Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/1998/PL-UBTVQH10 | Hà Nội, ngày 30 tháng 7 năm 1998 |
CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 06/1998/PL-UBTVQH10 NGÀY 30 THÁNG 7 NĂM 1998 VỀ NGƯỜI TÀN TẬT
Bảo vệ, chăm sóc và tạo điều kiện cho người tàn tật hoà nhập cộng đồng là những hoạt động có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta;
Căn cứ vào Điều 59, Điều 67 và Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 2 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 1998;
Pháp lệnh này quy định trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội đối với người tàn tật; quyền và nghĩa vụ của người tàn tật.
2. Người tàn tật được Nhà nước và xã hội trợ giúp, chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật .
Trẻ em tàn tật, người tàn tật do hậu quả của chất độc da cam (dioxin) trong chiến tranh được Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm bảo vệ, chăm sóc.
3. Người tàn tật có trách nhiệm khắc phục khó khăn để hoà nhập cộng đồng, tuân thủ pháp luật, trật tự công cộng và tôn trọng đạo đức xã hội.
2. Người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội trợ giúp, chăm sóc, nuôi dưỡng tại nơi cư trú hoặc tại các cơ sở xã hội của Nhà nước, của các tổ chức xã hội.
3. Người tàn tật nặng tuy có người thân thích nhưng già yếu, gia đình nghèo không đủ khả năng kinh tế để chăm sóc thì được hưởng trợ cấp xã hội.
2. Tổ chức, cá nhân được thành lập, gia nhập các tổ chức bảo trợ người tàn tật theo quy định của pháp luật.
CHĂM SÓC SỨC KHOẺ VÀ HỖ TRỢ NUÔI DƯỠNG NGƯỜI TÀN TẬT
2. Người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không nơi nương tựa, người tàn tật nghèo được Nhà nước bảo đảm khám chữa bệnh miễn phí.
3. Người mắc bệnh tâm thần thể nặng gây nguy hiểm cho xã hội phải được điều trị bắt buộc tại các cơ sở chữa bệnh tâm thần.
2. Người tàn tật, gia đình người tàn tật được cơ quan y tế hướng dẫn về chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, sử dụng các dụng cụ chỉnh hình.
3. Kinh phí nuôi dưỡng người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không nơi nương tựa được trích từ ngân sách các cấp, từ khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và từ các nguồn khác.
Các cơ sở sản xuất dụng cụ, thiết bị trợ giúp cho sinh hoạt, học tập và lao động của người tàn tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định của Chính phủ từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm.
2. Các tài liệu, dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho nghiên cứu khoa học, viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, nhập khẩu để sử dụng cho người tàn tật hoặc được các tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi tặng, trợ giúp nhân đạo cho người tàn tật được miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật thuế.
HỌC VĂN HOÁ ĐỐI VỚI NGƯỜI TÀN TẬT
2. Học sinh tàn tật có năng khiếu được ưu tiên tiếp nhận vào học tại các trường năng khiếu tương ứng.
3. Giáo viên dạy các trường lớp chuyên biệt dành cho người tàn tật được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo quy định của Chính phủ.
2. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân mở trường, lớp dành riêng cho người tàn tật.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có chương trình dự án giúp đỡ về tài chính, chuyên môn, kỹ thuật đối với việc giáo dục kết hợp với phục hồi chức năng cho người tàn tật ở Việt Nam.
HỌC NGHỀ VÀ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI TÀN TẬT
2. Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế thu nhận người tàn tật vào học nghề, làm việc và tạo việc làm cho người tàn tật được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật lao động.
2. Các Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm giúp đỡ, giảm hoặc miễn phí đối với những người tàn tật có nhu cầu hướng nghiệp, tư vấn nghề, học nghề và tìm việc làm.
2. Việc nhận người tàn tật vào làm việc tại các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi hình thức sở hữu được thực hiện theo quy định của pháp luật lao động.
3. Khi sử dụng lao động là người tàn tật, người sử dụng lao động phải thực hiện những quy định của Bộ luật lao động và các quy định riêng đối với lao động là người tàn tật.
2. Vốn do Nhà nước cấp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trợ giúp cho cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật phải được quản lý, sử dụng nhằm phục vụ lợi ích chung của tập thể những người tàn tật không được chia cho cá nhân.
HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ, THỂ DỤC, THỂ THAO VÀ SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG CỦA NGƯỜI TÀN TẬT
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC BẢO VỆ, CHĂM SÓC NGƯỜI TÀN TẬT
Quản lý nhà nước đối với việc bảo vệ, chăm sóc người tàn tật bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Ban hành, sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thi hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về người tàn tật và chính sách, chế độ đối với người tàn tật;
2. Phân loại các dạng tật, quy định mức độ tàn tật, thống kê số lượng, cơ cấu người tàn tật theo các dạng tật, mức độ và nguyên nhân tàn tật làm cơ sở hoạch định chính sách và các biện pháp phòng ngừa tàn tật và trợ giúp người tàn tật;
3. Lập và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án về xã hội hoá việc trợ giúp người tàn tật;
4. Quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc người tàn tật;
5. Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với người tàn tật;
6. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về người tàn tật, giải quyết các khiếu nại, tố cáo về vi phạm chính sách, chế độ đối với người tàn tật;
7. Khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật về người tàn tật.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc người tàn tật trong phạm vi cả nước.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên vận động các tầng lớp nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội xây dựng Quỹ nhân đạo trợ giúp người tàn tật trên nguyên tắc tự nguyện.
Chính phủ quy định việc thành lập và hoạt động của Quỹ nhân đạo trợ giúp người tàn tật.
Ngày 18 tháng 4 hàng năm được lấy làm Ngày bảo vệ, chăm sóc người tàn tật.
2. Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 1998.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
Nông Đức Mạnh (Đã ký) |
- 1Chỉ thị 03/2006/CT-BGTVT về tăng cường thực hiện chính sách trợ giúp người tàn tật trong ngành Giao thông Vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 2Thông báo số 43/TB-VPCP về việc ý kiến của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm về việc triển khai thực hiện chính sách đối với người tàn tật tại cuộc họp ngày 08 tháng 02 năm 2006 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 23/2006/QĐ-BGDĐT về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Thông tư 13/2000/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 55/1999/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về người tàn tật do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Chỉ thị 03/2007/CT-UBTDTT về đẩy mạnh thực hiện chính sách trợ giúp người khuyết tật trong hoạt động Thể dục, thể thao do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành
- 6Chỉ thị 03/2007/CT-BYT Về việc tăng cường công tác phục hồi chức năng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7Lệnh công bố Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998
- 8Luật người khuyết tật 2010
- 1Chỉ thị 03/2006/CT-BGTVT về tăng cường thực hiện chính sách trợ giúp người tàn tật trong ngành Giao thông Vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 2Thông báo số 43/TB-VPCP về việc ý kiến của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm về việc triển khai thực hiện chính sách đối với người tàn tật tại cuộc họp ngày 08 tháng 02 năm 2006 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 23/2006/QĐ-BGDĐT về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Hiến pháp năm 1992
- 5Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng năm 1994
- 6Nghị quyết số 11/1997/NQ-QH10 về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 1998 do Quốc hội ban hành
- 7Nghị định 55/1999/NĐ-CP thi hành Pháp lệnh người tàn tật
- 8Thông tư 13/2000/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 55/1999/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về người tàn tật do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 9Chỉ thị 03/2007/CT-UBTDTT về đẩy mạnh thực hiện chính sách trợ giúp người khuyết tật trong hoạt động Thể dục, thể thao do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành
- 10Chỉ thị 03/2007/CT-BYT Về việc tăng cường công tác phục hồi chức năng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 11Lệnh công bố Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998
- 12Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 266 : 2002 về nhà ở - Hướng dẫn xây dựng để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng
Pháp lệnh người tàn tật năm 1998
- Số hiệu: 06/1998/PL-UBTVQH10
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 30/07/1998
- Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 28
- Ngày hiệu lực: 01/11/1998
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra