Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1076/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 03 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ QUY HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ DỰ ÁN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CỦ CHI ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;

Chỉ thị 31/2011/CT-UBND ngày 5 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tăng cường công tác quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn Thành phố;

Căn cứ Quyết định số 2013/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt danh mục lập các dự án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt bổ sung, điều chỉnh danh mục lập các dự án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 39/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quy định về tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và định mức chi phí lập, thẩm định, công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố;

Xét Báo cáo số 8496/BC-SKHĐT ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Củ Chi đến năm 2025 và Tờ trình số 15/TTr-UBND ngày 11 tháng 2 năm 2015 của Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí dự án quy hoạch với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên dự án quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Củ Chi đến năm 2025.

2. Cơ quan lập quy hoạch: Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi.

3. Mục tiêu của dự án quy hoạch:

- Làm căn cứ pháp lý thực hiện quản lý nhà nước theo quy hoạch trên địa bàn huyện.

- Làm cơ sở lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng huyện Củ Chi đến năm 2025.

- Làm cơ sở thu hút, mời gọi đầu tư trên địa bàn huyện Củ Chi.

4. Yêu cầu của dự án quy hoạch:

- Yêu cầu về nội dung: Tuân thủ Điều 22 của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; phù hợp Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020; Quyết định 2631/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 6 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của Thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020; Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản hoàn thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; phù hợp với Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Thành phố.

- Yêu cầu về kinh phí: Thực hiện theo Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; Quyết định số 39/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 09 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quy định về tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và định mức chi phí lập, thẩm định, công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố.

- Yêu cầu về thời gian lập dự án quy hoạch: 1 năm

5. Phạm vi, thời kỳ lập quy hoạch:

- Phạm vi lập quy hoạch: thuộc toàn bộ địa giới hành chính huyện Củ Chi.

- Thời kỳ lập quy hoạch: 2015 - 2025.

6. Nhiệm vụ của dự án quy hoạch giải quyết các vấn đề sau:

- Xác định tiềm năng, thế mạnh về các nguồn lực của huyện Củ Chi có thể huy động vào phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ quy hoạch.

- Luận chứng các phương án phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức không gian lãnh thổ trên địa bàn huyện Củ Chi trong kỳ quy hoạch.

- Xây dựng hệ thống các giải pháp tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch.

- Xây dựng danh mục các dự án đầu tư trong kỳ quy hoạch.

- Thể hiện các phương án quy hoạch trên bản đồ.

7. Sản phẩm của dự án quy hoạch: Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lập theo nội dung quy định; các báo cáo chuyên đề, phụ lục kèm theo; hệ thống bản đồ và các văn bản pháp lý liên quan.

8. Dự toán kinh phí thực hiện: 1.824.500.000 đồng (Một tỷ, tám trăm hai mươi bốn triệu, năm trăm nghìn đồng).

9. Tiến độ thực hiện: đến tháng 3 năm 2016.

(Đính kèm Đề cương, nhiệm vụ Quy hoạch và dự toán kinh phí của dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Củ Chi đến năm 2025).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Thành phố, Thủ trưởng các sở - ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND. TP;
- Thường trực UBND. TP;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Sở Tài chính;
- UBND huyện Củ Chi;
- Văn phòng Thành ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND.TP;
- VPUB: CPVP, Phòng THKH (2b);
- Lưu VT. (THKH-K)

CHỦ TỊCH




Lê Hoàng Quân

 

ĐỀ CƯƠNG NHIỆM VỤ

QUY HOẠCH VÀ DỰ TOÁN CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CỦ CHI ĐẾN NĂM 2025

Phần I

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết, ý nghĩa thực tiễn của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Củ Chi đến năm 2025

Làm cơ sở lập quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng huyện Củ Chi: Theo khoản b, điều 4 của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, việc lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện dùng làm cơ sở cho việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng. Như vậy, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Củ Chi đến năm 2025 là căn cứ pháp lý quan trọng để lập quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng huyện Củ Chi đến năm 2025.

Triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2631/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2013. Triển khai thực hiện Quy hoạch này, UBND TP.HCM đã chỉ đạo các huyện lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện đến năm 2025, thời gian hoàn thành lập quy hoạch là 2014 - 2025. Như vậy, việc lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Củ Chi đến năm 2025 là hết sức cấp thiết.

Phục vụ công tác quản lý nhà nước theo quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Củ Chi giai đoạn 1996 - 2010 đã hết hiệu lực, đòi hỏi phải lập quy hoạch cho giai đoạn tiếp theo làm cơ sở thực hiện công tác quản lý nhà nước theo quy hoạch.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, huyện Củ Chi cần thiết phải lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội: Huyện Củ Chi có vị trí rất quan trọng trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố, có đội ngũ nhân lực dồi dào và giàu truyền thống cách mạng, có nguồn tài nguyên phong phú, có vị trí địa lý và địa hình thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua huyện Củ Chi phát triển rất mạnh về hạ tầng kinh tế và xã hội, góp phần quan trọng vào nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn huyện. Hệ thống giao thông phát triển mạnh, nhiều khu công nghiệp được đầu tư xây dựng, cơ sở y tế, giáo dục được đầu tư... Nhiều dự án quy mô lớn của thành phố được quy hoạch trên địa bàn huyện, bao gồm dự án Khu đô thị Tây - Bắc thành phố, dự án phát triển du lịch sinh thái - nhà vườn ven sông Sài Gòn, dự án Sài Gòn Safari, đề án quy hoạch sản xuất nông nghiệp Thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025,... Dự báo huyện Củ Chi sẽ có những bước phát triển mang tính đột phá về kinh tế - xã hội trong tương lai. Tuy nhiên, phát triển kinh tế - xã hội huyện Củ Chi hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện. Nhiều dự án đầu tư quy mô lớn được quy hoạch chậm được triển khai. Sử dụng các nguồn lực chưa hiệu quả, đặc biệt là tài nguyên đất. Các mô hình sản xuất có hiệu quả chậm được nhân rộng. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn thấp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm, chưa tạo được thị trường tiêu thụ sản phẩm bền vững. Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.

Tóm lại, lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Củ Chi đến năm 2025 mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong công tác quản lý nhà nước về quy hoạch.

1.2. Căn cứ lập quy hoạch

1.2.1. Căn cứ pháp lý

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

- Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu.

- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.

- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.

- Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

- Chỉ thị số 31/2011/CT-UBND ngày 5 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tăng cường công tác quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố.

- Nghị định 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về quy định việc bảo vệ môi trường trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.

- Thông tư số 06/2007/TT-BKH ngày 27 tháng 8 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định về việc bảo vệ môi trường trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.

- Thông tư số 24/2008/TT-BTC ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch.

- Quyết định số 39/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quy định về tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và định mức chi phí lập, thẩm định, công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn Thành phố.

1.2.2. Các văn bản có liên quan khác

- Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003.

- Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003.

- Luật Bảo vệ Môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2003.

- Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 8 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.

- Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.

- Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố qua các thời kỳ và của huyện Củ Chi và các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ huyện Củ Chi.

- Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực của Trung ương và thành phố Hồ Chí Minh.

- Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 6 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của thành phố Hồ Chí Minh.

- Quyết định số 2412/QĐ-TTg ngày 19/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cả nước giai đoạn 2011 - 2020.

- Quy hoạch số 01/QH-BTL ngày 24/4/2012 của Bộ Tư lệnh thành phố đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và Tư lệnh/ Bộ Tư lệnh thành phố ký, được Bộ Quốc phòng phê duyệt Quy hoạch thế trận quân sự khu vực phòng thủ thành phố Hồ Chí Minh.

- Quyết định số 13/2012/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ ban hành Quy chế kết hợp kinh tế - xã hội với Quốc phòng trong khu vực phòng thủ.

- Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến công.

- Quyết định số 6493/QĐ-BCT ngày 9 tháng 12 năm 2010 của Bộ Công thương về Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn đến năm 2015 có xét đến năm 2020.

- Quyết định số 2240/QĐ-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về Quy hoạch phát triển điện lực huyện Củ Chi giai đoạn 2008 - 2010 - 2015 có xét đến năm 2020.

- Quyết định số 729/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt tổng thể cấp nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.

- Quyết định số 752/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể thoát nước thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.

- Quyết định số 66/2009/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố về duyệt mạng lưới đường thủy và cảng, bến khu vực thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020.

- Quyết định số 150/2004/QĐ-UBND ngày 9 tháng 6 năm 2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quy định về quản lý sử dụng hành lang trên bờ sông, kênh, rạch địa bàn thành phố.

- Quyết định số 313/QĐ-UBND ngày 20 tháng 1 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt phương án Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015.

- Quyết định số 3330/QĐ-UBND ngày 4 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Chương trình phát triển hoa - cây kiểng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015.

- Quyết định số 3331/QĐ-UBND ngày 4 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Chương trình phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015.

- Quyết định số 4320/QĐ-UBND ngày 12 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015.

- Quyết định số 05/2012/QĐ-UBND ngày 3 tháng 2 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Đề án trồng rừng và cây xanh thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

- Quyết định số 3891/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 768/QĐ-UBND ngày 21 tháng 2 năm 2014 của Ủy ban nhân dân về việc phê duyệt Quy hoạch thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

- Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.

- Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, có tính đến năm 2020.

- Quyết định số 4809/2007/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2007 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp địa phương Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

- Quyết định số 1736/2008/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.

- Quyết định số 699/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng hệ thống các trường đại học - cao đẳng tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

- Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc Phê duyệt Quy hoạch sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.

- Quyết định số 2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”.

- Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố 2011 - 2015.

- Quyết định số 17/2009/QĐ-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy hoạch định hướng phát triển hệ thống chợ - siêu thị - trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ 2009 đến năm 2015.

- Quyết định số 41/2009/QĐ-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt đề án phát triển hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.

- Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015.

- Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2020.

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, lần thứ IX, nhiệm kỳ 2011 - 2015.

- Quyết định số 2645/QĐ-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng huyện Củ Chi giai đoạn 2020 - 2025.

- Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản hoàn thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

- Nghị quyết số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 quy định về Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất và Khu kinh tế.

- Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý Cụm công nghiệp.

- Quyết định số 943/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020.

- Quyết định số 3178/2011/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

- Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 03 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về phê duyệt Đề án Quản lý bảo vệ, phát triển các loại rừng và cây xanh thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

- Quyết định số 4896/2012/QĐ-UBND ngày 21 tháng 09 năm 2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Đề án sinh vật cảnh trên địa bàn thành phố từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

- Số liệu thống kê, các kết quả điều tra, khảo sát, tài liệu liên quan và dự báo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, huyện Củ Chi và các huyện lân cận.

1.3. Mục tiêu, yêu cầu và các vấn đề chính cần giải quyết của dự án quy hoạch

1.3.1. Mục tiêu lập quy hoạch

- Làm căn cứ pháp lý thực hiện quản lý nhà nước theo quy hoạch trên địa bàn huyện.

- Làm cơ sở lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng huyện Củ Chi đến năm 2025.

- Làm cơ sở thu hút, mời gọi đầu tư trên địa bàn huyện Củ Chi.

1.3.2. Yêu cầu cần giải quyết

- Yêu cầu về nội dung: Tuân thủ Điều 22 của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; phù hợp chủ trương của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020; Quyết định 2631/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 6 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của Thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020; Nghị quyết số 13-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản hoàn thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; phù hợp với Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế Thành phố.

- Yêu cầu về kinh phí: Thực hiện theo Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; Quyết định số 39/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 09 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quy định về tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và định mức chi phí lập, thẩm định, công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố.

- Yêu cầu về thời gian lập dự án quy hoạch: 1 năm.

1.3.3. Các vấn đề cần giải quyết

a. Đối tượng lập quy hoạch

- Dân số, nguồn nhân lực và mức sống dân cư

- Các ngành kinh tế

- Các lĩnh vực xã hội

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội

- Quốc phòng - an ninh

- Môi trường

b. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: giúp thu thập các thông tin về các chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội huyện Củ Chi trong quá khứ và trong tương lai; các số liệu thống kê giai đoạn 2000 - 2011; các kết quả nghiên cứu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Củ Chi giai đoạn 1996 - 2010; những kết quả đạt được và những mặt hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bài học kinh nghiệm; làm tái hiện lại các quy luật phát triển kinh tế - xã hội huyện Củ Chi trong quá khứ làm cơ sở dự báo, định hướng phát triển trong thời kỳ quy hoạch.

- Phương pháp nghiên cứu hiện trường: tổ chức điều tra khảo sát về tình hình kinh tế - xã hội, môi trường, phân bố không gian lãnh thổ, hiệu quả sử dụng các nguồn lực trên địa bàn huyện Củ Chi làm cơ sở xây dựng mục tiêu và các phương án phát triển trong kỳ quy hoạch.

- Phương pháp định lượng: đề án áp dụng phương pháp định lượng trên cơ sở xác định mối quan hệ tổng thể giữa các ngành, các lĩnh vực, nguồn nhân lực và các nguồn lực tự nhiên để đề ra các chỉ tiêu tăng trưởng; xác định quy mô của từng ngành, lĩnh vực cụ thể trong thời kỳ quy hoạch.

- Phương pháp chuyên gia: đề án trong quá trình thực hiện sẽ tổ chức lấy ý kiến chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên ngành. Hình thức lấy ý kiến chuyên gia là tổ chức các cuộc hội thảo, phỏng vấn sâu.

- Phương pháp tham vấn cộng đồng: tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp dân cư, lấy ý kiến các địa phương giáp ranh huyện Củ Chi.

- Phương pháp so sánh: áp dụng phương pháp so sánh để đánh giá những tiềm năng và lợi thế cũng như những hạn chế của huyện Củ Chi, so sánh các chỉ tiêu tăng trưởng giữa huyện Củ Chi và các huyện khác của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm làm rõ vị trí, vai trò của huyện Củ Chi đối với Thành phố Hồ Chí Minh.

- Phương pháp phân tích tổng hợp: trên cơ sở áp dụng các phương pháp nghiên cứu đã nêu trên, áp dụng phương pháp phân tích tổng hợp nhằm đánh giá toàn diện hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Củ Chi, đúc kết các quy luật phát triển và rút ra những vấn đề trọng yếu cần phải giải quyết, phát huy, khai thác.

c. Phương pháp và trình tự lập quy hoạch

- Tổng kết, phân tích và đánh giá quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong 10 - 15 năm của thời kỳ trước quy hoạch (đánh giá hiện trạng). Xử lý các kết quả điều tra cơ bản đã có và tổ chức điều tra bổ sung; khảo sát thực tế; thu thập tư liệu, số liệu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Củ Chi. Nghiên cứu tác động của các yếu tố bên ngoài; tác động (hay chi phối) của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Củ Chi. Xác định vị trí, vai trò của các ngành đối với kinh tế - xã hội của huyện Củ Chi.

- Xác định vai trò của huyện Củ Chi đối với Thành phố Hồ Chí Minh; nghiên cứu các quan điểm chỉ đạo và một số chỉ tiêu vĩ mô về phát triển kinh tế - xã hội của huyện Củ Chi.

- Xây dựng và lựa chọn phương án quy hoạch: Xác định quan điểm và mục tiêu phát triển; định hướng phát triển và phương án quy hoạch; định hướng tổ chức không gian; các giải pháp thực hiện.

- Lập báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Củ Chi.

Phần II

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NHỮNG TIỀM NĂNG VÀ LỢI THẾ DỰ BÁO KHẢ NĂNG KHAI THÁC CÁC YẾU TỐ VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CỦ CHI

2.1. Phân tích, đánh giá và dự báo khả năng huy động các yếu tố tự nhiên vào mục tiêu phát triển của huyện Củ Chi

2.1.1. Phân tích đánh giá vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ và khả năng phát huy các yếu tố này cho quy hoạch phát triển của huyện

- Phân tích, đánh giá vai trò của vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ của huyện Củ Chi với các địa phương lân cận đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện

- Khả năng phát huy các yếu tố về vị trí địa lý, mối quan hệ lãnh thổ vào phát triển kinh tế - xã hội huyện Củ Chi

2.1.2. Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và dự báo khả năng khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

2.1.2.1. Phân tích, đánh giá tác động của các điều kiện tự nhiên vào phát triển kinh tế - xã hội huyện Củ Chi

- Tác động của thủy văn đối với phát triển kinh tế - xã hội

- Tác động của địa hình đối với phát triển kinh tế - xã hội

- Tác động của thổ nhưỡng đối với phát triển kinh tế - xã hội

2.1.2.2. Phân tích đánh giá các nguồn tài nguyên thiên nhiên, dự báo khả năng khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên vào phát triển kinh tế - xã hội huyện Củ Chi

- Tài nguyên đất

- Tài nguyên nước

- Tài nguyên khoáng sản

- Tài nguyên rừng

- Tài nguyên du lịch

- Tài nguyên thủy sản

2.2. Phân tích, đánh giá phát triển và dự báo dân số, phân bố dân cư, và nguồn nhân lực gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và các giá trị văn hóa phục vụ phát triển huyện Củ Chi

2.2.1. Phân tích, đánh giá hiện trạng về số lượng, chất lượng dân số; phân bố dân cư trên địa bàn huyện

2.2.2. Dự báo quy mô dân số của huyện trong thời gian tới

2.2.3. Phân tích, đánh giá về nguồn nhân lực trên địa bàn huyện

2.2.4. Phân tích đánh giá tác động của giáo dục, văn hóa, xã hội đến sự phát triển của huyện

2.3. Phân tích, đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng về mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển trình độ cao

2.3.1. Phân tích thực trạng hệ thống giao thông vận tải (giao thông động và giao thông tĩnh) và khả năng đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội huyện

2.3.2. Phân tích thực trạng mạng lưới cấp điện, bưu chính - viễn thông, công nghệ thông tin và khả năng đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội huyện

2.3.3. Phân tích thực trạng mạng lưới cấp, thoát nước và khả năng đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội huyện.

2.4. Phân tích, đánh giá quá trình phát triển và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Củ Chi

2.4.1. Thực trạng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Củ Chi giai đoạn 2001 - 2015.

2.4.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế và sản phẩm chủ lực trên địa bàn huyện Củ Chi

- Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp và sản phẩm chủ lực.

- Thực trạng phát triển ngành công nghiệp - xây dựng và sản phẩm chủ lực.

- Thực trạng phát triển ngành thương mại - dịch vụ - tài chính ngân hàng và sản phẩm chủ lực.

2.4.3. Thực trạng phát triển văn hóa - xã hội huyện Củ Chi.

- Thực trạng phát triển giáo dục - đào tạo và hạ tầng giáo dục - đào tạo.

- Thực trạng phát triển y tế và hạ tầng y tế.

- Thực trạng phát triển văn hóa thông tin và thiết chế văn hóa cơ sở.

- Thực trạng phát triển thể dục thể thao và hệ thống cơ sở vật chất thể dục thể thao.

2.4.4. Thực trạng về mức sống dân cư

2.4.5. Thực trạng về nhà ở

2.5. Phân tích thực trạng về tình hình thu chi ngân sách và đầu tư phát triển

2.6. Phân tích thực trạng phát triển theo vùng, khu vực của huyện

2.7. Phân tích thực trạng về môi trường và vấn đề đặt ra

2.8. Phân tích thực trạng về quốc phòng - an ninh

2.9. Phân tích thực trạng năng lực quản lý hành chính của các cơ quan nhà nước huyện

2.10. Phân tích, đánh giá những ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào phát triển sản xuất các ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện Củ Chi và hiệu quả mang lại từ những ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

2.11. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Củ Chi giai đoạn trước

2.11.1. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển các ngành kinh tế - xã hội và sản phẩm chủ lực

2.11.2. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật

2.11.3. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm

2.11.4. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường

2.12. Phân tích, dự báo ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện Củ Chi

2.12.1. Phân tích, dự báo ảnh hưởng của các yếu tố ngoài nước đến phát triển kinh tế - xã hội huyện Củ Chi;

2.12.2. Phân tích, dự báo ảnh hưởng của các yếu tố trong nước đến phát triển kinh tế - xã hội huyện Củ Chi.

2.12.3. Phân tích, dự báo ảnh hưởng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch chung xây dựng, các quy hoạch ngành của thành phố Hồ Chí Minh đến phát triển kinh tế - xã hội huyện Củ Chi.

2.12.4. Phân tích, dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện Củ Chi

2.13. Đánh giá về các lợi thế so sánh, hạn chế và cơ hội cùng các thách thức đối với phát triển huyện trong thời kỳ quy hoạch.

2.13.1. Phân tích lợi thế so sánh của huyện trong thời kỳ quy hoạch.

2.13.2. Các kết luận về lợi thế so sánh, hạn chế, cơ hội và thách thức trong kỳ quy hoạch của huyện Củ Chi

Phần III

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CỦ CHI ĐẾN NĂM 2025

3.1. Vị trí, vai trò của huyện Củ Chi đối với phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh

3.2. Luận chứng quan điểm phát triển kinh tế - xã hội huyện Củ Chi đến năm 2025

- Quan điểm phát triển nhanh và bền vững

- Quan điểm về mối quan hệ tổng thể giữa phát triển kinh tế - xã hội huyện Củ Chi với phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận

- Quan điểm về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

- Quan điểm phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ quốc phòng - an ninh

3.3. Luận chứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Củ Chi đến năm 2025.

3.3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế

- Mục tiêu chung

- Mục tiêu cụ thể: tăng trưởng kinh tế (tính theo giá trị sản xuất), giá trị xuất khẩu, một số sản phẩm chủ yếu và tỷ trọng đóng góp của huyện đối với Thành phố, đóng góp vào ngân sách, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh có so sánh với bình quân chung của Thành phố

3.3.2. Mục tiêu phát triển xã hội

- Mục tiêu chung

- Mục tiêu cụ thể: mức tăng việc làm, giảm thất nghiệp, giảm đói nghèo, mức độ phổ cập về học vấn, tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo, mức giảm bệnh tật và tệ nạn xã hội

3.3.3. Mục tiêu về môi trường

- Mục tiêu chung

- Mục tiêu cụ thể: giảm mức độ ô nhiễm môi trường và bảo đảm các yêu cầu về môi trường trong sạch theo tiêu chuẩn môi trường (tiêu chuẩn Việt Nam)

3.3.4. Mục tiêu về quốc phòng, an ninh

Ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

3.4. Xác định nhiệm vụ để đạt được mục tiêu đề ra trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Củ Chi đến năm 2025

3.4.1. Luận chứng phát triển cơ cấu kinh tế huyện Củ Chi giai đoạn 2011 - 2015, 2016 - 2020 và 2020 - 2025

- Luận chứng các phương án tăng trưởng kinh tế qua các giai đoạn

- Luận chứng các phương án phát triển cơ cấu kinh tế qua các giai đoạn

3.4.2. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu

- Định hướng phát triển các ngành nông nghiệp

- Định hướng phát triển ngành công nghiệp - xây dựng

- Định hướng phát triển ngành thương mại - dịch vụ

- Định hướng phát triển ngành giáo dục - đào tạo

- Định hướng phát triển ngành y tế

- Định hướng phát triển ngành văn hóa thông tin - thể dục thể thao

- Định hướng phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ

- Định hướng phát triển quốc phòng - an ninh

3.4.3. Định hướng phân bố các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu

- Định hướng phân bố sản phẩm ngành nông nghiệp

- Định hướng phân bố các sản phẩm công nghiệp - xây dựng

- Định hướng phân bố các sản phẩm thương mại - dịch vụ

- Định hướng phát triển ngành giáo dục - đào tạo

- Định hướng phát triển ngành y tế

- Định hướng phát triển ngành văn hóa thông tin, thể dục thể thao

3.4.4. Định hướng về đầu tư và cơ cấu đầu tư trên địa bàn huyện

- Xác định nhu cầu vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư

- Nguồn vốn đầu tư

- Phân kỳ đầu tư

3.4.5. Luận chứng phát triển nguồn nhân lực.

- Xác định số lượng lao động đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ quy hoạch

- Luận chứng phương án phát triển nguồn nhân lực

- Luận chứng phương án đào tạo nguồn nhân lực

3.5. Luận chứng phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

3.5.1. Tổ chức hệ thống đô thị, điểm dân cư tập trung và khu, cụm công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, làng nghề; phát triển hệ thống khu, cụm công nghiệp, làng nghề; khu thương mại, hệ thống chợ gắn với các điểm dân cư

3.5.2. Tổ chức khu vực nông thôn; phát triển các vùng cây trồng, vật nuôi hàng hóa

3.5.3. Xác định phương hướng phát triển cho những vùng, khu vực đang kém phát triển và những lãnh thổ có vai trò động lực; phát triển các vùng khó khăn gắn với ổn định dân cư, tăng hộ khá, giảm hộ nghèo

3.5.4. Xác định biện pháp giải quyết chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cư giữa các khu vực, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư

3.6. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài của các hoạt động kinh tế - xã hội của huyện

3.6.1. Lựa chọn phương án phát triển mạng lưới giao thông của huyện trong tổng thể mạng lưới giao thông Thành phố Hồ Chí Minh và trung ương

3.6.2. Lựa chọn phương án phát triển thông tin liên lạc, bưu chính, viễn thông

3.6.3. Lựa chọn phương án phát triển mạng lưới chuyển tải điện gắn với mạng lưới chuyển tải điện của Thành phố

3.6.4. Lựa chọn phương án phát triển hệ thống thủy lợi, hệ thống cấp nước.

3.6.5. Lựa chọn phương án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội và phúc lợi công cộng; Phát triển mạng lưới giáo dục - đào tạo (cả đào tạo nghề), hệ thống y tế - chăm sóc sức khỏe và các cơ sở văn hóa - xã hội

3.7. Định hướng quy hoạch sử dụng đất huyện Củ Chi đến năm 2025

3.7.1. Phân tích đánh giá hiện trạng tình hình quản lý, sử dụng đất

3.7.2. Quan điểm, mục tiêu khai thác sử dụng đất đến năm 2025

3.7.3. Định hướng sử dụng đất huyện Củ Chi đến năm 2025

- Định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

- Định hướng quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp (gồm có: đất xây dựng trụ sở cơ quan, CTSN; đất quốc phòng; đất an ninh; đất khu công nghiệp; đất cho hoạt động khoáng sản; đất có di tích, thắng cảnh; đất bãi thải, xử lý chất thải; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất phát triển hạ tầng; đất ở tại đô thị)

- Định hướng quy hoạch đất chưa sử dụng (gồm đất chưa sử dụng, đất chưa sử dụng còn lại)

- Định hướng quy hoạch sử dụng đất đô thị

- Định hướng quy hoạch sử dụng đất khu bảo tồn thiên nhiên

- Định hướng quy hoạch sử dụng đất khu du lịch

3.8. Luận chứng danh mục dự án đầu tư

- Danh mục các dự án đầu tư ưu tiên giai đoạn 2013 - 2015

- Danh mục các dự án đầu tư ưu tiên giai đoạn 2016 - 2020

- Danh mục các dự án đầu tư ưu tiên giai đoạn 2021 - 2025

3.9. Luận chứng bảo vệ môi trường và giải pháp thực hiện

- Xác định những khu vực nhạy cảm về môi trường trong thời gian tới

- Đề xuất giải pháp thích ứng để bảo vệ hoặc sử dụng các khu vực này

Phần IV

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỤC TIÊU QUY HOẠCH

4.1. Giải pháp về huy động vốn đầu tư

- Các giải pháp huy động vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước;

- Giải pháp huy động vốn đầu tư của xã hội;

- Giải pháp huy động vốn đầu tư từ khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

4.2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.

4.3. Giải pháp về khoa học công nghệ, môi trường.

4.4. Giải pháp về phát triển các ngành chủ lực

- Các ngành kinh tế

- Các ngành xã hội

- Xây dựng nông thôn mới

- Quốc phòng, an ninh

4.5. Giải pháp về sử dụng đất

4.6. Giải pháp về vận dụng cơ chế, chính sách

4.7. Giải pháp về tổ chức thực hiện.

Thể hiện phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện trên bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000 đối với các khu vực kinh tế trọng điểm.

4.8. Kết luận

4.9. Kiến nghị

Phần V

THÀNH PHẦN HỒ SƠ, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN, KINH PHÍ

5.1. Yêu cầu về hồ sơ sản phẩm dự án lập quy hoạch

5.1.1. Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lập theo nội dung quy định.

5.1.2. Các báo cáo chuyên đề, các phụ lục kèm theo.

5.1.3. Hệ thống bản đồ bao gồm: bản đồ hành chính; bản đồ vị trí và mối quan hệ liên vùng; bản đồ hiện trạng và quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng chủ yếu, hệ thống đô thị và các điểm dân cư; bản đồ tổ chức lãnh thổ các hoạt động kinh tế - xã hội chủ yếu; bản đồ hiện trạng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cả nước với các bản đồ tỷ lệ 1/1.000.000 và 1/500.000; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng với các bản đồ tỷ lệ 1/500.000 và 1/250.000; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh với các bản đồ tỷ lệ 1/250.000 và 1/100.000; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện với các bản đồ tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000.

5.1.4. Các văn bản pháp lý có liên quan.

5.2. Tiến độ, trách nhiệm các bên liên quan

Stt

Nội dung

Cơ quan thực hiện

Thời gian hoàn thành

I

CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH

 

 

1

Lập đề cương

Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi

Tháng 9/2012

2

Trình các sở ngành góp ý đề cương

Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi

Tháng 9/2013

3

Thẩm định đề cương

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tháng 06/2014

4

Trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt đề cương, dự toán

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Chính, Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi

Tháng 3/2015

5

Lập hồ sơ đấu thầu

UBND huyện Củ Chi

Tháng 4/2015

6

Lập nội dung quy hoạch

Đơn vị tư vấn

Tháng 8/2015

II

THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT

 

 

7

Tổ chức hội thảo lấy ý kiến sở ngành, các địa phương giáp ranh

Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi

Tháng 12/2015

8

Tổ chức thẩm định dự án quy hoạch

Hội đồng thẩm định

Tháng 01/2016

9

Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt dự án quy hoạch

Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, Hội đồng thẩm định

Tháng 3/2016

10

Phê duyệt dự án quy hoạch

Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố

Tháng 3/2016

5.3. Dự toán kinh phí

Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; Quyết định 39/2013/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định về tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và định mức chi phí lập, thẩm định, công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố, định mức kinh phí quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố được tính như sau:

GiáQHTP Hồ Chí Minh = Gchuẩn x H1 x H2 x H3 x K. Trong đó:

- GiáQHTP Hồ Chí Minh là tổng mức chi phí tối đa cho dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp thành phố Hồ Chí Minh (đơn vị triệu đồng).

- Gchuẩn = 850 triệu đồng, là mức chi phí cho dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh (đơn vị triệu đồng).

- H1 là hệ số cấp độ địa bàn của thành phố Hồ Chí Minh = 1

- H2 là hệ số đánh giá về điều kiện làm việc và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh = 4,5

- H3 là hệ số về quy mô diện tích tự nhiên của thành phố Hồ Chí Minh = 1,08

- K là hệ số điều chỉnh lương tối thiểu và mặt bằng giá tiêu dùng = K1 + K2. Trong đó:

- K1 = 0,3 x Chỉ số giá tiêu dùng được cơ quan có thẩm quyền công bố tại thời điểm tính toán.

- K2 = 0,7 x Hệ số điều chỉnh lương tối thiểu. Hệ số điều chỉnh lương tối thiểu được xác định = Mức lương tối thiểu khi Nhà nước thay đổi tại thời điểm tính toán chia cho 830.000 đồng/tháng.

Thời điểm lập dự toán quy hoạch trên là tháng 8 năm 2014 nên cách tính K như sau: K = K1 + K2, trong đó: K1 = 0,32529 và K2 = 0,96988, như vậy K = 1,29517

Như vậy, định mức chi phí tối đa dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh = 850.000.000 x 1 x 4,5 x 1,08 x 1,29517 = 5.350.347.000 (đồng)

Mức chi phí cho dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện của Thành phố không vượt quá 40% mức chi phí tối đa của dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố.

Theo quy định, định mức chi phí tối đa của dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện không quá 40% định mức chi phí tối đa của dự án lập mới quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Củ Chi đến năm 2025 được xây dựng trong bối cảnh dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 nên các nội dung phân tích định hướng, giải pháp của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh sẽ đóng góp quan trọng trong việc xây dựng nội dung dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Củ Chi đến năm 2025.

Xét nội dung đề cương, khối lượng công việc thực hiện nhiệm vụ lập dự án quy hoạch, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, quy mô diện tích tự nhiên, dân số, định mức chi phí cho dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Củ Chi đến năm 2025 bằng 31% định mức chi phí tối đa của dự án lập mới quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh = 5.350.347.000 x 31% = 1.658.607.570 đồng.

Kinh phí này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Bảng dự toán chi tiết như sau:

TT

Khoản mục chi phí

Mức chi phí (%)

Giá trị
(Đồng)

A

Tổng kinh phí ở mức tối đa

100

1.658.607.570

I

Chi phí cho công việc chuẩn bị đề cương, nhiệm vụ và dự toán

2

33.172.151

1

Chi phí xây dựng đề cương và nhiệm vụ

1,5

24.879.114

2

Chi phí lập dự toán theo đề cương, nhiệm vụ

0,5

8.293.038

II

Chi phí xây dựng quy hoạch

86

1.426.402.510

1

Chi phí thu thập, xử lý số liệu, dữ liệu ban đầu

5

82.930.379

2

Chi phí thu thập bổ sung về số liệu, tư liệu theo yêu cầu quy hoạch

4

66.344.303

3

Chi phí khảo sát thực địa

6

99.516.454

4

Chi phí thiết kế quy hoạch

71

1.177.611.375

4.1

Phân tích và dự báo tác động của các yếu tố bên ngoài

2

33.172.151

4.2

Phân tích và dự báo tác động của các yếu tố bên trong

2

33.172.151

4.3

Phân tích đánh giá hiện trạng

4

66.344.303

4.4

Nghiên cứu mục tiêu và quan điểm phát triển

2

33.172.151

4.5

Nghiên cứu các phương án về mục tiêu tăng trưởng

2

33.172.151

4.6

Nghiên cứu các giải pháp thực hiện mục tiêu

42,5

704.908.217

 

a) Lựa chọn cơ cấu kinh tế

2

33.172.151

 

b) Xây dựng các phương án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu (công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp, dịch vụ, văn hóa xã hội, sử dụng đất)

16

265.377.211

 

c) Xây dựng các phương án phát triển kết cấu hạ tầng (giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, vệ sinh môi trường, thủy lợi)

9

149.274.681

 

d) Xây dựng phương án phát triển nguồn nhân lực

2

33.172.151

 

đ) Xây dựng các phương án phát triển khoa học công nghệ

1

16.586.076

 

e) Xây dựng các phương án bảo vệ môi trường

2

33.172.151

 

g) Xây dựng các phương án tính toán nhu cầu và đảm bảo vốn đầu tư

2

33.172.151

 

h) Xây dựng các phương án hợp tác

1

16.586.076

 

i) Xây dựng các chương trình dự án đầu tư trọng điểm và cơ chế tài chính

1,5

24.879.114

 

k) Xây dựng phương án tổ chức lãnh thổ

5

82.930.379

 

l) Xây dựng phương án tổ chức và điều hành

1

16.586.076

4.7

Xây dựng báo cáo tổng hợp và hệ thống các báo cáo liên quan

11,5

190.739.871

 

a) Xây dựng báo cáo đề dẫn

2,5

41.465.189

 

b) Xây dựng báo cáo tổng hợp

7,5

124.395.568

 

c) Xây dựng các báo cáo tóm tắt

0,9

14.927.468

 

d) Xây dựng văn bản trình thẩm định

0,3

4.975.823

 

đ) Xây dựng văn bản trình phê duyệt dự án quy hoạch

0,3

4.975.823

4.8

Xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch

5

82.930.379

III

Chi phí khác

12

199.032.908

1

Chi phí quản lý dự án

4

66.344.303

2

Chi phí thẩm định đề cương, nhiệm vụ và dự toán

1

16.586.076

3

Chi phí thẩm định quy hoạch

4

66.344.303

4

Chi phí công bố quy hoạch

3

49.758.227

B

Chi phí thuế giá trị gia tăng (VAT) = 10%A

 

165.860.757

C

Tổng dự toán (A + B)

 

1.824.468.327

Tổng dự toán (làm tròn): 1.824.500.000 đồng (Một tỷ, tám trăm hai mươi bốn triệu, năm trăm nghìn đồng)