai tại khu vực thành thị (gồm các phường/xã của thị xã Gia Nghĩa, và các thị trấn thuộc huyện); khu vực nông thôn phát triển gồm các xã có khu đô thị, khu công nghiệp, xã có điều kiện kinh tế phát triển.

7. Thời gian thực hiện: từ năm 2016 đến năm 2020.

8. Tổng kinh phí thực hiện: 16.380.500.000 đồng, trong đó:

- Kinh phí Trung ương đầu tư: 6.285.000.0000đ

Kinh phí Trung ương là nguồn chủ yếu triển khai Đề án gồm: Chi hoạt động về tổ chức, quản lý, điều hành; chi truyền thông, vận động thay đổi hành vi; Tập huấn cập nhật, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tư vấn sử dụng các chủng loại phương tiện tránh thai (PTTT) và chi giám sát kiểm tra (chi tiết theo phụ lục 1 kèm theo).

- Kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ: 1.400.000.000đ

Hỗ trợ chi các hoạt động như: Sản xuất, nhân bản các tài liệu, tờ rơi, sách tuyên truyền; Phát sóng các chương trình truyền hình, phát thanh của tỉnh; Các hoạt động truyền thông tư vấn trực tiếp tại cộng đồng, cung cấp thông tin kiến thức, truyền thông sự kiện về các vấn đề xã hội hóa đến các đối tượng; Xây dựng chuyên trang trên báo Đắk Nông (chi tiết phụ lục 1 kèm theo).

- Kinh phí người dân tự chi trả để thực hiện KHHGĐ: 8.695.500.000đ

Bao gồm kinh phí mua phương tiện tránh thai, thuốc thiết yếu vật tư tiêu hao, và tiền công cho Bác sỹ, Nữ hộ sinh thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), (chi tiết phụ lục 2 kèm theo). Mức thu áp dụng theo giá dịch vụ y tế của Bộ Y tế quy định.

* Chia ra làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: năm 2016 -2017 kinh phí 5.295.000.000 đồng trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 3.120.000.000 đồng

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 560.000.000 đồng

+ Ngân sách người dân tự chi trả: 2.175.000.000đ

- Giai đoạn 2: năm 2018- 2020 kinh phí 11.085.500.000 đồng trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 4.565.000.000đ

+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 840.000.000đ

+ Ngân sách người dân tự đóng góp: 6.521.000.000đ

I. LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để đẩy mạnh xã hội hóa công tác y tế, dân số, trong đó có cung cấp PTTT và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS). Xã hội hóa PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS bước đầu đã thu được một số kết quả tích cực. Đắk Nông hiện có 572.359 người, tỷ suất sinh thô 18,2‰ (năm 2014), số con trung bình của mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2,34 con, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,26%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 19,2 %; số phụ nữ 15-49 tuổi chiếm 30,2% tổng dân số hiện có, tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại 72,6%. Tỷ số giới tính khi sinh năm 2014 là (106 bé trai/100 bé gái), người cao tuổi trên 65 tuổi chiếm 3,68% dân số.

Tuy nhiên, công tác xã hội hóa (XHH) cung cấp PTTT, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cụ thể như sau:

Một là, Quan niệm và thói quen được Nhà nước bao cấp PTTT, hàng hóa, dịch vụ KHHGĐ/SKSS trong thời gian dài, trong khi hiện nay Nhà nước chỉ ưu tiên cấp miễn phí cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn, phần còn lại huy động đóng góp của cộng đồng và xã hội. Nhưng công tác XHH của tỉnh chưa triển khai nên chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi so với tiềm năng phát triển từ thực tiễn.

Hai là, hàng hóa PTTT chủ yếu cung cấp từ chương trình mục tiêu quốc gia Dân số - KHHGĐ ưu tiên cấp miễn phí, thị trường thiếu PTTT lâm sàng nên các cơ sở y tế đủ điều kiện tham gia XHH không có PTTT, hàng hóa để thực hiện XHH dịch vụ KHHGĐ/SKSS, đặc biệt là dụng cụ tử cung (DCTC), thuốc cấy tránh thai.

Ba là, thiếu kế hoạch tổng thể, cơ chế, chính sách khuyến khích các nhà đầu tư tham gia đẩy mạnh XHH cung cấp PTTT, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS, nên không tạo điều kiện cho các cơ sở y tế đủ điều kiện tham gia XHH phát huy lợi thế và phát triển bền vững.

Bốn là, ngân sách nhà nước đầu tư cho PTTT chỉ đáp ứng được 1/10 nhu cầu. Trong khi đó, thời gian tới giảm đối tượng cấp miễn phí PTTT, nhu cầu PTTT rất lớn. Vì vậy, khi thị trường chưa phát triển thì sẽ có khoảng trống rất lớn để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân nếu không triển khai XHH.

Từ đòi hỏi của thực tiễn, cần thiết và cấp bách phải xây dựng Mô hình thí điểm cho các cơ sở y tế đủ điều kiện tham gia XHH cung cấp PTTT, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản Việt Nam 2011-2020, phát triển bền vững chương trình và mang lại lợi ích cho mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Mặc khác, thực hiện XHH nhằm hướng tới dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân thuận lợi, công bằng và chất lượng cao, trong đó có việc đầu tư quản lý của Nhà nước, đồng thời người dân có trách nhiệm và đồng thuận tự nguyện chi trả một phần chi phí dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ.

II. CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG

1. Cơ sở pháp lý

- Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;

- Luật Khám chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009;

- Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân;

- Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao;

- Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập;

- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP.

- Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập;

- Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Thông tư số 156/2014/TT-BTC ngày 23/10/2014 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính.

- Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

- Quyết định số 818/QĐ-BYT ngày 12/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án “Xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020”.

- Công văn số 3421/BYT-TCDS ngày 27/5/2015 của Bộ Y tế gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về triển khai XHH cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển.

Chỉ thị số 26-CT/TU ngày 16/11/2006 của Tỉnh ủy về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ.

Quyết định số 15/2006/QĐ-UBND ngày 04/05/2006 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số -KHHGĐ.

Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 06/7/2007 về việc tăng cường thực hiện chương trình hành động của UBND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số -KHHGĐ.

Quyết định số 1224/QĐ-UBND ngày 11/8/2009 của UBND tỉnh về việc ban hành “Quy định chế độ, chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Đắk Nông”.

Chương trình hành động số 50/CTr-TU ngày 11/11/2009 của Tỉnh ủy tỉnh Đắk Nông về thực hiện Kết luận 44-KL/TW ngày 01/4/2009 của Bộ Chính trị về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện chính sách DS-KHHGĐ.

2. Căn cứ thực tiễn:

a) Cơ sở y tế công lập

Mạng lưới y tế công lập của tỉnh đang là hệ thống chủ yếu đảm bảo cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS cho người dân trên toàn tỉnh. Hiện nay, nhiều cơ sở y tế công lập đã hình thành một số loại hình của cơ sở xã hội hóa để thu phí của người dân khi thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) có chất lượng cao. Tuy nhiên do thiếu chính sách khuyến khích, không đồng bộ; việc xã hội hóa tại cơ sở y tế công lập chưa được quan tâm đúng mức, nên không tận dụng được nguồn nhân lực hiện có để mở rộng loại hình và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Tại cấp xã, 100% xã đã có Trạm Y tế; 90% Trạm Y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi. Hầu hết nữ hộ sinh, y sỹ sản nhi tại cơ sở được đào tạo và có kỹ năng cơ bản về KHHGĐ/SKSS theo chuẩn quốc gia, có khả năng thực hiện kỹ thuật đặt/tháo vòng, tiêm thuốc tránh thai.

Tại cấp tỉnh có Bệnh viện đa khoa, Trung tâm Chăm sóc SKSS; cấp huyện có khoa chăm sóc SKSS thuộc Trung tâm y tế/ khoa sản Bệnh viện đa khoa tuyến huyện và Trung tâm Dân số -KHHGĐ đủ điều kiện thực hiện các dịch vụ KHHGĐ/SKSS, bao gồm đặt vòng, tiêm, cấy thuốc tránh thai; Riêng đình sản thực hiện tại các Bệnh viện huyện và Bệnh viện tỉnh.

b) Cơ sở y tế ngoài công lập:

Trong nhiều năm nay, y tế tư nhân đã có vai trò trong cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, trong đó có dịch vụ KHHGĐ, cơ bản nhất vẫn là các loại PTTT phi lâm sàng như viên uống tránh thai, bao cao su. Tại một số phòng khám tư nhân cũng đã cung cấp dịch vụ tiêm tránh thai, đặt vòng tránh thai.

Hiện nay sự tham gia cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS của y tế tư nhân đang là động lực thúc đẩy cạnh tranh về chất lượng dịch vụ. Cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản có chất lượng cho người dân trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo sự công bằng xã hội, sự bền vững của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; huy động và nâng cao hiệu quả của các nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cho chương trình Dân Số-KHHGĐ phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

- 100% cấp huyện có cơ sở y tế thực hiện xã hội hóa cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản.

- 100% cấp xã tại địa bàn Đề án có cơ sở y tế thực hiện xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản.

IV. ĐỊA BÀN VÀ ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG

1. Phạm vi (địa bàn triển khai):

- Khu vực thành thị (gồm các phường/xã của thị xã Gia Nghĩa, và các thị trấn thuộc huyện)

- Khu vực nông thôn phát triển gồm các xã có khu đô thị, khu công nghiệp, xã có điều kiện kinh tế phát triển.

2. Đối tượng:

- Đối tượng tác động: đơn vị/tổ chức/cá nhân sản xuất, phân phối cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản; cơ sở y tế trong và ngoài công lập cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản.

- Đối tượng thụ hưởng: người dân sinh sống và làm việc tại các địa bàn thuộc khu vực thành thị, vùng nông thôn phát triển, khu công nghiệp, thương mại, ưu tiên nhóm đối tượng là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, thanh niên, vị thành niên.

V. NHIỆM VỤ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:

1. Các hoạt động về tổ chức, quản lý, điều hành.

a) Thành lập Ban quản lý đề án cấp tỉnh.

- Thành lập Ban quản lý đề án cấp tỉnh: Lãnh đạo Sở Y tế làm Trưởng Ban, Chi cục Trưởng Chi cục Dân Số-KHHGĐ làm Phó Ban thường trực; Thành viên là các đơn vị có liên quan, các phòng chức năng của Sở Y tế và Chi cục Dân số - KHHGĐ gồm: Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ, phòng Tài chính Kế toán - Sở Y tế, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe sinh sản tỉnh, các phòng chức năng và kế toán Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh.

Ban quản lý Đề án có con dấu và tài khoản riêng, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, được hưởng phụ cấp theo quy định hiện hành và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

* Hoạt động của Ban quản lý Đề án:

Ban quản lý Đề án có nhiệm vụ giúp Sở Y tế, quản lý đề án, chỉ đạo, phối kết hợp các hoạt động nhằm cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS theo xu hướng xã hội hóa.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động tổng thể, các chính sách khuyến khích xã hội hóa.

- Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu sử dụng sản phẩm tránh thai, thí điểm mô hình trên từng địa bàn cho phù hợp.

- Tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án tại địa bàn tỉnh theo định kỳ và đột xuất, báo cáo kết quả cho UBND tỉnh theo định kỳ.

- Ban quản lý Đề án có nhiệm vụ quản lý Quỹ đầu tư PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS.

b) Phê duyệt danh mục các cơ sở y tế đủ điều kiện tham gia Đề án tại tỉnh.

* Điều kiện đối với cơ sở y tế công lập:

Có phạm vi hoạt động đúng theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế.

* Điều kiện đối với cơ sở y tế ngoài công lập

- Có Giấy phép hoạt động Phòng khám chuyên khoa Phụ sản-Kế hoạch hóa gia đình do Sở Y tế cấp.

- Có Giấy phép kinh doanh hành nghề khám chữa bệnh.

- Có phạm vi hoạt động đúng theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế.

- Có đăng ký với cơ quan Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ....

c) Ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ.

Xây dựng và trình ban hành các cơ chế, chính sách của địa phương, bao gồm những nội dung sau:

- Hỗ trợ PTTT, hàng hóa KHHGĐ/SKSS.

Phương tiện tránh thai được Tổng cục Dân số - KHHGĐ đấu thầu thống nhất giá và được Bộ Y tế kiểm định đảm bảo chất lượng, cho phép sử dụng.

- Hỗ trợ chi kỹ thuật dịch vụ, quản lý, vận động đối tượng.

- Xây dựng cơ chế giá viện phí từng loại hình dịch vụ KHHGĐ/SKSS.

- Thí điểm một số cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở y tế đủ điều kiện tham gia Đề án.

- Tổ chức nghiên cứu, học tập trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh; chính sách vận động, thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư, các nhà tài trợ, tổ chức quốc tế tham gia hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật về cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa và cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS trên địa bàn tỉnh.

2. Truyền thông, vận động thay đổi hành vi

a) Vận động các cấp ủy Đảng, chính quyền ban hành các Nghị quyết, chính sách, đầu tư nguồn lực; huy động sự tham gia, đóng góp nguồn lực của nhà tài trợ, các tổ chức, cá nhân: Nội dung tập trung vào sự cần thiết, lợi ích của đẩy mạnh xã hội hóa với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Phổ biến đề án XHH tại các cơ sở y tế trong tỉnh nhằm tạo thương hiệu và định hướng cho người có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế, cung cấp các dịch vụ chất lượng. Chú trọng các hoạt động sau:

- Tiếp cận PTTT có chất lượng, kịp thời, giá cả phù hợp.

- Được hỗ trợ cơ chế, chính sách để cung cấp dịch vụ theo quy định: đặc biệt là đơn vị cơ sở ngoài công lập tham gia đầu tư, như ưu đãi về thuế (TT 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 và TT 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính); ưu đãi cho các cơ sở tham gia XHH theo quyết định 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

- Hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ.

b) Truyền thông đối với khách hàng:

Nhằm nâng cao hiểu biết và làm thay đổi nhận thức của người dân, Nhà nước không bao cấp hoàn toàn khi thực hiện KHHGĐ như từ trước đến nay. Việc thực hiện xã hội hóa phương tiện tránh thai sẽ được hưởng chất lượng dịch vụ tốt hơn, góp phần giảm gánh nặng cho Nhà nước.

- Các cơ sở tham gia đề án xây dựng điểm (góc/phòng) truyền thông, tư vấn làm nơi tuyên truyền, tư vấn và giới thiệu phương tiện tránh thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Các tài liệu cung cấp cho điểm truyền thông tư vấn bao gồm: Các tài liệu tuyên truyền như tranh gấp, tờ tranh lật... với nội dung liên quan.

- Phối hợp với các đơn vị thông tin đại chúng, các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội...tuyên truyền bằng nhiều hình thức để chuyển tải các nội dung của đề án, các chính sách của Đảng, Nhà nước về dân số - KHHGĐ/SKSS đến nhân dân trong tỉnh biết để thực hiện.

- Tuyên truyền về quyền lợi của khách hàng là được tiếp cận PTTT, hàng hóa và dịch vụ có chất lượng, kịp thời, giá cả phù hợp; được đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của từng nhóm đối tượng; được quan tâm và nhận dịch vụ có chất lượng, được theo dõi và giải quyết những bất cập khi nhận dịch vụ ...

- Tăng cường truyền thông, vận động tạo môi trường xã hội đồng thuận thúc đẩy xã hội hóa và phát triển thị trường PTTT, hàng hóa dịch vụ KHHGĐ/SKSS:

+ Đẩy mạnh hoạt động truyền thông chuyển đổi hành vi để nâng cao hiểu biết, nhận thức của cộng đồng, tạo sự chuyển đổi hành vi đúng đắn và bền vững của đối tượng tác động, đối tượng thụ hưởng: Nội dung ưu tiên là chuyển đổi hành vi từ “bao cấp, miễn phí” sang “mua, bán” phù hợp với khả năng chi trả và điều kiện của từng nhóm đối tượng theo phân khúc thị trường;

+ Sản xuất các loại tài liệu, tờ rơi, sách mỏng; sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình, phát thanh trên Đài PT-TH tỉnh.

3. Cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và hỗ trợ chi phí dịch vụ

a) Cung cấp PTTT, hàng hóa.

- Củng cố và phát triển mạng lưới cung ứng phương tiện tránh thai (PTTT) và hàng hóa dịch vụ KHHGĐ/SKSS trên cơ sở huy động sự tham gia của các đơn vị/tổ chức/cá nhân.

- Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu sử dụng sản phẩm tránh thai và kênh phân phối hiện có theo từng chủng loại; xây dựng, cập nhật kế hoạch thị trường đảm bảo an ninh phương tiện tránh thai, sản phẩm tránh thai hàng hóa dịch vụ KHHGĐ/SKSS đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh.

b) Hỗ trợ các nội dung dịch vụ XHH:

- Hoàn thiện và nhân rộng các loại hình cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS có chất lượng và hiệu quả đã triển khai thành công (hoặc đánh giá có hiệu quả) của các cơ sở y tế công lập để thực hiện XHH, phù hợp theo phân khúc thị trường, nhu cầu sử dụng và khả năng chi trả, tập quán của từng vùng miền, từng đối tượng; đồng thời đảm bảo khả năng tiếp cận của người nghèo, cận nghèo và các nhóm dân cư được ưu tiên theo chính sách của nhà nước;

- Khuyến khích và huy động các cơ sở y tế ngoài công lập (doanh nghiệp/đơn vị, tổ chức tư nhân; tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ) thực hiện xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS.

- Chi vận động đối tượng

- Chi quản lý, truyền thông và chế độ báo cáo

4. Đào tạo, tập huấn, hội thảo:

- Tổ chức tập huấn cập nhật, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tư vấn sử dụng các chủng loại phương tiện tránh thai cho người cung ứng PTTT, người cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS trên thị trường của tỉnh và trong hệ thống Dân Số-KHHGĐ.

- Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tư vấn, kỹ thuật dịch vụ KHHGĐ/SKSS cho người cung cấp dịch vụ; hỗ trợ bổ sung trang thiết bị, dụng cụ KHHGĐ/SKSS cho các cơ sở y tế công lập để đáp ứng tiêu chí cơ sở thực hiện xã hội hóa;

- Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề, triển khai hàng năm.

5. Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân:

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, hoạt động về cung cấp dịch vụ KHHGĐ/ SKSS trong chương trình Dân số - KHHGĐ giai đoạn 2015 - 2020.

- Nâng cao năng lực cho các cơ sở Y tế công lập thực hiện xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ/ SKSS.

a) Phương thức thực hiện:

Nghiên cứu, thí điểm mô hình, chính sách khuyến khích cơ sở Y tế công lập thực hiện xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS.

b) Các hoạt động chủ yếu:

- Thí điểm triển khai mô hình xã hội hóa cung cấp PTTT dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại cơ sở Y tế công lập.

- Hỗ trợ bổ sung trang thiết bị, dụng cụ KHHGĐ/ SKSS cho các cơ sở y tế công lập để đáp ứng tiêu chí cơ sở thực hiện xã hội hóa.

- Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tư vấn, kỹ thuật dịch vụ KHHGĐ/SKSS cho người cung cấp dịch vụ.

6. Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm:

- Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất, cơ quan quản lý cấp trên nắm bắt tình hình, đánh giá chất lượng việc triển khai thực hiện các hoạt động và hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực về quản lý và thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý tuyến dưới và các thành phần tham gia mô hình.

- Xây dựng các chỉ báo giám sát, đánh giá; khung công cụ giám sát, đánh giá, thực điều tra thu thập các thông tin cơ bản đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ để đánh giá kết quả nhằm kịp thời đưa ra các giải pháp, điều chỉnh chính sách phù hợp.

- Phối hợp kiểm tra giám sát, tăng cường quản lý chất lượng PTTT và hàng hóa, dịch vụ KHHGĐ/SKSS;

- Xử lý vi phạm theo quy định pháp luật đối với cá nhân, tổ chức vi phạm trong quá trình triển khai đề án.

7. Chế độ báo cáo, tổng kết:

- Hàng năm tổ chức Hội nghị, đánh giá hiệu quả hoạt động vào cuối năm, phổ biến và triển khai các hoạt động năm tiếp theo.

- Cuối năm 2017 tổ chức sơ kết giai đoạn I (2016-2017), rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng nhiệm vụ giai đoạn II (2017 - 2020).

- Tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án vào cuối năm 2020.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì phối hợp các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch hoạt động trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt; hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị, địa phương liên quan thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đề ra.

- Xây dựng, triển khai thí điểm, nhân rộng mô hình xã hội hóa về Dân số- KHHGĐ/SKSS phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và đặc thù văn hóa địa phương.

- Tham mưu xây dựng và trình ban hành theo thẩm quyền các văn bản, hướng dẫn xã hội hóa trong lĩnh vực Dân số-KHHGĐ/SKSS..

- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng dự toán trình UBND tỉnh hỗ trợ ngân sách tỉnh cho hoạt động của Đề án tại địa phương. Tiếp nhận, quản lý, điều phối và sử dụng các nguồn lực theo quy định hiện hành.

- Chủ trì phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án tại địa phương theo kế hoạch định kỳ và đột xuất.

- Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình, tiến độ thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh theo quy định. Định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế/Tổng cục Dân Số-KHHGĐ theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Sở Y tế cân đối và phân bổ nguồn lực cho hoạt động của Đề án tại địa phương; xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực để thực hiện Đề án

3. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, căn cứ khả năng ngân sách nhà nước hàng năm, bố trí ngân sách cho các Sở, ngành, địa phương liên quan để thực hiện các hoạt động của Đề án tại đơn vị, địa phương theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ.

Kiểm tra việc sử dụng kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác liên quan.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã.

Tích cực huy động nguồn lực và khai thác lợi thế của từng địa phương; tổ chức thực hiện các hoạt động theo chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Y tế và các Sở, ngành chức năng.

6. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên của mặt trận và các Hội, đoàn thể: trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ tăng cường tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách Dân Số-KHHGĐ. Đặc biệt tuyên truyền, vận động cộng đồng về các nội dung ý nghĩa của xã hội hóa đối với Chương trình Dân số - KHHGĐ, nâng cao nhận thức thay đổi hành vi của cộng đồng trong việc chấp nhận tự chi trả toàn bộ hoặc một phần các dịch vụ Dân số/SKSS/KHHGĐ.

VII. KINH PHÍ ĐẦU TƯ

Huy động các nguồn lực để triển khai Đề án gồm: Ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương, đảm bảo đủ nguồn lực, đúng tiến độ triển khai các hoạt động của Đề án.

- Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương trong đó:

+ Ưu tiên bố trí ngân sách trung ương nhằm đảm bảo tiến độ triển khai và các hoạt động theo hướng dẫn thống nhất của Ban quản lý Đề án trung ương;

+ Ngân sách của địa phương (tỉnh/huyện/xã) hỗ trợ để thực hiện các chính sách của địa phương.

* Tổng kinh phí thực hiện: 16.380.500.000 đồng, trong đó:

- Kinh phí Trung ương đầu tư: 6.285.000.0000đ

Kinh phí Trung ương là nguồn chủ yếu triển khai Đề án gồm: Chi hoạt động về tổ chức, quản lý, điều hành; chi truyền thông, vận động thay đổi hành vi; Tập huấn cập nhật, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tư vấn sử dụng các chủng loại PTTT và chi giám sát kiểm tra (chi tiết theo phụ lục 1 kèm theo).

- Kinh phí ngân sách tỉnh hỗ trợ: 1.400.000.000đ

Hỗ trợ chi các hoạt động như: Sản xuất, nhân bản các tài liệu, tờ rơi, sách tuyên truyền; Phát sóng các chương trình truyền hình, phát thanh của tỉnh, và huyện; Các hoạt động truyền thông tư vấn trực tiếp tại cộng đồng, cung cấp thông tin kiến thức, truyền thông sự kiện về các vấn đề xã hội hóa đến các đối tượng; Xây dựng chuyên trang trên báo Đắk Nông, phát hành bản tin Dân số, đưa tin trên website Đảng ủy Khối và Sở Y tế (chi tiết phụ lục 1 kèm theo).

- Kinh phí người dân tự chi trả để thực hiện KHHGĐ: 8.695.500.000đ

Bao gồm kinh phí mua phương tiện tránh thai, thuốc thiết yếu vật tư tiêu hao, và tiền công cho Bác sỹ, Nữ hộ sinh thực hiện dịch vụ KHHGĐ (chi tiết phụ lục 2 kèm theo). Mức thu áp dụng theo giá dịch vụ y tế của Bộ Y tế quy định.

VIII. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Giai đoạn 1 (từ năm 2016 đến năm 2017): triển khai 12 phường, xã, thị trấn.

- Xây dựng đề xuất hoạt động của Đề án trên cơ sở hướng dẫn của Tổng cục Dân số - KHHGĐ.

- Thành lập và phát huy hoạt động Ban quản lý Đề án.

- Tổ chức Hội thảo, hội nghị triển khai hoạt động của Đề án

- Kiện toàn tổ chức, củng cố mạng lưới và cơ sở vật chất, các cơ sở thực hiện xã hội hóa;

- Ban hành các văn bản nhằm hoàn thiện chính sách, tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển các thị trường để hỗ trợ thực hiện xã hội hóa các dịch vụ về dân số/SKSS.

- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi của cộng đồng trong việc tự chi trả các dịch vụ dân số SKSS/KHHGĐ; vận động các nhà tài trợ, sự tham gia của các đơn vị, tổ chức, cá nhân...;

- Nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua nhân rộng các loại hình dịch vụ, Mô hình, Đề án hiện có theo hướng xã hội hóa (Tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai, Sàng lọc trước sinh và sơ sinh, Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, Tư vấn và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng. .);

- Thực hiện các nghiên cứu, xây dựng thử nghiệm các mô hình, đề án xã hội hóa; ban hành các kế hoạch tổng thể, chính sách khuyến khích xã hội hóa theo từng phân khúc thị trường;

- Tổ chức sơ kết đánh giá hiệu quả tại cơ sở thực hiện xã hội hóa.

2. Giai đoạn 2 (từ năm 2018 đến năm 2020):

Triển khai duy trì 12 phường, xã, thị trấn giai đoạn 1 và mở rộng 15 xã giai đoạn 2.

Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện của giai đoạn 2016-2017, điều chỉnh chính sách khuyến khích phù hợp, triển khai toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện thành công các mục tiêu đề ra đến 2020.

IX. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI:

1. Đối tượng thụ hưởng:

Những đối tượng có nhu cầu sử dụng PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS được tiếp cận và lựa chọn những dịch vụ phù hợp với nhu cầu và khả năng của họ, tạo sự thỏa mãn, tăng tính bền vững.

Những đơn vị, tổ chức cung cấp dịch vụ được ưu đãi để phát triển, cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng theo phân khúc thị trường theo khả năng tránh cạnh tranh không lành mạnh.

2. Hiệu quả kinh tế xã hội:

Nếu không triển khai Đề án trong 5 năm kinh phí Nhà nước phải chi 16.380.500.000đ, nếu triển khai Đề án Nhà nước chi 7.685.000.000đ, tiết kiệm được 8.696.000.000đ kinh phí Nhà nước, người dân khi thực hiện dịch vụ KHHGĐ phải tự chi trả số kinh phí này và từng bước tiến đến cơ chế thị trường về thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Nhà nước chỉ bao cấp người nghèo người cận nghèo.

Triển khai Đề án đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng cao, bảo đảm tính bền vững của Chương trình Dân Số-KHHGĐ. Cụ thể là:

- Kết quả thực hiện Đề án cho phép bổ sung, hoàn thiện những hoạt động, chính sách và cơ chế để triển khai mở rộng việc xã hội hóa cung cấp PTTT. Đáp ứng nhu cầu về số lượng, đa dạng về chủng loại và có chất lượng cao phù hợp với điều kiện và khả năng tiếp cận, sử dụng của các nhóm khách hàng sẽ đem lại lợi ích lớn lao và bảo đảm cho sự phát triển bền vững của chương trình DS- KHHGĐ.

- Trực tiếp góp phần thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xã hội hóa công tác y tế/dân số; Góp phần củng cố, phát triển mạng lưới cung ứng PTTT, hàng hóa KHHGĐ/SKSS và cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS thành thị trường tổng thể, đảm bảo an ninh hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS. Đáp ứng với xu thế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

- Đối với Chương trình Dân số-KHHGĐ, việc triển khai Đề án sẽ khắc phục được tình trạng thiếu hụt PTTT trong thời gian qua. Đặc biệt là tạo điều kiện để đảm bảo thực hiện mục tiêu của chương trình theo Chiến lược Dân số- SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020, tạo sự triển khai toàn diện, đồng bộ, có hiệu quả hơn công tác Dân số-KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Ngoài ra, Đề án còn góp phần phát triển kinh tế tại địa bàn triển khai, đáp ứng được nhu cầu của người dân, tạo nên vị thế và tạo thu nhập cho đội ngũ cung cấp dịch vụ. Tạo sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội./.

 

PHỤ LỤC 1

NHU CẦU KINH PHÍ NHÀ NƯỚC TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Nội dung hoạt động

Kết quả đầu ra

Thời gian thực hiện

Tổng kinh phí

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

NS TW

NS tỉnh hỗ trợ

 

TỔNG KINH PHÍ

 

 

7.685

1.595

1.525

1.505

1.505

1.555

6.285

1.400

1

Hoạt động về tổ chức, quản lý, điều hành

 

2.060

470

400

380

380

430

2.060

-

1.1

Hỗ trợ Ban chỉ đạo, Ban quản lý Đề án. Kiểm tra, giám sát triển khai Đề án

Báo cáo định kỳ

2016-2020

1.400

280

280

280

280

280

1.400

 

1.2

Hội thảo, sơ kết, tổng kết Đề án

Hội thảo được tổ chức

2016-2020

340

90

50

50

50

100

340

-

1.3

Tổ chức đoàn học tập kinh nghiệm các tỉnh bạn

Báo cáo kết quả được thông qua

2016-2020

250

50

50

50

50

50

250

-

1.4

Xây dựng và trình ban hành các cơ chế, chính sách

Văn bản được xây dựng và ban hành

2016-2019

70

50

20

 

 

 

70

-

2

Truyền thông, vận động thay đổi hành vi

 

 

3.550

710

710

710

710

710

2.350

1.200

2.1

Sản xuất, nhân bản các tài liệu, tờ rơi, sách tuyên truyền

Tài liệu tuyên truyền được phát hành

2016-2020

400

80

80

80

80

80

200

200

2.2

Sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình, phát thanh của tỉnh, và huyện

Các tin, bài, chuyên mục được phát sóng

2016-2020

1.250

250

250

250

250

250

800

450

2.3

Xây dựng chuyên trang trên báo Đắk Nông, phát hành bản tin Dân số, đưa tin trên website Đảng Ủy Khối và Sở Y tế

Các tin, bài, được đăng tải

2016-2020

750

150

150

150

150

150

500

250

2.4

Các hoạt động truyền thông tư vấn trực tiếp tại cộng đồng, cung cấp thông tin kiến thức các truyền thông sự kiện về các vấn đề xã hội hóa đến các đối tượng

Các hoạt động truyền thông tư vấn được tổ chức

2016-2020

900

180

180

180

180

180

600

300

2.5

Tổ chức các hội thảo, tập huấn, hội nghị

Các hội thảo, hội nghị được tổ chức

2016-2020

250

50

50

50

50

50

250

-

3

Cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và hỗ trợ chi phí dịch vụ

 

 

1.000

200

200

200

200

200

1.000

-

3.1

Tập huấn cập nhật, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tư vấn sử dụng các chủng loại PTTT cho người cung ứng PTTT

250 lượt người được tập huấn

2016-2020

250

50

50

50

50

50

250

-

3.2

Thí điểm XHH cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại cơ sở Y tế công lập

Mô hình được triển khai

2016-2020

250

50

50

50

50

50

250

-

3.3

Chi vận động đối tượng

Đối tượng hiểu và tham gia thực hiện xã hội

2016-2020

250

50

50

50

50

50

250

-

3.4

Chi quản lý, truyền thông và chế độ báo cáo

Báo cáo được thực hiện đầy đủ

2016-2020

250

50

50

50

50

50

250

-

4

Đào tạo, tập huấn, hội thảo, hội nghị

 

 

600

120

120

120

120

120

400

200

 

Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề, hội nghị triển khai hàng năm

Hội thảo được tổ chức

2016-2020

600

120

120

120

120

120

400

200

5

Giám sát, kiểm tra

 

 

475

95

95

95

95

95

475

-

 

Chi xăng xe

Công tác phí giám sát

Báo cáo đánh giá giám sát

2016-2020

475

95

95

95

95

95

475

-

 

PHỤ LỤC 2

ƯỚC TÍNH SỐ KINH PHÍ NHÀ NƯỚC KHÔNG PHẢI CHI TRẢ NHỜ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÃ HỘI HÓA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Công dân tự chi trả khi thực hiện dịch vụ KHHGĐ)

Đơn vị tính: 1000 đồng

TT

Năm thực hiện

Đặt vòng tránh thai

Cây tránh thai

Tiêm tránh thai

Bao cao su

Viên tránh thai

Tổng kinh phí

Số người

Định mức

Kinh phí

Số người

Định mức

Kinh phí

Số mũi tiêm

Định mức

Kinh phí

Cái

Định mức

Kinh phí

Số vỉ

Định mức

Kinh phí

1

Năm 2016

2.350

90

211.500

100

1.200

120.000

3000

35

105.000

410.000

0,6

246.000

91.500

5

457.500

1.140.000

2

Năm 2017

3.350

90

301.500

200

1.200

240.000

4400

35

154.000

480.000

0,6

288.000

10.300

5

51.500

1.035.000

3

Năm 2018

4.350

90

391.500

250

1.200

300.000

7200

35

252.000

500.000

0,6

300.000

124.500

5

622.500

1.866.000

4

Năm 2019

5.450

90

490.500

300

1.200

360.000

8600

35

301.000

600.000

0,6

360.000

141.000

5

705.000

2.216.500

5

Năm 2020

6.000

90

540.000

350

1.200

420.000

8600

35

301.000

650.000

0,6

390.000

157.500

5

787.500

2.438.500

Tổng cộng

21.500

90

1.935.000

1.200

1.200

1.440.000

31.800

35

1.113.000

2.640.000

0,6

1.584.000

524.800

5

2.624.000

8.696.000

Ghi chú:

Định mức đặt vòng tránh thai: bao gồm các chi phí như thuốc thiết yếu, vật tư tiêu hao, vòng tránh thai, công thực hiện cho một lần đặt vòng.

Định mức cấy tránh thai bao gồm: tất cả các chi phí như que cấy, thuốc thiết yếu vật tư tiêu hao và công thực hiện cho một ca cấy tránh thai.

Định mức Tiêm tránh thai: bao gồm thuốc tiêm tránh thai, vật tư tiêu hao và công thực hiện.

 

PHỤ LỤC 3

TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Đơn vị tính: Ngàn đồng

TT

Năm thực hiện

Kinh phí Nhà nước đầu tư triển khai Đề án

Kinh phí người dân chi trả thực hiện KHHGĐ khi triển khai Đề án

Kinh phí Nhà nước tiết kiệm được từ triển khai Đề án

Tổng kinh phí

1

Năm 2016

1.595.000

1.140.000

1.140.000

2.735.000

2

Năm 2017

1.525.000

1.035.000

1.035.000

2.560.000

3

Năm 2018

1.505.000

1.866.000

1.866.000

3.371.000

4

Năm 2019

1.505.000

2.216.000

2.216.000

3.721.000

5

Năm 2020

1.555.000

2.438.500

2.438.500

3.993.500

 

Tổng cộng

7.685.000

8.695.500

8.695.500

16.380.500

 

PHỤ LỤC 4

BẢNG SỐ LIỆU THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO PTTT/KHHGĐ 2016 - 2020

STT

CÁC CHỈ BÁO

ĐVT

2009

2015

2016

2017

2018

2019

2020

1

Dân số

Người

489.442

574.474

590.559

607.095

624.094

641.568

659.532

2

Dân số nữ

Người

234.372

280.951

288.818

296.905

305.218

313.764

322.549

3

PN 15-49 tuổi

Người

123.241

173.146

177.994

182.978

188.101

193.368

198.782

4

PN 15-49 có chồng

Người

90.966

101.206

104.040

106.953

109.948

113.026

116.191

5

Tỉ suất sinh thô ( CBR)

22,90

17,50

17,10

16,70

16,30

15,90

15,50

6

Số con bình quân/PN ( TFR)

con

2,72

2,37

2,32

2,27

2,22

2,17

2,10

7

Tỉ lệ sử dụng BPTT

%

73,9

74,0

74,6

75,2

75,8

76,4

77,0

8

Số người đang SD BPTT

Người

67.210

74.892

77.614

80.429

83.340

86.352

89.467

 

Số người sử dụng mới trong năm

 

34.892

40.050

41.250

42.100

43.450

45.100

46.750

8.1

Triệt sản

Người

293

150

150

150

150

150

150

8.2

DCTC

Người

8.676

8.000

8.500

8.500

9.000

9.500

10.000

8.3

Thuốc cây TT

Người

296

500

500

550

600

650

700

8.4

Tiêm TT

Người

2.518

4.400

4.500

4.600

4.700

4.800

4.900

8.5

Viên uống TT

Người

12.334

15.000

15.500

16.000

16.500

17.000

17.500

8.6

BCS TT

Người

10.775

12.000

12.100

12.300

12.500

13.000

13.500

9

Dự báo nhu cầu PTTT

 

 

 

 

 

 

 

 

9.1

Vòng TT

Chiếc

9.544

8.800

9.350

9.350

9.900

10.450

11.000

9.2

Que cây TT

Que

296

500

500

550

600

650

700

9.3

Tiêm TT

Lọ

10.072

17.600

18.000

18.400

18.800

19.200

19.600

9.4

Viên uống TT

160.342

195.000

201.500

208.000

214.500

221.000

227.500

9.5

BCS TT

Cái

1.077.500

1.200.000

1.210.000

1.230.000

1.250.000

1.300.000

1.350.000

 

PHỤ LỤC 5

DỰ BÁO NHU CẦU PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI ĐẾN NĂM 2020

Bảng 1. Nhu cầu bao cao su tránh thai:

Năm

Số lượng (chiếc)

Kinh phí (đồng)

(Ước tính đơn giá 600đ/chiếc)

Cộng

Miễn phí

TTXH

Thị trường

Tổng cộng

Ngân sách nhà nước

Thị trường

Cộng

Miễn phí

TTXH

2015

1.200.000

900.000

100.000

200.000

720.000.000

600.000.000

540.000.000

60.000.000

120.000.000

2016

1.210.000

800.000

100.000

310.000

726.000.000

540.000.000

480.000.000

60.000.000

186.000.000

2017

1.230.000

750.000

70.000

410.000

738.000.000

492.000.000

450.000.000

42.000.000

246.000.000

2018

1.250.000

750.000

50.000

450.000

750.000.000

480.000.000

450.000.000

30.000.000

270.000.000

2019

1.300.000

700.000

30.000

570.000

780.000.000

438.000.000

420.000.000

18.000.000

342.000.000

2020

1.300.000

650.000

0

650.000

780.000.000

390.000.000

390.000.000

0

390.000.000

Cộng

7.490.000

4.550.000

350.000

2.590.000

4.494.000.000

2.940.000.000

2.730.000.000

210.000.000

1.554.000.000

Bảng 2. Nhu cầu viên uống tránh thai

Năm

Số lượng (chiếc)

Kinh phí (đồng)

(Ước tính đơn giá: MP 5.000đ; TTXH 3000đ; TT 5000đ/vỉ)

Cộng

Miễn phí

TTXH

Thị trường

Tổng cộng

Ngân sách nhà nước

Thị trường

Cộng

Miễn phí

TTXH

2015

195.000

130.000

50.000

15.000

809.000.000

800.000.000

650.000.000

150.000.000

9.000.000

2016

201.500

110.000

65.000

26.500

877.500.000

745.000.000

550.000.000

195.000.000

132.500.000

2017

208.000

100.000

65.000

43.000

910.000.000

695.000.000

500.000.000

195.000.000

215.000.000

2018

214.500

90.000

65.000

59.500

942.500.000

645.000.000

450.000.000

195.000.000

297.500.000

2019

221.000

80.000

60.000

81.000

985.000.000

580.000.000

400.000.000

180.000.000

405.000.000

2020

227.500

70.000

50.000

107.500

1.037.500.000

500.000.000

350.000.000

150.000.000

537.500.000

Cộng

1.267.500

580.000

355.000

332.500

5.561.500.000

3.965.000.000

2.900.000.000

1.065.000.000

1.596.500.000

3. Bảng 3. Nhu cầu thuốc tiêm tránh thai

Năm

Số lượng (lọ)

Kinh phí (đồng)

(Ước tính đơn giá 25000đ/lọ)

Cộng

Miễn phí

TTXH

Thị trường

Tổng cộng

Ngân sách nhà nước

Thị trường

Cộng

Miễn phí

TTXH

2015

17.600

16.000

200

1.400

440.000.000

405.000.000

400.000.000

5.000.000

35.000.000

2016

18.000

15.000

1.200

1.800

450.000.000

405.000.000

375.000.000

30.000.000

45.000.000

2017

18.400

14.000

2.560

1.840

460.000.000

414.000.000

350.000.000

64.000.000

46.000.000

2018

18.800

13.000

2.040

3.760

470.000.000

376.000.000

325.000.000

51.000.000

94.000.000

2019

19.200

12.000

3.360

3.840

480.000.000

384.000.000

300.000.000

84.000.000

96.000.000

2020

19.600

11.000

4.680

3.920

490.000.000

392.000.000

275.000.000

117.000.000

98.000.000

Cộng

111.600

81.000

14.040

16.560

2.790.000.000

2.376.000.000

2.025.000.000

351.000.000

414.000.000

Bảng 4. Nhu cầu thuốc cây tránh thai

Năm

Số lượng (chiếc)

Kinh phí (đồng)

(Ước tính đơn giá 650.000đ/que)

Cộng

Miễn phí

TTXH

Thị trường

Tổng cộng

Ngân sách nhà nước

Thị trường

Cộng

Miễn phí

TTXH

2015

500

400

0

100

325.000.000

260.000.000

260.000.000

0

65.000.000

2016

500

400

50

50

325.000.000

292.500.000

260.000.000

32.500.000

32.500.000

2017

550

350

100

100

357.500.000

292.500.000

227.500.000

65.000.000

65.000.000

2018

600

350

100

150

390.000.000

292.500.000

227.500.000

65.000.000

97.500.000

2019

650

350

150

150

422.500.000

325.000.000

227.500.000

97.500.000

97.500.000

2020

700

350

150

200

455.000.000

325.000.000

227.500.000

97.500.000

130.000.000

Cộng

3.500

2.200

550

750

2.275.000.000

1.787.500.000

1.430.000.000

357.500.000

487.500.000

5. Bảng 5. Nhu cầu sử dụng vòng tránh thai

Năm

Số lượng (chiếc)

Kinh phí (đồng)

(Ước tính đơn giá 22.000đ/cái)

Cộng

Miễn phí

TTXH

Thị trường

Tổng cộng

Ngân sách nhà nước

Thị trường

Cộng

Miễn phí

TTXH

2015

8.800

8.000

0

800

193.600.000

176.000.000

176.000.000

0

17.600.000

2016

9.350

7.000

500

1.850

205.700.000

165.000.000

154.000.000

11.000.000

40.700.000

2017

9.350

6.000

1 500

1.850

205.700.000

165.000.000

132.000.000

33.000.000

40.700.000

2018

9.350

5.000

2.000

2.350

205.700.000

154.000.000

110.000.000

44.000.000

51.700.000

2019

10.450

5.000

2.500

2.950

229.900.000

165.000.000

110.000.000

55.000.000

64.900.000

2020

11.000

5.000

2.500

3.500

242.000.000

165.000.000

110.000.000

55.000.000

77.000.000

Cộng

58.300

36.000

9.000

13.300

1.282.600.000

990.000.000

792.000.000

198.000.000

292.600.000

6. BẢNG 6. TỔNG HỢP KINH PHÍ MUA PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI GIAI ĐOẠN 2015-2020

Đơn vị tính: đồng

Năm

Tổng cộng

Ngân sách nhà nước

Thị trường

Cộng

Miễn phí

TTXH

2015

2.487.600.000

2.241.000.000

2.026.000.000

215.000.000

246.600.000

2016

2.584.200.000

2.147.500.000

1.819.000.000

328.500.000

436.700.000

2017

2.671.200.000

2.058.500.000

1.659.500.000

399.000.000

612.700.000

2018

2.758.200.000

1.947.500.000

1.562.500.000

385.000.000

810.700.000

2019

2.897.400.000

1.892.000.000

1.457.500.000

434.500.000

1.005.400.000

2020

3.004.500.000

1.772.000.000

1.352.500.000

419.500.000

1.232.500.000

Cộng

16.403.100.000

12.058.500.000

9.877.000.000

2.181.500.000

4.344.600.000

 

PHỤ LỤC 6

ĐỊA BÀN TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN

 

Huyện/TX

Tổng số

Xã/phường/thị trấn thực hiện XHH giai đoạn I (2016-2017)

Các xã mở rộng thực hiện giai đoạn II (2018-2020)

Tổng số xã triển khai đề án

1

Krông Nô

12

1

2

3

2

Cư Jút

8

1

2

3

3

Đắk Mil

10

1

2

3

4

Đắk Song

9

1

2

3

5

Gia Nghĩa

8

5

3

8

6

Đắk R'lấp

11

1

2

3

7

Tuy Đức

6

1

1

2

8

Đắk Glong

7

1

1

2

Tổng cộng

71

12

15

27

 

PHỤ LỤC 7

DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÃ HỘI HÓA PTTT, DỊCH VỤ SKSS/KHHGĐ

 

Tên đơn vị cung cấp các dịch vụ KHHGĐ/SKSS theo đề án XHH PTTT

Triệt sản nam/nữ

Đặt DCTC

Cấy tránh thai

Tiêm tránh thai

Viên uống tránh thai

bao cao su tránh thai

1

Bệnh viện đa khoa tỉnh

X

X

X

X

 

 

2

Trung tâm CSSKS tỉnh

 

X

X

X

X

X

3

BV đa khoa huyện Krông Nô

X

X

X

X

 

 

4

BV đa khoa H. Cư Jút

X

X

X

X

 

 

5

BV đa khoa H. Đăk Mil

X

X

X

X

 

 

6

BV đa khoa H. Đăk Song

X

X

X

X

 

 

7

BV đa khoa H. Đăk R'lấp

X

X

X

X

 

 

8

BV đa khoa H. Tuy Đức

 

X

X

X

 

 

9

BV đa khoa H. Đăk Glong

 

X

X

X

 

 

10

Trung tâm Y tế H. Krông Nô

 

X

X

X

X

X

11

Trung tâm Y tế H. Cư Jút

 

X

X

X

X

X

12

Trung tâm Y tế H. Đăk Mil

 

X

X

X

X

X

13

Trung tâm Y tế H. Đăk Song

 

X

X

X

X

X

14

Trung tâm Y tế H. Đăk R'lấp

 

X

X

X

X

X

15

Trung tâm Y tế H. Tuy Đức

 

X

X

X

X

X

16

Trung tâm Y tế H. Đăk Glong

 

X

X

X

X

X

17

Trung tâm DS-KHHGĐ H. Krông Nô

 

X

X

X

X

X

18

Trung tâm DS-KHHGĐ H. Cư Jút

 

X

X

X

X

X

19

Trung tâm DS-KHHGĐ H. Đăk Mil

 

X

X

X

X

X

20

Trung tâm DS-KHHGĐ H. Đăk Song

 

X

X

X

X

X

21

Trung tâm DS-KHHGĐ TX. Gia Nghĩa

 

 

X

X

X

X

22

Trung tâm DS-KHHGĐ H. Đăk R'lấp

 

X

X

X

X

X

23

Trung tâm DS-KHHGĐ H. Tuy Đức

 

X

X

X

X

X

24

Trung tâm DS-KHHGĐ H. Đăk Glong

 

 

X

X

X

X

25

Trạm Y tế 27 xã/phường/thị trấn

 

X

 

X

X

X

26

Cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã

 

 

 

 

X

X

27

Các Cơ sở y tế tư nhân được Sở Y tế cấp phép

 

X

 

X

X

X

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2151/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2016-2020 tỉnh Đắk Nông

  • Số hiệu: 2151/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/12/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
  • Người ký: Tôn Thị Ngọc Hạnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/12/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản