Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2022/QĐ-UBND

An Giang, ngày 31 tháng 3 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương pháp định giá rừng, khung giá rừng;

Căn cứ Thông tư số 05/2020/TT-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 44/2017/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 50/TTr-SNNPTNT ngày 01 tháng 3 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định khung giá rừng đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến quản lý, xác định và áp dụng khung giá các loại rừng cho các huyện, thị xã, thành phố có rừng trên địa bàn tỉnh An Giang.

Điều 3. Khung giá các loại rừng

1. Khung giá các loại rừng được xác định bằng phương pháp định giá chung đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất thuộc sở hữu toàn dân theo quy định tại Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

2. Khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh An Giang là căn cứ để sử dụng đối với các trường hợp thực hiện các quy định tại Điều 91 của Luật Lâm nghiệp.

3. Bảng khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh An Giang

Chi tiết khung giá các loại rừng cho các huyện, thị xã, thành phố có rừng trên địa bàn tỉnh theo các phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này, bao gồm:

a) Phụ lục I: Khung giá các loại rừng tự nhiên, được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.

b) Phụ lục II: Khung giá các loại rừng trồng dưới 5 năm, được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này.

c) Phụ lục III: Khung giá các loại rừng trồng từ năm thứ 5, được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định này.

d) Phụ lục IV: Phương xác xác định khung giá rừng tự nhiên và rừng trồng.

đ) Phụ lục V: Hướng dẫn xác định các loại giá rừng tự nhiên.

e) Phụ lục VI: Hướng dẫn xác định các loại giá rừng trồng.

Điều 4. Điều kiện để điều chỉnh khung giá

Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh khung giá các loại rừng trong các trường hợp có biến động tăng hoặc giảm trên 20% so với giá quy định hiện hành liên tục trong thời gian sáu (06) tháng trở lên.

Điều 5. Trách nhiệm của các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn các địa phương, đơn vị liên quan về Quy định khung giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh để áp dụng, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh giá các loại rừng trong trường hợp có biến động tăng hoặc giảm trên 20% so với giá quy định hiện hành liên tục trong thời gian sáu (06) tháng trở lên theo quy định của pháp luật.

c) Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết theo quy định.

2. Sở Tài chính: Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh giá các loại rừng trong trường hợp có biến động tăng hoặc giảm trên 20% so với giá quy định hiện hành liên tục trong thời gian sáu (06) tháng trở lên theo quy định của pháp luật.

3. Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính trong quá trình triển khai thực hiện.

4. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng trên địa bàn tỉnh thực hiện các nội dung có liên quan theo quy định.

Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 4 năm 2022.

Điều 7. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Anh Thư

 

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2022/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

Phụ lục I

KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG TỰ NHIÊN

Đơn vị tính: Triệu đồng/ha

TT

Trạng thái rừng

Khung trữ lượng

Giá rừng tự nhiên

Giá cây đứng

Quyền sử dụng rừng

I

RỪNG ĐẶC DỤNG

 

 

 

 

1

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh

 

 

 

 

-

Rừng chưa có trữ lượng: 0 - 10 m3/ha

Thấp nhất

24,813

0,000

24,813

Cao nhất

53,433

28,620

24,813

-

Rừng nghèo kiệt: 10 - 50 m3/ha

Thấp nhất

53,433

28,620

24,813

Cao nhất

167,910

143,097

24,813

-

Rừng nghèo: 51 - 100 m3/ha

Thấp nhất

167,910

143,097

24,813

Cao nhất

311,010

286,197

24,813

2

Rừng gỗ tự nhiên núi đá

 

 

 

 

-

Rừng chưa có trữ lượng: 0 - 10 m3/ha

Thấp nhất

24,813

0,000

24,813

Cao nhất

46,983

22,170

24,813

-

Rừng nghèo kiệt: 10 - 50 m3/ha

Thấp nhất

46,983

22,170

24,813

Cao nhất

135,657

110,844

24,813

-

Rừng nghèo: 51 - 100 m3/ha

Thấp nhất

135,657

110,844

24,813

Cao nhất

246,499

221,686

24,813

I

RỪNG PHÒNG HỘ

 

 

 

 

1

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh

 

 

 

 

-

Rừng chưa có trữ lượng: 0 - 10 m3/ha

Thấp nhất

24,798

0,000

24,798

Cao nhất

53,418

28,620

24,798

-

Rừng nghèo kiệt: 10 - 50 m3/ha

Thấp nhất

53,418

28,620

24,798

Cao nhất

167,895

143,097

24,798

-

Rừng nghèo: 51 - 100 m3/ha

Thấp nhất

167,895

143,097

24,798

Cao nhất

310,995

286,197

24,798

2

Rừng gỗ tự nhiên núi đá

 

 

 

 

-

Rừng chưa có trữ lượng: 0 - 10 m3/ha

Thấp nhất

24,798

0,000

24,798

Cao nhất

46,968

22,170

24,798

-

Rừng nghèo kiệt: 10 - 50 m3/ha

Thấp nhất

46,968

22,170

24,798

Cao nhất

135,642

110,844

24,798

-

Rừng nghèo: 51 - 100 m3/ha

Thấp nhất

135,642

110,844

24,798

Cao nhất

246,484

221,686

24,798

I

RỪNG SẢN XUẤT

 

 

 

 

1

Rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh

 

 

 

 

-

Rừng chưa có trữ lượng: 0 - 10 m3/ha

Thấp nhất

0,000

0,000

 

Cao nhất

28,620

28,620

 

-

Rừng nghèo kiệt: 10 - 50 m3/ha

Thấp nhất

28,620

28,620

 

Cao nhất

143,097

143,097

 

-

Rừng nghèo: 51 - 100 m3/ha

Thấp nhất

143,097

143,097

 

Cao nhất

286,197

286,197

 

2

Rừng gỗ tự nhiên núi đá

 

 

 

 

-

Rừng chưa có trữ lượng: 0 - 10 m3/ha

Thấp nhất

0,000

0,000

 

Cao nhất

22,170

22,170

 

-

Rừng nghèo kiệt: 10 - 50 m3/ha

Thấp nhất

22,170

22,170

 

Cao nhất

110,844

110,844

 

-

Rừng nghèo: 51 - 100 m3/ha

Thấp nhất

110,844

110,844

 

Cao nhất

221,686

221,686

 

 

Phụ lục II

KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG TRỒNG DƯỚI 5 NĂM

IIA. KHUNG GIÁ RỪNG TRỒNG DƯỚI 5 NĂM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC

Đơn vị tính: Triệu đồng/ha

STT

Loài cây

Mật độ trồng (cây/ha)

Rừng trồng năm thứ nhất

Rừng trồng năm thứ hai

Rừng trồng năm thứ ba

Rừng trồng năm thứ tư

1

Dầu rái

355

50,557

85,207

112,299

134,808

500

58,592

96,545

125,909

148,419

2

Dó bầu

280

44,377

77,171

103,037

125,547

400

51,740

87,264

115,014

137,524

500

57,417

95,250

124,615

147,125

3

Gõ đỏ

500

60,366

98,499

127,864

150,374

4

Giáng hương

400

54,379

90,171

117,920

140,430

500

60,715

98,884

128,248

150,758

2.500

188,788

274,182

335,185

357,695

5

Huỳnh đàn

2.500

178,422

262,761

323,763

346,273

6

Keo

400

49,237

84,506

112,255

134,765

555

57,602

96,329

126,540

149,050

950

77,256

124,852

161,346

183,856

1.000

80,023

128,716

165,990

188,500

1.111

85,592

136,763

175,788

198,298

1.666

114,110

177,620

225,401

247,911

2.500

156,651

238,775

299,778

322,287

7

Lát hoa

500

56,060

93,755

123,120

145,629

8

Muồng đen

500

54,510

92,047

121,412

143,922

1.111

86,086

137,307

176,333

198,842

9

Sao đen

285

45,505

78,529

104,518

127,028

355

50,467

85,108

112,199

134,709

416

53,826

89,796

117,804

140,314

500

58,465

96,405

125,769

148,279

10

Sến

285

45,802

78,857

104,846

127,355

355

50,838

85,516

112,607

135,117

500

58,986

96,980

126,344

148,854

11

Tràm nội, Tràm ngoại

10.000

60,638

88,071

109,526

132,036

20.000

93,161

121,638

143,093

165,603

12

Xà cừ

285

45,560

78,590

104,579

127,089

500

58,562

96,512

125,876

148,386

13

Keo Dó bầu

500

55,789

60,057

60,834

61,440

1.500

108,841

117,166

118,407

119,340

14

Keo Muồng đen

1.110

85,835

92,401

93,458

94,263

2.142

139,510

150,181

151,711

152,852

15

Lát hoa Sao đen

400

51,617

55,565

56,298

56,871

16

Sao đen Dầu rái

400

52,629

56,655

57,390

57,963

500

58,528

63,005

63,788

64,394

17

Sao đen Dó bầu

500

57,941

62,373

63,155

63,761

18

Sao đen Sến

500

58,726

63,217

64,001

64,607

19

Sến Dó bầu

500

58,202

62,653

63,436

64,042

IIB. KHUNG GIÁ RỪNG TRỒNG DƯỚI 5 NĂM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THOẠI SƠN

Đơn vị tính: Triệu đồng/ha

STT

Loài cây

Mật độ trồng (cây/ha)

Rừng trồng năm thứ nhất

Rừng trồng năm thứ hai

Rừng trồng năm thứ ba

Rừng trồng năm thứ tư

1

Dầu rái

355

44,789

75,272

99,100

118,812

500

52,036

85,468

111,329

131,041

2

Dó bầu

280

39,186

68,006

90,739

110,451

400

45,774

77,028

101,445

121,157

500

50,861

84,174

110,034

129,746

3

Gõ đỏ

500

53,810

87,423

113,283

132,995

4

Giáng hương

400

48,412

79,935

104,351

124,063

500

54,158

87,807

113,667

133,379

2.500

170,275

246,175

300,322

320,034

5

Huỳnh đàn

2.500

159,908

234,753

288,901

308,613

6

Keo

400

43,270

74,270

98,686

118,398

555

50,655

84,727

111,345

131,057

950

68,017

109,969

142,203

161,915

1.000

70,460

113,386

146,318

166,030

1.111

75,379

120,506

155,004

174,716

1.666

100,565

156,656

198,984

218,695

2.500

138,138

210,767

264,915

284,627

7

Lát hoa

500

49,504

82,679

108,539

128,251

8

Muồng đen

500

47,953

80,971

106,831

126,543

1.111

75,873

121,051

155,549

175,261

9

Sao đen

285

40,254

69,285

92,127

111,838

355

44,699

75,173

99,000

118,712

416

47,727

79,389

104,037

123,749

500

51,909

85,329

111,189

130,901

10

Sến

285

40,551

69,613

92,454

112,166

355

45,069

75,581

99,408

119,120

500

52,430

85,903

111,763

131,475

11

Tràm nội,

Tràm ngoại

10.000

54,377

78,530

97,318

117,030

20.000

84,133

109,330

128,118

147,830

12

Xà cừ

285

40,309

69,346

92,187

111,899

500

52,005

85,435

111,295

131,007

13

Keo Dó bầu

500

49,233

52,999

53,683

54,217

1.500

96,276

103,640

104,737

105,562

14

Keo Muồng đen

1.110

75,622

81,407

82,339

83,051

2.142

123,029

132,440

133,792

134,805

15

Lát hoa Sao đen

400

45,650

49,142

49,787

50,291

16

Sao đen Dầu rái

400

46,663

50,232

50,879

51,383

500

51,972

55,947

56,637

57,171

17

Sao đen Dó bầu

500

51,385

55,315

56,004

56,537

18

Sao đen Sến

500

52,169

56,160

56,850

57,384

19

Sến Dó bầu

500

51,646

55,596

56,285

56,819

IIC. KHUNG GIÁ RỪNG TRỒNG DƯỚI 5 NĂM TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỊNH BIÊN, HUYỆN TRI TÔN

Đơn vị tính: Triệu đồng/ha

STT

Loài cây

Mật độ trồng (cây/ha)

Rừng trồng năm thứ nhất

Rừng trồng năm thứ hai

Rừng trồng năm thứ ba

Rừng trồng năm thứ tư

1

Dầu rái

355

40,463

67,821

89,200

106,814

500

47,119

77,161

100,393

118,007

2

Dó bầu

280

35,293

61,133

81,515

99,129

400

41,299

69,351

91,268

108,882

500

45,944

75,867

99,099

116,712

3

Gõ đỏ

500

48,893

79,116

102,348

119,961

4

Giáng hương

400

43,937

72,258

94,175

111,788

500

49,241

79,500

102,732

120,346

2.500

156,390

225,169

274,176

291,789

5

Huỳnh đàn

2.500

146,023

213,747

262,754

280,368

6

Keo

400

38,795

66,592

88,510

106,123

555

45,445

76,025

99,948

117,561

950

61,088

98,806

127,846

145,459

1.000

63,287

101,888

131,564

149,177

1.111

67,719

108,314

139,417

157,030

1.666

90,406

140,933

179,170

196,784

2.500

124,253

189,762

238,768

256,382

7

Lát hoa

500

44,587

74,372

97,604

115,217

8

Muồng đen

500

43,036

72,664

95,896

113,509

1.111

68,213

108,859

139,961

157,575

9

Sao đen

285

36,316

62,352

82,833

100,446

355

40,373

67,721

89,101

106,715

416

43,153

71,584

93,711

111,325

500

46,992

77,021

100,253

117,867

10

Sến

285

36,613

62,680

83,161

100,774

355

40,743

68,130

89,509

107,123

500

47,513

77,596

100,828

118,442

11

Tràm nội,

Tràm ngoại

10.000

49,681

71,374

88,162

105,776

20.000

77,361

100,099

116,887

134,501

12

Xà cừ

285

36,371

62,413

82,894

100,507

500

47,088

77,128

100,360

117,973

13

Keo Dó bầu

500

44,316

47,706

48,320

48,800

1.500

86,852

93,496

94,484

95,229

14

Keo Muồng đen

1.110

67,963

73,161

73,999

74,641

2.142

110,669

119,134

120,354

121,269

15

Lát hoa Sao đen

400

41,175

44,325

44,903

45,356

16

Sao đen Dầu rái

400

42,188

45,415

45,996

46,448

500

47,055

50,654

51,274

51,754

17

Sao đen Dó bầu

500

46,468

50,022

50,641

51,120

18

Sao đen Sến

500

47,252

50,867

51,487

51,967

19

Sến Dó bầu

500

46,728

50,303

50,922

51,401

 

Phụ lục III

KHUNG GIÁ CÁC LOẠI RỪNG TRỒNG TỪ NĂM THỨ 5

IIIA. KHUNG GIÁ RỪNG TRỒNG TỪ NĂM THỨ 5 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC

Đơn vị tính: Triệu đồng/ha

STT

Trạng thái rừng

Khung trữ lượng

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

1

Dầu rái: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

181,140

181,126

158,808

Cao nhất

890,751

890,737

868,419

2

Dó bầu: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

183,879

183,865

161,547

Cao nhất

1.249,457

1.249,443

1.227,125

3

Gõ đỏ: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

218,706

218,692

196,374

Cao nhất

1.552,706

1.552,692

1.530,374

4

Giáng hương: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

356,762

356,748

334,430

Cao nhất

6.177,517

6.177,503

6.155,185

5

Huỳnh đàn: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

410,095

410,081

387,763

Cao nhất

2.266,095

2.266,081

2.243,763

6

Keo: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

171,097

171,083

148,765

Cao nhất

764,619

764,605

742,287

7

Lát hoa: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

256,961

256,947

234,629

Cao nhất

2.837,961

2.837,947

2.815,629

8

Muồng đen: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

206,454

206,440

184,122

Cao nhất

1.427,174

1.427,160

1.404,842

9

Sao đen: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

186,360

186,346

164,028

Cao nhất

1.280,611

1.280,597

1.258,279

10

Sến: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

219,687

219,673

197,355

Cao nhất

2.271,186

2.271,172

2.248,854

11

Tràm nội: 1000 - 20000 cây/ha

Thấp nhất

146,921

146,918

143,636

Cao nhất

399,888

399,885

396,603

12

Tràm ngoại: 1000 - 20000 cây/ha

Thấp nhất

148,621

148,618

145,336

Cao nhất

433,888

433,885

430,603

13

Xà cừ: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

156,021

156,007

133,689

Cao nhất

368,718

368,704

346,386

14

Keo Dó bầu: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

108,772

108,758

86,440

Cao nhất

891,672

891,658

869,340

15

Keo Muồng: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

143,695

143,681

121,363

Cao nhất

988,184

988,170

965,852

16

Lát hoa Sao đen: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

142,203

142,189

119,871

Cao nhất

1.969,203

1.969,189

1.946,871

17

Sao đen Dầu rái: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

110,795

110,781

88,463

Cao nhất

1.001,726

1.001,712

979,394

18

Sao đen Dó bầu: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

122,593

122,579

100,261

Cao nhất

1.181,093

1.181,079

1.158,761

19

Sao đen Sến: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

140,439

140,425

118,107

Cao nhất

1.691,939

1.691,925

1.669,607

20

Sến Dó bầu: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

139,374

139,360

117,042

Cao nhất

1.676,374

1.676,360

1.654,042

IIIB. KHUNG GIÁ RỪNG TRỒNG TỪ NĂM THỨ 5 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THOẠI SƠN

Đơn vị tính: Triệu đồng/ha

STT

Trạng thái rừng

Khung trữ lượng

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

1

Dầu rái: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

165,144

165,130

142,812

Cao nhất

873,373

873,359

851,041

2

Dó bầu: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

168,783

168,769

146,451

Cao nhất

1.232,078

1.232,064

1.209,746

3

Gõ đỏ: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

201,327

201,313

178,995

Cao nhất

1.535,327

1.535,313

1.512,995

4

Giáng hương: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

340,395

340,381

318,063

Cao nhất

6.142,654

6.142,640

6.120,322

5

Huỳnh đàn: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

375,233

375,219

352,901

Cao nhất

2.231,233

2.231,219

2.208,901

6

Keo: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

154,730

154,716

132,398

Cao nhất

726,959

726,945

704,627

7

Lát hoa: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

239,583

239,569

217,251

Cao nhất

2.820,583

2.820,569

2.798,251

8

Muồng đen: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

189,075

189,061

166,743

Cao nhất

1.403,593

1.403,579

1.381,261

9

Sao đen: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

171,170

171,156

148,838

Cao nhất

1.263,233

1.263,219

1.240,901

10

Sến: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

204,498

204,484

182,166

Cao nhất

2.253,807

2.253,793

2.231,475

11

Tràm nội: 1000 - 20000 cây/ha

Thấp nhất

131,915

131,912

128,63

Cao nhất

382,115

382,112

378,83

12

Tràm ngoại: 1000 - 20000 cây/ha

Thấp nhất

133,615

133,612

130,33

Cao nhất

416,115

416,112

412,83

13

Xà cừ: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

156,021

156,007

133,689

Cao nhất

368,718

368,704

346,386

14

Keo Dó bầu: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

108,772

108,758

86,440

Cao nhất

891,672

891,658

869,340

15

Keo Muồng: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

143,695

143,681

121,363

Cao nhất

988,184

988,170

965,852

16

Lát hoa Sao đen: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

142,203

142,189

119,871

Cao nhất

1.969,203

1.969,189

1.946,871

17

Sao đen Dầu rái: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

110,795

110,781

88,463

Cao nhất

1.001,726

1.001,712

979,394

18

Sao đen Dó bầu: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

122,593

122,579

100,261

Cao nhất

1.181,093

1.181,079

1.158,761

19

Sao đen Sến: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

140,439

140,425

118,107

Cao nhất

1.691,939

1.691,925

1.669,607

20

Sến Dó bầu: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

139,374

139,360

117,042

Cao nhất

1.676,374

1.676,360

1.654,042

IIIC. KHUNG GIÁ RỪNG TRỒNG TỪ NĂM THỨ 5 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TỊNH BIÊN, HUYỆN TRI TÔN

Đơn vị tính: Triệu đồng/ha

STT

Trạng thái rừng

Khung trữ lượng

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

1

Dầu rái: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

153,146

153,132

130,814

Cao nhất

860,339

860,325

838,007

2

Dó bầu: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

157,461

157,447

135,129

Cao nhất

1.219,044

1.219,030

1.196,712

3

Gõ đỏ: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

188,293

188,279

165,961

Cao nhất

1.522,293

1.522,279

1.499,961

4

Giáng hương: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

328,120

328,106

305,788

Cao nhất

6.116,508

6.116,494

6.094,176

5

Huỳnh đàn: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

349,086

349,072

326,754

Cao nhất

2.205,086

2.205,072

2.182,754

6

Keo: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

142,455

142,441

120,123

Cao nhất

698,714

698,700

676,382

7

Lát hoa: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

226,549

226,535

204,217

Cao nhất

2.807,549

2.807,535

2.785,217

8

Muồng đen: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

176,041

176,027

153,709

Cao nhất

1.385,907

1.385,893

1.363,575

9

Sao đen: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

159,778

159,764

137,446

Cao nhất

1.250,199

1.250,185

1.227,867

10

Sến: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

193,106

193,092

170,774

Cao nhất

2.240,774

2.240,760

2.218,442

11

Tràm nội: 1000 - 20000 cây/ha

Thấp nhất

120,661

120,658

117,376

Cao nhất

368,786

368,783

365,501

12

Tràm ngoại: 1000 - 20000 cây/ha

Thấp nhất

122,361

122,358

119,076

Cao nhất

402,786

402,783

399,501

13

Xà cừ: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

129,439

129,425

107,107

Cao nhất

338,305

338,291

315,973

14

Keo Dó bầu: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

96,132

96,118

73,800

Cao nhất

867,561

867,547

845,229

15

Keo Muồng: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

124,073

124,059

101,741

Cao nhất

956,601

956,587

934,269

16

Lát hoa Sao đen: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

130,688

130,674

108,356

Cao nhất

1.957,688

1.957,674

1.935,356

17

Sao đen Dầu rái: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

99,280

99,266

76,948

Cao nhất

989,086

989,072

966,754

18

Sao đen Dó bầu: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

109,952

109,938

87,620

Cao nhất

1.168,452

1.168,438

1.146,120

19

Sao đen Sến: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

127,799

127,785

105,467

Cao nhất

1.679,299

1.679,285

1.656,967

20

Sến Dó bầu: 10 - 300 m3/ha

Thấp nhất

126,733

126,719

104,401

Cao nhất

1.663,733

1.663,719

1.641,401

 

Phụ lục IV

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHUNG GIÁ RỪNG TỰ NHIÊN VÀ RỪNG TRỒNG

1. Phương pháp xác định khung giá rừng1

- Khung giá rừng quy định giá tối thiểu và giá tối đa cho các loại rừng, làm căn cứ xây dựng bảng giá các loại rừng trên từng địa bàn cụ thể.

- Giá tối thiểu và giá tối đa đối với rừng tự nhiên được xác định như sau:

Giá tối thiểu đối với rừng tự nhiên được xác định dựa trên giá cây đứng và giá quyền sử dụng rừng tối thiểu. Giá cây đứng tối thiểu được xác định dựa trên giá bán gỗ tròn tối thiểu của các nhóm gỗ do Nhà nước quy định trong tính thuế tài nguyên. Giá quyền sử dụng rừng tối thiểu được tính dựa trên thu nhập tối thiểu thu được từ khu rừng;

Giá tối đa đối với rừng tự nhiên được xác định dựa trên giá cây đứng và giá quyền sử dụng rừng tối đa. Giá cây đứng tối đa được xác định dựa trên giá bán gỗ tròn tối đa của các nhóm gỗ do Nhà nước quy định trong tính thuế tài nguyên. Giá quyền sử dụng rừng tối đa được tính dựa trên thu nhập tối đa thu được từ khu rừng.

- Giá tối thiểu và giá tối đa đối với rừng trồng được xác định như sau:

Giá tối thiểu đối với rừng trồng được xác định dựa trên tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng tối đa và thu nhập dự kiến tối thiểu từ khu rừng;

Giá tối đa đối với rừng trồng được xác định dựa trên tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng tối thiểu và thu nhập dự kiến tối đa từ khu rừng.

2. Phương pháp định giá rừng tự nhiên

Giá rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên (Gtn) được tính bằng tiền cho 01 ha (đồng/ha) cụ thể được xác định theo công thức:

Gtn = G Gsd

Trong đó:

G: là giá trị cây gỗ tại rừng, được tính bằng tiền cho 01 ha (đồng/ha).

Gsd: là giá quyền sử dụng rừng, là tổng thu nhập được tính bằng tiền cho 01 ha (đồng/ha) mà chủ rừng được hưởng từ rừng trong thời gian được giao rừng, cho thuê rừng.

2.1. Phương pháp định giá cây đứng

a) Xác định tỷ lệ trữ lượng gỗ rừng tự nhiên phân theo nhóm gỗ, cấp kính:

Giá cây đứng của rừng tự nhiên phụ thuộc vào trữ lượng các loại nhóm gỗ trong rừng theo các cấp kính. Để có được những dữ liệu cần xác định này thì phải thông qua các ô tiêu chuẩn đo đếm cây gỗ. Sau đó đã xác định được tỷ lệ trữ lượng gỗ của kiểu rừng gỗ tự nhiên phân theo nhóm gỗ (8 nhóm theo quy định của ngành lâm nghiệp), cấp kính và đơn vị hành chính.

b) Xác định giá bán gỗ tròn tại bãi giao:

Báo cáo đã thu thập, tổng hợp thông tin về đấu giá gỗ; các quy định về giá gỗ tròn để tính thuế tài nguyên... Cụ thể như sau:

Theo Khoản 3, Điều 3, Quyết định số 67/2019/QĐ-UBND ngày 20/12/2019 của UBND tỉnh An Giang về việc quy định bảng giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh An Giang thì quy định về giá gỗ tròn để tính thuế tài nguyên được áp dụng giá tối thiểu theo Khung giá tính thuế tài nguyên quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư số 44/2017/TT-BTC.

Do đó, báo cáo đã căn cứ vào Thông tư số 05/2020/TT-BTC ngày 20/01/2020 của Bộ Tài chính quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 44/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về khung giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hoá giống nhau để xác định giá bán gỗ tròn tối thiểu của từng nhóm gỗ theo các cấp kính khác nhau.

c) Xác định thuế suất tài nguyên rừng:

Mức thuế cho từng nhóm gỗ theo mức thuế suất tài nguyên được quy định theo Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13 ngày 10/12/2015 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên rừng.

d) Xác định chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển

Tại thời điểm định giá, đã tiến hành khảo sát trên địa bàn các huyện có rừng tự nhiên của tỉnh cho thấy không có thông tin về chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ rừng tự nhiên đến bãi giao. Do đó, báo cáo đã ước tính chi phí khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ rừng tự nhiên dựa vào nơi có khai thác và điều kiện tương đương (tỉnh Bình Thuận).

e) Xác định khung giá cây đứng

Từ những căn cứ trên, giá cây đứng (đồng/ha) được tính theo công thức:

Trong đó:

Mi: là trữ lượng gỗ của nhóm gỗ i tính bằng m3;

Pi: là giá gỗ tròn tại bãi giao sau khi trừ chi phí khai thác, thuế và các chi phí khác của nhóm gỗ i tính bằng đồng cho 01 m3 gỗ tròn;

n: là số lượng nhóm gỗ phân loại (n chạy theo nhóm gỗ từ 1 đến 8, theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

2.2. Phương pháp định giá quyền sử dụng rừng2

Giá quyền sử dụng rừng được xác định dựa trên thu nhập từ rừng trong thời gian quản lý và sử dụng rừng, bao gồm thu nhập từ khai thác lâm sản, dịch vụ môi trường rừng và các lợi ích khác. Qua điều tra thu thập số liệu từ các chủ rừng các năm 2017, 2018 và 2019 trên địa bàn các huyện có rừng tự nhiên của tỉnh An Giang cho thấy các chủ rừng chỉ thu được từ hai nguồn, đó là từ chi trả DVMT rừng và hoạt động Du lịch sinh thái. Do vậy giá quyền sử dụng rừng tự nhiên của tỉnh được xây dựng dựa trên hai căn cứ: Giá trị từ DVMT rừng và giá trị từ hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Cách xác định cụ thể như dưới đây:

- Bước 1. Xác định doanh thu bình quân từ khu rừng định giá trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá, bao gồm:

Doanh thu từ lâm sản (gỗ, lâm sản ngoài gỗ);

Doanh thu từ dịch vụ môi trường rừng;

Doanh thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập;

Doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

Các nguồn thu hợp pháp khác.

- Bước 2. Xác định chi phí bình quân trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá, bao gồm:

Chi phí khai thác chính, khai thác tận thu, tận dụng và các chi phí khác liên quan tới khai thác;

Chi phí đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập;

Chi phí đối với hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

Chi phí trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, bảo vệ rừng và duy tu bảo dưỡng công trình phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

Chi dịch vụ môi trường rừng;

Thuế, phí và các chi phí hợp lý khác;

Các chi phí trên được tính theo quy định của Nhà nước; nhân công theo định mức hoặc theo thực tế đã bỏ ra; giá nhân công tính tại thời điểm định giá; các chi phí không có quy định của Nhà nước tính theo giá thực tế tại thị trường địa phương tương ứng với khoảng thời gian trên (theo từng năm).

- Bước 3. Xác định thời gian quản lý và sử dụng rừng: số năm còn lại được quản lý và sử dụng rừng được xác định trên cơ sở hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng.

- Bước 4. Tính giá quyền sử dụng rừng (đồng/ha)

Trường hợp tính cho 1 năm theo công thức:

Gsd

=

B - C

1 r

Trường hợp tính cho thời gian trên 1 năm theo công thức:

Gsd

=

B - C

(1 r)t

Trong đó:

B: là tổng doanh thu bình quân của khu rừng cần định giá (đồng/ha) từ lâm sản (gỗ, lâm sản ngoài gỗ), dịch vụ môi trường rừng, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và các nguồn thu khác tính trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá;

C: là tổng chi phí bình quân (đồng/ha) tính trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá;

t: là thời gian quản lý và sử dụng rừng còn lại tính bằng năm (t chạy từ 1 đến n);

r: là tỷ lệ chiết khấu được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) nhằm xác định giá trị hiện tại của dòng tiền. Tỷ lệ chiết khấu áp dụng là tỷ lệ lãi suất tiền gửi trung bình, được tính như sau:

Xác định tỷ lệ lãi suất tiền gửi kỳ hạn một năm cao nhất trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá của ngân hàng thương mại trên địa bàn;

Xác định tỷ lệ lãi suất tiền gửi kỳ hạn một năm thấp nhất trong 03 năm liền kề trước thời điểm định giá của ngân hàng thương mại trên địa bàn;

Tính tỷ lệ lãi suất trung bình tiền gửi kỳ hạn 01 năm.

3. Phương pháp định giá rừng trồng

Giá rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng trồng được tính bằng tiền (đồng/ha) cho 01 ha rừng trồng mà chủ rừng được hưởng từ rừng trong thời gian được giao rừng, cho thuê rừng cụ thể được xác định theo công thức:

Grt = CPrt TNrt

Trong đó:

CPrt: là tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng tại thời điểm định giá, được tính bằng tiền cho 01 ha (đồng/ha) của khu rừng.

TNrt: là tổng thu nhập dự kiến tại thời điểm định giá được tính bằng tiền cho 01 ha (đồng/ha) mà chủ rừng được hưởng từ rừng trong thời gian được giao rừng, cho thuê rừng.

3.1. Phương pháp xác định tổng chi phí đầu tư tạo rừng

- Tổng chi phí đã đầu tư rừng trồng, được tính theo công thức:

Trong đó:

CPrt: là tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng;

i = 1 (năm bắt đầu đầu tư tạo rừng), 2, 3.... đến năm định giá;

r: là tỷ lệ chiết khấu được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) nhằm xác định giá trị hiện tại của dòng tiền. Tỷ lệ chiết khấu áp dụng là tỷ lệ lãi suất tiền gửi trung bình, và được tính như đã nêu ở mục 2.1.2.

n là thời gian tính từ năm bắt đầu đầu tư (năm 1) đến năm định giá.

Ci: là chi phí đầu tư tạo rừng trong năm thứ i; Chi phí đã đầu tư là tổng hợp toàn bộ chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp từ thời điểm bắt đầu trồng rừng đến thời điểm định giá:

Chi phí trực tiếp, bao gồm: chi phí tạo rừng, trong đó có chi phí giống cây, vật liệu, nhân công, thiết bị, máy móc, công cụ lao động, chi phí bảo vệ rừng (nhân công bảo vệ, trang thiết bị, đầu tư các công trình phục vụ trực tiếp cho phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng, trừ sinh vật hại rừng);

Chi phí gián tiếp, bao gồm: chi phí quản lý, khảo sát, thiết kế, giám sát, nghiệm thu, kiểm kê, thuế, phí; chi phí phân bổ khác về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng;

Các chi phí khác.

Trường hợp không xác định được chi phí đầu tư làm cơ sở xác định giá rừng trồng, áp dụng mức chi phí đối với khu rừng khác ở địa bàn lân cận có đặc điểm, điều kiện tương đương và có sự điều chỉnh (nếu cần) tùy theo điều kiện địa hình và các đặc điểm riêng biệt của khu rừng cần định giá.

3.2. Phương pháp xác định thu nhập dự kiến

- Thu nhập dự kiến của rừng trồng, được tính theo công thức:

TNrt

=

B - C

(1 r)t

Trong đó:

B: là tổng doanh thu (đồng) của khu rừng cần định giá từ lâm sản (gỗ, lâm sản ngoài gỗ), dịch vụ môi trường rừng, hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và các nguồn thu khác từ thời điểm định giá cho đến hết chu kỳ kinh doanh rừng trồng. Đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là rừng trồng, tính từ thời điểm định giá cộng thêm 10 năm.

C: là tổng chi phí (đồng) của khu rừng cần định giá tính từ thời điểm định giá cho đến hết chu kỳ kinh doanh rừng trồng;

r: là tỷ lệ chiết khấu được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) nhằm xác định giá trị hiện tại của dòng tiền. Tỷ lệ chiết khấu áp dụng là tỷ lệ lãi suất tiền gửi trung bình, và được tính như đã nêu ở mục 2.1.2.

t: là thời gian sử dụng rừng còn lại (tính bằng năm) từ năm định giá đến hết thời hạn được giao rừng, cho thuê rừng.

- Nguồn thu nhập dự kiến của rừng trồng, bao gồm:

Thu từ lâm sản (gỗ, lâm sản ngoài gỗ);

Thu từ dịch vụ môi trường rừng;

Thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập;

Thu từ hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

Nguồn thu hợp pháp khác.

-Trường hợp không xác định được thu nhập dự kiến làm cơ sở xác định giá rừng trồng áp dụng mức thu nhập của khu rừng khác trên địa bàn có đặc điểm, điều kiện tương đương và có sự điều chỉnh (nếu cần) tùy theo điều kiện địa hình và các đặc điểm riêng biệt của khu rừng cần định giá.

 

Phụ lục V

HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI GIÁ RỪNG TỰ NHIÊN

1. Hướng dẫn xác định giá rừng tự nhiên

Giá rừng tự nhiên của một lô rừng trên địa bàn tỉnh An Giang tại một thời điểm cụ thể (GRtn, triệu đồng) được xác định theo công thức (1).

GRtn = S * GRtnbq              (1)

Trong đó:

S: Diện tích của lô rừng (ha)

GRtnbq: Giá rừng tự nhiên bình quân (triệu đồng/ha), được xác định theo công thức (2).

Trong đó:

GRa: Giá trị cận dưới của khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (triệu đồng/ha) được quy định tại Phụ lục 01 (Khung giá các loại rừng tự nhiên);

GRb: Giá trị cận trên của khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (triệu đồng/ha) được quy định tại Phụ lục 01 (Khung giá các loại rừng tự nhiên);

Ma: Trữ lượng gỗ cận dưới trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định  m3/ha);

Mb: Trữ lượng gỗ cận trên trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (m3/ha);

M: Trữ lượng gỗ bình quân của lô rừng cần xác định (m3/ha).

Ví dụ 1: Hướng dẫn xác định giá rừng của 2 ha rừng phòng hộ là rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK) có trữ lượng bình quân 35 m3/ha như sau:

Bước 1: Xác định giá rừng tự nhiên bình quân (GRtnbq) của lô rừng

- Trữ lượng gỗ bình quân của lô rừng tại thời điểm định giá là 35 m3/ha.

- Từ trạng thái rừng của lô rừng là rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK) và chức năng rừng là rừng phòng hộ, tra Khung giá các loại rừng tự nhiên tại Phụ lục 01 để xác định được khung giá và khung trữ lượng như dưới đây:

GRa (Giá trị cận dưới của khung giá tương ứng với trạng thái rừng rừng cần xác định) là 41,418 triệu đồng/ha

GRb (Giá trị cận trên của khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định) là 107,895 triệu đồng/ha

Ma (Trữ lượng gỗ cận dưới trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định) là 10 m3/ha

Mb (Trữ lượng gỗ cận trên trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định) là 50 m3/ha

- Sử dụng công thức (1), ta có:

Hay GRtnbq = 82,966 triệu đồng/ha

Như vậy, kết quả giá rừng bình quân của 1 ha rừng phòng hộ là rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK) có trữ lượng bình quân 35 m3/ha là 82,966 triệu đồng.

Có thể tóm gọn là sau khi tra khung giá rừng tự nhiên tối thiểu, tối đa để xác định được khung giá và khung trữ lượng rồi dùng công thức nội suy trong bảng tính Excel như dưới đây:

Khung giá (triệu đồng/ha)

Khung trữ lượng gỗ

(m3/ha)

Trữ lượng tại thời điểm định giá (m3/ha)

Giá rừng tại thời điểm định giá (triệu đồng/ha) 3

GRa = 41,418

Ma = 10

M = 35

GRtnbq = 82,966

GRb = 107,895

Mb = 50

Bước 2: Xác định giá rừng tự nhiên (GRtn) của lô rừng

Áp dụng công thức (1) được kết quả như sau:

GRtn = 2 * 82,966 hay GR = 165,932 triệu đồng

Vậy, kết quả giá rừng của 2 ha rừng phòng hộ là rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK) có trữ lượng bình quân 35 m3/ha là 165,932 triệu đồng.

2. Hướng dẫn xác định giá rừng tự nhiên trường hợp khi góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước

Giá rừng tự nhiên trường hợp khi xác định giá trị góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước của một lô rừng trên địa bàn tỉnh An Giang tại thời điểm cụ thể (GVtn, triệu đồng) được xác định theo công thức (3).

GVtn = S * GVtnbq (3)

Trong đó:

S: Diện tích của lô rừng (ha)

GVtnbq: Giá rừng khi xác định giá trị góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước (chuyển nhượng vốn) bình quân của lô rừng (triệu đồng/ha), được xác định theo công thức (4).

Va: Giá trị cận dưới của khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (triệu đồng/ha);

Vb: Giá trị cận trên của khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (triệu đồng/ha);

Ma: Trữ lượng gỗ cận dưới trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (m3/ha);

Mb: Trữ lượng gỗ cận trên trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (m3/ha);

M: Trữ lượng gỗ bình quân của lô rừng cần xác định (m3/ha).

Ví dụ 2: Hướng dẫn xác định khi xác định giá trị góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước (chuyển nhượng vốn) của 30 ha rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK) có trữ lượng bình quân 35 m3/ha như sau:

Bước 1: Xác định giá rừng tự nhiên khi góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước bình quân (GVtnbq) của lô rừng

Trữ lượng gỗ bình quân của lô rừng tại thời điểm định giá là 35 m3/ha.

Tra Phụ lục 01 (Khung giá các loại rừng tự nhiên) và sử dụng công thức nội suy (4) để xác định được khung giá cây đứng rừng tự nhiên và khung trữ lượng như dưới đây:

Khung giá (triệu đồng/ha)

Khung trữ lượng gỗ (m3/ha)

Trữ lượng tại thời điểm định giá (m3/ha)

Giá rừng tại thời điểm định giá (triệu đồng/ha)

Va = 16,620

Ma = 10

M = 35

GVtnbq = 58,168

Vb = 83,097

Mb = 50

Như vậy, kết quả giá rừng bình quân trường hợp khi góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước bình quân của 1 ha rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh  nghèo kiệt (TXK) có trữ lượng bình quân 35 m3/ha là 58,168 triệu đồng/ha.

Bước 2: Xác định giá rừng tự nhiên khi góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước (GVtn) của lô rừng

Áp dụng công thức (3) được kết quả như sau:

GVtn = 30 * 58,168 hay GVtn = 1.745,040 triệu đồng.

Vậy, kết quả giá trị góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước (chuyển nhượng vốn) của 30 ha rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK) có trữ lượng bình quân 35 m3/ha là 1.745,040 triệu đồng.

3. Hướng dẫn xác định giá rừng tự nhiên trong trường hợp khi xác định giá trị phải bồi thường khi có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đối với rừng; thiệt hại do thiên tai, cháy rừng và các thiệt hại khác đối với rừng; xác định giá trị rừng phục vụ giải quyết tranh chấp liên quan tới rừng

Căn cứ Khoản 3, Điều 11, Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT về Quy định phương pháp định giá rừng và khung giá rừng thì giá trị thiệt hại, giá trị phải bồi thường đối với rừng tự nhiên (BTtn, triệu đồng) trên địa bàn tỉnh An Giang tại một thời điểm cụ thể được xác định theo công thức (5).

BTtn = GRtn * Dtn * Ktn              (5)

Trong đó:

Dtn: mức độ thiệt hại ước tính bằng tỷ lệ phần mười cho 01 ha rừng tự nhiên;

Ktn: hệ số điều chỉnh thiệt hại về môi trường, chức năng sinh thái của rừng của rừng tự nhiên có giá trị bằng: 05 đối với rừng đặc dụng, 04 đối với rừng phòng hộ và 03 đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

GRtn: Giá rừng tự nhiên của lô rừng (triệu đồng) được xác định theo công thức (1).

Ví dụ 3: Hướng dẫn xác định giá trị bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt về rừng của một lô rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK) thuộc rừng phòng hộ, có trữ lượng bình quân 35 m3/ha với mức độ thiệt hại là 3/10 và diện tích rừng bị thiệt hại là 2 ha như sau:

Bước 1: xác định giá rừng của 2 ha rừng phòng hộ là rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK), có trữ lượng bình quân 35 m3/ha.

Theo ví dụ 1 thì kết quả giá rừng của 2 ha rừng phòng hộ là rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK) có trữ lượng bình quân 35 m3/ha là 165,932 triệu đồng.

Bước 2: Xác định giá trị thiệt hại, giá trị phải bồi thường đối với rừng tự nhiên (BTtn, triệu đồng)

Áp dụng công thức (5) được kết quả như sau:

BTtn = Gtn * Dtn * Ktn

hay BTtn = 165,932 * 3/10 * 4

hay BTtn = 199,118 (triệu đồng)

Như vậy, kết quả giá bồi thường thiệt hại rừng tự nhiên của 2 ha rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh nghèo kiệt (TXK) với trữ lượng gỗ bình quân 35 m3/ha là rừng phòng hộ với mức độ thiệt hại là 3/10 là 199,118 triệu đồng.

 

Phụ lục VI

HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI GIÁ RỪNG TRỒNG

1. Hướng dẫn xác định giá rừng trồng

Giá rừng trồng của một lô rừng trên địa bàn tỉnh An Giang tại một thời điểm cụ thể (GRrt, triệu đồng) được xác định theo công thức (6).

GRrt = S * GRrtbq             (6)

Trong đó:

S: Diện tích của lô rừng (ha)

GRrtbq: Giá rừng trồng bình quân (triệu đồng/ha), Tùy theo trạng thái rừng mà áp dụng 1 trong 2 trường hợp sau để xác định GRrtbq.

* Trường hợp 1: Đối với rừng trồng từ 5 năm trở lên cần điều tra xác định trữ lượng gỗ bình quân (m3/ha) của lô rừng đó (riêng rừng trồng Tràm thì cần điều tra xác định mật độ cây gỗ bình quân (cây/ha) của lô rừng đó) thì giá rừng trồng bình quân (GRrtbq) được xác định theo công thức (7).

Trong đó:

GRa: Giá trị cận dưới của khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (triệu đồng/ha) được quy định tại Phụ lục 02 (Khung giá các loại rừng trồng);

GRb: Giá trị cận trên của khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (triệu đồng/ha) được quy định tại Phụ lục 02 (Khung giá các loại rừng trồng);

Ma: Trữ lượng gỗ hay mật độ cận dưới trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (m3/ha);

Mb: Trữ lượng gỗ hay mật độ cận trên trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định (m3/ha);

M: Trữ lượng gỗ hay mật độ bình quân của lô rừng cần xác định (m3/ha).

Ví dụ 4: Hướng dẫn xác định giá rừng của 2 ha rừng sản xuất là rừng trồng Keo có trữ lượng bình quân 80 m3/ha trên địa bàn thành phố Châu Đốc như sau:

Bước 1: Xác định giá rừng trồng bình quân (GRrtbq) của lô rừng

- Trữ lượng gỗ bình quân của lô rừng tại thời điểm định giá là 80 m3/ha.

- Vì lô rừng này có vị trí thuộc thành phố Châu Đốc nên sẽ sử dụng Phụ lục 02A (Khung giá các loại rừng trồng thành phố Châu Đốc) để xác định được khung giá và khung trữ lượng như dưới đây:

GRa (Giá trị cận dưới của khung giá tương ứng với trạng thái rừng rừng cần xác định) là 148,765 triệu đồng/ha

GRb (Giá trị cận trên của khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định) là 742,287 triệu đồng/ha

Ma (Trữ lượng gỗ cận dưới trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định) là 10 m3/ha

Mb (Trữ lượng gỗ cận trên trong khung giá tương ứng với trạng thái rừng cần xác định) là 300 m3/ha

- Áp dụng công thức (7) được kết quả như sau:

Hay GRrtbq = 292,029 triệu đồng/ha

Như vậy, kết quả giá rừng bình quân của 1 ha rừng sản xuất là rừng trồng Keo có trữ lượng bình quân 80 m3/ha trên địa bàn thành phố Châu Đốc là 292,029 triệu đồng.

Có thể tóm gọn là sau khi tra khung giá rừng trồng tối thiểu, tối đa để xác định được khung giá và khung trữ lượng rồi dùng công thức nội suy trong bảng tính Excel như dưới đây:

Khung giá (triệu đồng/ha)

Khung trữ lượng gỗ (m3/ha)

Trữ lượng tại thời điểm định giá (m3/ha)

Giá rừng tại thời điểm định giá (triệu đồng/ha) 4

GRa = 148,765

Ma = 10

M = 80

GRrtbq = 292,029

GRb = 742,287

Mb = 300

Bước 2: Xác định giá rừng trồng (GRrt) của lô rừng

Áp dụng công thức (6) được kết quả như sau:

GRrt = 2 * 292,029

hay GRrt = 584,058 triệu đồng

Vậy, kết quả giá rừng của 2 ha rừng sản xuất là rừng trồng Keo có trữ lượng bình quân 80 m3/ha trên địa bàn thành phố Châu Đốc là 584,058 triệu đồng.

* Trường hợp 2: Đối với rừng trồng dưới 5 năm chỉ cần điều tra xác định loài cây trồng, mật độ trồng, năm trồng, vị trí (huyện/thành phố) của lô rừng đó. Sau đó căn cứ Phụ lục 02 (Khung giá các loại rừng trồng) để xác định giá rừng bình quân của lô rừng này.

Ví dụ 5: Để xác định giá rừng của 0,5 ha rừng phòng hộ là rừng trồng Keo năm thứ 2 (mật độ 1111 cây/ha) trên địa bàn huyện Thoại Sơn, xác định như sau:

Vì lô rừng này có vị trí thuộc huyện Thoại Sơn nên sẽ sử dụng Phụ lục 02B (Khung giá các loại rừng trồng huyện Thoại Sơn) để xác định giá rừng bình quân của lô rừng này. Theo đó, giá rừng bình quân của rừng phòng hộ là rừng trồng Keo năm thứ 2 (mật độ 1111 cây/ha) trên địa bàn huyện Thoại Sơn là 120,506 triệu đồng/ha.

Áp dụng công thức (6) được kết quả như sau:

GRrt = S * GRrtbq

Hay GRrt = 0,5 * 120,506

Hay GRrt = 60,253 triệu đồng

Vậy, kết quả giá rừng của 0,5 ha rừng phòng hộ là rừng trồng Keo năm thứ 2 (mật độ 1111 cây/ha) trên địa bàn huyện Thoại Sơn là 60,253 triệu đồng.

2. Hướng dẫn xác định giá rừng trồng trường hợp khi góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước

Giá rừng khi góp vốn; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước được tính bằng giá rừng trồng (GRrt, triệu đồng) được xác định theo công thức (6).

3. Hướng dẫn xác định giá rừng trồng trong trường hợp khi xác định giá trị phải bồi thường khi có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đối với rừng; thiệt hại do thiên tai, cháy rừng và các thiệt hại khác đối với rừng; xác định giá trị rừng phục vụ giải quyết tranh chấp liên quan tới rừng

Căn cứ Khoản 3, Điều 12, Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT về Quy định phương pháp định giá rừng và khung giá rừng thì giá trị thiệt hại, giá trị phải bồi thường đối với rừng trồng (BTrt, triệu đồng) trên địa bàn tỉnh An Giang tại một thời điểm cụ thể được xác định theo công thức (7).

BTrt = GRrt * Drt * Krt               (7)

Trong đó:

Drt: mức độ thiệt hại ước tính bằng tỷ lệ phần mười cho 01 ha rừng trồng;

Krt: hệ số điều chỉnh thiệt hại về môi trường, chức năng sinh thái của của rừng trồng có giá trị bằng: 03 đối với rừng đặc dụng, 02 đối với rừng phòng hộ và 01 đối với rừng sản xuất.

GRrt: giá rừng trồng của lô rừng (triệu đồng) được xác định theo công thức (6).

Ví dụ 6: Để xác định giá bồi thường thiệt hại rừng trồng bình quân của 0,5 ha rừng phòng hộ là rừng trồng Keo năm thứ 2 (mật độ 1111 cây/ha) trên địa bàn huyện Thoại Sơn với mức độ thiệt hại là 3/10, cách xác định như sau:

Bước 1: xác định giá rừng trồng của của 0,5 ha rừng phòng hộ là rừng trồng Keo năm thứ 2 (mật độ 1111 cây/ha) trên địa bàn huyện Thoại Sơn.

Theo ví dụ 5 thì kết quả giá rừng của 0,5 ha rừng phòng hộ là rừng trồng Keo năm thứ 2 (mật độ 1111 cây/ha) trên địa bàn huyện Thoại Sơn là 60,253 triệu đồng.

Bước 2: Xác định giá trị thiệt hại, giá trị phải bồi thường đối với rừng trồng (BTrt, triệu đồng)

Áp dụng công thức (7) được kết quả như sau:

BTrt = Grt * Drt * Krt

Hay BTrt = 60,253 * 3/10 * 2

Hay BTrt = 36,152 (triệu đồng)

Như vậy, kết quả giá giá bồi thường thiệt hại rừng trồng bình quân của 0,5 ha rừng phòng hộ là rừng trồng Keo năm thứ 2 (mật độ 1111 cây/ha) trên địa bàn huyện Thoại Sơn với mức độ thiệt hại là 3/10 là 36,152 triệu đồng.



1 Điều 14, Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Quy định phương pháp định giá rừng và khung giá rừng.

2 Điều 5, Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Quy định phương pháp định giá rừng và khung giá rừng.

3 Giá rừng tự nhiên bình quân (triệu đồng/ha), được xác định theo công thức (2).

4 Giá rừng trồng bình quân (triệu đồng/ha) đối với rừng trồng từ 5 năm trở lên được xác định theo công thức (7).