- 1Quyết định 68/2011/QĐ-UBND quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận
- 2Quyết định 18/2013/QĐ-UBND Quy định giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa và cơ chế một cửa liên thông trên lĩnh vực công chức, viên chức tại Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận
- 3Quyết định 76/2013/QĐ-UBND giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông trên lĩnh vực chính quyền địa phương tại Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận
- 1Thông tư 83/2005/TT-BNV sửa đổi chế độ nâng bậc lương và các chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công nhân viên chức do Bộ nội vụ ban hành
- 2Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007
- 3Thông tư 02/2007/TT-BNV hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức do Bộ Nội Vụ ban hành.
- 4Nghị định 107/2004/NĐ-CP quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên ủy ban nhân dân các cấp
- 5Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 6Thông tư 04/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 7Nghị định 136/2007/NĐ-CP Về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
- 8Quyết định 96/2007/QĐ-UBND Quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý, tổ chức, biên chế, cán bộ, viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp công lập do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 9Nghị định 27/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 107/2004/NĐ-CP quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Ủy ban nhân dân các cấp
- 10Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức
- 11Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 12Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 13Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức
- 14Nghị định 67/2010/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội
- 15Nghị định 93/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 16Thông tư 13/2010/TT-BNV hướng dẫn về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 17Thông tư 03/2011/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 18Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức
- 19Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức
- 20Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 21Nghị định 30/2012/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, từ thiện
- 22Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 23Thông tư 04/2012/TT-BNV hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 24Quyết định 49/2012/QĐ-UBND về Quy định thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
- 25Thông tư 05/2012/TT-BNV sửa đổi Thông tư 13/2010/TT-BNV hướng dẫn tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển, sử dụng và quản lý công chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 26Nghị định 17/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công, viên chức và lực lượng vũ trang
- 27Thông tư 03/2013/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 28Thông tư 02/2013/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 30/2012/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 29Quyết định 12/2013/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, khu phố do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 30Thông tư 08/2013/TT-BNV Hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và trước thời hạn đối với cán bộ, công, viên chức và người lao động do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 31Quyết định 1110/QĐ-BNV năm 2013 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ
- 32Quyết định 59/2014/QĐ-UBND về chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 1Quyết định 93/2007/QĐ-TTg Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 5Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 1Quyết định 51/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 04/2015/QĐ-UBND Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận
- 2Quyết định 425/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2014/QĐ-UBND | Phan Rang - Tháp Chàm, ngày 15 tháng 01 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định có liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2877/TTr-SNV ngày 24 tháng 12 năm 2014 và Báo cáo thẩm định số 1965/BC-STP ngày 04 tháng 12 năm 2014 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế các Quyết định sau đây của Ủy ban nhân dân tỉnh:
1. Quyết định số 68/2011/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2011 ban hành Quy định giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận.
2. Quyết định số 18/2013/QĐ-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2013 ban hành Quy định giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” và cơ chế “một cửa liên thông” trên lĩnh vực công chức, viên chức tại Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận.
3. Quyết định số 76/2013/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2013 ban hành Quy định giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” trên lĩnh vực chính quyền địa phương tại Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2015/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
A. CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA
I. LĨNH VỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
1. Thủ tục cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.
- Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.
- Quyết định số 59/2014/QĐ-UBND ngày 14 tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng;
b) Đối tượng áp dụng: cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại Quyết định số 59/2014/QĐ-UBND ngày 14 tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng (không bao gồm đối tượng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh);
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở Nội vụ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: không;
d) Hồ sơ: 02 bộ, mỗi bộ gồm:
- Thông báo chiêu sinh, giấy báo nhập học của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
- Lý lịch trích ngang của cán bộ, công chức (theo mẫu).
- Văn bản của cấp có thẩm quyền (theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức) đề nghị cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng: nêu rõ đối tượng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thuộc diện quy hoạch đào tạo và hướng bố trí sau khi đào tạo, bồi dưỡng.
- Đối với cán bộ, công chức thuộc khối Đảng, đoàn thể phải có văn bản đồng ý cử đi học của Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
- Quyết định tuyển dụng (bản photo có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản photo kèm theo bản chính để đối chiếu).
- Bản cam kết thời gian công tác sau khi đào tạo (thời gian công tác sau khi được đào tạo đại học là 5 năm, thời gian công tác sau khi được đào tạo sau đại học là gấp 3 lần thời gian được đào tạo).
- Bản đánh giá, nhận xét quá trình công tác trong thời gian 02 năm liên tiếp gần nhất tính tới thời điểm đề nghị đào tạo ở trình độ đại học, bản đánh giá, nhận xét quá trình công tác trong thời gian 03 năm liên tiếp gần nhất tính tới thời điểm đề nghị đào tạo trình độ sau đại học.
- Văn bản quy hoạch của cấp có thẩm quyền đối với các trường hợp phải áp dụng quy định này (bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu).
- Bản photo sổ Bảo hiểm xã hội;
đ) Trình tự thực hiện:
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.
- Chuyển Phòng Công chức viên chức hoặc Phòng Chính quyền địa phương thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở quyết định: 03 ngày.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;
e) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Lý lịch trích ngang của cán bộ, công chức;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định của Giám đốc Sở Nội vụ;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
2. Thủ tục nâng bậc lương thường xuyên, trước thời hạn đối với cán bộ, công chức
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 204/2005/NĐ-CP ngày 14/12/2005 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
- Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31/8/2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
- Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức.
- Thông tư số 83/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương và các chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức.
b) Đối tượng áp dụng: Cán bộ, công chức trong biên chế làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước (không bao gồm đối tượng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh);
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở Nội vụ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: không;
d) Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
- Công văn đề nghị kèm theo danh sách nâng bậc lương thường xuyên, trước thời hạn đối với cán bộ, công chức (lập 06 bản theo mẫu).
- Biên bản họp xét nâng lương (có ký xác nhận của thủ trưởng đơn vị, chủ tịch Công đoàn và cán bộ tổ chức của đơn vị).
- Quyết định lương hiện hưởng của cán bộ, công chức (bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu).
- Đối với trường hợp nâng lương trước thời hạn ngoài các hồ sơ, giấy tờ nêu trên cần có văn bản Quy định nâng lương trước thời hạn của đơn vị và giấy khen, bằng khen của cán bộ, công chức (bản photo có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản photo kèm theo bản chính để đối chiếu);
đ) Trình tự thực hiện:
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.
- Chuyển Phòng Công chức viên chức thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở ký duyệt Danh sách nâng lương và văn bản thỏa thuận nâng lương: 03 ngày.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;
e) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: danh sách nâng bậc lương thường xuyên, trước thời hạn đối với cán bộ, công chức;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: công văn hoặc quyết định của Giám đốc Sở Nội vụ;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
3. Thủ tục bổ nhiệm chính thức vào ngạch công chức
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
- Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31/8/2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
- Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
- Thông tư số 05/2012/TT-BNV ngày 24/10/2012 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
b) Đối tượng áp dụng: công chức thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31/8/2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở Nội vụ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: không;
d) Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
- Công văn đề nghị bổ nhiệm chính thức vào ngạch công chức của cơ quan, đơn vị cá nhân đang công tác và cơ quan chủ quản (nếu có). nội dung cần nêu rõ thời điểm bổ nhiệm và mốc thời gian nâng lương lần sau đối với cá nhân.
- Bản tự nhận xét, đánh giá trong thời gian tập sự của cá nhân.
- Bản nhận xét, đánh giá của người hướng dẫn tập sự hoặc bản nhận xét, đánh giá của cơ quan, đơn vị cá nhân đang công tác.
- Bản photo Sổ Bảo hiểm xã hội.
- Quyết định tuyển dụng (bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu);
đ) Trình tự thực hiện:
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.
- Chuyển Phòng Công chức viên chức thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở phê duyệt Quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức: 03 ngày.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;
e) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định của Giám đốc Sở Nội vụ;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
4. Thủ tục chuyển ngạch công chức
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 204/2005/NĐ-CP ngày 14/12/2005 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
- Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức;
b) Đối tượng áp dụng: cán bộ, công chức thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và các văn bản có liên quan (không bao gồm đối tượng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh);
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở Nội vụ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: không;
d) Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
- Đơn đề nghị xét chuyển ngạch của cán bộ, công chức (trong đó nêu rõ quá trình công tác của bản thân).
- Văn bản đề nghị chuyển ngạch của thủ trưởng cơ quan, đơn vị (nơi cá nhân đang công tác).
- Văn bản phân công nhiệm vụ của thủ trưởng cơ quan, đơn vị - đang áp dụng tại thời điểm đề nghị xét chuyển ngạch và phù hợp với ngạch đề nghị xét chuyển (bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu).
- Bản nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức năm trước liền kề năm đề nghị xét chuyển ngạch của cơ quan, đơn vị nơi cá nhân đang công tác, kể cả nơi cá nhân công tác trước khi chuyển đến cơ quan, đơn vị trong giai đoạn này.
- Biên bản họp xét chuyển ngạch tương đương đối với cán bộ, công chức của Hội đồng xét chuyển ngạch.
- Quyết định lương hiện hưởng, các văn bằng, chứng chỉ có liên quan (bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu);
đ) Trình tự thực hiện:
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.
- Chuyển Phòng Công chức, Viên chức thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở xem xét, quyết định: 03 ngày.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;
e) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: công văn hoặc quyết định của Giám đốc Sở Nội vụ;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
5. Thủ tục tiếp nhận, điều động, luân chuyển, thuyên chuyển công tác cán bộ, công chức, viên chức đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
- Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31/8/2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
- Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
- Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
- Quyết định số 96/2007/QĐ-UBND ngày 03/5/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý, tổ chức, biên chế cán bộ, viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Quyết định số 49/2012/QĐ-UBND ngày 11/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành quy định về thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
b) Đối tượng áp dụng: cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (chỉ áp dụng trong trường hợp thuyên chuyển viên chức ra ngoài phạm vi quản lý của tỉnh hoặc tiếp nhận viên chức ngoài phạm vi quản lý về tỉnh công tác tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh);
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở Nội vụ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: không;
d) Hồ sơ:
* Trường hợp điều động, luân chuyển công tác trong tỉnh (chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức giữa các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước thuộc tỉnh. riêng điều động, tiếp nhận giữa khối Đảng và Khối hành chính nhà nước thuộc tỉnh thực hiện theo Quy chế số 03-QC/BTC-SNV ngày 16/8/2013 của Ban Tổ chức tỉnh ủy và Sở Nội vụ về việc phối hợp công tác giữa Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ): hồ sơ (01 bộ), gồm:
- Đơn đề nghị chuyển công tác (có ý kiến đồng ý của cơ quan đang công tác. cơ quan chủ quản của cơ quan đang công tác (nếu có). cơ quan chuyển đến công tác và cơ quan chủ quản của cơ quan chuyển đến công tác (nếu có) - theo mẫu.
- Bản tự kiểm điểm quá trình công tác của cán bộ, công chức trong thời gian 03 năm liên tiếp, tính đến ngày đề nghị chuyển công tác (có xác nhận của cơ quan đang công tác).
- Quyết định tuyển dụng (bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu).
- Sơ yếu lý lịch (theo mẫu).
- Giấy khám sức khỏe.
* Trường hợp thuyên chuyển công tác ra ngoài tỉnh: 02 bộ, mỗi bộ gồm:
Ngoài hồ sơ quy định tại trường hợp điều động, luân chuyển trong tỉnh, còn phải có: Công văn tiếp nhận của Sở Nội vụ (hoặc cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận theo phân cấp) nơi bản thân xin đến công tác gửi cho Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận.
* Trường hợp tiếp nhận từ ngoài tỉnh: 02 bộ, mỗi bộ gồm:
- Đơn đề nghị chuyển công tác (có ý kiến đồng ý của cơ quan đang công tác và cơ quan chủ quản của cơ quan đang công tác (nếu có).
- Sơ yếu lý lịch (bản photo từ hồ sơ gốc và có xác nhận của đơn vị nơi đang công tác).
- Văn bằng tốt nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị. chứng chỉ bồi dưỡng về kiến thức quản lý Nhà nước, ngoại ngữ, tin học, … (bản photo có chứng thực của cấp có thẩm quyền hoặc bản photo kèm bản gốc để đối chiếu).
- Văn bản, Quyết định tuyển dụng của cơ quan có thẩm quyền nơi đang công tác (bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu).
- Công văn đồng ý tiếp nhận của sở, ban, ngành hoặc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh Ninh Thuận.
- Công văn đồng ý cho thuyên chuyển công tác của Sở Nội vụ (hoặc cơ quan có thẩm quyền cho thuyên chuyển) - nơi cá nhân đang công tác;
đ) Trình tự thực hiện:
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.
- Chuyển Phòng Công chức, Viên chức thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở xem xét, quyết định: 03 ngày.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;
e) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị chuyển công tác, sơ yếu lý lịch;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: công văn hoặc quyết định của Giám đốc Sở Nội vụ;
k) Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính: viên chức chỉ áp dụng thủ tục thuyên chuyển ra ngoài cơ quan, đơn vị sự nghiệp của tỉnh hoặc tiếp nhận từ các cơ quan, đơn vị ngoài phạm vi quản lý của tỉnh về công tác tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh - do thực hiện phân cấp quản lý.
II. LĨNH VỰC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
1. Thủ tục báo cáo việc thành lập pháp nhân thuộc hội
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
- Quyết định số 1110/QĐ-BNV ngày 08 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ;
b) Đối tượng áp dụng: ban lãnh đạo hội;
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở Nội vụ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: không;
d) Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hoặc giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu).
- Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu (bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu);
đ) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả. chuyển hồ sơ đến Phòng Tổ chức và Biên chế: 01 ngày.
- Phòng Tổ chức và Biên chế thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở văn bản báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh biết (văn bản này cũng đồng thời gửi cho Ban lãnh đạo hội): 02 ngày;
e) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ (Hội thành lập pháp nhân thuộc hội thì ban lãnh đạo hội phải gửi hồ sơ đến Sở Nội vụ để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh biết, quản lý. văn bản gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ đồng thời gửi cho ban lãnh đạo hội để biết);
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: công văn hoặc báo cáo của Sở Nội vụ;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
2. Thủ tục báo cáo thay đổi địa chỉ nơi đặt trụ sở chính. thay đổi lãnh đạo chủ chốt của hội
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
- Quyết định số 1110/QĐ-BNV ngày 08 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ;
b) Đối tượng áp dụng: ban lãnh đạo hội;
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở Nội vụ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: không;
d) Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
- Báo cáo thay đổi địa chỉ nơi đặt trụ sở phải nêu rõ địa chỉ mới, điện thoại, fax (theo mẫu).
- Báo cáo thay đổi chủ tịch, phó chủ tịch, tổng thư ký hoặc chức danh tương đương kèm theo nghị quyết, biên bản về việc bầu các chức danh trên và sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu hội (theo mẫu);
đ) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả. chuyển hồ sơ đến Phòng Tổ chức và Biên chế: 01 ngày.
- Phòng Tổ chức và Biên chế thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở văn bản báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh biết (văn bản này cũng đồng thời gửi cho Ban lãnh đạo hội): 02 ngày.
e) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ (Hội thay đổi địa chỉ nơi đặt trụ sở chính hoặc thay đổi lãnh đạo chủ chốt thì Ban lãnh đạo hội phải gửi hồ sơ đến Sở Nội vụ để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh biết, quản lý. văn bản gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ đồng thời gửi cho ban lãnh đạo hội để biết);
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Báo cáo thay đổi địa chỉ nơi đặt trụ sở; báo cáo thay đổi chủ tịch, phó chủ tịch, tổng thư ký hoặc chức danh tương đương;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: công văn hoặc báo cáo của Sở Nội vụ;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
3. Thủ tục thông báo thành lập và hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của quỹ tại tỉnh
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
- Thông tư số 02/2013/TT-BNV ngày 10/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
- Quyết định số 1110/QĐ-BNV ngày 08 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ;
b) Đối tượng áp dụng: Quỹ có phạm vi hoạt động cả nước;
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở Nội vụ.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: không;
d) Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
- Thông báo thành lập và hoạt động của chi nhánh (hoặc văn phòng đại diện) của Quỹ (theo mẫu).
- Bản sao quyết định của Hội đồng quản lý quỹ về việc thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện có chứng thực.
- Bản sao quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh hoặc văn phòng đại diện có chứng thực.
- Bản sao giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ có chứng thực, bản sao điều lệ của quỹ đã được công nhận có chứng thực (hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ không gửi các tài liệu này);
đ) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả. chuyển hồ sơ đến Phòng Tổ chức và Biên chế: 01 ngày.
- Phòng Tổ chức và Biên chế thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở văn bản báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh biết (văn bản này cũng đồng thời gửi cho ban lãnh đạo hội): 02 ngày;
e) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ (quỹ thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện thì phải gửi hồ sơ đến Sở Nội vụ để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh biết, quản lý; văn bản gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ đồng thời gửi cho ban lãnh đạo hội để biết);
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: thông báo thành lập và hoạt động của chi nhánh (hoặc văn phòng đại diện) của Quỹ;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: công văn hoặc báo cáo của Sở Nội vụ;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
B. CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG
I. LĨNH VỰC CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
1. Thủ tục cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.
- Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.
- Quyết định số 59/2014/QĐ-UBND ngày 14 tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
b) Đối tượng áp dụng: cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại Quyết định số 59/2014/QĐ-UBND ngày 14 tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng (không bao gồm các đối tượng thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở Nội vụ);
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Hồ sơ: 03 bộ, mỗi bộ gồm:
- Thông báo chiêu sinh, giấy báo nhập học của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
- Lý lịch trích ngang của cán bộ, công chức (theo mẫu).
- Văn bản của cấp có thẩm quyền (theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức) đề nghị cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng: nêu rõ đối tượng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thuộc diện quy hoạch đào tạo và hướng bố trí sau khi đào tạo, bồi dưỡng.
- Đối với cán bộ, công chức thuộc khối Đảng, đoàn thể phải có văn bản đồng ý cử đi học của Ban Tổ chức Tỉnh ủy hoặc Thường trực Tỉnh ủy (theo phân cấp quản lý).
- Quyết định tuyển dụng (bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu).
- Bản cam kết thời gian công tác sau khi đào tạo (thời gian công tác sau khi được đào tạo đại học là 5 năm và thời gian công tác sau khi được đào tạo sau đại học là gấp 3 lần thời gian được đào tạo).
- Bản đánh giá, nhận xét quá trình công tác trong thời gian 02 năm liên tiếp gần nhất tính tới thời điểm đề nghị đào tạo ở trình độ đại học và 03 năm liên tiếp gần nhất tính tới thời điểm đề nghị đào tạo trình độ sau đại học.
- Văn bản quy hoạch của cấp có thẩm quyền đối với các trường hợp phải áp dụng quy định này (bản photo có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản photo kèm theo bản chính để đối chiếu).
- Bản photo sổ Bảo hiểm xã hội;
đ) Trình tự thực hiện:
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.
- Chuyển Phòng Công chức, Viên chức thẩm định hồ sơ, dự thảo quyết định và trình Giám đốc Sở phê duyệt chuyển Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, tham mưu văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định: 03 ngày.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;
e) Thời hạn giải quyết: 09 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: lý lịch trích ngang của cán bộ, công chức;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
2. Thủ tục nâng bậc lương thường xuyên, trước thời hạn đối với cán bộ, công chức
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 204/2005/NĐ-CP ngày 14/12/2005 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
- Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31/8/2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
- Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chứ
- Thông tư số 83/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương và các chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức;
b) Đối tượng áp dụng: cán bộ, công chức trong biên chế làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên. cán bộ, viên chức là cấp trưởng, cấp phó đơn vị sự nghiệp, tổ chức hội đặc thù trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và cấp trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở;
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Hồ sơ: 03 bộ, gồm:
- Công văn đề nghị kèm theo Danh sách nâng bậc lương thường xuyên và trước thời hạn đối với cán bộ, công chức (lập 06 bản theo mẫu).
- Biên bản họp xét nâng lương (có ký xác nhận của thủ trưởng đơn vị, Chủ tịch Công đoàn và cán bộ tổ chức của đơn vị).
- Quyết định lương hiện hưởng của cán bộ, công chức (bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu).
- Đối với trường hợp nâng lương trước thời hạn ngoài các hồ sơ, giấy tờ nêu trên cần có văn bản quy định nâng lương trước thời hạn của đơn vị và giấy khen, bằng khen của cán bộ, công chức (bản photo có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản photo kèm theo bản chính để đối chiếu);
đ) Trình tự thực hiện:
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.
- Chuyển Phòng Công chức, Viên chức thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản và trình Giám đốc Sở phê duyệt chuyển Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, tham mưu văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định: 03 ngày.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày.
e) Thời hạn giải quyết: 09 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Danh sách nâng bậc lương thường xuyên và trước thời hạn đối với cán bộ, công chức.
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
3. Thủ tục chuyển ngạch công chức, viên chức
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 204/2005/NĐ-CP ngày 14/12/2005 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
- Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25/5/2007 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức;
b) Đối tượng áp dụng:
Cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và các văn bản có liên quan (cán bộ, công chức trong biên chế làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên. cán bộ, viên chức là cấp trưởng, cấp phó đơn vị sự nghiệp, tổ chức hội đặc thù trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và cấp trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
d) Hồ sơ: 03 bộ, gồm:
- Đơn đề nghị xét chuyển ngạch của cá nhân (trong đó nêu rõ quá trình công tác của bản thân).
- Văn bản đề nghị chuyển ngạch của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị (nơi cá nhân đang công tác).
- Văn bản phân công nhiệm vụ của thủ trưởng cơ quan, đơn vị-đang áp dụng tại thời điểm đề nghị xét chuyển ngạch và phù hợp với ngạch đề nghị xét chuyển (bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu).
- Bản nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức năm trước liền kề năm đề nghị xét chuyển ngạch của cơ quan, đơn vị nơi cá nhân đang công tác, kể cả nơi cá nhân công tác trước khi chuyển đến cơ quan, đơn vị trong giai đoạn này.
- Biên bản họp xét chuyển ngạch tương đương đối với công chức, viên chức của Hội đồng xét chuyển ngạch.
- Quyết định lương hiện hưởng, các văn bằng, chứng chỉ có liên quan (bản photo có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản photo kèm theo bản chính để đối chiếu).
đ) Trình tự thực hiện:
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.
- Chuyển Phòng Công chức, Viên chức thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản và trình Giám đốc Sở phê duyệt chuyển Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, tham mưu văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: 03 ngày.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;
e) Thời hạn giải quyết: 09 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
4. Thủ tục cử cán bộ, công chức, viên chức ra nước ngoài đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
- Công văn số 2880/TH ngày 21/12/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quản lý cán bộ, công chức và viên chức được cử ra nước ngoài.
b) Đối tượng áp dụng:
Cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh;
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Hồ sơ: 03 bộ, mỗi bộ gồm:
- Thư hoặc văn bản của cơ quan mời đi tham quan, học tập, … (có bản dịch ra tiếng Việt).
- Văn bản của cơ quan, đơn vị đang công tác và cơ quan chủ quản (nếu có) đề nghị cử cán bộ, công chức, viên chức ra nước ngoài (nội dung ghi rõ: họ và tên, năm sinh, chức vụ hoặc chức danh của công chức ra nước ngoài; thời gian đi; nguồn kinh phí để đi, mục đích của chuyến đi).
- Quyết định lương hiện hưởng của cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài (bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu);
đ) Trình tự thực hiện:
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.
- Chuyển Phòng Công chức, Viên chức thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản và trình Giám đốc Sở phê duyệt chuyển Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, tham mưu văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: 03 ngày.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;
e) Thời hạn giải quyết: 09 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
5. Thủ tục giải quyết cho cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 46/2010/NĐ-C ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức.
- Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
- Nghị định số 67/2010/NĐ-CP ngày 27/4/2010 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội;
b) Đối tượng áp dụng: cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo thuộc diện Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban thường vụ Tỉnh ủy quản lý;
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Hồ sơ: 03 bộ, mỗi bộ gồm:
- Văn bản của Sở, ban, ngành đề nghị giải quyết thủ tục nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo (trước 06 tháng tính đến ngày cán bộ, công chức, viên chức đủ tuổi nghỉ hưu) và chuẩn bị nhân sự thay thế.
- Danh sách trích ngang cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu (theo mẫu);
đ) Trình tự thực hiện và thời gian giải quyết
* Hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (đối tượng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý):
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.
- Chuyển Phòng Tổ chức Biên chế hoặc Phòng Chính quyền địa phương (theo chức năng) thẩm định và tham mưu Giám đốc Sở văn bản chuyển Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký duyệt: 03 ngày.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày
* Hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (đối tượng thuộc Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý):
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.
- Chuyển Phòng Tổ chức và Biên chế hoặc Phòng Chính quyền địa phương (theo chức năng) thẩm định, lập thủ tục tham mưu Giám đốc Sở trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về việc nghỉ hưu đối với các đối tượng thuộc Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý: 03 ngày.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký duyệt: 03 ngày.
- Sau khi tiếp nhận ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phòng Tổ chức và Biên chế soản thảo, tham mưu Giám đốc Sở trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký duyệt: 02 ngày.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký duyệt: 03 ngày.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;
e) Thời hạn giải quyết:
- 09 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ (đối tượng thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý).
- 17 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ (đối tượng thuộc Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý).
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: danh sách trích ngang cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
6. Thủ tục kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về kỷ luật đối với công chức.
- Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
b) Đối tượng áp dụng:
Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo thuộc diện Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý;
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
d) Hồ sơ: 03 bộ, mỗi bộ gồm:
- Tờ trình gửi Ủy ban nhân dân tỉnh của Sở, ban, ngành đề nghị kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
- Biên bản họp đơn vị kiểm điểm và kiến nghị xử lý kỷ luật (đối với cán bộ lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở).
- Biên bản họp Hội đồng kỷ luật của Sở, ban, ngành.
- Bản kiểm điểm của cán bộ, công chức, viên chức có sai phạm.
- Các văn bản của Thanh tra hoặc kết luận của cơ quan chức năng về vụ việc sai phạm của cán bộ, công chức, viên chức (nếu có).
đ) Trình tự thực hiện:
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.
- Chuyển Phòng Tổ chức Biên chế hoặc Phòng Chính quyền Địa phương (theo chức năng) thẩm định hồ sơ và tham mưu Giám đốc Sở văn bản chuyển Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký duyệt: 03 ngày.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày.
e) Thời hạn giải quyết: 09 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
II. LĨNH VỰC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
1. Thủ tục thành lập thôn, khu phố
a) Cơ sở pháp lý :
- Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003.
- Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
- Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn và tổ dân phố.
- Quyết định số 12/2013/QĐ-UBND ngày 01/3/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, khu phố.
b) Đối tượng áp dụng: các thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh có địa giới chưa phù hợp hoặc nằm trong quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch dãn dân, tái định cư hoặc điều chỉnh địa giới hành chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc do việc di dân đã hình thành các cụm dân cư mới ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, nơi có địa hình chia cắt, địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, đòi hỏi phải thành lập thôn mới, khu phố mới;
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Hồ sơ: 03 bộ, mỗi bộ gồm
- Chủ trương của cấp trên về thành lập thôn (khu phố).
- Biên bản Hội nghị thôn (khu phố).
- Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã trình Hội đồng nhân dân cấp xã.
- Đề án thành lập thôn (khu phố) mới của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã.
- Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân tỉnh (tóm tắt về lý do. số liệu: diện tích, dân số trước và sau khi chia tách, thành lập thôn, khu phố).
- Bản đồ chia tách và thành lập thôn (khu phố): tỉ lệ 1/500 (bản gốc);
đ) Trình tự thực hiện:
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.
- Chuyển Phòng Chính quyền địa phương thẩm định hồ sơ và đi kiểm tra thực địa: 03 ngày.
- Phòng Chính quyền địa phương tham mưu Giám đốc Sở có văn bản thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 03 ngày.
- Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất xem xét ban hành Nghị quyết thành lập thôn, khu phố. Sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định thành lập thôn, khu phố: 03 ngày .
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;
e) Thời hạn giải quyết: 13 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ (không bao gồm thời gian ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh);
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
2. Thủ tục phê chuẩn bầu cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
a) Cơ sở pháp lý:
- Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003.
- Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Ủy ban nhân dân các cấp.
- Nghị định số 27/2009/NĐ-CP ngày 19/3/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 của Chính phủ quy định số lượng phó chủ tịch và cơ cấu thành viên Ủy ban nhân dân các cấp;
b) Đối tượng áp dụng: thành viên Ủy ban nhân dân huyện, thành phố được bầu cử theo quy định;
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Hồ sơ: 03 bộ, mỗi bộ gồm:
* Hồ sơ phê chuẩn bầu cử:
- Tờ trình của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê chuẩn kết quả bầu cử thành viên Ủy ban nhân dân.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, thành phố xác nhận kết quả bầu cử các thành viên Ủy ban nhân dân.
- Biên bản kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện, thành phố (trích phần liên quan bầu cử các chức danh và kết quả phiếu bầu cử).
- Sơ yếu lý lịch theo mẫu (có dán ảnh và xác nhận của cơ quan quản lý).
- Bản kê khai tài sản của cá nhân.
- Thông báo nhân sự của cơ quan thẩm quyền quản lý cán bộ.
* Hồ sơ phê chuẩn miễn nhiệm, bãi nhiệm:
- Tờ trình của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố đề nghị phê chuẩn kết quả miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, thành phố cho miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm chức danh thành viên Ủy ban nhân dân.
- Biên bản kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện, thành phố (trích phần liên quan đến việc miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân).
- Đơn đề nghị miễn nhiệm của thành viên Ủy ban nhân dân.
Trường hợp bãi nhiệm các chức danh thành viên Ủy ban nhân dân phải có văn bản hoặc quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan thẩm quyền quản lý cán bộ đối với thành viên Ủy ban nhân dân cấp huyện.
đ) Trình tự thực hiện:
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.
- Chuyển Phòng Chính quyền địa phương thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 03 ngày.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, tham mưu văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: 02 ngày.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: 03 ngày.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;
e) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Sơ yếu lý lịch (có dán ảnh và xác nhận của cơ quan quản lý);
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
3. Thủ tục nâng bậc lương thường xuyên hoặc nâng lương trước thời hạn cho cán bộ bầu cử
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19/02/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/ 7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Quyết định số 1649-QĐ/TU ngày 21/5/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận Ban hành quy định về phân cấp quản lý cán bộ;
b) Đối tượng áp dụng: Cán bộ bầu cử thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý;
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Hồ sơ: 03 bộ, mỗi bộ gồm:
- Tờ trình của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị nâng lương thường xuyên hoặc nâng lương trước thời hạn đối với cán bộ bầu cử.
- Biên bản cuộc họp của cơ quan đề nghị nâng bậc lương có sự tham gia và xác nhận của Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
- Danh sách cán bộ nâng bậc lương thường xuyên hoặc nâng lương trước thời hạn (theo mẫu).
- Quyết định xếp bậc lương hiện hưởng đối với cán bộ đề nghị nâng lương trong danh sách (bản photo).
Riêng đối với trường hợp nâng bậc lương trước thời hạn bổ sung thêm: quy chế nâng lương trước thời hạn của cơ quan, bằng khen, giấy khen (nếu có);
đ) Trình tự thực hiện:
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ hợp lệ: 01 ngày.
- Chuyển Phòng Chính quyền địa phương thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở dự thảo quyết định chuyển Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, tham mưu văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: 01 ngày.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;
e) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: danh sách cán bộ nâng bậc lương thường xuyên hoặc nâng lương trước thời hạn;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
III. LĨNH VỰC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
1. Thủ tục cho phép thành lập hội
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
- Quyết định số 1110/QĐ-BNV ngày 08 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ;
b) Đối tượng áp dụng: hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
- Đơn đề nghị thành lập hội (theo mẫu).
- Dự thảo Điều lệ hội (theo mẫu).
- Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
- Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu ban vận động thành lập hội.
- Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở hội.
- Bản kê khai tài chính, tài sản (nếu có);
đ) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả. chuyển hồ sơ đến Phòng Tổ chức và Biên chế: 01 ngày.
- Phòng Tổ chức và Biên chế thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở dự thảo quyết định chuyển Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, tham mưu văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: 03 ngày.
- Trả kết quả cho tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;
e) Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị thành lập hội. Dự thảo Điều lệ hội;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
2. Thủ tục phê duyệt điều lệ hội
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
- Quyết định số 1110/QĐ-BNV ngày 08 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ;
b) Đối tượng áp dụng: hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
- Công văn báo cáo kết quả đại hội (theo mẫu).
- Điều lệ (theo mẫu) và biên bản thông qua điều lệ hội.
- Biên bản bầu ban lãnh đạo, ban kiểm tra (có danh sách kèm theo) và lý lịch người đứng đầu hội, công văn báo cáo thay đổi chức danh lãnh đạo hội (nếu có).
- Chương trình hoạt động của hội.
- Nghị quyết đại hội;
đ) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả. chuyển hồ sơ đến Phòng Tổ chức và Biên chế: 01 ngày.
- Phòng Tổ chức và Biên chế thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở dự thảo quyết định chuyển Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, tham mưu văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: 03 ngày.
- Trả kết quả cho tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;
e) Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Công văn báo cáo kết quả đại hội. Điều lệ hội;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
3. Thủ tục chia, tách. sáp nhập. hợp nhất hội
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
- Quyết định số 1110/QĐ-BNV ngày 08 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ;
b) Đối tượng áp dụng: hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
- Đơn đề nghị chia, tách. sáp nhập. hợp nhất hội (theo mẫu).
- Đề án chia, tách. sáp nhập. hợp nhất hội.
- Nghị quyết đại hội của hội về việc chia, tách. sáp nhập. hợp nhất hội.
- Dự thảo điều lệ hội mới do chia, tách. sáp nhập. hợp nhất hội.
- Danh sách ban lãnh đạo lâm thời của hội thành lập mới do chia, tách. sáp nhập. hợp nhất hội.
- Sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu ban lãnh đạo lâm thời.
- Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội hình thành mới do chia, tách. sáp nhập. hợp nhất hội;
đ) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả. chuyển hồ sơ đến Phòng Tổ chức và Biên chế: 01 ngày.
- Phòng Tổ chức và Biên chế thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở dự thảo quyết định chuyển Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, tham mưu văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: 03 ngày.
- Trả kết quả cho tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;
e) Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị chia, tách. sáp nhập. hợp nhất hội;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
4. Thủ tục đổi tên hội
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
- Quyết định số 1110/QĐ-BNV ngày 08 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ;
b) Đối tượng áp dụng: hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
- Đơn đề nghị đổi tên.
- Nghị quyết đại hội của hội về việc đổi tên hội.
- Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung.
- Trường hợp đồng thời có sự thay đổi về ban lãnh đạo hội thì gửi kèm theo biên bản bầu ban lãnh đạo (có danh sách kèm theo), đối với người đứng đầu hội thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 03/2013/TT-BNV;
đ) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả. chuyển hồ sơ đến Phòng Tổ chức và Biên chế: 01 ngày.
- Phòng Tổ chức và Biên chế thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở dự thảo quyết định chuyển Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, tham mưu văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: 03 ngày.
- Trả kết quả cho tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;
e) Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
5. Thủ tục giải thể hội
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
- Quyết định số 1110/QĐ-BNV ngày 08 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ;
b) Đối tượng áp dụng: hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
- Đơn đề nghị giải thể hội (theo mẫu).
- Nghị quyết giải thể hội.
- Bản kê tài sản, tài chính.
- Dự kiến phương thức xử lý tài sản, tài chính, lao động và thời hạn thanh toán các khoản nợ khác;
đ) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả. chuyển hồ sơ đến Phòng Tổ chức và Biên chế: 01 ngày.
- Phòng Tổ chức và Biên chế thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở dự thảo quyết định chuyển Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, tham mưu văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: 03 ngày.
- Trả kết quả cho tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;
e) Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị giải thể hội;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
6. Thủ tục báo cáo tổ chức đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
- Quyết định số 1110/QĐ-BNV ngày 08 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ;
b) Đối tượng áp dụng: hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
* Hồ sơ báo cáo tổ chức đại hội nhiệm kỳ:
- Nghị quyết của ban lãnh đạo hội về việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ.
- Dự thảo báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ tới của hội. Báo cáo kiểm điểm của ban lãnh đạo, ban kiểm tra và báo cáo tài chính của hội.
- Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung (nếu có).
- Danh sách dự kiến nhân sự ban lãnh đạo, ban kiểm tra, trong đó nêu rõ tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng thành viên ban lãnh đạo, ban kiểm tra hội. Đối với nhân sự dự kiến là người đứng đầu hội phải có sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
- Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức đại hội, số lượng đại biểu mời, đại biểu chính thức tham dự đại hội, dự kiến chương trình đại hội.
- Báo cáo số lượng hội viên, trong đó nêu rõ số hội viên chính thức của hội.
- Các nội dung khác thuộc thẩm quyền của đại hội theo quy định của điều lệ hội và quy định của pháp luật (nếu có).
* Hồ sơ báo cáo đại hội bất thường:
- Nghị quyết của ban lãnh đạo hội về việc tổ chức đại hội bất thường trong đó nêu rõ nội dung thảo luận và quyết định tại đại hội.
- Dự thảo những nội dung thảo luận và quyết định tại đại hội.
- Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức đại hội, số lượng đại biểu mời, đại biểu chính thức tham dự đại hội, dự kiến chương trình đại hội;
đ) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả. chuyển hồ sơ đến Phòng Tổ chức và Biên chế: 01 ngày.
- Phòng Tổ chức và Biên chế thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở dự thảo quyết định chuyển Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, tham mưu văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: 03 ngày.
- Trả kết quả cho tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;
e) Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: công văn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
7. Thủ tục đặt văn phòng đại diện của hội tại tỉnh
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
- Quyết định số 1110/QĐ-BNV ngày 08 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ;
b) Đối tượng áp dụng: hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
- Đơn xin phép đặt văn phòng đại diện (theo mẫu).
- Dự kiến nội dung hoạt động của văn phòng đại diện.
- Bản sao các giấy tờ hợp pháp liên quan đến quyền sử dụng nhà, đất nơi dự kiến đặt văn phòng đại diện (bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu).
- Bản sao quyết định thành lập hội và điều lệ hội (bản sao có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản photo kèm theo bản chính để đối chiếu);
đ) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả. chuyển hồ sơ đến Phòng Tổ chức và Biên chế: 01 ngày.
- Phòng Tổ chức và Biên chế thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở dự thảo quyết định chuyển Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, tham mưu văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: 03 ngày.
- Trả kết quả cho tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;
e) Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin phép đặt văn phòng đại diện;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
8. Thủ tục cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ (đối với quỹ mới thành lập thì giấy phép thành lập đồng thời là giấy công nhận điều lệ quỹ)
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
- Thông tư số 02/2013/TT-BNV ngày 10/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
- Quyết định số 1110/QĐ-BNV ngày 08 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ;
b) Đối tượng áp dụng: Quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
- Đơn đề nghị thành lập quỹ (theo mẫu).
- Dự thảo điều lệ quỹ (theo mẫu):
- Tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ (cam kết tài sản đóng góp thành lập quỹ (theo mẫu).
- Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên ban sáng lập quỹ;
đ) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả. chuyển hồ sơ đến Phòng Tổ chức và Biên chế: 01 ngày.
- Phòng Tổ chức và Biên chế thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở dự thảo quyết định chuyển Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, tham mưu văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: 03 ngày.
- Trả kết quả cho tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;
e) Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị thành lập quỹ. Dự thảo điều lệ quỹ. Tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ (cam kết tài sản đóng góp thành lập quỹ;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
9. Thủ tục thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ (do sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ)
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
- Thông tư số 02/2013/TT-BNV ngày 10/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
- Quyết định số 1110/QĐ-BNV ngày 08 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ;
b) Đối tượng áp dụng: Quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
- Đơn xin thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ (theo mẫu).
- Nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ nêu rõ lý do về việc xin thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ.
- Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung (theo mẫu như điều lệ quỹ khi thành lập mới);
đ) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả. chuyển hồ sơ đến Phòng Tổ chức và Biên chế: 01 ngày.
- Phòng Tổ chức và Biên chế thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở dự thảo quyết định chuyển Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, tham mưu văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: 03 ngày.
- Trả kết quả cho tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;
e) Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin thay đổi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ. Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
10. Thủ tục cấp lại giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ (do mất, rách, nát hoặc bị tiêu hủy)
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
- Thông tư số 02/2013/TT-BNV ngày 10/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
- Quyết định số 1110/QĐ-BNV ngày 08 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ;
b) Đối tượng áp dụng: Quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Hồ sơ: 01 bộ, Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và công nhận điều lệ (theo mẫu);
đ) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả. chuyển hồ sơ đến Phòng Tổ chức và Biên chế: 01 ngày.
- Phòng Tổ chức và Biên chế thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở dự thảo quyết định chuyển Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, tham mưu văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: 03 ngày.
- Trả kết quả cho tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;
e) Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập và công nhận điều lệ;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
11. Thủ tục công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
- Thông tư số 02/2013/TT-BNV ngày 10/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
- Quyết định số 1110/QĐ-BNV ngày 08 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ;
b) Đối tượng áp dụng: Quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
- Tài liệu chứng minh quỹ đã công bố về việc thành lập quỹ liên tiếp trên 03 (ba) số báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương.
- Văn bản xác nhận của ngân hàng nơi quỹ đăng ký mở tài khoản về số tiền mà sáng lập viên đóng góp để thành lập quỹ đã có đủ trong tài khoản của quỹ.
- Danh sách, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, sơ yếu lý lịch và phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Hội đồng quản lý quỹ. Trường hợp thành viên Hội đồng quản lý quỹ là người nước ngoài phải cung cấp lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước người đó mang quốc tịch.
- Văn bản liên quan đến việc bầu thành viên và các chức danh Hội đồng quản lý quỹ;
đ) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả. chuyển hồ sơ đến Phòng Tổ chức và Biên chế: 01 ngày.
- Phòng Tổ chức và Biên chế thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở dự thảo quyết định chuyển Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, tham mưu văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: 03 ngày.
- Trả kết quả cho tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;
e) Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.;
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: không;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
12. Thủ tục hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
- Thông tư số 02/2013/TT-BNV ngày 10/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
- Quyết định số 1110/QĐ-BNV ngày 08 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ;
b) Đối tượng áp dụng: Quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
- Đơn đề nghị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ, trong đó nêu rõ lý do và tên gọi mới của quỹ (theo mẫu).
- Dự thảo điều lệ quỹ.
- Nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ về việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ. ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu có).
- Dự kiến nhân sự Hội đồng quản lý quỹ.
- Phương án giải quyết tài sản, tài chính, lao động khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ;
đ) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả. chuyển hồ sơ đến Phòng Tổ chức và Biên chế: 01 ngày.
- Phòng Tổ chức và Biên chế thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở dự thảo quyết định chuyển Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, tham mưu văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: 03 ngày.
- Trả kết quả cho tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;
e) Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ, trong đó nêu rõ lý do và tên gọi mới của quỹ;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
13. Thủ tục đổi tên quỹ
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
- Thông tư số 02/2013/TT-BNV ngày 10/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
b) Đối tượng áp dụng: Quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
- Đơn đề nghị đổi tên quỹ (theo mẫu).
- Nghị quyết của Hội đồng quản lý về việc đổi tên quỹ.
- Dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung.
- Ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu có);
đ) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả. chuyển hồ sơ đến Phòng Tổ chức và Biên chế: 01 ngày.
- Phòng Tổ chức và Biên chế thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở dự thảo quyết định chuyển Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, tham mưu văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: 03 ngày.
- Trả kết quả cho tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày.
e) Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị đổi tên quỹ;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
14. Thủ tục đề nghị cho quỹ trở lại hoạt động (sau khi đã khắc phục sai phạm)
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
- Thông tư số 02/2013/TT-BNV ngày 10/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
b) Đối tượng áp dụng: Quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
d) Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
- Đơn đề nghị được hoạt động trở lại của quỹ (theo mẫu).
- Báo cáo của Hội đồng quản lý và các tài liệu chứng minh quỹ đã khắc phục sai phạm (theo mẫu);
đ) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả. chuyển hồ sơ đến Phòng Tổ chức và Biên chế: 01 ngày.
- Phòng Tổ chức và Biên chế thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở dự thảo quyết định chuyển Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, tham mưu văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: 03 ngày.
- Trả kết quả cho tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;
e) Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị được hoạt động trở lại của quỹ;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo của Hội đồng quản lý và các tài liệu chứng minh quỹ đã khắc phục sai phạm.
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
15. Thủ tục tự giải thể quỹ:
a) Cơ sở pháp lý:
- Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
- Thông tư số 02/2013/TT-BNV ngày 10/4/2013 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
b) Đối tượng áp dụng: Quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
c) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Hồ sơ: 01 bộ, gồm:
- Đơn đề nghị giải thể (theo mẫu).
- Nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ về tự giải thể, trong đó nêu rõ lý do giải thể quỹ.
- Bản kiểm kê tài sản, tài chính của quỹ có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ, Trưởng Ban Kiểm tra, Giám đốc và phụ trách kế toán.
- Dự kiến phương thức xử lý tài sản, tài chính, lao động và thời hạn thanh toán các khoản nợ.
- Thông báo thời hạn thanh toán nợ (nếu có) cho các tổ chức và cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật và thông báo liên tiếp trên 03 (ba) số báo viết hoặc báo điện tử ở Trung ương đối với quỹ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập, báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương đối với quỹ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện cho phép thành lập.
- Các tài liệu chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ tài sản, tài chính của quỹ;
đ) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức chuẩn bị hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, nếu thiếu thì hướng dẫn bổ sung cho đầy đủ, khi hồ sơ đầy đủ thì viết phiếu biên nhận và hẹn trả kết quả. chuyển hồ sơ đến Phòng Tổ chức và Biên chế: 01 ngày.
- Phòng Tổ chức và Biên chế thẩm định hồ sơ và trình Giám đốc Sở dự thảo quyết định chuyển Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 05 ngày.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm tra, tham mưu văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: 02 ngày.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định: 03 ngày.
- Trả kết quả cho tổ chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: 01 ngày;
e) Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;
g) Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị giải thể quỹ;
h) Phí và lệ phí: không có;
i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
k) Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: không.
I. Thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa:
II. Thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông:
|
- 1Chỉ thị 28/CT-UBND năm 2007 thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông theo Quyết định 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 2Quyết định 68/2011/QĐ-UBND quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận
- 3Quyết định 18/2013/QĐ-UBND Quy định giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa và cơ chế một cửa liên thông trên lĩnh vực công chức, viên chức tại Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận
- 4Quyết định 76/2013/QĐ-UBND giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông trên lĩnh vực chính quyền địa phương tại Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận
- 5Quyết định 232/QĐ-UBND-HC năm 2014 sửa đổi thời gian giải quyết thủ tục hành chính được quy định tại Quyết định 660/QĐ-UBND-HC công bố hệ thống thủ tục hành chính giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 6Quyết định 3635/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa
- 7Quyết định 3379/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa
- 8Quyết định 3715/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Khánh Hòa
- 9Quyết định 41/2007/QĐ-UBND sửa đổi Quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa tại Sở Công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 10Quyết định 13/2015/QĐ-UBND ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa về lĩnh vực hộ tịch tại Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 11Quyết định 51/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 04/2015/QĐ-UBND Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận
- 12Quyết định 425/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân
- 1Quyết định 68/2011/QĐ-UBND quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận
- 2Quyết định 18/2013/QĐ-UBND Quy định giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa và cơ chế một cửa liên thông trên lĩnh vực công chức, viên chức tại Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận
- 3Quyết định 76/2013/QĐ-UBND giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông trên lĩnh vực chính quyền địa phương tại Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận
- 4Quyết định 51/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 04/2015/QĐ-UBND Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận
- 5Quyết định 425/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân
- 1Thông tư 83/2005/TT-BNV sửa đổi chế độ nâng bậc lương và các chế độ phụ cấp lương đối với cán bộ, công nhân viên chức do Bộ nội vụ ban hành
- 2Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007
- 3Thông tư 02/2007/TT-BNV hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức do Bộ Nội Vụ ban hành.
- 4Quyết định 93/2007/QĐ-TTg Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Nghị định 107/2004/NĐ-CP quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên ủy ban nhân dân các cấp
- 7Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 8Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 9Thông tư 04/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 10Nghị định 136/2007/NĐ-CP Về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
- 11Quyết định 96/2007/QĐ-UBND Quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý, tổ chức, biên chế, cán bộ, viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp công lập do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 12Nghị định 27/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 107/2004/NĐ-CP quy định số lượng Phó Chủ tịch và cơ cấu thành viên Ủy ban nhân dân các cấp
- 13Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức
- 14Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 15Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 16Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức
- 17Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 18Nghị định 67/2010/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội
- 19Nghị định 93/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
- 20Thông tư 13/2010/TT-BNV hướng dẫn về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 21Thông tư 03/2011/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 22Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức
- 23Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức
- 24Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 25Nghị định 30/2012/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, từ thiện
- 26Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 27Thông tư 04/2012/TT-BNV hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 28Quyết định 49/2012/QĐ-UBND về Quy định thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận
- 29Thông tư 05/2012/TT-BNV sửa đổi Thông tư 13/2010/TT-BNV hướng dẫn tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển, sử dụng và quản lý công chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 30Nghị định 17/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công, viên chức và lực lượng vũ trang
- 31Chỉ thị 28/CT-UBND năm 2007 thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông theo Quyết định 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 32Thông tư 03/2013/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 33Thông tư 02/2013/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 30/2012/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 34Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 35Quyết định 12/2013/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, khu phố do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 36Thông tư 08/2013/TT-BNV Hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và trước thời hạn đối với cán bộ, công, viên chức và người lao động do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 37Quyết định 1110/QĐ-BNV năm 2013 công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ
- 38Quyết định 232/QĐ-UBND-HC năm 2014 sửa đổi thời gian giải quyết thủ tục hành chính được quy định tại Quyết định 660/QĐ-UBND-HC công bố hệ thống thủ tục hành chính giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 39Quyết định 59/2014/QĐ-UBND về chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 40Quyết định 3635/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa
- 41Quyết định 3379/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa
- 42Quyết định 3715/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Khánh Hòa
- 43Quyết định 41/2007/QĐ-UBND sửa đổi Quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa tại Sở Công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 44Quyết định 13/2015/QĐ-UBND ban hành quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa về lĩnh vực hộ tịch tại Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Quyết định 04/2015/QĐ-UBND về Quy định giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận
- Số hiệu: 04/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/01/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Lưu Xuân Vĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/01/2015
- Ngày hết hiệu lực: 19/09/2016
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực