Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 66/2009/QĐ-UBND

TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 9 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG THỦY VÀ CẢNG, BẾN KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 16/2000/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải Đường sông Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 27/2005/QĐ-BGTVT ngày 17 tháng 5 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về quản lý đường thủy nội địa;
Căn cứ Quyết định số 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa;
Căn cứ Quyết định số 68/2005/QĐ-BGTVT ngày 09 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc công bố đường thủy nội địa quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 49/2007/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 9 năm 2007 của Bộ Giao thông vận tải về việc công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Tờ trình số 32/SGTVT-GTT ngày 02 tháng 6 năm 2009 và Công văn số 247/SGTVT-GTT ngày 10 tháng 8 năm 2009 của Sở Giao thông vận tải; ý kiến của Sở Tư pháp (Công văn số 2191/STP-VB ngày 30 tháng 7 năm 2009),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Duyệt Quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng, bến khu vực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ nay đến năm 2020 với những nội dung chính sau:

1. Phạm vi quy hoạch:

- Phạm vi phục vụ trực tiếp: Khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

- Phạm vi phục vụ gián tiếp: Các tỉnh phụ cận, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

2. Mục tiêu quy hoạch:

- Làm cơ sở để đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống mạng lưới đường thủy và cảng - bến khu vực thành phố Hồ Chí Minh một cách hợp lý và đồng bộ, có quy mô phù hợp với từng khu vực, hình thành những trung tâm kết nối giữa vận tải thủy nội địa với các phương thức vận tải khác.

- Tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước về quy hoạch ngành và quy hoạch xây dựng các công trình trong phạm vi có liên quan đến bờ và lòng sông, kênh, rạch thành phố Hồ Chí Minh.

- Làm cơ sở khuyến khích đầu tư và phát triển các công trình liên quan trực tiếp đến hệ thống sông, kênh, rạch, phát triển năng lực giao thông vận tải đường thủy, hỗ trợ hữu hiệu cho vận tải đường bộ và phục vụ vận tải đường biển.

- Góp phần phát triển kinh tế xã hội và cải tạo cảnh quan môi trường đô thị của thành phố.

3. Quan điểm và nội dung quy hoạch:

3.1. Quan điểm quy hoạch:

- Quy hoạch mạng lưới giao thông thủy thành phố được quy hoạch theo quan điểm duy trì và cải tạo các luồng tuyến giao thông thủy hiện có, đồng thời tìm kiếm những luồng tuyến mới có khả năng khai thác vận tải thủy.

- Quy hoạch xây dựng các cảng hàng hóa đường sông: theo quan điểm tiếp cận thuận lợi với hệ thống cảng biển thành phố Hồ Chí Minh, đối lưu hàng hóa giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh phụ cận, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Hỗ trợ hữu hiệu cho vận tải đường bộ và vận tải đường biển.

- Phát triển cảng hành khách và cảng du lịch đường sông.

3.2. Quy hoạch mạng lưới các tuyến đường thủy:

- Các tuyến đường thủy nội địa (gọi tắt là ĐTNĐ) địa phương khu vực thành phố Hồ Chí Minh sau quy hoạch, bao gồm: 87 tuyến với tổng chiều dài là 574,1 km; được phân cấp như sau:

Tuyến ĐTNĐ địa phương cấp I : 03 tuyến - L= 23 km.

Tuyến ĐTNĐ địa phương cấp II : 01 tuyến - L= 1,2 km.

Tuyến ĐTNĐ địa phương cấp III : 02 tuyến - L= 24,2 km.

Tuyến ĐTNĐ địa phương cấp IV : 21 tuyến - L= 137,2 km.

Tuyến ĐTNĐ địa phương cấp V : 20 tuyến - L= 181,6 km.

Tuyến ĐTNĐ địa phương cấp VI : 41 tuyến - L= 206,9 km.

(Chi tiết danh mục các tuyến đường thủy nội địa địa phương khu vực thành phố Hồ Chí Minh được nêu tại phụ lục 1).

- Các tuyến đường sông chuyên dùng gồm 02 tuyến với tổng chiều dài 2,6km (xem phụ lục 2).

- Các tuyến đường thủy nội địa quốc gia trên địa bàn thành phố được thống kê theo Quyết định số 68/2005/QĐ-BGTVT ngày 09 tháng 12 năm 2005 của Bộ Giao thông vận tải về Công bố đường thủy nội địa quốc gia, bao gồm 16 tuyến với chiều dài 252 km (chi tiết danh mục nêu tại phụ lục 3).

- Các tuyến hàng hải trên địa bàn thành phố được thống kê theo Quyết định số 49/2007/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 9 năm 2007 của Bộ Giao thông vận tải về Công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm 07 tuyến với tổng chiều dài 146,8km (chi tiết danh mục nêu tại phụ lục 4).

Các tuyến đường thủy nội địa địa phương kết hợp với các tuyến đường sông chuyên dùng, các tuyến đường thủy nội địa quốc gia, các tuyến hàng hải trên địa bàn thành phố hình thành mạng lưới vận tải thủy liên kết giữa các khu vực của thành phố Hồ Chí Minh và giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh lân cận; cụ thể như sau:

3.2.1. Các tuyến liên tỉnh:

- Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Tây (Đồng bằng sông Cửu Long):

+ Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau - Hà Tiên (Kiên Lương): kênh Tẻ, kênh Đôi - rạch Ông Lớn - kênh Cây Khô - rạch Bà Lào - sông Cần Giuộc - kênh Nước Mặn - sông Vàm Cỏ - kênh Chợ Gạo (Cà Mau) - kênh Vấp Vò (Sa Đéc) - sông Hậu Giang - Rạch Sỏi (Hậu Giang) - kênh Rạch Giá (Hà Tiên) - kênh Ba Hòn - thị trấn Kiên Lương;

+ Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Tháp Mười - Tứ giác Long Xuyên: kênh Tẻ, kênh Đôi - sông Chợ Đệm Bến Lức - sông Thủ Thừa - kênh Đồng Tiến - sông Tiền - Vàm Nao - sông Hậu - kênh Ba Thê - kênh Tám Ngàn;

- Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Đông:

+ Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa (Đồng Nai): Tuyến sông Sài Gòn - sông Đồng Nai;

+ Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương (Thủ Dầu Một): sử dụng luồng sông Sài Gòn ngược lên phía Bắc Thành phố tới Củ Chi, Hóc Môn;

- Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh: tuyến sông Sài Gòn - rạch Tra - kênh Thầy Cai - sông Vàm Cỏ Đông.

3.2.2. Các tuyến nối tắt và liên kết nội thành với khu vực cảng biển mới:

- Các tuyến nối tắt:

+ Tuyến rạch Chiếc - rạch Trau Trảu - sông Tắc - (nối tắt sông Sài Gòn và sông Đồng Nai);

+ Tuyến rạch Giồng Ông Tố - rạch Đồng Trong - rạch Chiếc (nối ngã 3 Đèn Đỏ - Nhà máy Xi măng Hà Tiên 1);

+ Tuyến nối tắt Thị Vải - Đồng bằng sông Cửu Long: đào mới 2,1km nối sông Soài Rạp - rạch Gốc Tre Nhỏ - sông Vàm Sát - sông Lò Rèn - sông Dinh Bà - sông Dần Xây.

- Các tuyến nối kết nội thành - khu cảng biển Gò Dầu - Thị Vải:

+ Tuyến sông Bến Lức - sông Cần Giuộc - rạch Bà Lào - rạch Dơi - sông Kinh - sông Soài Rạp - tắc Sông Chà - sông Lòng Tàu - sông Đồng Tranh 1 - Tắc Ông Trung - sông Đông Khô - rạch Ông Trúc - sông Thị Vải;

+ Tuyến kênh Tẻ - rạch Ông Lớn - Rạch Đỉa - rạch Rơi - sông Phú Xuân - sông Nhà Bè - sông Lòng Tàu - sông Đồng Tranh 1 - Tắc Ông Trung - sông Đông Khô - rạch Ông Trúc - sông Thị Vải.

- Các tuyến nối kết nội thành - khu cảng biển Hiệp Phước:

+ Tuyến rạch Đỉa - rạch Rơi - sông Phú Xuân - sông Nhà Bè;

+ Tuyến rạch Ông Lớn 2 - sông Phước Kiểng - rạch Mương Chuối - sông Soài Rạp;

+ Tuyến rạch Tôm - sông Mương Chuối - sông Soài Rạp;

+ Tuyến rạch Dơi - sông Kinh - sông Soài Rạp;

+ Tuyến rạch Dừa - sông Giồng - rạch Giồng - sông Kinh Lộ - sông Soài Rạp.

- Tuyến Vành Đai Ngoài: sông Sài Gòn - rạch Tra - kênh Xáng An Hạ - kênh Lý Văn Mạnh - sông Chợ Đệm Bến Lức - sông Cần Giuộc - rạch Bà Lào - rạch Dơi - sông Kinh - sông Soài Rạp - Tắc sông Chà - sông Nhà Bè - sông Đồng Nai - sông Tắc - rạch Trau Trảu - rạch Chiếc - sông Sài Gòn.

3.2.3. Các tuyến nội thành:

-Tuyến Vành Đai Trong: sông Sài Gòn - sông Vàm Thuật- rạch Bến Cát -sông Trường Đay - kênh Tham Lương - kênh 19/5 - rạch Nước Lên - sông Bến Lức - kênh Đôi - kênh Tẻ - sông Sài Gòn;

- Tuyến trục Đông - Tây:

+ Tuyến sông Sài Gòn - kênh Tẻ - kênh Đôi - sông Chợ Đệm Bến Lức;

+ Tuyến rạch Bến Nghé - kênh Tàu Hũ;

- Các tuyến riêng lẻ: Tuyến Lò Gốm - Ông Buông; kênh Ngang số 1, số 2, sông 3, kênh Thanh Đa.

3.2.4. Các tuyến liên kết nội thành vùng ven:

- Tuyến nội đô - ven đô hành trình: sông Sài Gòn (Bến Bạch Đằng) - Bình Quới Thanh Đa - Lái Thiêu (Bình Dương) - Đền Bến Dược (Củ Chi).

- Tuyến nội thành - khu du lịch Cần Giờ hành trình: sông Sài Gòn (Bến Bạch Đằng) - sông Nhà Bè - sông Lòng Tàu - sông Dần Xây - bến du lịch Đèn Xanh (xã Long Hòa);

3.3. Quy hoạch mạng lưới cảng - bến thủy nội địa:

3.3.1. Quy hoạch cảng:

- Sắp xếp cảng hàng hóa, hành khách trên tuyến kênh Tẻ.

- Chỉnh trang và sắp xếp hoạt động khu cảng Trường Thọ trên rạch Đào thuộc địa bàn phường Trường Thọ, quận Thủ Đức.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các cảng hàng hóa đường sông: Cảng Phú Định tại ngã 3 sông Cần Giuộc - sông Chợ Đệm Bến Lức - Kênh Đôi thuộc phường 16, quận 8; cảng Long Bình trên sông Đồng Nai thuộc phường Long Bình, quận 9.

- Xây dựng mới cảng hàng hóa: Cảng Nhơn Đức trên giao tuyến của rạch Bà Lào với rạch Dơi - sông Kinh (sông Đồng Điền) thuộc huyện Nhà Bè.

- Quy hoạch cải tạo một phần Cảng Sài Gòn (sau khi Cảng Sài Gòn quy hoạch chuyển đổi công năng sau năm 2010) tại vị trí Bến Nhà Rồng, Khánh Hội thành cảng hành khách du lịch cỡ nhỏ và trung tâm dịch vụ hàng hải.

- Xây dựng bến tàu khách quốc tế 50.000GRT tại khu vực công viên Phú Thuận (mũi Đèn Đỏ).

- Quy hoạch xây dựng cảng hành khách du lịch tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ.

3.3.2. Quy hoạch bến thủy nội địa:

- Cải tạo và sắp xếp lại khu bến tàu khách Bạch Đằng.

- Quy hoạch các bến hàng hóa trên tuyến Vành đai ngoài và phía bắc thành phố.

- Quy hoạch các bến khách tại các trục kênh Tàu Hũ, kênh Tẻ - kênh Đôi và sông Sài Gòn.

- Sắp xếp lại hệ thống các bến hàng hóa, bến hành khách.

4. Các dự án ưu tiên thực hiện:

4.1. Về tuyến vận tải:

- Hoàn thành di dời giải tỏa cư dân ven kênh và xây dựng kè chỉnh trang Kênh Tẻ (quận 4 - quận 7) trong giai đoạn 2010 - 2012.

- Hoàn thành di dời giải tỏa cư dân ven kênh và xây dựng kè chỉnh trang kênh Thanh Đa, quận Bình Thạnh.

- Dự án khai thông tuyến đường thủy nối sông Sài Gòn và sông Đồng Nai qua ngã Rạch Chiếc.

- Dự án khai thông tuyến thủy nội địa nối ngã ba Đèn Đỏ - Nhà máy Xi măng Hà Tiên I qua rạch Giồng Ông Tố.

- Dự án xây dựng tuyến đường thủy Vành đai trong và Vành đai ngoài.

- Dự án khai thông tuyến nối tắt Đồng bằng sông Cửu Long với Vũng Tàu Thị Vải: đào mới 2,1km nối sông Soài Rạp - rạch Gốc Tre Nhỏ - sông Vàm Sát - sông Lò Rèn - sông Dinh Bà - sông Dần Xây.

- Dự án cải tạo nâng cấp và khai thác các tuyến thủy nội địa liên kết nội thành với các khu cảng biển mới thuộc khu vực Hiệp Phước - Nhà Bè: rạch Đĩa - rạch Rơi - sông Phú Xuân - sông Nhà Bè; rạch Ông Lớn 2 - sông Phước Kiểng - sông Mương Chuối; rạch Tôm - sông Mương Chuối; rạch Dơi - sông Kinh (sông Đồng Điền) và tuyến rạch Dừa - sông Giồng - sông Kinh Lộ.

4.2. Về cảng và bến:

- Cải tạo, bố trí lại khu bến Bạch Đằng với chức năng du lịch thực hiện trong giai đoạn 2009 - 2010.

- Xây dựng bến tàu khách quốc tế 50.000GRT tại khu vực công viên Phú Thuận (mũi Đèn Đỏ).

- Triển khai xây dựng cảng sông mới Nhơn Đức.

- Triển khai Dự án xây dựng mạng lưới các bến khách tại các trục kênh Tàu Hũ, kênh Tẻ - kênh Đôi và sông Sài Gòn.

- Đầu tư hệ thống bến khách ngang sông trên toàn địa bàn thành phố.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

- Giao Sở Giao thông vận tải thành phố:

+ Tổ chức quản lý và phối hợp với các sở - ngành liên quan lập kế hoạch cụ thể để cải tạo và phát triển mạng lưới giao thông đường thủy nội địa địa phương trên địa bàn thành phố phù hợp với tốc độ phát triển chung của thành phố.

+ Phối hợp với các đơn vị Cảng vụ Hàng hải thành phố Hồ Chí Minh, Chi cục Đường sông phía Nam, các Sở - ngành, quận - huyện thường xuyên tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp san lấp, lấn chiếm trái phép sông, kênh, rạch trên các tuyến đường thủy.

- Giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc tiến hành rà soát, điều chỉnh các dự án ven sông, kênh, rạch trên địa bàn thành phố phù hợp với Quy hoạch này.

- Trong trường hợp cần bổ sung, điều chỉnh quy hoạch Sở Giao thông vận tải phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc trình Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xem xét quyết định.

Điều 3.

- Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

- Quyết định này thay thế Quyết định số 2571/QĐ-UB ngày 03 tháng 5 năm 2001 của Ủy ban nhân dân thành phố về duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường thủy và cảng, bến khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các Sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện và các tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Nguyễn Thành Tài

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG PHÂN CẤP ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA ĐỊA PHƯƠNG KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66 /2009/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Tên Sông kênh rạch

Chiều dài (km)

Cấp kỹ thuật

Điểm đầu

Điểm cuối

I

Khu vực Củ Chi

67

 

 

 

1

Kênh Thầy Cai

26,5

V

N3 Kênh An Hạ

Ranh giới Long An

2

Kênh Quyết Thắng (Gia Be)

8,5

VI

Kênh Đông

N3. Kênh Đức Lập

3

Kênh Đức Lập (S.Bà Cả Bảy)

10,0

VI

R.Bến Mương

Cuối tuyến

4

Rạch Láng The - Bến Mương

11,0

VI

N3 S.Sài Gòn

Cầu Bến Mương

5

Kênh Địa Phận

11,0

VI

N3. Rạch Tra

N3 R.Láng The

Tổng :

 Cấp V : 01 tuyến , L = 26,5 km

 Cấp VI : 04 tuyến , L = 40,5 km

II

Khu vực Hóc Môn và Quận 12

53,4

 

 

 

6

Rạch Tra

11,0

IV

N3 S.Sài Gòn

N3 K.Thầy Cai

7

Kênh An Hạ

15,0

V

N3 K.Thầy Cai

Cầu Xáng TL10

8

Kênh Xáng An Hạ-Kênh Xáng Lý Văn Mạnh

19,0

IV

Cầu Xáng TL10

S. Bến Lức

9

Rạch Cầu Mênh-Rạch Bến Cát

8,4

VI

N3 Rạch Tra

N3 S.Trường Đay

Tổng :

 Cấp IV : 02 tuyến , L = 30,0 km

 Cấp V : 01 tuyến , L = 15,0 km

 Cấp VI : 01 tuyến , L = 8,4 km

III

Khu vực nội thành

64,6

 

 

 

10

Kênh Ngang số 2

0,4

IV

Kênh Đôi

Kênh Tàu Hũ-Lò Gốm

11

Kênh Ngang số 3

0,4

IV

Kênh Đôi

Kênh Tàu Hũ-Lò Gốm

12

Sông Vàm Thuật - Bến Cát - Trường Đay - kênh Tham Lương -rạch Nước Lên

30,0

V

N3 Sông Sài Gòn

N3 Sông Bến Lức

13

Kênh Thanh Đa

1,3

V

N3 Sông Sài Gòn

N3 Sông Sài Gòn

14

Rạch Bến Nghé

3,1

V

N3 Sông Sài Gòn

N4 K.Tàu Hũ

15

Kênh Tàu Hũ - Lò Gốm

9,0

V

N4 R.Bến Nghé

Sông Bến Lức

16

Rạch Xóm Củi - Gò Nổi

7,1

V

Kênh Đôi

N3R.Bà Lào - K.Cây Khô

17

Rạch Nhiêu Lộc - Thị Nghè

6,0

VI

N3 Sông Sài Gòn

Cầu Lê Văn Sĩ

18

Rạch Lò Gốm - Ông Buông

2,8

VI

N3 Kênh Lò Gốm

Cầu Ông Buông

19

Rạch Bà Tàng - Cầu Sập

4,5

VI

N3 Kênh Đôi

Sông Cần Giuộc

Tổng :

 Cấp IV : 02 tuyến , L = 0,8 km

 Cấp V : 05 tuyến , L = 50,5 km

 Cấp VI : 03 tuyến , L = 13,3 km

IV

Khu vực Bình Chánh

36,5

 

 

 

20

Sông Cần Giuộc

11,5

III

Sông Bến Lức

N3 R.Bà Lào - Cây Khô

21

Rạch Bà Tỵ

4,0

VI

N3 Kênh Xáng

Sông Bến Lức

22

Rạch Bà Lớn - Rạch Chồm

7,0

VI

N3 Rạch Bà Tàng

Cuối tuyến

23

Rạch Bà Lào (Xà Tờn)-R.Ngang

5,5

VI

N3 Rạch Gò Nổi

Rạch Xóm Củi

24

Tắc Bến Rô

4,5

VI

N3 Kênh Cây Khô

Rạch Xóm Củi

25

Rạch Chiếu - Cầu Bà Cả

4,0

VI

N3 Bà Lào

Cuối tuyến (Đa Phước)

Tổng:

 Cấp III : 01 tuyến , L = 11,5 km

 Cấp VI : 05 tuyến , L = 25,0 km

V

Khu vực Thủ Đức, Q2, Q9

62,7

 

 

 

26

Sông Tắc

11,5

IV

N3 Sông Tắc

N3 Sông Đồng Nai

27

Rạch Chiếc - Trau Trảu

11,0

IV

N3 Sông Sài Gòn

N3 Sông Tắc

28

Rạch Giồng Ông Tố

3,1

IV

N3 Sông Sài Gòn

N3 Rạch Đồng Trong

29

Rạch Đồng Trong

2,2

IV

Rạch Chiếc

Rạch Giồng Ông Tố

30

Rạch Bà Của - Ông Cày

6,3

VI

N3 S.Đồng Nai

N3 Rạch Chiếc

31

Rạch Ông Nhiêu

5,5

VI

N3 S.Đồng Nai

N3 Rạch Trau Trảu

32

Rạch Môn - Sông Kinh

3,6

VI

N3 Sông Tắc

N3 Sông Đồng Nai

33

Rạch Bà Đa - Rạch Giáng

4,5

VI

N3 Sông Tắc

N3 Sông Đồng Nai

34

Rạch Cây Cam

3,3

VI

Sông Tắc

Rạch Trau Trảu

35

Sông Kỳ Hà

4,0

VI

N3 Sông Sài Gòn

Cầu Mỹ Thủy-TL25

36

Rạch Cá Trê Lớn

2,2

VI

N3 Sông Sài Gòn

N3 S.Sài Gòn

37

Rạch Gò Dưa

3,8

VI

N3 Sông Sài Gòn

QL1 (Xa lộ Đại Hàn)

38

Sông Vĩnh Bình

1,7

VI

N3 Sông Sài Gòn

N3 Rạch Nước Trong

Tổng:

 Cấp IV : 04 tuyến , L = 27,8 km

 Cấp VI : 09 tuyến , L = 34,9 km

VI

Khu vực Quận 7, Nhà Bè

65,8

 

 

 

39

Rạch Đỉa-R.Rơi-S.Phú Xuân

9,8

IV

Rạch Ông Lớn

Sông Nhà Bè

40

Rạch Ông Lớn 2-Sông Phước Kiểng -Mương Chuối

9,0

IV

N3 Kênh Cây Khô

Sông Soài Rạp

41

R.Tôm (nhánh Phú Xuân-MgChuối)

2,5

IV

N3 S.Phú Xuân

Sông Mương Chuối

42

Rạch Dơi - S.Kinh (S.Đồng Điền)

9,0

IV

Sông Cần Giuộc

Sông Nhà Bè

43

Rạch Giồng - Kinh Lộ

4,0

IV

Sông Soài Rạp

Sông Giồng (Long An)

44

Rạch Tôm (nhánh Phước Kiểng)

5,1

V

Sông Phước Kiểng

N3 Rạch Bà Lào

45

Rạch Ông Tư Dinh

3,0

VI

Rạch Đỉa

Rạch Ông Lớn

46

Rạch Cả Cấm

3,0

VI

N3 Rạch Rơi

Cầu Đa Khoa

47

Rạch Tam Đệ

1,0

VI

Sông Nhà Bè

Cuối tuyến

48

Rạch Bà Chiêm-Bà Chùa-Lấp Dầu

6,0

VI

S.Mương Chuối

Rạch Dơi

49

Rạch Đinh - R.Mương Lớn

4,0

VI

Sông Soài Rạp

Rạch Bầu Dừa

50

Rạch Rộp

3,6

VI

Sông Soài Rạp

Rạch Đinh

51

Rạch Tắc Rỗi (R.Cầu Kinh)

2,5

VI

Sông Sài Gòn

Cuối tuyến (Q7)

52

Tắc Mương Lớn

3,3

VI

Kinh Lộ

R.Đinh

Tổng:

 Cấp IV : 05 tuyến , L = 34,3 km

 Cấp V : 01 tuyến , L = 5,1 km

 Cấp VI : 08 tuyến , L = 26,4 km

VII

Khu vực Cần Giờ

224,1

 

 

 

53

Sông Đồng Tranh 2

8,5

I

Cửa Biển Đông

S.Cát Lái

54

Sông Thêu

8,0

I

Sông Cái Mép

Cửa Cần Giờ

55

Sông Mũi Nai

6,5

I

S.Dần Xây

S.Đồng Tranh 2

56

Tắc Sông Chà

1,2

II

S.Soài Rạp

Sông Soài Rạp

57

Sông Cát Lái - S.Vàm Sát

12,7

III

S.Đồng Tranh 2

N3 S.Lò Rèn

58

Sông Đồng Đình - Bãi Tiên

5,0

IV

Cửa Cần Giờ

S.Dinh Bà 2

59

Tắc Đòi Nợ

3,8

IV

Rạch Cá Nhám

Tắc Bài

60

Tắc Bức Mây

4,6

IV

Tắc Bài

Sông Đồng Tranh 1

61

Tắc Của

6,2

IV

S.Đồng Tranh

Sông Gò Gia

62

Rạch Thiềng Liềng

7,3

IV

Sông Lòng Tàu

Tắc Bức Mây

63

Rạch Tràm - Kênh Kê

8,8

IV

Sông Dinh Bà 1

Sông Cát Lái

64

Rạch Cá Nhán

6,5

IV

Sông Thêu

Tắc Đòi Nợ

65

Tuyến nối tắt ĐBSCL-VTTVải: Đào mới 2,1km nối sông Soài Rạp - rạch Gốc Tre Nhỏ

2,1

IV

Sông Soài Rạp

Rạch Gốc Tre Nhỏ

66

Rạch Lá - Tắc Tây Đen

12,0

V

Sông Soài Rạp

Sông Lòng Tàu

67

Tắc Cà Đao

6,5

V

Sông Lòng Tàu

Sông Dừa

68

Sông Dinh Bà 1 - Lôi Giang

7,8

V

N3 Sông Lò Rèn

Sông Lòng Tàu

69

Sông Lò Vôi

9,5

V

Sông Đồng Đình

Sông Mùng Năm

70

Sông Dinh Bà 2

6,0

V

Cửa Cần Giờ

Sông Bãi Tiên

71

Sông Hà Thanh - Đồng Hòa

10,7

V

Sông Dinh Bà 2

Cửa Biển

72

Rạch Gốc Tre Nhỏ - R.Rào Lớn

4,0

V

Sông Vàm Sát

Sông Soài Rạp

73

Rạch Long Vương

4,0

V

Sông Lòng Tàu

Đầu nguồn (đắp đập)

74

Tắc Ông Đại - Bà Đây - Ba Giồng

6,0

V

Sông Dinh Bà 1

Sông Lò Rèn

75

Rạch Năm Mươi

3,2

V

Sông Thêu

Rạch Thiềng Liềng

76

Sông Mùng Năm - Tắc Ăn Chè

6,0

V

Sông Ông Tiên

Sông Dần Xây

77

Sông Ông Tiên - Cá Gau

8,8

V

Sông Lò Vôi

Sông Lòng Tàu

78

Rạch Tân - Rạch Bông Giếng Lớn

5,7

VI

Sông Soài Rạp

Rạch Lá

79

Rạch Đước-R.Sáu Quán - R.Lấp Dời

8,7

VI

Sông Lòng Tàu

Sông Nhà Bè

80

Tắc Lớn

3,0

VI

Tắc Cà Đao

Rạch Ăn Thịt

81

Sông Cá Nhám Lớn-R.Cá Nháp Lớn

8,2

VI

Sông Cát Lái

Cửa Soài Rạp

82

Rạch Ăn Thịt - Cái Đước - Rạch Dừa

6,0

VI

Sông Dừa

Sông Lòng Tàu

83

Rạch Mồng Gà - Tắc Móc Mu

4,5

VI

Sông Lòng Tàu

Tắc Cống

84

Rạch Đôn

8,5

VI

Sông Soài Rạp

Sông Lòng Tàu

85

Rạch Đuôi Cá

4,2

VI

S.Đồng Tranh 1

Tắc Bức Mây

86

Tắc Ăn Tết - Tắc Cầu Kho

4,4

VI

Sông Dừa

Sông Dừa

87

Tắc Cống

5,2

VI

Sông Ông Tiên

Sông Lòng Tàu

Tổng:

 Cấp I : 03 tuyến , L = 23 km

 Cấp II : 01 tuyến , L = 1,2 km

 Cấp III : 01 tuyến , L = 12,7 km

 Cấp IV : 08 tuyến , L = 44,3 km

 Cấp V : 12 tuyến , L = 84,5 km

 Cấp VI : 10 tuyến , L = 58,4 km

 

TỔNG CỘNG

574,1

 

 

 

Tổng kết : Toàn địa bàn thành phố có 87 tuyến đường thủy nội địa với tổng chiều dài 574,1km, trong đó:

 Cấp I    : 03 tuyến, L= 23 km

 Cấp II : 01 tuyến, L= 1,2 km

 Cấp III: 02 tuyến, L= 24,2 km

 Cấp IV: 21 tuyến, L= 137,2 km

 Cấp V : 20 tuyến, L= 181,6 km

 Cấp VI :40 tuyến, L= 206,9 km

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

PHỤ LỤC 2

BẢNG PHÂN CẤP ĐƯỜNG SÔNG CHUYÊN DÙNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số:66 /2009/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Tên Sông kênh rạch

Chiều dài (km)

Cấp kỹ thuật

Điểm đầu

Điểm cuối

1

Rạch Đào 1

1,1

VI

N3 S.Sài Gòn

Đường nội bộ tổng kho Thủ Đức

2

Rạch Đào 2

1,5

VI

Rạch Chiếc

Đường nội bộ tổng kho Thủ Đức

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

 

PHỤ LỤC 3

BẢNG PHÂN CẤP ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA QUỐC GIA KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66 /2009/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Tên Sông kênh rạch

Chiều dài (km)

Cấp kỹ thuật

Điểm đầu

Điểm cuối

1

Kênh Tẻ

4,5

II

N3 S.Sài Gòn

N3 kênh Đôi

2

Kênh Đôi

8,5

III

N3 kênh Tẻ

N3 S.Chợ Đệm Bến Lức

3

Rạch Ông Lớn

5,0

III

N3 kênh Tẻ

N3 kênh Cây Khô

4

Kênh Cây Khô

3,5

III

N3 S.Cần Giuộc

N3 rạch Ông Lớn

5

Sông Cần Giuộc

35,5

III

N3 kênh Cây Khô

N3 S.Soài Rạp

6

Sông Chợ Đệm Bến Lức

9,5

III

N3 Kênh Đôi

Ranh giới Long An

7

Tắc Ông Nghĩa

3,3

III

N3 S.Lòng Tàu

Kênh Bà Tổng

8

Kênh Bà Tổng

3,2

III

N3 Tắc Ông Nghĩa

N3 S.Soài Rạp

9

S.Đồng Tranh 1

25,3

II

N3 S.Lòng Tàu

N3 S.Ngã Bảy

10

S.Vàm Sát

9,7

III

N3 S.Lò Rèn

N3 S. Soài Rạp

11

S.Dần Xây

4,4

III

N3 S.Lòng Tàu

N3 S. Dinh Bà

12

S.Dinh Bà

6,1

III

N3 S. Dần Xây

N3 S. Lò Rèn

13

S.Lò Rèn

4,1

III

N3 S.Dinh Bà

N3 S.Vàm Sát

14

 Tắc Ông Cu - Tắc Bài

7,5

III

N3 S.Gò Gia

N3 S.Đồng Tranh 1

15

Sông Sài Gòn

7,0

II

Cầu Sài Gòn

Ngã 3 Rạch Chiếc

 

Sông Sài Gòn

88,1

III

Ngã 3 Rạch Chiếc

Ranh giới Tây Ninh

16

Sông Đồng Nai

26,8

I

Ngã 3 Rạch Ông Nhiêu

Cầu Đồng Nai

 

TỔNG CỘNG

252,0

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

 

PHỤ LỤC 4:

BẢNG DANH SÁCH CÁC TUYẾN HÀNG HẢI KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số:66 /2009/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Tên Sông kênh rạch

Chiều dài (km)

Điểm đầu

Điểm cuối

1

Sông Sài Gòn

16,7

N3 Đèn Đỏ

Hạ lưu cầu Sài Gòn

2

Sông Đồng Nai

7,6

N3 Đèn Đỏ

Ngã 3 rạch Ông Nhiêu

3

Sông Nhà Bè

11,1

N3 Đèn Đỏ

N3 S. Soài rạp - Lòng Tàu

4

Sông Soài Rạp

59,6

Cửa Biển

N3 S. Soài rạp - S. Nhà Bè (Ngã 3 Bình Khánh)

5

Sông Lòng Tàu

32,4

Sông Ngã Bảy

N3 S. Soài rạp - Lòng Tàu

6

Sông Ngã Bảy

9,3

Sông Lòng Tàu

Vịnh Gành Rái

7

Sông Dừa - Tắc Định Cậu - R Tắc Rỗi

10,1

N3 S Lòng Tàu

Sông Lòng Tàu

 

TỔNG CỘNG

146,8

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 66/2009/QĐ-UBND duyệt Quy hoạch mạng lưới đường thủy và cảng, bến khu vực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ nay đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 66/2009/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 14/09/2009
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Nguyễn Thành Tài
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 144
  • Ngày hiệu lực: 24/09/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản