Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
SỐ 67/2007/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2007 |
VỀ CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP CÁC ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 1 5 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh về người tàn tật ngày 30 tháng 7 năm 1998;
Căn cứ Pháp lệnh Người cao tuổi ngày 28 tháng 4 năm 2000;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 8 năm 2000;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. Nghị định này quy định chính sách và chế độ trợ giúp cho các đối tượng xã hội có hoàn cảnh khó khăn, gọi chung là đối tượng bảo trợ xã hội.
Điều 2. Các chế độ trợ cấp, trợ giúp cho đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời, đúng đối tượng, đúng mục tiêu. Việc trợ cấp, trợ giúp được thực hiện chủ yếu tại gia đình và cộng đồng nơi đối tượng bảo trợ xã hội sinh sống. Mức trợ cấp, trợ giúp được thay đổi tuỳ thuộc vào mức sống tối thiểu của dân cư.
Điều 3. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài tự nguyện giúp đỡ đối tượng bảo trợ xã hội.
Điều 4. Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phường, thị trấn quản lý gồm:
1. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.
Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.
2. Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho từng thời kỳ).
3. Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội.
6. Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo.
7. Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.
8. Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ.
9. Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi
Điều 5. Đối tượng thuộc diện trợ cấp xã hội quy định tại các
a) Hộ gia đình có người chết, mất tích;
c) Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng;
d) Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói;
đ) Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét;
e) Người bị đói do thiếu lương thực;
g) Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc;
h) Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã, bệnh viện, cơ quan, đơn vị đứng ra tổ chức mai táng cho người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình không biết để mai táng.
1. Quy định mức chuẩn để xác định mức trợ cấp xã hội hàng tháng là 120.000 đồng (hệ số l); khi mức sống tối thiểu của dân cư thay đổi thì mức chuẩn trợ cấp xã hội cũng được điều chỉnh theo cho phù hợp.
2. Các mức trợ cấp xã hội hàng tháng thấp nhất đối với từng nhóm đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại Nghị định này như sau:
Bảng 1. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng thấp nhất cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng do xã, phường quản lý
Đơn vị tính: nghìn đồng
TT | ĐỐI TƯỢNG | HỆ SỐ | TRỢ CẤP |
1 | - Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 từ 1 8 tháng tuổi trở lên. - Đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 và đối tượng không có khả năng lao động quy định tại khoản 4 Điều 4. - Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 đang nuôi con từ 18 tháng tuổi trở lên. |
1,0 |
120 |
2 | - Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật; bị nhiễm HIV/AIDS. - Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 tàn tật nặng. - Đối tượng quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 4. - Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS. |
1,5 |
180 |
3 | - Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng; bị nhiễm HIV/AIDS. - Đối tượng không có khả năng tự phục vụ quy định tại khoản 4 Điều 4. - Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 nhận nuôi dưỡng trẻ từ 18 tháng tuổi trữ lên. - Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 có 2 người tàn tật nặng. - Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi hoặc bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS. |
2,0 |
240 |
4
| - Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 nhận nuôi trẻ em dưới 18 tháng tuổi; trên 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIĐS | 2,5 | 300 |
5 | - Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 nhận nuôi trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS. - Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 có 3 người tàn tật nặng. |
3,0 |
360 |
6 | - Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 có 4 người tàn tật nặng. | 4,0 | 480 |
Bảng 2. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng thấp nhất cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống trong các nhà xã hội tại cộng đồng do xã, phường quản lý
Đơn vị tính: nghìn đồng
TT | ĐỐI TƯỢNG | HỆ SỐ | TRỢ CẤP |
1
| Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 6 Điều 4 | 2,0 | 240 |
Bảng 3. Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội:
Đơn vi tính: nghìn đồng
TT | ĐỐI TƯỢNG | HỆ SỐ | TRỢ CẤP |
1
| - Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 từ 18 tháng tuổi trở lên. - Đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 4. | 2,0 | 240 |
2 | - Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 dưới 18 tháng tuổi. - Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 từ 18 tháng tuổi trở lên tàn tật; bị nhiễm HIV/AIDS. - Đối tượng quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 4. |
2,5 |
300 |
2. Trẻ em mồ côi đã đến tuổi trưởng thành nhưng không tiếp tục học văn hoá, học nghề; người tàn tật đã phục hồi chức năng; người tâm thần đã ổn định đang ở cơ sở bảo trợ xã hội được đưa trở về địa phương (nơi đối tượng sinh sống trước khi vào cơ sở bảo trợ xã hội). Ủy ban nhân dân cấp xã và gia đình có trách nhiệm tiếp nhận và tạo điều kiện cho họ có việc làm, ổn định cuộc sống.
3. Trẻ em bị bỏ rơi sống tại cơ sở bảo trợ xã hội đã đến tuổi trưởng thành nhưng không tiếp tục học văn hoá, học nghề thì cơ sở bảo trợ xã hội và địa phương nơi cơ sở bảo trợ xã hội đặt trụ sở có trách nhiệm hỗ trợ tạo việc làm, nơi ở và tiếp tục cho hưởng trợ cấp cho đến khi tự lập được cuộc sống, nhưng không quá 24 tháng.
Điều 10. Ngoài được hưởng khoản trợ cấp hàng tháng theo quy định tại
1. Các đối tượng đang học văn hoá, học nghề được miễn, giảm học phí, được cấp sách, vở, đồ dùng học tập theo quy định của pháp luật.
2. Khi chết được hỗ trợ kinh phí mai táng mức 2.000.000 đồng/người.
3. Các đối tượng ở cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Nhà nước quản lý ngoài các khoản trợ giúp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn được:
a) Trợ cấp để mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt đời sống thường ngày;
c) Trợ cấp vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Điều 11. Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các ngành, đoàn thể ở Trung ương (có cơ sở bảo trợ xã hội) quyết định mức trợ cấp, trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc quyền quản lý cho phù hợp, nhưng không thấp hơn các mức quy định trên.
1. Đối với hộ gia đình:
a) Có người chết, mất tích: 3.000.000 đồng/người;
b) Có người bị thương nặng: 1.000.000 đồng/người;
c) Có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng: 5.000.000 đồng/hộ;
d) Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét: 5.000.000 đồng/1hộ.
2. Cá nhân:
a) Trợ giúp cứu đói: 15 kg gạo/người/tháng; trong thời gian từ 1 đến 3 tháng;
b) Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trứ bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc: 1.000.000 đồng/người;
c) Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú: 10.000 đồng/người/ngày nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt cần phải kéo dài thì thời gian được hưởng trợ cấp tối đa không quá 3 tháng và mức trợ cấp bằng mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng tại cơ sở bảo trợ xã hội.
3. Đối với người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình không biết để mai táng được Ủy ban nhân dân cấp xã, bệnh viện, cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng thì các cơ quan, đơn vị đứng ra mai táng được hỗ trợ kinh phí mai táng thấp nhất là 2.000.000 đồng.
Điều 13. Hộ gia đình có người là lao động chính bị chết, mất tích; hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất; hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng, lâm vào cảnh bị đói do thiếu lương thực, ngoài khoản trợ cấp nêu tại
1. Miễn, giảm học phí cho người đang học văn hoá, học nghề.
2. Được cấp thẻ bảo hiểm y tế hoặc khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở chữa bệnh của Nhà nước.
3. Được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất.
Điều 14. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức trợ giúp cụ thể đối với trường hợp nêu tại mục d khoản 1 Điều 6 cho phù hợp với tình hình thực tế và khả năng huy động nguồn lực của địa phương.
Nhà nước khuyến khích các địa phương nâng mức trợ cấp, trợ giúp cao hơn mức thấp nhất quy định tại
Điều 16. Cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội tại cộng đồng được tiếp nhận, sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí và hiện vật (nếu có) do các tổ chức, cá nhân đóng góp và giúp đỡ từ thiện; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và thanh quyết toán theo chế độ tài chính hiện hành.
Điều 17. Nguồn kinh phí để thực hiện cứu trợ đột xuất bao gồm:
1. Ngân sách địa phương tự cân đối.
2. Trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua Chính phủ, các đoàn thể xã hội.
3. Trường hợp các nguồn kinh phí trên không đủ để thực hiện cứu trợ đột xuất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính để tổng hợp đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương.
Điều 18. Việc lập dự toán, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 19. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bảo trợ xã hội và có trách nhiệm:
a) Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này;
b) Phối hợp với Bộ Tài chính bố trí kinh phí trợ giúp xã hội cho các Bộ, ngành, địa phương; kiểm tra việc bố trí và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội ở các địa phương;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác định mức độ thiệt hại về dân sinh và thiếu đói do thiên tai của các địa phương, tổng hợp, đề xuất mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
d) Hướng dẫn việc miễn giảm học phí học nghề cho học sinh thuộc diện bảo trợ xã hội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn việc miễn, giảm học phí cho học sinh thuộc diện bảo trợ xã hội theo quy định của Nghị định này.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác định mức độ thiệt hại về dân sinh và thiếu đói do thiên tai ở các địa phương để hướng dẫn tổ chức thực hiện việc cứu trợ đột xuất.
6. Các Bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, triển khai thực hiện Nghị định này.
Điều 20. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
1. Quản lý đối tượng bảo trợ xã hội, chỉ đạo việc xây dựng các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội thuộc địa phương.
2. Tổ chức thực hiện chế độ trợ giúp xã hội cho các đối tượng quy định tại Nghị định này.
4. Bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định đảm bảo thực hiện chính sảch trợ giúp xã hội theo quy định tại Nghị định này.
5. Chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ở địa phương.
2. Đề nghị Mặt trận Tở quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên quyên góp giúp đỡ các đối tượng bảo trợ xã hội, nhất là nạn nhân do thiên tai gây ra.
Điều 22. Tổ chức, cá nhân có nhiều công lao, thành tích đóng góp cho hoạt động trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội thì được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Tổ chức, cá nhân vi phạm những quy định của Nghị định này, thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính; trường hợp gây thiệt hại về vật chất phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
3. Nghị định này thay thế Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội; Nghị định số 168/2004/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội; Điều 6 Nghị định số 55/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật; Điều 6, Điều 9 Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Người cao tuổi; Nghị định số 120/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 9 của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Người cao tuổi; Điều 5 Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi; Quyết định số 16/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ giúp đối với hộ gia đình có từ 02 người trở lên không tự phục vụ được do bị hậu quả chất độc hoá học của Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam; các khoản 1, 2, 3 Điều 1 và khoản 1, 2, 3 Điều 2 Quyết định số 313/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với người nhiễm HIV/AIDS và những người trực tiếp quản lý, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước.
Điều 25. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Nghị định 07/2000/NĐ-CP về chính sách cứu trợ xã hội
- 2Nghị định 120/2003/NĐ-CP sửa đổi Điều 9 Nghị định 30/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh người cao tuổi
- 3Quyết định 16/2004/QĐ-TTg về trợ giúp đối với hộ gia đình có từ 2 người trở lên không tự phục vụ được do hậu quả chất độc hoá học của Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 168/2004/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 07/2000/NĐ-CP về chính sách cứu trợ xã hội
- 5Quyết định 1617/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt danh mục Dự án Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam vay vốn Ngân hàng Thế giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 7Quyết định 2233/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt danh mục dự án "Hỗ trợ cải thiện hệ thống trợ giúp xã hội, giai đoạn 2013 - 2016" do Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc của Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính ban hành
- 1Quyết định 313/2005/QĐ-TTG về một số chế độ đối với người nhiễm HIV/AIDS và những người trực tiếp quản lý, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở bảo trợ xã hội của nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 55/1999/NĐ-CP thi hành Pháp lệnh người tàn tật
- 3Nghị định 07/2000/NĐ-CP về chính sách cứu trợ xã hội
- 4Nghị định 30/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh người cao tuổi
- 5Nghị định 120/2003/NĐ-CP sửa đổi Điều 9 Nghị định 30/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh người cao tuổi
- 6Quyết định 16/2004/QĐ-TTg về trợ giúp đối với hộ gia đình có từ 2 người trở lên không tự phục vụ được do hậu quả chất độc hoá học của Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 38/2004/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 168/2004/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 07/2000/NĐ-CP về chính sách cứu trợ xã hội
- 9Nghị định 13/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
- 10Nghị định 06/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật người cao tuổi
- 11Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật người khuyết tật
- 12Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 1Bộ luật Dân sự 2005
- 2Nghị định 63/2005/NĐ-CP ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế
- 3Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006
- 4Pháp lệnh Phòng chống lụt bão năm 1993
- 5Pháp lệnh người tàn tật năm 1998
- 6Pháp lệnh người cao tuổi năm 2000
- 7Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão năm 2000
- 8Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 9Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 10Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
- 11Nghị định 36/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
- 12Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xă hội do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 13Thông tư 26/2008/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 14Thông tư liên tịch 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định 13/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2007/NĐ-CP do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 15Thông tư liên tịch 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT quy định việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 16Quyết định 1617/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt danh mục Dự án Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam vay vốn Ngân hàng Thế giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 2233/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt danh mục dự án "Hỗ trợ cải thiện hệ thống trợ giúp xã hội, giai đoạn 2013 - 2016" do Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc của Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 18Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính ban hành
Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội
- Số hiệu: 67/2007/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 13/04/2007
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 300 đến số 301
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra