Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1291/2008/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 18 tháng 07 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TIẾP NHẬN VÀ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh số: 26/2005/PL-UBTVQH 11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 về ưu đãi người có công với cách mạng;

Căn cứ Pháp lệnh Người cao tuổi số: 23/2000/PL-UBTVQH 10 ngày 28 tháng 4 năm 2000 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Pháp lệnh về người tàn tật số: 06/1998/PL-UBTVQH 10 ngày 30 tháng 7 năm 1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số: 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;

Căn cứ Nghị định số: 25/2001/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ ban hành quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội;

Căn cứ Nghị định số: 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số: 577/LĐTBXH-CSXH ngày 16 tháng 6 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tiếp nhận, quản lý đối tượng tại Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh Bắc Kạn.

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số: 2077/2006/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh Bắc Kạn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (t/h);
- Bộ LĐ-TBXH (báo cáo);
- Website Chính phủ;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Sở Tư Pháp;
- CT, PCT VX UBND tỉnh;
- TT. Công báo;
- PVPTH;
- Lưu: VT, P.VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Hoàng Thị Tảo

 

QUY CHẾ

TIẾP NHẬN VÀ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1291/2008/QĐ-UBND ngày 18/7/2008 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế này quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng đối tượng tại Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh Bắc Kạn.

Số lượng đối tượng tiếp nhận vào Trung tâm dựa trên quy mô thiết kế của Trung tâm, trong đó:

- Đối tượng người có công điều dưỡng luân phiên: 24 người;

- Đối tượng người già cô đơn, người tàn tật: 16 người;

- Trẻ em mồ côi: 30 cháu.

Điều 2. Đối tượng được tiếp nhận điều dưỡng và nuôi dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh bao gồm:

1. Đối tượng người có công: gồm các đối tượng thuộc Khoản 5, Khoản 6, Điều 30, Chương II, Nghị định số: 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

2. Đối tượng xã hội:

- Trẻ em mồ côi: trẻ từ 02 tuổi đến dưới 16 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, trẻ bị bỏ rơi, không có nguồn nuôi dưỡng, không có người thân thích để nương tựa.

- Người già cô đơn không nơi nương tựa: người từ đủ 60 tuổi trở lên, không có vợ hoặc không có chồng, sống độc thân, không có con nuôi hợp pháp, không có người thân thích để nương tựa, không có nguồn thu nhập.

- Người tàn tật nặng không còn khả năng lao động, không có nguồn thu nhập, không có người thân thích để nương tựa.

- Trường hợp trẻ em mồ côi, người già cô đơn, người tàn tật nặng còn người thân thích, nhưng người thân thích không đủ khả năng nuôi dưỡng cũng được xem xét tiếp nhận.

Chương 2.

TIẾP NHẬN, QUẢN LÝ NUÔI DƯỠNG ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI CÓ CÔNG

Điều 3. Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội tiếp nhận đối tượng người có công của tỉnh theo kế hoạch điều dưỡng hàng năm của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

Trung tâm được phép ký hợp đồng tiếp nhận điều dưỡng đối tượng người có công tỉnh ngoài khi các tỉnh có nhu cầu và sau khi có ý kiến của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

Điều 4. Hồ sơ tiếp nhận đối tượng người có công vào điều dưỡng tại Trung tâm bao gồm:

- Kế hoạch điều dưỡng của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội;

- Danh sách trích ngang các đối tượng người có công vào điều dưỡng.

Điều 5. Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội có nhiệm vụ:

- Lập biên bản bàn giao kèm bản danh sách trích ngang các đối tượng người có công giữa Trung tâm với Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã khi tiếp nhận vào điều dưỡng và khi hết thời gian điều dưỡng.

- Tổ chức tốt việc điều dưỡng cho các đối tượng theo chế độ quy định hiện hành.

Chương 3.

TIẾP NHẬN, QUẢN LÝ NUÔI DƯỠNG ĐỐI TƯỢNG XÃ HỘI

Điều 6. Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội tổ chức tiếp nhận đối tượng xã hội khi có quyết định của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

Điều 7. Hồ sơ tiếp nhận đối tượng xã hội vào Trung tâm bao gồm:

- Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ có đề nghị của trưởng thôn và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú (theo mẫu số 01);

- Giấy khai sinh (02 bản sao giấy khai sinh đối với trẻ em) hoặc sổ hộ khẩu đối với người già;

- Sơ yếu lý lịch của đối tượng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về tình trạng tàn tật đối với người tàn tật (nếu có);

- Biên bản Hội đồng xét duyệt cấp xã (theo mẫu số 02);

- Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi Sở Lao động-Thương binh và Xã hội;

- Quyết định tiếp nhận của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội;

- Quyết định đưa đối tượng không còn đủ điều kiện ra khỏi Trung tâm về gia đình của Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội (mẫu số 03).

Điều 8. Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện, thị xã tiếp nhận hồ sơ đối tượng từ cấp xã, tổ chức thẩm tra, tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện, thị xã ra văn bản đề nghị đưa đối tượng vào Trung tâm và chuyển hồ sơ về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (Phòng Chính sách xã hội và Phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em).

Điều 9. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (Phòng Chính sách xã hội đối với đối tượng người già và Phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em đối với trẻ em) nhận hồ sơ do Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã chuyển đến, kiểm tra xem xét để trình lãnh đạo Sở quyết định tiếp nhận đối tượng vào Trung tâm.

Sau khi có quyết định tiếp nhận, Phòng Chính sách xã hội và Phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em chuyển hồ sơ đối tượng về Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội, đồng thời gửi quyết định tới các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan để thực hiện.

Điều 10. Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội phải tiến hành lập hồ sơ cá nhân đối với từng đối tượng bao gồm:

1. Sổ nhân khẩu tập thể;

2. Sổ y bạ;

3. Sổ theo dõi, tổng hợp thông tin của từng đối tượng như: họ tên; ngày, tháng, năm sinh; quê quán; nơi thường trú; hoàn cảnh gia đình; tình trạng tâm lý; sức khỏe.

4. Sổ học bạ (đối với trẻ em còn đang đi học);

5. Các loại giấy tờ khác.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa được đăng ký khai sinh, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định tiếp nhận, Trung tâm có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ.

Điều 11. Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội có trách nhiệm quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng, phục hồi, nâng cao sức khỏe của các đối tượng; hướng dẫn các đối tượng xã hội lao động phù hợp để có thu nhập nâng cao đời sống. Đối với trẻ cần tổ chức giáo dục, hướng nghiệp và tổ chức các hoạt động văn hóa, tinh thần phù hợp năng khiếu lứa tuổi giúp cho trẻ phát triển toàn diện.

Điều 12. Trẻ em đang ở Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội đến tuổi trưởng thành thì được đưa trở về địa phương (nơi đối tượng sinh sống trước khi vào Trung tâm). Ủy ban nhân dân xã, gia đình có trách nhiệm tiếp nhận và tạo điều kiện giúp đỡ họ hòa nhập với cộng đồng.

Đối với trẻ em bị bỏ rơi sống tại Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội đến 16 tuổi không tiếp tục học văn hóa, học nghề thì Trung tâm có trách nhiệm tạo điều kiện về nơi ở và tiếp tục cho hưởng trợ cấp nuôi dưỡng theo quy định cho đến khi tự lập được cuộc sống, nhưng không quá 24 tháng.

Điều 13. Trường hợp trẻ em có người nhận làm con nuôi phải đảm bảo các điều kiện và được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 14. Các đối tượng xã hội sống tại Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội nếu có người thân thích nhận về nuôi dưỡng phải có đơn đề nghị và có xác nhận của Ủy ban nhân dân nơi người thân đó cư trú. Trường hợp đối tượng tự nuôi sống được bản thân có đơn xin về cộng đồng thì Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội ra quyết định cho đối tượng ra khỏi Trung tâm.

90 ngày trước khi ra quyết định đưa đối tượng trở về gia đình, cộng đồng, Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội phải có thông báo bằng văn bản gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để địa phương chủ động tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng hòa nhập cộng đồng và có văn bản bàn giao cho cấp xã nơi đối tượng về cư trú.

Điều 15. Trường hợp trẻ em mồ côi sống ở Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội, khi đã sang tuổi 16 mà vẫn tiếp tục đi học văn hóa, học nghề thì tiếp tục hưởng chế độ trợ cấp đến năm 18 tuổi.

Điều 16. Trong trường hợp đối tượng xã hội đang nuôi dưỡng tại Trung tâm chết, Trung tâm có trách nhiệm tổ chức mai táng theo quy định.

Điều 17. Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

Chương 4.

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 18. Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động nuôi dưỡng, quản lý đối tượng tại Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội được xem xét khen thưởng theo quy định chung của pháp luật.

Điều 19. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của quy chế này, tùy thuộc theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tổ chức thực hiện quy chế này./.

 

Mẫu số 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

………….., ngày      tháng      năm 200…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ BẢO TRỢ XÃ HỘI

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) ……………………..
- Ủy ban nhân dân Huyện, thị xã: ……………………………..
- Sở Lao động - TBXH tỉnh Bắc Kạn.

 

Tên tôi là: ………………………………. nam, nữ.......................................................

Sinh ngày ……………tháng…………… năm ...........................................................

Trú quán tại thôn:  ....................................................................................................

Xã (phường, thị trấn) …………………………….huyện, thị xã .................................

Tỉnh .........................................................................................................................

hiện nay, tôi ............................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

tôi đề nghị Quí cơ quan xem xét cho tôi được vào sống tại Trung tâm Điều dưỡng Người có công và bảo trợ xã hội tỉnh Bắc Kạn.

Tôi xin cam đoan thực hiện đúng nội qui, quy định của cơ quan và Luật pháp của Nhà nước.

 

 

Xác nhận của Trưởng thôn, xác nhận trường hợp ông (bà) ………………………….. hiện cư trú tại thôn………………..

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Đề nghị của UBND cấp xã
UBND xã ………………………….
đề nghị Ủy ban nhân dân huyện, thị xem xét, giải quyết
Chủ tịch UBND xã
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

BIÊN BẢN

HỌP HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT ĐỐI TƯỢNG XÃ HỘI ĐƯA VÀO TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ BẢO TRỢ XÃ HỘI

Hôm nay, vào hồi………. giờ………… ngày………tháng……… năm 200....... tại ………………………………………………………………………………………………

Chúng tôi, gồm:

1. Ông (bà) ………………………………………..Chủ tịch UBND xã …………………

Chủ tịch Hội đồng xét duyệt đối tượng xã hội

2. Ông (bà) ……………………………….Cán bộ LĐTBXH, thường trực Hội đồng;

3. Ông (bà) ……………………………… Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã, Thành viên;

4. Ông (bà) ……………………………….Đại diện …………………….. Thành viên;

5. Ông (bà) ……………………………….Đại diện …………………….. Thành viên;

6. Ông (bà) ……………………………….Đại diện …………………….. Thành viên;

………………………

đã họp Hội đồng xét duyệt đối tượng xã hội đưa vào Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội với những nội dung sau:

1. Loại đối tượng: …………………………………………………………………………

2. Hoàn cảnh cuộc sống: …………………………………………………………………

3. Nguyện vọng của đối tượng hoặc người thân: ……………………………………..

Hội nghị đã thống nhất một số kết luận sau:

a. Các trường hợp đủ tiêu chuẩn đưa vào Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội:

1................................................................................................................................

2................................................................................................................................

3................................................................................................................................

b. Các trường hợp chưa đủ điều kiện đưa vào Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội:

1................................................................................................................................

Lý do:........................................................................................................................

2................................................................................................................................

Lý do: .......................................................................................................................

3................................................................................................................................

Lý do: .......................................................................................................................

……………………………………………..

Hội nghị nhất trí đề nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.

Hội nghị kết thúc hồi ………giờ ………ngày……… tháng………năm 200….

Biên bản này được làm thành 04 bản, gửi UBND huyện 02 bản (Phòng Nội vụ - LĐTBXH) và lưu tại xã 02 bản.

 

Thư ký Hội đồng
(Ký, ghi rõ họ tên)

Chủ tịch Hội đồng
(Ký, ghi rõ họ tên và đó
ng dấu)

 

Mẫu số 3

SỞ LAO ĐỘNG - TB&XH TỈNH
BẮC KẠN
TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NCC&BTXH

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:        /QĐ-TTĐD

Bắc Kạn, ngày     tháng      năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CHUYỂN ĐỐI TƯỢNG XÃ HỘI VỀ GIA ĐÌNH HOẶC CỘNG ĐỒNG

GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM
ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ BẢO TRỢ XÃ HỘI

- Căn cứ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

- Căn cứ Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

- Căn cứ Quyết định số 2077/QĐ-UBND ngày 13/10/2006 của UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành Qui chế tiếp nhận và quản lý đối tượng tại Trung tâm Điều dưỡng Người có công và Bảo trợ xã hội tỉnh Bắc Kạn;

- Căn cứ Biên bản họp Hội đồng tư vấn của Trung tâm ………….

Xét đề nghị của ………………………………………..

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Chuyển ông (bà) ............................................................................................

Quê quán thôn ……………………………………..xã ..................................................

huyện …………………………………………tỉnh .........................................................

là .................................................................................................................................

đến ..............................................................................................................................

kể từ ngày             tháng             năm 200..

Lý do ...........................................................................................................................

đến  ……………………………………………………xã  ...............................................

huyện …………………………………………………. tỉnh .............................................

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông (bà) Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, Trưởng phòng Quản lý đối tượng, Trưởng phòng y vụ, Trưởng phòng bảo vệ, Ủy ban nhân xã (phường, thị trấn) và ông (bà) có tên nêu tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Sở LĐTBXH (B/cáo);
- Lưu TC-HC, QLĐT.

GIÁM ĐỐC
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)