Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2000/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2000 |
Căn cứ Nghị định số 55/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định này như sau:
1. Người tàn tật nặng thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo quy định tại Điều 6, Nghị định 55/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999 của Chính phủ, phải có đủ 3 điều kiện sau:
a/ Không còn khả năng lao động.
b/ Không có nguồn thu nhập để đảm bảo đời sống. Trong trường hợp có thu nhập nhưng vẫn thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn mực do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố áp dụng cho từng thời kỳ.
c/ Không còn người thân thích để nuôi dưỡng như cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi hợp pháp; vợ, chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp.
Trong trường hợp người tàn tật có đủ điều kiện quy định tại điểm a và b nhưng còn người thân thích theo quy định tại điểm c nêu trên, nhưng người thân thích dưới 16 hoặc từ 60 tuổi trở lên, gia đình thuộc diện nghèo cũng xem xét hưởng trợ cấp xã hội.
2. Mức trợ cấp xã hội thường xuyên đối với người tàn tật nặng quy định tại Điều 6 của Nghị định nêu trên được xác định là mức tối thiểu. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, song không được thấp hơn mức quy định:
- Trợ cấp xã hội thường xuyên cho đối tượng sống tại gia đình do xã, phường quản lý bằng 45.000đ/người/tháng;
- Trợ cấp nuôi dưỡng tập trung tại cơ sở Bảo trợ xã hội của Nhà nước bằng 100.000đ/người/tháng; đối với người tâm thần mãn tính được nuôi dưỡng tập trung thì hưởng 115.000đ/người/tháng;
3. Người tàn tật nặng muốn được hưởng trợ cấp xã hội thì bản thân hoặc người thân thích phải làm đơn trình bày rõ hoàn cảnh gia đình, đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định.
Người tàn tật nặng, không có nguồn thu nhập và không nơi nương tựa, thuộc diện đặc biệt khó khăn, muốn được nuôi dưỡng tại cơ sở Bảo trợ xã hội của Nhà nước thì bản thân hoặc người thân thích phải làm đơn đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định (theo Mẫu số 01 hoặc 02).
II. CHẾ ĐỘ TRỢ GIÚP TRONG KHÁM, CHỮA BỆNH
Việc khám, chữa bệnh miễn phí đối với người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không nơi nương tựa, người tâm thần phân liệt và người tàn tật nghèo theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 55/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999 của Chính phủ được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 05/TT-LT BLĐTBXH-BYT-BTC ngày 29/01/1999 của Liên Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 95/CP ngày 27/8/1994 của Chính phủ.
III. CHẾ ĐỘ TRỢ GIÚP TRONG HỌC TẬP
Việc miễn, giảm học phí, các khoản đóng góp khác, xét cấp học bổng và trợ cấp xã hội theo quy định tại Điều 10 Nghị định 55/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999 của Chính phủ được thực hiện theo Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập, Thông tư liên tịch số 53/1998/TT-LT BGD&ĐT, BTC, BLĐ-TB&XH ngày 25/8/1998 hướng dẫn thực hiện chế độ học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập; Quyết định số 70/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
1. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
+ Lập danh sách những người tàn tật theo quy định tại điểm 1 phần I của Thông tư này thông qua Hội đồng xét duyệt cấp xã đề nghị hưởng trợ cấp xã hội, đối với người tàn tật nặng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì đề nghị đưa vào cơ sở Bảo trợ xã hội.
+ Thành lập Hội đồng xét duyệt gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân làm Chủ tịch Hội đồng, thành viên Hội đồng gồm đại diện: Mặt trận Tổ quốc, một số ban, ngành và cán bộ làm công tác Lao động - Thương binh và Xã hội là Uỷ viên thường trực. Hội đồng xét duyệt phải có kết luận bằng biên bản (theo Mẫu số 03).
Sau khi được Hội đồng xét duyệt thông qua, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có công văn đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định. Kèm theo công văn phải có biên bản của Hội đồng xét duyệt, danh sách trích ngang những người đề nghị trợ cấp và hồ sơ của người tàn tật nặng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
+ Lập sổ quản lý và thực hiện chi trợ cấp xã hội hàng tháng cho người tàn tật ở địa phương.
+ Thực hiện việc tiếp nhận đối tượng từ cơ sở Bảo trợ xã hội trở lại phương. Tạo điều kiện thuận lợi cho người tàn tật ổn định cuộc sống và hoà nhập cộng đồng.
2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm:
+ Tổng hợp danh sách người tàn tật nặng do Uỷ ban nhân dân cấp xã đề nghị hưởng trợ cấp xã hội; căn cứ khả năng nguồn kinh phí trợ cấp của huyện và hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định trợ cấp tại cộng đồng (theo Mẫu 04 và 05).
+ Đối với người tàn tật nặng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do cấp xã đề nghị đưa vào cơ sở Bảo trợ xã hội thì phải hoàn thiện hồ sơ đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét quyết định (theo Mẫu số 06).
+ Hướng dẫn cấp xã tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp người tàn tật.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh có trách nhiệm:
+ Hướng dẫn cấp dưới điều tra thống kê, lập sổ quản lý người tàn tật.
+ Hàng năm, căn cứ vào số lượng và mức trợ cấp cho từng loại đối tượng lập kế hoạch kinh phí trợ cấp xã hội gửi Sở Tài chính vật giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và hướng dẫn các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện.
+ Ra quyết định tiếp nhận người tàn tật nặng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào cơ sở Bảo trợ xã hội thuộc ngành quản lý (theo Mẫu 07).
4. Cơ sở Bảo trợ xã hội có trách nhiệm:
+ Tiếp nhận người tàn tật theo quyết định của cấp có thẩm quyền, tổ chức nuôi dưỡng, đảm bảo đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần cho người tàn tật do cơ sở quản lý.
+ Vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân trợ giúp người tàn tật, quản lý sử dụng nguồn huy động theo đúng quy định hiện hành để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người tàn tật.
+ Thực hiện các biện pháp để người tàn tật luyện tập phục hồi sức khoẻ, chỉnh hình - phục hồi chức năng, lao động liệu pháp nhằm bảo vệ sức khoẻ và nâng cao khả năng tái hoà nhập cộng đồng, phối hợp với địa phương tổ chức đưa đối tượng trở về khi có đủ điều kiện.
+ Quyết định đưa người tàn tật đã phục hồi, ổn định về địa phương (theo Mẫu 08).
- Thông tư này kèm theo các mẫu văn bản từ 01 đến 08 để thực hiện thống nhất và có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
- Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu xem xét giải quyết.
Nguyễn Thị Hằng (Đã ký) |
MẪU SỐ 01/LĐ-TBXH-BTXH
(Theo TT số 13/2000/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 5 năm 2000)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....., ngày ..... tháng ..... năm 200..
ĐƠN XIN VÀO CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI
(Dùng cho đối tượng tâm thần mãn tính)
Kính gửi: - Uỷ ban nhân dân xã (phường):...........................................
- Phòng Lao động - TB&XH huyện (quận):.........................
- Giám đốc Khu (Cơ sở BTXH) ...........................................
- Sở Lao động - TB&XH tỉnh (TP): .....................................
Tên tôi là: ...................... sinh năm (tuổi) ................... nam (nữ) ..........................
Chỗ ở hiện nay, thôn........................ xã................... huyện................ tỉnh.............
Tôi có (quan hệ)..................... tên là ........................... sinh năm ..........................
Là đối tượng tâm thần mãn tính theo xác nhận của bệnh viện: .............................
Tại hồ sơ số: .........................................................................................................
Gia đình đã cho đi Điều trị tại: ...............................................................................
Lần 1: Từ ngày .... tháng ..... năm 199.... đến ngày ...... tháng ....... năm .....
Lần 2: ...........................................................................................................
Lần 3: ...........................................................................................................
Hiện tại bệnh trầm trọng hơn đã có hành vi nguy hại đến tính mạng, tài sản của gia đình và người khác như: ............................................................................................
...............................................................................................................................
................................................................................................................................
Hoàn cảnh của gia đình không đủ điều kiện quản lý, chăm sóc, vì: ......................
................................................................................................................................
Vậy tôi đề nghị cơ quan các cấp xét cho...................... tôi được vào nuôi dưỡng tại Khu (Cơ sở) điều dưỡng người tâm thần.
Gia đình xin cam kết: Chấp hành mọi chế độ quy định của Nhà nước, cơ quan; tiếp nhận người thân trở lại để chăm sóc tại gia đình khi được cơ sở thông báo.
Kèm theo đơn gồm có Người làm đơn
- Hồ sơ bệnh án do chuyên khoa TT xác nhận (Ký tên)
- Sơ yếu lý lịch và các giấy tờ khác .................
- 3 ảnh 4 x 6
XÁC NHẬN VÀ ĐỀ NGHỊ CỦA UBND XÃ (PHƯỜNG)
Uỷ ban nhân dân xã (phường).............................................................
Xác nhận đơn trình bày của Ông (Bà) .............. là ............. và hoàn cảnh gia đình là đúng sự thực. Vậy đề nghị phòng LĐ-TBXH huyện (quận).................. xét để chuyển đối tượng vào Cơ quan nuôi dưỡng tập trung. Khi đối tượng ổn định, theo thông báo của cơ sở bảo trợ xã hội, UBND xã có trách nhiệm cùng gia đình đón nhận về nuôi dưỡng.
Ngày.... tháng....... năm...
TM. UBND xã
Chủ tịch
(Ký tên, đóng dấu)
MẪU SỐ 02/LĐ-TBXH-BTXH
(Theo TT số 13/2000/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 5 năm 2000)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....., ngày ..... tháng ..... năm 200..
ĐƠN XIN VÀO CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI
(Dùng cho người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật)
Kính gửi: - Uỷ ban nhân dân xã (phường):...........................................
- Phòng Lao động - TB&XH huyện (quận):..........................
- Giám đốc Cơ sở BTXH........................................................
- Sở Lao động - TB&XH tỉnh (TP):.......................................
Tên tôi là: ...................... sinh năm (tuổi) ................... nam (nữ) ...........................
Chỗ ở hiện nay, thôn ........................ xã ..................... huyện ................ tỉnh........
Tôi có (quan hệ) ..................... tên là ........................... sinh năm .........................
Là đối tượng:....................................................... nguyên nhân ..............................
.................................................................................................................................
Hoàn cảnh của gia đình không đủ điều kiện quản lý, chăm sóc vì:......................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Vậy tôi đề nghị cơ quan các cấp xét cho............................ tôi được vào nuôi dưỡng tại:.........................................................................................................................
Gia đình xin cam kết: Chấp hành mọi chế độ quy định của Nhà nước, cơ quan. Tiếp nhận người thân trở lại để chăm sóc tại gia đình khi được cơ sở thông báo.
Kèm theo đơn gồm có Người làm đơn
- Hồ sơ bệnh án (Ký tên)
- Sơ yếu lý lịch và các giấy tờ khác ....................
- 3 ảnh 4 x 6
XÁC NHẬN VÀ ĐỀ NGHỊ CỦA UBND XÃ (PHƯỜNG)
Uỷ ban nhân dân xã (phường) ................................................................
Xác nhận đơn trình bày của Ông (Bà).............. là............. và hoàn cảnh gia đình là đúng sự thực. Vậy đề nghị phòng LĐ-TBXH huyện (quận).................. xét để chuyển đối tượng vào Cơ sở nuôi dưỡng tập trung. Khi đối tượng ổn định theo thông báo của cơ sở BTXH, UBND xã có trách nhiệm cùng gia đình đón nhận về nuôi dưỡng.
Ngày.... tháng....... năm........
TM. UBND xã
Chủ tịch
(Ký tên, đóng dấu)
Huyện:.............. MẪU SỐ 03/LĐ-TBXH-BTXH
Xã:................... (Theo TT số 13/2000/TT-BLĐTBXH ngày 12
tháng 5 năm 2000)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
....., ngày ..... tháng ..... năm 200..
V/V XÁC NHẬN ĐỐI TƯỢNG THUỘC DIỆN CỨU TRỢ
XÃ HỘI THƯỜNG XUYÊN
Hôm nay, vào lúc ........ giờ, ngày.... tháng.... năm.....
Đại diện cho chính quyền, cơ quan, đoàn thể địa phương: xã (phường) ....... (huyện)................................ tỉnh (thành phố)............ gồm có:
1- Đại diện UBND xã (phường): ...............................................................
2- - Công an xã (phường): ...........................................................
3- - Ban LĐ-TBXH: .....................................................................
4- - Đoàn thể: ...............................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Đã họp xét và lập biên bản xác nhận danh sách đối tượng xã hội của địa phương có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đề nghị huyện (quận) trợ cấp xã hội; có danh sách kèm theo.
Biên bản lập xong vào lúc.............. giờ cùng ngày, tất cả đã thống nhất nội dung ghi trên, đồng ký tên.
TM.ĐOÀN THỂ TM. CƠ QUAN LĐ-TBXH TM.CƠ QUAN CÔNG AN TM.UBND
Huyện:.............. DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG ĐỀ NGHỊ XÉT THƯỞNG TRỢ CẤP
Xã:.................... CỨU TRỢ XÃ HỘI THƯỜNG XUYÊN
Theo mẫu số 03/LĐTBXH.
Thông tư 13/2000/TT-BLĐTBXH ngày 12/5/2000
TT | Họ và tên | Năm sinh | Là đối tượng | Chỗ ở | Ghi chú | |
Nam | Nữ | |||||
1 | ||||||
2 | ||||||
3 | ||||||
4 | ||||||
5 | ||||||
6 | ||||||
7 | ||||||
8 | ||||||
9 | ||||||
10 | ||||||
11 | ||||||
12 | ||||||
13 | ||||||
14 | ||||||
15 | ||||||
16 |
MẪU SỐ 04/LĐ-TBXH-BTXH
(Theo TT số 13/2000/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 5 năm 2000)
Số: .........../ UBND.QĐ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ....., ngày ..... tháng ..... năm 200.. |
QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN (QUẬN):............
V/v hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên tại xã (phường)
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN (QUẬN):...................
Căn cứ NĐ số 55/2000/CP-NĐ ngày 10/7/1999 của Chính phủ.
Căn cứ Thông tư số 13/2000/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 5 năm 2000 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Căn cứ Quyết định số:.... ngày... tháng.... năm.... của UBND tỉnh (TP).................... quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của huyện (quận).
Xét đề nghị của Phòng LĐTBXH và Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn thuộc huyện, quận.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Số đối tượng được hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội hàng tháng là: ............ suất (bằng chữ...................) (có danh sách kèm theo).
Điều 2: Những đối tượng có tên trong danh sách được hưởng mức ............ đ/tháng/người;
Kể từ ngày...... tháng..... năm.......
Điều 3: Các ông (bà): Trưởng phòng LĐ-TBXH huyện (quận), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã và đối tượng có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN |
Huyện:..................... | DANH SÁCH |
Theo Quyết định số: /UBND.QĐ
Ngày..... tháng...... năm 200.........
STT | Họ và tên | Loại | Mức | Xã, phường |
MẪU SỐ 05/LĐ-TBXH-BTXH
(Theo TT số 13/2000/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 5 năm 2000)
Xã:........................... | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Họ và tên:................................................ Nam/nữ
Ngày tháng năm sinh:..........................................
Địa chỉ:..................................................................
Đối tượng xã hội:...................................................
Mức trợ cấp xã hội:................................................
Được hưởng từ tháng........ năm..............................
Đến: ..............................................
Ngày... tháng.... năm....
T/M. UBND
Phòng LĐ-TBXH huyện
(Ký tên đóng dấu)
SỐ TIỀN TRỢ CẤP HÀNG THÁNG
STT | Tháng | Số tiền | Người giao | Người nhận | Ghi chú |
1 | |||||
2 | |||||
3 | |||||
4 | |||||
5 | |||||
6 | |||||
7 | |||||
8 | |||||
9 | |||||
10 | |||||
11 | |||||
12 |
MẪU SỐ 06/LĐ-TBXH-BTXH
(Theo TT số 13/2000/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 5 năm 2000)
Phòng Lao động-TB&XH Số: .........../LĐ-TB&XH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ....., ngày ..... tháng ..... năm 200.. |
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
tỉnh (thành phố):...................................
Theo đơn trình bày của:.................. và xác nhận của UBND xã:..................... xin cho:................ là đối tượng:........, tuổi:......... được hưởng chế độ nuôi dưỡng tập trung tại....................................................................
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện (quận):............................. đã tiến hành thẩm tra và nhận thấy:..................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
và cam kết tổ chức tốt việc đón nhận đối tượng trở về gia đình, xã (phường) khi có quyết định của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết.
PHÒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Trưởng phòng
(Ký tên, đóng dấu)
Nơi nhận:
- Như trên
- Lưu
MẪU SỐ 07/LĐ-TBXH-BTXH
(Theo TT số 13/2000/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 5 năm 2000)
Sở Lao động-TB&XH Số: .........../LĐ-TBXH-QĐ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ....., ngày ..... tháng ..... năm 200.. |
QUYẾT ĐỊNH CỦA GIÁM ĐỐCSỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
V/v Tiếp nhận đối tượng xã hội vào nuôi dưỡng tập trung
GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 55/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 13/2000/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 5 năm 2000..... của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Căn cứ Quyết định số:.... ngày.... tháng.... năm.... của UBND tỉnh........... quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Sở LĐ-TBXH.
Sau khi xem xét hồ sơ của đối tượng................................................................
và đề nghị của:.................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ông (bà, em):........ là đối tượng.............. sinh năm .........................
Thường trú ở thôn ................. xã .......... huyện ........ tỉnh ....................................
được hưởng chế độ nuôi dưỡng tập trung tại ........................................................
Điều 2: Ông (bà, em)............ được hưởng chế độ trợ cấp nuôi dưỡng .................... đ/tháng theo Quyết định số:......... ngày..... tháng...... năm.... của UBND tỉnh, thành phố, kể từ...... ngày...... tháng....... năm........
Điều 3: Khi ông (bà, em).............. ổn định về sức khoẻ hoặc có đủ điều kiện trở về cộng đồng, gia đình cùng UBND xã (phường) có trách nhiệm đón nhận ông (bà, em)............ về nuôi dưỡng.
Điều 4: Các ông (bà) Giám đốc Cơ sở BTXH................., Trưởng phòng LĐ-TBXH (quận, huyện), Trưởng ban chính sách xã hội (xã, phường) và đối tượng có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
MẪU SỐ 08/LĐ-TBXH-BTXH
(Theo TT số 13/2000/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 5 năm 2000)
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ....., ngày ..... tháng ..... năm 200.. |
QUYẾT ĐỊNH CỦA GIÁM ĐỐC CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI
V/v thôi hưởng chế độ nuôi dưỡng tập trung
GIÁM ĐỐC CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 55/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999 của Chính phủ.
Căn cứ Thông tư số 13/2000/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 5 năm 2000 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Căn cứ Quyết định số:...... ngày... tháng..... năm.... của UBND tỉnh quy định chức năng nhiệm vụ của Cơ sở Bảo trợ xã hội
Sau khi xem xét hồ sơ của đối tượng....................................................
và đề nghị của:......................................................................................
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ông (bà):................. thuộc diện................... sinh năm ...................
Quê quán: Thôn................... xã .............. huyện............. tỉnh..............................
thôi hưởng chế độ nuôi dưỡng tập trung kể từ ngày.... tháng..... năm......
Với lý do: ..............................................................................................................
...............................................................................................................................
Điều 2: Gia đình hoặc người bảo lãnh và Uỷ ban nhân dân xã .......................... có trách nhiệm tiếp nhận tư trang và các giấy tờ có liên quan của Ông (bà) ...................... và chăm lo cho đối tượng tại gia đình cộng đồng.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
- 1Thông báo số 43/TB-VPCP về việc ý kiến của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm về việc triển khai thực hiện chính sách đối với người tàn tật tại cuộc họp ngày 08 tháng 02 năm 2006 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 95-CP năm 1994 về việc thu một phần viện phí
- 3Quyết định 1121/1997/QĐ-TTg năm 1997 về học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Pháp lệnh người tàn tật năm 1998
- 5Thông tư liên tịch 53/1998/TTLT/BGDĐT-BTC-BLĐTBXH về chế độ học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động, thương binh và xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư liên tịch 05/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC hướng dẫn Nghị định 95/CP về khám chữa bệnh được miễn nộp một phần viện phí đối với người thuộc diện quá nghèo do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Bộ Tài chính ban hành
- 7Nghị định 55/1999/NĐ-CP thi hành Pháp lệnh người tàn tật
Thông tư 13/2000/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 55/1999/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về người tàn tật do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 13/2000/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 12/05/2000
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Thị Hằng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra